Góp ư về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân

Trần Văn Thọ

Giáo sư kinh tế học, Đại học Waseda, Tokyo

< Bài góp ư cho Ban nghiên cứu của Thủ tướng và có đăng trên Tia Sáng, 9/2002 
với tựa đề Vấn đề bóc lột lao động trong thời đại ngày nay. >

Qua bài viết ngắn nầy, tôi muốn góp một ư kiến về vấn đề có nên cho phép đảng viên đảng cộng sản làm kinh tế tư nhân hay không, một vấn đề đương có tranh luận tại Việt Nam hiện nay. Lập luận của những người không đồng ư cho đảng viên làm kinh tế tư nhân cho rằng làm kinh tế tư nhân là bóc lột lao động bằng giá trị thặng dư, một hành động không thể chấp nhận được nh́n từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xă hội. “Bóc lột lao động” nếu đúng theo ư nghĩa mà chính người lao động cảm nhận được theo thực tế khách quan cũng là hành động đi ngược lại những tiêu chuẩn về mặt đạo đức. Nhưng vấn đề không đơn giản.

Bài viết nầy không nhằm trực tiếp đi vào mặt lư luận mà chỉ dựa trên quan điểm về kinh tế phát triển và kinh nghiệm của Nhật, một nước tư bản phát triển, để suy nghĩ về ư nghĩa thực tiễn của vấn đề bóc lột lao động trong thời đại ngày nay. Vấn đề nầy dù phân tích từ góc độ nào cũng phải đi đến một kết luận tối hậu là làm sao để người lao động ngày càng sung sướng, ngày càng có một mức sống cao hơn. Mọi tư tưởng và lư luận không đạt được mục đích nầy đều không phù hợp với sự phát triển của xă hội và đi ngược lại lư tưởng vốn có của chủ nghĩa xă hội, chủ nghĩa cộng sản. Bài viết cũng sẽ đề cập đến ư nghĩa của vấn đề giá trị thặng dư trong thời đại kinh tế tri thức và cuối cùng sẽ bàn trực tiếp đến vấn đề đảng viên làm kinh tế.

 

Vấn đề cơ bản là ǵ?

   Giá trị thặng dư theo chủ nghĩa Marx là tổng sản phẩm xă hội trừ đi khấu hao tư bản và tiền lương trả cho lao động. Giá trị thặng dư nầy bao gồm tiền lăi ngân hàng, tiền vốn chia cho cổ đông và lợi nhuận của xí nghiệp.

 Thống kê hiện đại của Liên Hiệp Quốc cũng có các mục tương tự. Dựa trên cách tính thống kê hiện đại nầy, thống kê của kinh tế Nhật cho phép phân tích cấu tạo, đặc trưng và sự thay đổi của các mục nầy trong quá tŕnh phát triển kinh tế.

Để đơn giản hoá, ta gọi thu nhập quốc dân sau khi đă trừ khấu hao tư bản là NI, tiền lương trả cho người lao động là W và giá trị thặng dư là SV:

     NI = W + SV

Trong thể chế xă hội chủ nghĩa (XHCN), các tư liệu sản xuất do nhà nước nắm giữ nên tất cả SV thuộc về nhà nước, c̣n thể chế tư bản chủ nghĩa (TBCN) hoặc thể chế của một nền kinh tế nhiều thành phần (KTNTP), SV gồm ít nhất 3 phần: Lợi nhuận sau khi trừ thuế của xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp quốc doanh, thu nhập của nhà nước từ thuế lợi nhuận doanh nghiệp, và tiền lăi ngân hàng cộng với cổ tức (Phần thứ ba nầy có nhiều chủ sở hữu, trong đó có cả người lao động v́ họ có tiền để dành ở ngân hàng và có mua cổ phiếu của xí nghiệp). Như vậy, cả thể chế XHCN và TBCN đều có giá trị thặng dư (SV), chỉ khác là nhà nước trực tiếp nắm hết rồi phân phối lại hay là xí nghiệp tư nhân và cá nhân nắm phần lớn (nhưng có sự điều tiết của nhà nước qua chính sách tài chánh).

