Cách đây đúng 55 năm, bà theo chồng về VN, và nguyện sống
suốt đời tại quê hương thứ hai này dù chồng bà đă vĩnh viễn
ra đi. Bà vừa có chuyến du lịch từ TP.HCM ra Hà Nội, Lào
Cai, và dự lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần I tại ĐH
Nông nghiệp I. Bà đă dành cho Thanh Niên một cuộc tṛ chuyện
cởi mở.
* Thưa bà Nobuko, bà và cố GS Lương Định Của đă gặp
gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?
- Trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, tôi là
sinh viên ĐH quốc lập Kyushyu (Nhật Bản). Chồng tôi (tên
là Lương Định Của chứ không phải là Lương Đ́nh Của như
một số người hay viết nhầm) là một trong số lưu học sinh
thuộc các nước Đông Nam Á học ngành trồng trọt tại
trường này và chúng tôi quen nhau ở đó.
Sau khi tốt nghiệp, do muốn học cao hơn nữa, chồng tôi
chuyển đến ĐH Kyoto nghiên cứu về di truyền học tế bào.
Năm 1945, kết thúc chiến tranh, được sự đồng ư của gia
đ́nh, chúng tôi tổ chức đám cưới. Tôi kém chồng tôi 2
tuổi. Trong thời gian sống tại Nhật Bản, chúng tôi đă có
2 con trai.
"Bạn bè tôi ở Nhật
ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, v́ họ
cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc
sống không an toàn. Tôi khuyên họ đến Việt Nam
một chuyến v́ giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ
đi. Sau khi đi ai cũng muốn quay trở lại lần
nữa...". |
* Được biết, dù đă lấy vợ và sống ở Nhật, nhưng lúc
nào chồng bà cũng nung nấu ư định trở về Việt Nam để đem tài
năng, sức lực ra giúp dân, giúp nước. Và mặc dù Việt Nam
đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhưng bà vẫn nhiệt t́nh
ủng hộ và theo chồng về Việt Nam...
- Cũng năm 1945, khi nghe tin nước Việt Nam Dân chủ Cộng
ḥa ra đời, chồng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Đặc biệt,
chồng tôi rất ngưỡng mộ, kính trọng Bác Hồ và luôn tâm niệm
sẽ trở về Việt Nam để phục vụ đất nước.
Năm 1952, sau khi chồng tôi lấy bằng Tiến sĩ (2) Nông học, gia
đ́nh tôi và bạn bè khuyên ông nên đưa vợ con sang châu Âu
hoặc đến Mỹ. Ở đấy, công danh sự nghiệp nhất định thuận lợi
hơn ở Nhật Bản.
Nhưng chồng tôi quyết định trở về Việt Nam. Ông thu thập
các tư liệu, kết quả thí nghiệm... làm tài sản cho chuyến
trở về nước qua đường Trung Quốc để đến chiến khu Việt Bắc.
Nhưng chuyến đi không thuận lợi, gia đ́nh tôi phải quay về
Sài G̣n.
Lúc này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, nên người
Việt chịu rất nhiều bất công về vật chất và tinh thần. Gia
đ́nh các em chồng đối xử với tôi rất tốt. Tuy nhiên, phải
một thời gian dài tôi mới ḥa nhập được với phong tục tập
quán VN.
* Được biết, trong thời gian GS Lương Định Của công
tác ở Hà Nội, với kiến thức về nông học của ḿnh bà đă giúp
đỡ GS rất nhiều trong việc lai tạo giống cây trồng?
- Năm 1954 cách mạng cử người liên lạc, đưa cả gia đ́nh
tôi từ Sài G̣n tập kết ra miền Bắc. Lúc này tôi chưa nói
được tiếng Việt. Tôi được Bộ Nông nghiệp sắp xếp công tác
giúp đỡ chồng trong công việc lai cây lúa.
Đây là công việc đ̣i hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn,
những người khác làm việc này chồng tôi không tin tưởng.
