TRUYỆN NGẮN TRONG LÒNG BÀN TAY

Nguyên Tác: Kawabata Yasunari

Dịch: Nguyễn Nam Trân

TẬP I
 

 

13. Trang điểm   (KESHÔ, 1932)

Cánh cửa pḥng vệ sinh của nhà tôi ngó đâu mặt với căn buồng vệ sinh của nhà quàn Yanaka [34].

Khoảng cách giữa hai khu nhà vệ sinh là một băi đất trống dùng làm nơi đổ rác cho nhà quàn. Người ta đem những bó hoa hay ṿng hoa đi phúng đã dùng xong vứt ra đấy.

Mùa thu,trong khu nghĩa địa của nhà quàn, côn trùng đă kêu ran dù lúc đó mới khoảng giữa tháng chín. Như để cho họ xem một chuyện lạ, tôi quàng vai vợ tôi và dắt theo cô em vợ, đi qua khu hành lang hơi vắng lạnh. Lúc đó trời đă vào đêm. Đến cuối hành lang, khi vừa mở cánh cửa nhà vệ sinh th́ hương hoa cúc đă xông lên nức mũi. Hơi ngạc nhiên, hai chị em cô vợ tôi đến ghé mặt sát vào cửa sổ chỗ bồn rửa mặt. Cả một vùng bên ngoài cửa sổ ngập tràn một loại hoa cúc trắng đang độ nở. Có đến khoảng mười hai ṿng hoa cúc trắng dựng thành hàng bên cạnh nhau. Đây là những ṿng hoa c̣n lại sau buổi lễ tang hôm nay. Vợ tôi vươn tay ra làm như chực ngắt một đóa, vừa bảo rằng cũng đến mấy năm nay nàng mới thấy người ta đem đến một lần nhiều hoa cúc đến thế. Tôi bật đèn điện lên. Dưới ánh đèn lấp lánh những tấm giấy màu bạc người ta dùng để bọc những ṿng hoa ấy. Những khi làm việc qua đêm, đôi lúc tôi có dịp ngửi thấy mùi hoa cúc, khi vào nhà vệ sinh. Mỗi lần có dịp hít vào mùi hương hoa cúc, tôi có cảm tưởng cái mệt một đêm thức trắng của ḿnh cũng tan biến cùng với làn hương. Cuối cùng, trong ánh nắng sớm hôm sau, màu trắng của hoa cúc càng trắng hơn, lớp giấy bạc lại bắt đầu ánh lên. Thế rồi trong lúc đang thỏa măn nhu cầu, tôi chợt nhận ra có một con chim hoàng yến chợt đến đậu lên một cḥm cúc trắng. Chắc đây là một con chim vừa được phóng sinh, quá mệt mỏi nên quên mất đường về tiệm bán chim rồi.

Cái cảnh hoa bày như thế nói ra th́ có vẻ đẹp đấy nhưng tôi c̣n thấy cả cảnh những đóa hoa dùng trong tang lễ dần dần úa nẫu ở bên ngoài cửa sổ nhà vệ sinh. Nhằm đúng vào thời điểm đầu tháng ba khi đang viết những ḍng chữ này, tôi được thấy một ṿng hoa với những đóa hoa hồng và những cánh hoa chuông đang héo úa dần dần, và tôi có thể nhận xét để biết hoa dần dần đổi màu như thế nào trong khoảng thời gian năm sáu hôm.

Thế nhưng chỉ theo dơi về hoa như loài thực vật thôi th́ c̣n được.

Từ cánh cửa sổ của nhà quàn nơi hành lễ, tôi c̣n phải nh́n thấy cả những đóa hoa biết nói. Phần lớn họ là đàn bà trẻ. Không biết tại sao, ít khi tôi thấy đàn ông ra vào nơi đó. C̣n mấy bà lăo, càng dừng lại thật lâu trong nhà vệ sinh của nhà quàn và giở kính ra soi, họ càng bớt giống đàn bà. Các cô các bà trẻ hầu hết đứng lại ở đó một đỗi và sửa soạn trang điểm. Khi thấy những người đàn bà mặc tang phục trang điểm trong nhà vệ sinh của nhà quàn - như kẻ những nét son đậm lên môi - tôi thấy môi họ giống những đôi môi vừa liếm máu xác chết và sợ hăi đến co rúm cả người. Tất cả bọn họ đều trang điểm một cách b́nh thản. Có thể họ tin tưởng rằng không có ai thấy ḿnh đang làm ǵ nhưng cái ư nghĩ tội lỗi đang lén lút làm một cái ǵ xấu xa đă lộ ra trên con người họ.

Tôi không nghĩ rằng ḿnh thích ngắm cảnh trang điểm ghê rợn như thế. Tuy nhiên v́ hai cánh cửa sổ suốt năm cứ đâu mặt vào nhau, tất nhiên nhiều khi cũng có những sự trùng hợp không may xảy ra. Và mỗi lần, tôi lại phải vội vàng nh́n qua chỗ khác. H́nh ảnh những người đàn bà thấy trong buồng vệ sinh của ngôi nhà quàn lại hiện ra trong trí tôi mỗi lần có dịp chứng kiến những người đàn bà trang điểm ở đầu đường hay trong pḥng khách. Điều này rơ ràng làm tôi bằng ḷng. Tôi đă có lần nghĩ nên viết thư gửi cho những người đàn bà tôi yêu để nhắn với họ rằng dù có phải đi dự lễ tang ở nhà quàn Yanaka th́ nhớ chớ vào nhà vệ sinh. Lư do là tôi không muốn họ nhập bọn với những người con gái yêu ma.

Thế nhưng, đây là câu chuyện vừa xảy ra hôm qua.

Tôi thấy trong căn nhà vệ sinh của nhà quàn, có một thiếu nữ tuổi độ mười bảy mười tám đang cầm chiếc mùi soa trắng chậm nước mắt. H́nh như càng chậm bao nhiêu, nước mắt càng tuôn trào bấy nhiêu, không sao ngăn được. Hai vai rung lên, tiếng nấc nghẹn ngào. H́nh như nàng không sao giữ được nỗi buồn đang dâng trào, và phải tựa người vào thành tường nhà vệ sinh để cho khỏi ngă. Không c̣n đủ sức để lau hai g̣ má, nàng để mặc cho gịng lệ chan ḥa.

Không phải chỉ có một ḿnh nàng là người lén đến đây trang điểm đâu. Chắc chắn nàng chỉ lén đến đây để khóc đấy thôi.

Giữa khi tôi đang cảm thấy nhờ có trường hợp của nàng mà bao ư tưởng xấu tôi đă gắn chặt vào những nàng con gái tôi thấy từ cánh cửa sổ này dần dần được quét sạch đi, th́ chính lúc đó, một điều tôi không hề dự đoán đă xảy ra! Nàng con gái rút ra một tấm kính bé, hướng về nó, thoáng nở một nụ cười rồi thoăn thoắt bước ra khỏi căn nhà vệ sinh. Tôi sửng sốt như vừa bị dội một gáo nước lạnh, thiếu điều định kêu lên thành tiếng.

Đối với tôi, đó là một nụ cười khó mà hiểu nổi.

(Dịch ngày 17/05/2008)

Chú thích :

[34] - Chính ra là một cở sở dùng cả vào việc cử hành tang lễ chứ không riêng ǵ làm nơi quàn xác chết..

 

Xem tiếp : [ 14. Quê nhà ]

 

 


* Nguyễn Nam Trân :

Một trong những bút hiệu của Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com

.........................

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com)
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com