Đứng trên lập trường của người lao động, v́ quyền lợi của người lao động, ta thấy cần  đặt ra các vấn đề sau:

 (1) Làm sao để ngày càng tăng hay ít nhất là không giảm tỉ lệ của phần được chia cho lao động trong thu nhập quốc dân (W/NI). Nói khác đi là làm sao để ngày càng giảm hoặc ít nhất là giữ nguyên tỉ lệ của giá trị thặng dư (SV/NI).

 (2) Làm sao để quy mô của thu nhập quốc dân (NI) ngày càng tăng. Giữa trường hợp người lao động được chia phần lớn với cái bánh (NI) lúc nào cũng nhỏ với trường hợp có ai đó với tài trí và tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng đầu tư ứng dụng công nghệ, khám phá thị trường làm cho cái bánh ngày càng lớn th́ dù tỉ lệ phần chia của người lao động có thấp hơn, người lao động sẽ chọn trường hợp thứ hai.     

Hai vấn đề (1) và (2) có vẻ dễ mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, dưới một số điều kiện nhất định, NI tăng nhanh (kinh tế phát triển) nhưng tỉ lệ W/NI không giảm hoặc có khuynh hướng tăng.

 

Kinh nghiệm Nhật Bản:

Trong hơn 100 năm qua, kinh tế Nhật phát triển ra sao, NI đă tăng như thế nào là vấn đề đă quá rơ. Từ năm 1900 đến năm 1973, giá trị thực chất của NI tăng 30 lần, trung b́nh tăng 5% mỗi năm trong suốt thời gian dài như vậy. Trong thời gian đó dân số tăng khoảng 3 lần, nên NI tính trên đầu người tăng khoảng 10 lần.

Tỉ lệ W/NI thay đổi ra sao và ở mức nào trong các thời kỳ? Theo nghiên cứu của Minami (1992), truớc 1945, tỉ lệ nầy có khuynh hướng giảm. Nguyên nhân là v́ có sự tồn tại của lao động dư thừa quá nhiều, lao động cung cấp vô giới hạn (unlimited supply), nên tiền lương không tăng trong giai đoạn đầu của quá tŕnh phát triển. Điều nầy được chứng minh về mặt lư luận trong mô h́nh phát triển của Lewis (1958) và được kiểm chứng qua kinh nghiệm của nhiều nước. Từ năm 1960, tỉ lệ W/NI của Nhật tăng liên tục (tỉ lệ của giá trị thặng dư giảm liên tục) v́, sau một thời gian dài phát triển, lao động dư thừa không tồn tại nữa mà ngược lại nền kinh tế bước vào giai đoạn thiếu lao động nên tiền lương thực chất tăng liên tục sau đó.

Sau đây thử lấy một ví dụ về độ lớn của các tỉ lệ về phần chia trong NI. Theo nghiên cứu của Ono (1973), vào năm 1965 là năm kinh tế Nhật đương ở vào giữa giai đoạn phát triển thần kỳ, NI của nước nầy có cơ cấu như sau:

(a)  Tiền lương trả cho lao động (kể cả tiền xí nghiệp trả bảo hiểm xă hội cho lao động): 56,2%

(b)  Thu nhập của chủ doanh nghiệp cá thể, nghĩa là doanh nghiệp không thuê mướn lao động: 23,5%

(c)   Thu nhập từ tài sản cá nhân, trong đó có tiền cho thuê nhà cửa, đất đai, tiền lời gửi tiết kiệm, cổ tức,...: 11,3%

(d)  Thu nhập ṛng của các công ty pháp nhân: 9%

Trong đó: Thuế doanh nghiệp và các phụ đảm xă hội của xí nghiệp: 5%

Tiền lời lưu lại trong doanh nghiệp: 3,8%

Tiền xí nghiệp chuyển cho cá nhân: 0,2%  

  Trong các mục nầy, như đă nói ở trên, mục (a) đă tăng liên tục từ năm 1960. Chẳng hạn từ 1965 đến 1989, mục nầy tăng từ 56% đến 68% (Theo N ishimura 1993). Ngoài ra, tỉ lệ W/NI không phải chỉ là mục (a) mà c̣n gồm phần lớn của mục (b) và một phần trong mục (c). Khó rút ra con số chính xác để xác định tỉ lệ W/NI hoặc tỉ lệ giá trị thặng dư (SV/NI), nhưng ta thấy thu nhập ṛng của các công ty pháp nhân (mục d) có một ỉt lệ quá nhỏ, sau khi trừ đi thuế doanh nghiệp và các khoản chuyển cho cá nhân, tỉ lệ nầy chỉ c̣n dưới 4% vào năm 1965. 

