Chất
tương phản dùng để làm rõ cấu trúc mạch máu và những đặc trưng của
tổn thương viêm và u.
1. Tác dụng
của chất tương phản
Tác dụng của chất tương phản là làm
cho thời gian hồi giãn dọc T1 và thời gian hồi giãn ngang T2 ngắn
lại.
Thí dụ như khi cho chất tương phản vào trong tĩnh mạch, T1 của máu
sẽ ngắn hơn T1 của các mô đứng yên. Kết
quả là tín hiệu của máu đủ cao để có thể được phân định một cách dễ
dàng hơn. Thời vang TE phải thật ngắn để tránh tình trạng
lệch pha của các proton trong máu. Thêm
vào đó thời kích TR cũng phải thật ngắn để giữ tình trạng bảo hòa (đứng
yên) của các mô và cho cán bộ y tế đủ thời gian để ghi nhận tín hiệu
trong khi nồng độ của chất tương phản còn cao.
Chất tương phản thường được sử dụng
trong việc chụp hình MR để làm nổi bật cấu trúc mạch máu, làm rõ các
đặc trưng của tổn thương viêm và u.
Các loại chất tương phản được sử dụng
phổ biến nhất là các chất dẫn xuất từ gadolini (gadolinium).
Nguyên tố hóa học của gadolini có ký hiệu Gd và
số nguyên tử bằng 64.
Đây là một chất
thuận từ (paramagnetic) có thể ảnh
hưởng đến thời gian hồi giãn của proton và có thể tạo nên tín hiệu
của hình hay hình trọng T1 (T1 images or T1-weighted images) cao.
Chất này gồm các chất có từ tính, do đó chúng
ảnh hưởng đến thời gian hồi giãn của proton.
Tiêm nội khớp với gadolini cũng có thể được sử
dụng trong lúc chụp MRI của các cấu trúc nội khớp.
2. Chất
tương phản
2.1 Chất
tương phản gadolini
Gadolini – đặc biệt nhất là Magnevist-
là chất tương phản (contrast agent hay cản quang) thông dụng
nhất trong máy chụp MRI – chất này có thể cho vào cơ thể qua mạch (intraveneously)
hay tiêm trực tiếp vào bộ phận của cơ thể như khớp xương.
Mô bất bình thường (abnormal tissue) có thể được
nhìn thấy rõ nét hơn những mô bình thường không có sự hiện diện của
chất tương phản gadolini. Thêm vào đó, mô
cũng cò thể giữ gadolini lại lâu hơn mô bình thường.
Hình dưới đây biểu hiện một phần não
bộ trước và sau khi chất tương phản gadolini
được tiêm vào (Hình 1).

Hình 1.
Hình trọng T1 trước và sau khi chất tương phản được tiêm vào [1]
Trước khi gadolini được tiêm vào, hình
T1 (hình trọng T1) chỉ biểu hiện một vùng không rõ (mờ mờ) ở bán
cầu não bên trái (the left cerebral hemisphere). Sau khi tiêm
gadolini vào, ở hình trọng T1, chúng ta
có thể thấy hình rất rõ nét của mô bị viêm nhiệt hay ung thư
(inflamed or cancerous tissue) và nhiều mạch máu (vascular) hơn là
những mô chung quanh. Chất tương phản cũng làm cho vùng tầm soát
sáng hơn [1].
2.2 Đặc
tính của chất tương phản gadolini
Hợp chất của gadolini rất phổ biến như
chất tương phản dùng trong việc chụp hình ảnh MR. Chất này có tính
thuận từ - paramagnetism (có thể từ hóa tạm thời với từ trường bên
ngoài).
Gadolini là một trong bốn chất có thể từ hóa
mạnh ở nhiệt độ phòng; ba chất khác là sắt (iron), kền (nickel) và
coban (cobalt). Gadolini có thể làm ngắn thời gian hồi giãn
dọc T1 và thời gian hồi giãn T2, nhất là T1 một cách đáng kể và làm
hình trọng T1 sáng hơn.
Gadolini có 7 hạt
hạt điện tử không kết thành cặp (unpaired electrons)
ở lớp vỏ (shells) 4f tạo nên tính thuận từ rất mạnh- đây là
tính chất độc đáo của chất này. Ở trạng thái iôn hóa, Gd+3
cho 6s² và 5d¹ dùng trong việc kết nối (bonding), để
lại 4f electrons ở trạng thái
nguyên vẹn ban đầu (không kết nối). Tính thuận từ (paramagnetic)
không chỉ xảy ra với gadolini mà thôi mà
còn xảy ra ngay cả với những hợp chất có chứa gadolini (Hình 2)
[2]

