“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi” Vũ Đăng Khuê Tựa đề bài viết là 8 chữ bắt đầu cho bài hát “Ly Rượu Mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, tôi nghĩ là đại đại đa số chúng ta đă từng nghe, đă từng hát, đă từng… nhép miệng, nhịp tay, nhịp chân theo tiết tấu tươi vui của bài hát. Cũng không lấy làm lạ nếu ví bài hát là quốc ca của mùa Xuân. Khi bài này cất vang cũng là lúc mai vàng nở rộ, lúc cả nước tưng bừng chào mùng Xuân mới. Trong bài hát 234 chữ này, ta chỉ t́m thấy duy nhất một chữ “Xuân”. Không có những h́nh ảnh quen thuộc về Xuân như “hoa cúc, hoa mai, hoa đào, chim én, bánh chưng…không có tiếng pháo đ́ đùng, không có em thơ khoe áo mới, không có chim én lượn đầy trời”, lời ca bài hát toàn là những lời chúc gửi đến nơi nơi với một t́nh cảm chân thành và rộng khắp, lời chúc luôn được sử dụng để trao nhau những ước mơ, khát vọng về một năm mới năm….me. Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương đă thể hiện trọn vẹn đầy đủ nhất tinh thần đó. Việt Nam ta thường xếp hạng theo thứ tự: Sĩ-Nông-Công-Thương, nhưng lối sắp xếp của Phạm Đ́nh Chương th́ “Sĩ” (địa vị cao nhất trong Xă Hội) lại được ông đưa sau “Người Nông Phu Vui Lúa Thơm Hơi”, “Người Thương Gia Lợi Tức”, “Người Công Nhân Ấm No”. “Sĩ” ở đây chỉ là “Binh Sĩ” và “Nghệ Sĩ”. Và cũng chính hai chữ “Binh Sĩ” này mà bài hát của ông bị cấm đoán suốt 40 năm, nghe nói cái cục ǵ đó trong nước quá “mặc cảm” hay “nhạy cảm” với hai chữ này rồi điều tra tới điều tra lui rồi cuối cùng cũng phải cho phép và gượng gạo giải thích “Binh Sĩ” là “Binh sĩ đánh Pháp” chứ không phải là “Binh sĩ của….Ngụy”. Thật là vô lư. Trở lại lời ca của bài hát, có thể tóm gọn lại tác giả đă “trân trọng” gửi đến toàn thể “Quân – Dân – Cán – Chính” những lời chúc, những ước mơ khát vọng của một năm mới và đặc biệt ông cũng không quên gửi t́nh cảm của ḿnh cho t́nh yêu đôi lứa, cho những đôi uyên ương.
Theo một tài liệu của bác Google th́:
“Phạm Đ́nh Chương là sinh năm 1929 trong một gia đ́nh khá giả và nổi tiếng được xưng tụng là “hoàng gia - royal family” của nền tân nhạc Việt Nam. Thân phụ ông là cụ Phạm Đ́nh Phụng. Người vợ đầu của cụ sinh được 2 người con trai: Phạm Đ́nh Sỹ và Phạm Đ́nh Viêm. Phạm Đ́nh Sỹ là một công chức, kiêm kịch sĩ nổi tiếng. C̣n Phạm Đ́nh Viêm có giọng tenor cao vút sau này chính là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Vợ thứ hai của cụ Phạm Đ́nh Phụng có 3 người con, trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, bà sau này trở thành bạn đời của nhạc sĩ Phạm Duy. Người kế tiếp chính là nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương tức ca sĩ Hoài Bắc, em gái út của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương là Phạm Thị Băng Thanh, nữ danh ca nổi tiếng với nghệ danh Thái Thanh. “Không có nhiều tài liệu nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát Ly rượu mừng, nhưng người đời tương truyền rằng bài hát này được nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương sáng tác khi ông tṛn 23 tuổi, cũng có giả thuyết nói Ly rượu mừng được sáng tác năm 1955, nhưng đa số cho rằng bài hát ra đời khoảng năm 1952-1953”. -----
Nghe
người trong nước hay hải ngoại hát, dù rất hay và đều với... “âm
thanh bốn chiều vang động” bài hát Ly Rượu Mừng, nhưng tôi vẫn chưa cảm
nhận được cảm xúc tột đỉnh của bài hát. Phải là ban Thăng Long, mới lột
được “toàn thân, toàn cảnh”. Lúc đầu Ban Thăng Long c̣n có 2 tay gạo cội
nữa là Phạm Duy và Khánh Ngọc. Nhưng v́ có một vấn đề “nhạy cảm” nên 2
người này đều biến. Nh́n lại một lần nữa nội dung của toàn bài hát, ta có thể thấy Ly rượu mừng của Phạm Đ́nh Chương chính là khát vọng lớn lao của hàng triệu, triệu người Việt Nam trong thời đại của ông và ngay cả trong hiện tại. Đó là khát khao “thoát ly đời gian lao nghèo khó” và “muôn người hạnh phúc chan ḥa” với một cuộc sống êm ấm hạnh phúc trong một đất nước thanh b́nh không có sự chia ly mất mát. https://www.youtube.com/watch?v=CF2R2yJ--V8 Chúc bạn ta thuận buồm xuôi gió trong năm Quư Măo. V.Đ.K
|