    Kinh nghiệm Nhật cho thấy:

    Thứ nhất, trong giai đoạn đầu của quá tŕnh phát triển, phần chia cho người lao động (W/NI) có khuynh hướng giảm. Về từng người lao động cá biệt có thể có nhiều trường hợp bị bóc lột giá trị thặng dư, với ư nghĩa là năng suất lao động của họ cao hơn tiền lương. Tuy nhiên, những người lao động đó bị bóc lột là để cứu những người lao động khác có công ăn việc làm trong một nền kinh tế c̣n dư thừa lao động (hoặc nói khác đi là để chia công việc, chia tiền lương giữa những người lao động), và điều nầy lại tự nhiên v́ do quy luật thị trường quyết định. Các chính sách về việc định tiền lương tối thiểu một cách máy móc chỉ giúp những người may mắn có công ăn việc làm hiện nay nhưng ngược lại làm cho nhu cầu lao động giảm và do đó gây khó khăn cho những người chưa có việc. 

    Thứ hai, kinh tế tiếp tục phát triển th́ tỉ lệ W/NI tăng. Để cải thiện vị trí và đời sống của ngựi lao động, phải tạo mọi điều kiện để NI tăng liên tục. Không những cái bánh NI của Nhật ngày càng to ra mà tỉ lệ của người lao động được hưởng cũng lớn hơn.

    Thứ ba, tỉ lệ của thu nhập ṛng của doanh nghiệp pháp nhân quá nhỏ, nhất là sau khi trừ thuế. Nếu kể cả phần lớn của cổ tức và một phần của tiền lăi ngân hàng th́ tỉ lệ nầy cũng không lớn. Ngoài ra, những phần nầy cũng có thể gọi là thù lao chính đáng cho những nhà doanh nghiệp có khả năng khám phá công nghệ, t́m kiếm thị truờng, cải tiên kinh doanh, sản xuất. Thực tế cho thấy nếu không có tinh thần doanh nghiệp nầy kinh tế không phát triển và cuộc sống của người lao động cũng không được cải thiện.

Ở đây cũng cần nói thêm rằng, đă có nghiên cứu cho thấy phân phối thu nhập của Liên xô cũ không công bằng bằng phân phối tại các nước tư bản tiên tiến sau khi thu nhập đă trừ đi thuế. Không những Liên xô không đạt đượic lư tưởng công bằng xă hội, mà như ta đă thấy, kinh tế Liên xô tŕ trệ và đi đến phá sản, cuộc sống của người lao động ngày càng khó khăn.

Vấn đề đảng viên được phép làm kinh tế hay không?

Trong nước hiện nay có ư kiến không nên cho đảng viên làm kinh tế tư nhân. Cũng có ư kiến cho rằng nếu chỉ thuê mướn 10 người lao động trở xuống th́ không bị coi là bóc lột lao động.

Tôi có mấy ư kiến như sau:

Thứ nhất, cho rằng thuê mướn 10 người lao động trở lên là bóc lột giá trị thặng dư, c̣n dưới 10 người th́ không có hiện tượng nầy là không có căn cứ khoa học. Mười người hay một con số khác cũng là tuỳ tiện, thiếu sức thuyết phục. Kinh nghiệm của Nhật và nhiều nước khác th́ cho thấy t́nh trạng ngược lại. Nếu có bót lột lao động th́ truớc hết là tại các xí nghiệp nhỏ. Tại những xí nghiệp nhỏ có số lao động ít (100 người cũng thuộc loại quá nhỏ), tiền lương thấp và điều kiện lao động cũng xấu hơn so với các công ty lớn. Những công ty quá nhỏ thường năng suất thấp v́ thiếu tài lực và uy tín để áp dụng công nghệ mới, để huy động vốn với điều kiện có lợi nhất. Việc quản lư tại các công ty nhỏ cũng lỏng lẻo, tổ chức công đoàn cũng không thể phát triển nên địa vị người lao động rất bấp bênh. Do đó những người có năng lực đều đổ xô vào các công ty lớn. Ở Nhật hiện nay, được vào làm việc ở Sony, Toyota, Honda, v.v.. những công ty thuê hàng vạn lao động, là giấc mơ của hàng triệu sinh viên khi tốt nghiệp đại học. Cần đứng trên lập truờng của người lao động để phân tích vấn đề. Ngoài ra, chỉ cho phép đảng viên thuê mướn dưới 10 người tự nó cũng mâu thuẫn: Có thể công ty của đảng viên bắt đầu với số lao động dưới 10 người nhưng sau đó th́ sao? Chả lẽ không cho công ty phát triển hơn trong tương lai, hoặc khi công ty phát triển th́ giám đốc phải ra khỏi đảng hoặc phải bỏ nghề, hay là tụt xuống làm người lao động thường?