* Và bà c̣n là biên dịch viên kiêm phát thanh viên
tiếng Nhật của Ban tiếng Nhật, Đài Tiếng nói Việt Nam...
- Tôi nhận lời làm việc tại đài phát thanh v́ thấy phù
hợp và ḿnh có thể làm được. Có một kỷ niệm không bao giờ
quên khi tôi dịch và đọc bản tin ngày 30.4.1975, ngày miền
Nam Việt Nam được giải phóng.
Tôi như vẫn thấy không khí sôi nổi, phấn khởi của người
dân lúc đó. Đă trải qua những năm chiến tranh vất vả khi ở
Nhật Bản cũng như ở Việt Nam, nên tôi không thể nào quên
ngày chiến tranh hoàn toàn kết thúc.

Bà Nobuko thời trẻ |
* Trong thời gian sống ở Hà Nội, chắc hẳn gia đ́nh bà từng
đón tiếp nhiều nhà lănh đạo của Đảng và Nhà nước đến thăm?
- Gia đ́nh tôi ở gác 4, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội.
Trong số các vị lănh đạo nhà nước thời bấy giờ, quan tâm
giúp đỡ chồng tôi nhiều nhất và được chồng tôi vô cùng kính
trọng, coi như người anh lớn của ḿnh là ông Phạm Văn Đồng
và ông Phạm Hùng. Ông Phạm Văn Đồng đă đến thăm và chụp ảnh
cùng gia đ́nh.
C̣n ông Phạm Hùng nhiều lần mời gia đ́nh đến dùng cơm.
Tại những nơi chồng tôi công tác có trồng nhiều cây, một số
vị lănh đạo có ghé thăm và chồng tôi có tặng họ những loại
hoa quả trồng ở đó.
* GS Lương Định Của được coi là một nhà nông học hàng
đầu Việt Nam, từng được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao
động (năm 1967), Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)... Trong
những thành công được ghi nhận của GS có phần đóng góp rất
lớn của bà, bà có tự hào về chồng ḿnh?
- Các danh hiệu mà chồng tôi được Chính phủ và Quốc hội
trao tặng là do nỗ lực của bản thân ông cùng với sự góp sức
rất nhiều của các đồng nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là
việc các vị lănh đạo đă tạo điều kiện thuận lợi cả về vật
chất lẫn tinh thần để chồng tôi phát huy hết khả năng của
ḿnh phục vụ đất nước.
Bản thân tôi chỉ lo gánh vác việc nhà, nuôi dạy con cái
để chồng yên tâm công tác. Tôi rất tự hào v́ chồng ḿnh có
phần đóng góp trong việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam
trong một giai đoạn rất khó khăn.
* Hơn 50 năm sống ở VN, bà có giữ mối liên lạc nào
với quê hương và có dành thời gian trở về Nhật thăm gia
đ́nh?
- Tôi được cho phép về thăm gia đ́nh ở Nhật Bản hai lần
vào năm 1972 và 1976 bằng kinh phí do nhà nước đài thọ (vé
máy bay và vé tàu biển). Tôi rất biết ơn, v́ trong hoàn cảnh
đất nước c̣n nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm
săn sóc đến cá nhân và gia đ́nh tôi.
Lúc đó đi sang Nhật rất khó, do nước ta chưa có quan hệ
ngoại giao với Nhật Bản. Nhưng bây giờ th́ khác, việc đi lại
rất dễ dàng, hằng năm tôi đều về Nhật thăm gia đ́nh. Mặt
khác thông tin liên lạc bây giờ hiện đại nên việc liên lạc
với người thân ở Nhật Bản rất thường xuyên.
* V́ sao bà nguyện sống suốt đời tại quê hương thứ
hai này dù chồng bà đă vĩnh viễn ra đi?
- Quan niệm của tôi là sống v́ gia đ́nh, v́ chồng con.
