ADHD: BỆNH THIẾU CHÚ Ư VÀ QUÁ HIẾU ĐỘNG

 

Bs Nguyễn Thị Nhuận

     Diễn Đàn Y Khoa    

Ta thường nghe một vài cha mẹ than:
"Thằng nhỏ này 'quậy' lắm. Nó không  lúc nào ngồi yên" hay
"Thằng nhỏ này bị cô giáo mét hoài v́ tội nghịch phá trong lớp" hoặc
"Thằng này quên đủ thứ. Nếu cái đầu nó không dính liền trên cổ th́ chắc nó cũng quên luôn."
Giới y khoa cũng đă để ư đến những đứa nhỏ hay bị than phiền này từ lâu. Nhưng măi đến năm 1998, ADHD mới chính thức được công nhận là một bệnh trạng “có thực” và được định nghĩa một cách rơ ràng. Vậy ADHD là ǵ?

 
ADHD là chữ viết tắt của ATTENTION DEFICIT / HYPERACTIVE DISORDER tức BỆNH THIẾU CHÚ Ư VÀ QUÁ HIẾU ĐỘNG. 

Đây là một bệnh kinh niên, phát ra từ lúc nhỏ và có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ em và người lớn mắc bệnh này thường không thể chú ư được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kềm chế được. V́ những tính chất này, bệnh nhân thường hay bị la mắng đưa đến sự mặc cảm và có thể gây ra nhiều trở ngại trong đường học vấn , trong việc làm cũng như  trong những mối liên hệ với người khác.
Bệnh ADHD cần phải được nhận dạng và chữa trị. Thuốc  uống và tâm lư trị liệu là 2 phương pháp chữa cần được thực hành song song để giúp các em này thành công trên đường học vấn và có một đời sống vui vẻ, tốt đẹp hơn.

 
Triệu chứng
 
Như tên gọi đă cho thấy, triệu chứng của bệnh ADHD nằm trong 2 loại: 1) Thiếu chú ư và 2) Quá hiếu động và bốc đồng.  Trẻ em được định bệnh ADHD khi em có ít nhất là 6 triệu  chứng trong mỗi loại và những triệu chứng này phải xẩy ra ở ít nhất là 2 nơi, thường là ở trường học và ở nhà. Nếu một em nhỏ “quậy phá” ở trường nhưng lại ngoan ngoăn ở nhà th́ cũng không được định bệnh là ADHD.
 
1) Triệu chứng thiếu chú ư:
 
- Thường không chú ư đến những chi tiết, thường làm những lỗi do không cẩn thận trong bài vở hay những hoạt động khác.
- Không giữ được sự chú ư lâu trong khi chơi một tṛ chơi hay làm một công việc ǵ đó.
- Thường có vẻ như không nghe khi người khác nói với ḿnh, tức không chú ư đến lời người khác nói
- Không nghe theo lời chỉ dẫn đến nơi đến chốn và không làm xong bài vở hay những công việc khác.
- Thường thiếu óc tổ chức công việc.
- Thường tránh hoặc không thích làm những việc cần sự chú ư lâu dài như bài làm ở trường hay ở nhà.
- Thường hay làm mất đồ dùng như sách, bút, đồ chơi...
- Dễ lo ra
- Hay quên
 
2) Triệu chứng quá hiếu động và bốc đồng
 
- Tay chân hay ngó ngoáy và ngồi không yên
- Hay bỏ chỗ đi ra ngoài nơi lớp học hay rạp hát, những nơi cần ngồi yên lâu và chú ư lâu
- Chạy nhẩy, leo trèo ở những nơi không thích hợp. Các trẻ lớn hơn trong tuổi vị thành niên th́ không leo trèo nhưng sẽ cảm thấy bứt rứt không ngồi yên được.
- Không chơi một cách yên lặng được
- Lúc nào cũng có vẻ như bận rộn hay như đang bị vặn máy chạy
- Nói chuyện không ngừng
- Không chờ đến phiên ḿnh được
- Hay cắt lời người khác hoặc xen vào một việc hay tṛ chơi ǵ đó.
 