Thứ hai, lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc những khoản thu nhập quốc dân không thuộc người lao động gọi là giá trị thặng dư hay là ǵ cũng được. Nhưng các khoản nầy có thể coi là thù lao chính đáng của trí tuệ và năng lực của những người có tinh thần doanh nghiệp. Nếu phủ nhận nó, hay chỉ chấp nhận nó trong thời quá độ, là đi ngược lại với xu thế phát triển hiện nay của loài người. Trong thời đại ngày nay, các yếu tố sản xuất truyền thống như tư bản, đất đai, ... không quan trọng mà các yếu tố mới như tri thức, trí tuệ, năng lực tổ chức, quản lư mới là động lực của sự tiến bộ. Ở nước ta gần đây ai cũng nhấn mạnh sự quan trọng của kinh tế tri thức, nhưng chẳng lẽ lại phủ nhận tri thức của nhà doanh nghiệp?

Thứ ba, nếu một mặt không cho đảng viên làm kinh tế tư nhân và một mặt lại muốn phát triển đảng, kết nạp ngày càng nhiều đảng viên hơn th́ kết cuộc là bộ máy quản lư vốn đă quá lớn sẽ ngày càng to hơn, v́ những đảng viên có năng lực nhưng không được làm kinh tế sẽ đổ xô vào làm quan, làm quản lư, và chính họ sẽ là những người ngăn cản mọi cải cách hành chánh (nhằm tinh giản bộ máy quản lư), kể cả ngăn cản các chương tŕnh cải cách các công ty quốc doanh. Bộ máy quản lư của ta hiện nay rất lớn bao gồm nhiều tầng lớp từ trung ương đến địa phương và trải rộng từ cơ quan nhà nước, kể cả công ty quốc doanh, đến cơ quan Đảng và các đoàn thể quần chúng. Bộ máy quản lư quá lớn nầy cần phải được tinh giản nhanh để giảm chi phí gián tiếp nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 Tôi cho rằng đă đến lúc ta cần phải giải thích hoặc tu chỉnh một cách sáng tạo những lư tưởng ban đầu của chủ nghĩa Marx để đưa ra một lư luận phù hợp với sự phát triển hiện nay của thế giới. Trung Quốc cũng gặp phải vấn đề mâu thuẫn giữa lư luận cổ điển và thực tiễn sống động, nhưng họ rất mạnh dạn dưa ra những giải thích mới, những lư luận mới. Chủ trương về ba đại biểu (Đảng cộng sản phải đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại biểu cho phương hướng tiến lên của nền văn hoá tiên tiến và đại biểu cho lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân) là một ví dụ. Nằm gần một ông khổng lồ kinh tế phát triển như vũ băo mà ta th́ không mạnh dạn bằng họ trong việc đổi mới tư tưởng th́ làm sao nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu?

 

Các tư liệu dẫn trong bài viết nầy:

Lewis, Arthur, Economic Development with Unlimited Supplies of Labor, The Manchester School of Economic and Social Studies, 22, 1954.

Minami Ryoshin, Nihon no keizai hatten (Phát triển kinh tế Nhật Bản), Toyo keizai, 1992.

Ono Akira, Sihon to Rodo no Bunpairitsu (Tỉ lệ phân phối thu nhập cho lao động và tư bản), Chương 4 trong Emi & Shionoya, chủ biên, Luận về kinh tế Nhật, Yuhikaku, 1973.

Nishimura Kiyohiko, Nihon Keizai to Keizaitokei (Kinh tế Nhật và Thống kê kinh tế), JCER, 1993.


* Bài lấy từ trang web chính thức của GS Thọ : http://www.f.waseda.jp/tvttran/