Hình 2.
Cơ cấu hóa học của chất tương phản gadolini
[2].
r1
và r2 là hệ số liên quan đến đặc trưng của những thành phần thuận
từ (specific relativities of paramagnetic agent), với đơn vị L/mmol-s
, nằm trong khoảng 3 - 5 L/mmol-s . Tỉ
xuất hay độ hồi giãn (relaxation rates)
tỉ lệ với hàm lượng của chất tương phản. Độ hồi
giãn (relaxation rate (sec-1) tỉ lệ nghịch với thời gian hồi giãn
-relaxation time). Tỉ xuất này thường được dùng trong phạm
vi hóa học. Tổng số độ hồi
giãn của một quá trình hóa học được tính
như tổng số cộng của độ hồi giãn của các thành phần liên quan, như
được biểu hiện một cách tổng quát ở Hình 2 ở trên.
3. Vài thí
dụ
Thí dụ 1
(Bảng 1)

Ở Bảng 1, tỉ suất
hồi giãn quan sát của T1 và T2 đo đạt có thể tính được từ độ hồi
giãn lúc có chất tương phản và độ hồi giãn khi không có chất tương
phản.
Kết quả cho thấy,
thời gian hồi giãn dọc T1 giảm (800-606)/800
hay 24.25% trong khi đó thời gian hồi giãn ngang T2 chỉ giảm
(80-77)/80 hay 3.75%. [3]
Thí dụ 2
(Hình 3)

Hình 3.
Biến đổi của tín
hiệu với nồng độ của gadolini
Trong
trường họp của thận (kidney) và bàng quang (bladder), lượng gadolini
(Gd) bài tiết ra và đọng lại đưa đến tình trạng ở đó lượng Gd trong
các mô và nước tiểu có thể đạt đến mức
40 mM.
Ở mức độ Gd cao như thế này, sự thu ngắn
T2 có thể đưa đến độ giảm thiểu khả quan trên cả hai hình ảnh của
hình trọng T1 và hình trọng T2. Lượng nước tiểu trong bàng quang
biểu hiện hiện tượng ba- lớp dị thường
(unusual triple-layering phenomenon). Hiệu ứng thu ngắn T2 trội hẳn
hơn và tín hiệu thấp xảy ra ở lớp giả tạo nằm phía dưới (bottom
pseudolayer) nơi mà hàm lượng Gd cao
nhất. Ở lớp nằm giữa, hàm lượng vừa phải của Gd đưa đến sự
thu ngắn T1 và vì thế tín hiệu MR cao (hình
trên). Hiệu ứng thu ngắn T2 của Gd
(shortening effect of Gd) chỉ trở nên rõ rệt khi chất tương phản có
hàm lượng cao (chẳng hạn như ở bàng quang).
4. Lời kết
Chất tương phản
gadolini rất thông dụng trong việc chụp hình cộng hưởng từ MRI để
làm nổi bật cấu trúc mạch máu, làm rõ các đặc trưng của tổn thương
viêm và u. Đây là một chất thuận từ ảnh hưởng đến thời gian hồi giãn
của proton, có thể tạo nên tín hiệu T1 (hay hình trọng T1) cao.
5. Tài liệu
tham khảo
[1]
https://www.radiologymasterclass.co.uk/tutorials/mri/mri_gadolinium#top_1st_img
[2] Lauffer RB.
Chem Rev 1987; 87:901-927.
[3] Rohrer M,
Bauer H, Mintorovitch J et al.
Invest Radiol 2005; 40:715-724
April 25, 2022