Thực ra, nhiều trẻ em b́nh thường cũng có một hay nhiều triệu chứng nêu trên. Cha mẹ có thể lo rằng con ḿnh bị bệnh ADHD khi một em nhỏ 3 tuổi không thể ngồi yên nghe đọc hết một chuyện cổ tích chẳng hạn. Nhưng trẻ ở tuổi này thường có một sức chú ư ngắn và không thể làm một việc ǵ quá lâu được. Đây không có nghĩa là em bị bệnh thiếu chú ư mà chỉ là một chuyện thông thường ở tuổi này.
Ngay cả ở các em lớn hơn, tuổi “teen” chẳng hạn, sức chú ư của  các em có thể thay đổi tùy theo công việc. Thí dụ các em có thể chơi video game hay nói chuyện hằng giờ với bạn bè nhưng kém chú ư và tập trung hơn khi làm bài ở nhà.
 
Về chuyện quá hiếu động cũng vậy. Đa số các trẻ em đều năng động và có thể vẫn c̣n chạy nhẩy hoạt động lâu sau khi cha mẹ đă mệt nhoài. Tuy nhiên, trẻ ADHD  thường dễ bị khích động bởi h́nh ảnh, tiếng động hay đụng chạm. Lúc đó, chúng thường trở thành bứt rứt và có thể trở nên xấn xổ, cả về hành động lẫn lời nói. Ngược lại, trẻ thiếu chú ư nhưng không hiếu động thường như đắm ch́m vào thế giới riêng của chúng, không để ư đến những chuyện xẩy ra chung quanh.
 
Đa số các em bệnh ADHD không có hết tất cả những triệu chứng nêu trên. Ngoài ra, trẻ em trai và trẻ em gái thường có triệu chứng khác nhau. Trẻ em trai thường dễ bị hiếu động hơn, trong khi trẻ em gái thường dễ bị bệnh thiếu chú ư hơn. Trẻ em gái khi không chú ư  thường hay mơ mộng lo ra, c̣n trẻ con trai khi không chú ư thường cảm thấy bứt rứt, ngồi không yên. Trẻ con trai cũng thường không nghe lời thầy giáo hay người lớn hơn. Do đó, chúng dễ bị "chú ư" hơn.
 
Triệu chứng ADHD ở người lớn
 
Triệu chứng bệnh ADHD bao giờ cũng bắt đầu từ tuổi nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. 3 nhóm triệu chứng chính là 1) Thiếu chú ư, 2) Quá hiếu động và 3) Hành động bộc phát, nông nổi... cũng xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên, đa số  các người lớn bị ADHD thường chỉ có 1 hay 2 nhóm triệu chứng , ít khi có cả 3.
 
Người lớn bị chứng thiếu chú ư thường mơ mộng lo ra khi ngồi trong lớp nghe giảng bài hoặc trong những buổi họp và thường không hoàn tất công việc được giao phó. Người lớn bị chứng hiếu động sẽ không chạy nhẩy như trẻ con nhưng ít khi ngồi trong rạp hát coi phim hay nghe nhạc được, có ngồi th́ cũng hay thay đổi vị trí, gơ tay chân, vặn vẹo người không yên. Người lớn bị chứng bốc đồng th́ khó xếp hàng chờ đợi hoặc gặp kẹt xe th́ rất khó chịu, đôi khi lại làm những chuyện nguy hiểm. Người lớn bị ADHD thường vui buồn bất chợt, nóng nẩy, không chịu đựng stress nổi và thường không liên hệ với ai lâu dài được.
 
Nguyên nhân
 
Nguyên nhân chính xác chưa được t́m ra. Tuy nhiên, nhiều yếu tố như sau đây đă được quan sát thấy:
 
1) Chức năng của óc bị biến đổi: 
 
Phần óc kiểm soát sự chú ư, hoạch định chương tŕnh và kiểm soát những hoạt động cơ thể h́nh như là không hoạt động tốt ở những trẻ bị ADHD. Người lớn và trẻ con ADHD có vẻ bị thiếu chất dopamine là một chất hóa học có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển những tín hiệu thần kinh tới phần óc nói trên.
 
2) Di truyền:
 
Đa số những em bị ADHD có ít nhất là một thân nhân cũng bị chứng này. 1 / 3 những ông bị ADHD sinh con cũng bị chứng này. Anh em sinh đôi thường cùng bị ADHD một lượt.
 