Tôi đă sống ở Việt Nam được 55 năm, đây cũng chính là quê
hương của tôi. Hiện nay tôi thấy rất hạnh phúc v́ sống gần
gũi với con cháu. Năm 1976, khi về thăm gia đ́nh ở Nhật Bản
(lúc này chồng tôi đă mất), mẹ tôi có nói đưa hết cả gia
đ́nh về Nhật, bà sẽ lo cho.
Nhưng chồng tôi luôn nói rằng là người Việt Nam phải sống
và làm việc ở Việt Nam để phục vụ đất nước. Có thể ra nước
ngoài để học tập, nghiên cứu nhưng mục đích cuối cùng cũng
là quay trở lại làm giàu cho quê hương ḿnh.
Trong khi con cái tôi đang đi làm, học tại Việt Nam th́
quay về Nhật Bản làm ǵ? Bây giờ tôi thấy ḿnh quyết định
không về Nhật Bản là hoàn toàn đúng đắn và trong ḷng luôn
cảm thấy hạnh phúc khi sống ở Việt Nam.

Bà Nobuko ở Bảo tàng Quang
Trung
* Chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,
kinh tế, văn hóa..., bà có cảm nhận ǵ về sự đổi thay của
đất nước Việt Nam hôm nay?
- Việt Nam đang có nhiều thay đổi chóng mặt. Tôi vừa du
lịch từ TP.HCM đến Lào Cai, đâu đâu cũng thấy xây dựng, hai
bên đường cây cối xanh tươi, nhà cửa đẹp đẽ, nét mặt người
dân luôn tươi vui... Năm 1955, lần đầu tiên tôi biết nông
thôn miền Bắc, không thể tưởng tượng được sự nghèo khổ của
người nông dân khi đó. Chính v́ thế, tôi hiểu được lư do tại
sao người Việt Nam hy sinh tất cả để đấu tranh giành độc lập
cho dân tộc, và quyết tâm xây dựng lại đất nước.
* Bằng những trải nghiệm của chính ḿnh và sự quan
sát những người Nhật khác sống ở Việt Nam, bà có nhận xét ǵ
về người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng sống ở
Việt Nam?
- Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt
Nam, v́ họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc
sống không an toàn. Tôi khuyên họ sang Việt Nam một chuyến
v́ giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi ai cũng
muốn quay trở lại lần nữa.
Họ ca ngợi Việt Nam phong cảnh rất đẹp, cái ǵ cũng rẻ,
thức ăn ngon, an ninh trật tự tốt, người Việt Nam rất hiếu
khách. Nhiều người Nhật sang Việt Nam công tác muốn ở lại
sống ở đây sau khi hết hạn.
Họ đă lấy chồng, vợ người Việt Nam, chứng tỏ nước ta rất
hấp dẫn người nước ngoài. Chính phủ ta cũng có chế độ chính
sách thích hợp, không phân biệt người nước ngoài, người dân
không kỳ thị chủng tộc.
* Mối t́nh của bà và cố GS Lương Định Của là minh
chứng cho t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc. Bà có muốn nói
điều ǵ với thế hệ trẻ hai nước hôm nay?
- Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm đến quá khứ. Ở cả Việt
Nam và Nhật Bản ngày nay, thanh niên đều ít biết đến chiến
tranh. Tôi có hỏi một cháu gái bán hàng lưu niệm khoảng
17-18 tuổi ở Quảng Trị: "Ở đây trước kia chiến tranh rất ác
liệt phải không?". Cháu nói: "Không có, ở đây không bao giờ
có chiến tranh cả!".
Nếu chúng ta không giáo dục cho thế hệ trẻ biết về sự
khốc liệt của chiến tranh, th́ chúng sẽ không thấy giá trị
của ḥa b́nh ngày nay. Tôi nghĩ, muốn có nền ḥa b́nh bền
vững để đất nước phát triển, những người trẻ tuổi cần phải
thông hiểu lịch sử đất nước ḿnh.
* Xin cảm ơn bà.
Như Trang