Nobuko Nakanura & luồng gió từ Hà Nội

Nguyễn Thị Ngọc Hải
Nguồn : SGTT:

Một sự trùng hợp hay hay: ngôi nhà của gia đ́nh giáo sư Lương Định Của ở TP.HCM nằm ngay trên con đường có ngôi trường mang tên ông. Ông mất đă lâu, năm 1975, lúc mới 55 tuổi, c̣n rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà b́nh bao lâu. Bây giờ, trên con đường này, vợ ông – bà Nobuko Nakanura, 88 tuổi, vẫn ngày ngày được con trai đưa mẹ tập đi bộ giữa đường phố náo nhiệt. Khách qua đường mấy ai biết đó chính là người vợ Nhật Bản đă cùng chia sẻ cuộc đời lao động sáng tạo của một vị giáo sư – anh hùng lao động danh tiếng, đă rời bỏ quê hương cùng chồng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ của Việt Nam.

Bà Nobuko Nakanura, vợ GS Lương Định Của

Khi bước vào ngôi nhà rất khiêm tốn của con gái bà nằm trong một hẻm nhỏ, khách sẽ vô cùng ngạc nhiên thấy một cụ bà 88 tuổi chạy nhanh xuống cầu thang, nói cười vui vẻ. Bà ăn mặc đẹp, trang điểm nhẹ và mời khách lên tận thư pḥng, nơi cất giữ những bộ album quư, tài liệu lưu giữ. Bà nói một ít tiếng Việt, có người con trai Lương Hồng Việt ngồi bên hỗ trợ mẹ.

Bà đưa ra một cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, do một nhà xuất bản ở Nhật ấn hành năm 2000. “Đây là cuốn hồi kư của bà, tên sách là Luồng gió từ Hà Nội, gây tiếng vang lớn ở Nhật nhưng tiếc là chưa ai dịch ra tiếng Việt để người Việt Nam có thể đọc và thấy rơ thêm một anh hùng của dân tộc ḿnh, một trí thức lớn lăn lộn trên ruộng đồng, dưới bom đạn để tạo ra các giống lúa mới giúp hậu phương miền Bắc đạt kỷ lục 5 tấn lúa/ha, góp phần đảm bảo lương thực cho cuộc chiến tranh.

Anh Lương Hồng Việt – cũng công tác ở viện Cây lương thực và cây thực phẩm cho biết: Bây giờ khoa học tiến bộ, có rất nhiều giống mới. Người ta không c̣n thấy những giống lúa của cha anh ngày xưa nữa. Nhưng trong thời kỳ kháng chiến, các giống cây trồng Lương Định Của với các loại lúa NN8-388, các loại lúa muộn, lúa chiêm 314, các giống cây ăn quả như khoai lang, đu đủ, dưa lê… rất nổi tiếng ở miền Bắc. “Người nông dân biết tiếng ba nhiều hơn”. Có thể nói ông Lương Định Của sống trong ḷng nông dân không chỉ từ giống cây mới thần kỳ, mà c̣n do cuộc đời mẫu mực của ông.

Trong cuốn hồi kư, bà Nobuko viết về mối t́nh của bà và ông Lương Định Của. Họ gặp nhau, yêu nhau khi ông du học ở Nhật nghiên cứu di truyền học tế bào. Tốt nghiệp tiến sĩ, ông về nước theo lời gọi của Bác Hồ cùng với các trí thức lớn như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước... Họ cưới nhau năm 1945. “Lúc ấy làm ǵ có ai biết đến Việt Nam và lấy người Việt Nam đâu. Nhưng gia đ́nh tôi rất ủng hộ. Mẹ tôi tự đi chợ về nấu nướng cho đám cưới. Mẹ tôi quư con rể lắm. Nhưng chính quyền chưa có thủ tục cho đăng kư kết hôn với người Việt Nam nên phải đăng kư ở nhà thờ. Người Nhật lúc đó c̣n chưa biết An Nam là ở đâu”. Bà nhớ lại: “Tính t́nh chúng tôi khác nhau nhưng ḷng tin là một. Tin cậy lẫn nhau, gian khổ cùng vượt, đồng cam cộng khổ”. Bà thêm: “Chỉ cần nói ngắn, nói ít như vậy thôi”.

Chuyện về nước của gia đ́nh giáo sư cũng nhiều gian nan: “Từ Nhật, gia đ́nh theo một tàu vận tải hàng của Nhật qua Hong Kong, định về Trung Quốc nhưng do thiếu giấy tờ hợp lệ nên không vào được Trung Quốc. Tiền hết, đồ đạc mất hết, phải về Sài G̣n bằng máy bay do người bạn của ba giúp tiền. Ba làm việc ở viện Khảo cứu nông nghiệp bộ Canh nông”, lời anh Việt.

Giáo sư Lương Định Của và các con. Ảnh tư liệu của tác giả

Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đ́nh giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài G̣n, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đ́nh được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”. Trong quyển hồi kư bằng tiếng Nhật của bà Nobuko có in h́nh giáo sư Lương Định Của và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang lội ruộng xem cây trồng vào lúc chiến tranh đang khốc liệt. Như tất cả các gia đ́nh cán bộ lúc đó, nhà bà phải ly tán đi làm nhiệm vụ: giáo sư làm việc ở Gia Lộc, Hải Dương; các con lớn gửi vào trường học sinh miền Nam; bà cùng cơ quan sơ tán về gần chùa Thầy, Quốc Oai. Bà cũng là phát thanh viên tiếng Nhật của đài Tiếng nói Việt Nam và vinh dự là người đọc bản tin loan báo chiến thắng lịch sử 30.4.1975.

Bà Nobuko kể chuyện t́nh bạn với nhiều người, trong đó có mẹ con nghệ sĩ Đặng Thái Sơn và rất nhiều người khác. Bà đi du lịch khắp Việt Nam, về quê chồng ở Long Phú, Sóc Trăng, họp đồng hương ở Sài G̣n, về tận nhà người nông dân nghèo ngày xưa bà ở trọ lúc sơ tán ở chùa Thầy – “Bà cụ chủ nhà vẫn c̣n, cháu nội gái xưa nhỏ xíu, nay cũng làm mẹ rồi. Vui lắm”.

Hy vọng chúng ta sẽ có ngày được đọc bản tiếng Việt cuốn hồi kư về mối t́nh 1945 – 1975 của đôi vợ chồng cùng chí hướng này. Để được biết thêm chuyện đời của một nhà nông học, một trí thức lớn ngoài Đảng đă cống hiến và sống như một trong những người Việt ưu tú nhất.

Nguyễn Thị Ngọc Hải

......

(1) Trong nguyên bản, báo SGTT đă sai lầm khi ghi tên bà Nakamura là Nubuko thay v́ Nobuko. ERCT sửa lại cho chính xác và cũng đă có gởi mail thông báo cho SGTT. Mời xem quyển nhật kư của Bà Nakamura bằng tiếng Nhật có ghi tên là Nobuko

 

* Mời xem thêm : Tuyển tập tài liệu về cố Giáo Sư Lương Định Của