3) Bà mẹ hút thuốc, dùng ma túy hay bị nhiễm chất độc:
 
Đàn bà mang thai hút thuốc sẽ dễ sinh con bị ADHD. Ngoài ra rượu và ma túy cũng làm giảm hoạt động của loại tế bào thần kinh tiết ra chất dopamine. Những bà bị nhiễm chất độc như PCB hay dioxins cũng dễ sinh con bị ADHD.
 
(Kỳ sau: Định bệnh và cách chữa)

....................

Bs Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng: ADHD: BỆNH THIẾU CHÚ Ư VÀ QUÁ HIẾU ĐỘNG (Kỳ 2)
 
Định bệnh
 
Trong thập niên 1990s, bệnh ADHD bắt đầu được chú  ư đến nhiều. Nhiều bài báo, chương tŕnh radio và TV đề cập đến bệnh này. Và con số trẻ em định là có bệnh ADHD gia tăng rơ rệt, từ 950,000 trong năm 1990 đến 2,4 triệu em năm 1996. Số người lớn định là có bệnh ADHD cũng tăng gấp ba từ  năm 1992 đến năm 1997.
Con số các em được định bệnh gia tăng có nghĩa là nhiều em được định bệnh và chữa trị. Tuy nhiên v́ nhiều triệu chứng của ADHD cũng trùng hợp với những triệu chứng của nhiều bệnh khác như depression (trầm cảm), anxiety( lo lắng quá độ), learning disability (học không được )..., nhiều em cũng có thể bị định bệnh sai lầm.
 
Như vậy th́ khi nào cha mẹ nên nghi ngờ là con ḿnh bị ADHD? Và cần phải làm ǵ?
 
Khi em có vẻ không thể chú ư được lâu, không thể ngồi yên, không kiểm soát được cử chỉ hành động của ḿnh, và v́ những chuyện này, em bị than phiền nhiều ở trường học cũng như ở những chỗ khác, ngay cả ở nhà..., đây là lúc cha mẹ nên đem em đến bác sĩ nhi khoa của em và đặt vấn đề với bác sĩ. Sau khi nói chuyện và khám nghiệm em bé, có thể bác sĩ sẽ giới thiệu em đến gặp những bác sĩ chuyên môn về  ADHD hay bác sĩ tâm lư, bác sĩ thần kinh ...để định bệnh và chữa trị.
 
Làm sao định bệnh?
 
Không như những bệnh về thể chất, không có một thử nghiệm nào có thể xác định ngay bệnh ADHD. Nhưng sự khám nghiệm kỹ càng, dùng nhiều th́ giờ sẽ có thể phân biệt được bệnh ADHD và những bệnh tâm thần khác.  Những bác sĩ sau đây thường có kinh nghiệm và có thể định bệnh ADHD: bác sĩ tâm thần (psychiatrist), bác sĩ tâm lư (psychologist), bác sĩ nhi khoa, bác sĩ thần kinh nhi khoa (pediatric neurologist).
 
ADHD khó có thể được định bệnh chỉ trong ít phút khám nghiệm tại pḥng mạch. Do đó, bác sĩ thường dùng một danh sách những câu hỏi về tính t́nh, cách làm việc, hành động của em nhỏ trong ít nhất 2 môi trường là lớp học và ở nhà. Một bảng câu hỏi này được gửi cho thầy hay cô giáo trả lời, một bảng do cha mẹ trả lời. Ngài ra bác sĩ cũng có thể dùng những trắc nghiệm tâm lư để t́m hiểu về em và định bệnh. Bác sĩ cũng cần hỏi bệnh và khám nghiệm kỹ để loại bỏ những bệnh có triệu chứng tương tự như có vấn đề về chuyện học hay ngôn ngữ, bệnh trầm cảm, vấn đề về giấc ngủ, hay vài bệnh thần kinh khác. 1/3 các em bệnh ADHD cũng mắc những bệnh này.
Thường không cần phải chụp h́nh óc hay làm những thử nghiệm khác mới định bệnh ADHD được.
 
Nơi người lớn, việc định bệnh thường dựa trên việc hỏi chuyện đă qua, lịch sử việc làm và các mối liên hệ với người khác. Một vài trắc nghiệm tâm lư đo lường sự chú ư và tập trung tư tưởng cũng được dùng để giúp việc định bệnh.
 
Bệnh ADHD và  những bệnh về giấc ngủ
 
Vài trẻ em quá hiếu động hay kém chú ư, thực ra là bị những bệnh về giấc ngủ, nhất là các bệnh  ngáy và ngưng thở trong khi ngủ. Người ta không hiểu tại sao lại có sự liên hệ này nhưng các trẻ em bị ngưng thở khi ngủ, sau khi được chữa th́ cũng hết luôn bệnh ADHD. Vậy nếu con bạn bị nghi ngờ là bị ADHD nhưng cũng hay ngáy và ngưng thở trong khi ngủ, bạn nên đem em khám ở bác sĩ chuyên về giấc ngủ hay bác sĩ tai mũi họng.
 
Biến chứng của ADHD
 
1/3 các em bị ADHD cũng bị thêm những bệnh về tâm lư như sau:

• Chứng không vâng lời, hay căi lại (Oppositional defiant  disorder): các em này thường căi lại hay có hành động chống đối người lớn. Chứng này thường xẩy ra ở trẻ em quá hiếu động và hay bốc đồng.

• Chứng trầm cảm (Depression): có thể xẩy ra ở trẻ em hay người lớn, thường là trong gia đ́nh đă có người bị trầm cảm.

• Chứng quá lo lắng (Anxiety disorders): khá thường xảy ra nơi các em ADHD, làm cho em lo lắng quá độ và bị tim đập nhanh, ra mồ hôi và chóng mặt.

• Chứng không học được (Learning disabilities): nhiều em ADHD cũng bị thêm chứng này và cần được giúp đỡ nhiều.

• Chứng Tourette's : các em ADHD dễ bị mắc chứng này, một chứng bệnh có triệu chứng hay co giật các bắp thịt và hay la hét, không kềm chế nổi.

 
Dù không bị thêm những chứng trên, các em ADHD cũng gặp nhiều khó khăn trong lớp học và dễ bị chế diễu. Dù có thể rất thông minh, các em vẫn thường bị điểm xấu và dễ ở lại lớp hay bỏ học. Các em cũng dễ bị thương tích, các em lớn hơn th́ dễ bị tai nạn xe hơi cũng như dễ bị đi vào con đường nghiện ngập.
 
Người lớn bị ADHD th́ dễ có vần đề trong hôn nhân và li  dị. Những người này thường không được định bệnh từ nhỏ và suốt cuộc đời thường không hiểu được tại sao ḿnh lại hành động như vậy. Nhiều người không biết là ḿnh bị ADHD cho đến khi chính con họ được định bệnh .
 
Chữa trị
Trẻ em và người lớn bị ADHD cần phải  được chữa bằng cả hai cách là tâm lư trị liệu và thuốc uống. Hiện nay vẫn cón nhiều tranh căi về cách chữa ADHD.
 
Tâm lư trị liệu:
 
Các bác sĩ tâm lư, bác sĩ tâm thần hay các người chuyên môn về các bệnh tâm thần có thể giúp chữa bệnh này. Có nhiều phương diện chữa trị:
 
• Tâm lư trị liệu
• Trị liệu về tính t́nh (behavior therapy)
• Trị liệu cho gia đ́nh
• Huấn luyện cách ứng xử trong xă hội
• Nhóm hỗ trợ
• Huấn luyện về cách dạy con
 
Thuốc uống:
 
Thuốc dùng để trị bệnh ADHD được gọi là psychostimulants tức thuốc kích thích thần kinh. Cha mẹ sẽ hỏi tại sao con tôi đă quá hiếu động rồi mà c̣n cho uống thuốc “kích thích”. Hiện nay, người ta vẫn chưa hiểu được rơ cơ chế hoạt động của những thuốc này. H́nh như  chúng giúp làm tăng cũng như  làm cân bằng chất dopamine là chất ảnh hưởng nên mức hoạt động của người bệnh cũng như chất serotonin là chất làm người ta cảm thấy dễ chịu. Ảnh hưởng và sự an toàn về lâu về dài của các thuốc này hiện cũng chưa được t́m hiểu kỹ càng. Do đó, nhiều bác sĩ cũng như cha mẹ chống đối lại việc cho các em uống thuốc, mặc dù nhiều em đă thay đổi rơ rệt sau khi uống. Thuốc có thể giúp các em bớt hiếu động và tập trung nhiều hơn nhưng sẽ không giúp ǵ cho các em trong các vấn đề như ứng xử xă hội, cách tổ chức việc học...Do đó các em rất cần thêm phần tâm lư trị liệu.
 
Tác dụng phụ của các thuốc  này thường là bị giựt các bắp thịt (có thể hết nếu giảm liều lượng thuốc), có thể bị hơi chậm lớn, bị khó ngủ và kém ăn khiến bị xuống cân. Thuốc có vẻ không gây r a  tác dụng nghiện nếu dùng đúng liều lượng.
 
Gần đây, cơ quan FDA đă cho bán một loại thuốc mới chữa ADHD mà không phải là chất kích thích. Chất này có tên thương mại là Strattera, không có những phản ứng phụ kể trên.
 
Kỳ tới: Làm sao để tự giúp ḿnh khi có con bị ADHD

 


ADHD: BỆNH THIẾU CHÚ Ư VÀ QUÁ HIẾU ĐỘNG 

(Kỳ 3) Làm ǵ để tự giúp khi có con em bị ADHD

ADHD là một chứng bệnh phức tạp , không đồng đều ở tất cả các trẻ em bị bệnh. Do đó, mỗi gia đ́nh thường tự t́m cách đối phó với vấn đề một cách khác nhau. ADHD cũng không như một bệnh về thể chất, có thể được chữa hết trong một thời gian ngắn. Trái lại ADHD là một bệnh mà gia đ́nh phải đối phó hằng ngày, trong một thời gian dài. Những lời khuyên sau đây có thể giúp cha mẹ các em ADHD tự giúp ḿnh.

Ở nhà

- Tỏ ra cho các em thấy là cha mẹ thương yêu và quí trọng các em. Các em cần thấy được điều ấy. Nếu chỉ chú ư đến những tật xấu của các em, cha mẹ sẽ vô t́nh làm  mối liên hệ hai bên bị hỏng  cũng như làm sự tự tin  của các em bị suy giảm. Nếu không nói ra được, cha mẹ có thể ôm hôn các em, vỗ vai, cười khen, nh́n với ánh mắt thương yêu, khuyến khích... Các em sẽ cảm nhận được t́nh thương yêu và quí trọng của cha mẹ, thứ mà các em cần rất nhiều.

- Ráng giữ b́nh tĩnh và ḥa ái khi đối xử với các em, ngay cả khi các em đang quậy phá. Nếu bạn giữ được b́nh tĩnh, các em sẽ dễ trở lại trạng thái thông thường hơn.

- Không mong đợi quá đáng trong việc chữa trị cho các em, nên thực tế.

- Dành th́ giờ để chơi với em với không một ngăn trở nào từ các trẻ khác hay người khác trong gia đ́nh. Chú trọng đến những điều tốt của em, thay v́ chỉ thấy những điều xấu để la mắng.

- Giữ một thời khóa biểu nhất định về giờ ăn, giờ chơi, giờ học...Các em ADHD khó chấp nhận sự thay đổi.

- Giữ không cho em bị mệt quá. V́ mệt sẽ làm cho triệu chứng ADHD nặng hơn.

- Dùng “time out” tức cho em ngưng những ǵ đang làm để ngồi vào một góc im lặng chừng vài phút, hoặc không cho hưởng một thứ ǵ em đang thích như coi TV hay chơi game...để phạt các em. Dùng cách này khiến em ngưng được sự quậy phá hay bốc đồng của em để có th́ giờ b́nh tĩnh lại. Cách này đôi khi cũng không hiệu quả nhưng vẫn là cách tốt nhất để ngưng sự quậy phá ngay lúc ấy.

- Giúp em tổ chức một thời khóa biểu giờ học và dành một chỗ yên lặng để em làm bài.

- T́m thêm những hoạt động nào mà em có thể giỏi như nhạc, múa, học vơ...Trẻ ADHD thường khá về những môn này.  Thành công trong những môn này khiến cho em trở thành tự tin hơn. Tuy nhiên cũng không nên bắt ép các em làm quá sức ḿnh.

- Khi chỉ dẫn các em hoặc yêu cầu các em làm điều ǵ, nên nói chậm, rơ ràng và dùng những chữ giản dị dễ hiểu.

- Dành th́ giờ để nghỉ ngơi, thư giăn. Càng thư giăn và b́nh tĩnh, càng dễ đối phó với vấn đề. Nơi trường học - Hỏi trường học về những chương tŕnh đặc biệt cho trẻ em ADHD.

- Liên lạc thường xuyên với cô giáo của em và hỗ trợ họ trong việc dậy dỗ các em.

- Xin cô giáo theo dơi kỹ bài vở của em, kiên nhẫn và khen em khi em làm đúng. Xin cô giáo cho chỉ dẫn rơ ràng, chậm răi và dễ hiểu.

- Các em ADHD thường gặp khó khăn khi viết tay. Xin nhà trường cho em được dùng computer.

Thuốc uống

- Tự tay cho các em uống thuốc đúng giờ và liều lượng. Không nên để các em tự uống thuốc lấy.

- Thuốc cần được giữ trong tủ có khóa. Uống quá liều những thuốc kích thích này có thể gây ra lú lẫn, bị kích thích khó chịu, tim đập nhanh, có thể gây ra cái chết.

- Đem thuốc giao tận tay cho y tá của trường, không đưa cho các em.

-  Giảng cho các em hiểu là không được đưa hay bán những thuốc này cho người khác. Nếu có ai hăm dọa, các em phải nói cho cha mẹ biết ngay.

Người lớn bị ADHD 

- Chọn nghề thích hợp với sở trường của ḿnh. Nếu bạn là người có óc sáng tạo, năng động và thông minh, không nên chọn những nghề nhàm chán và quá chi tiết.

- Nếu không hiểu rơ hoặc đă không chú ư đến "mệnh lệnh" của người chủ, nên hỏi lại cho rơ ràng thay v́ đoán bừa.

- Nếu làm những nghề tại gia được th́ tốt.

- Xin được làm việc trong một pḥng riêng. Nếu không, xin chỗ ngồi làm riêng biệt, yên lặng và dùng headphone để giảm bớt tiếng động.

- Làm nhiều dự án cùng một lúc. Khi chán với một dự án này, bạn có thể làm qua dự án khác.

- Nếu phải làm công việc ǵ dễ chán, nên làm việc ấy lúc đang tỉnh táo nhất.

- Phân chia một việc lớn thành những công tác nhỏ.

- Tự cho ḿnh một thời hạn rơ rệt phải làm xong một việc ǵ đó.

- Viết ra một danh sách những việc cần làm để dễ thấy những công việc ưu tiên.

- Dùng sổ hẹn ghi rơ việc cần làm. Viết lời nhắc nhở cho chính ḿnh.

- Nhờ thư kư hay người phụ việc nhắc ḿnh những chi tiết.

Những giúp đỡ khác

Có một đứa con có vấn đề là một thử thách lớn cho nhiều gia đ́nh, đôi khi đưa đến ngột ngạt  trong hôn nhân và ngay cả li dị. Ngoài ra, tài chánh cũng là một thử thách cho gia đ́nh v́ em nhỏ bị ADHD cần thêm sự chú ư cũng như những chữa trị đặc biệt.

Anh chị em của em cũng bị ảnh hưởng v́ phải chia sẻ sự chú tâm của cha mẹ. Gia đ́nh cần phải tận dụng những giúp đỡ bên ngoài.

- Gia đ́nh có thể được sự giúp đỡ về cách đối phó với trẻ ADHD của các cán sự xă hội hay các bác sĩ chuyên môn về bệnh ADHD. Ngoài ra, họ cũng có thể tham dự vào những nhóm hỗ trợ để có được lời khuyên từ những cha mẹ cùng cảnh ngộ.

 - Internet, sách vở là những phương tiện mà gia đ́nh có thể t́m hiểu về bệnh ADHD cũng như cách đối phó với nó. 

Sau đây là những tựa sách cho chính các em bị ADHD, cha mẹ có thể mượn ở thư viện cho các em đọc: 1)  Shelley: The Hyperactive Turtle của Deborah Moss    2)  Putting on the Brakes: Young People's Guide to Understanding Attention Deficit Disorder của Patricia Quinn và Judith Stern.


(*) Bài post lại với sự đồng ư của Diễn Đàn Y Khoa :