“The first principle is that you must
not fool yourself- and you are the easiest person to fool.”
(Richard Feynman)
Từ khóa:
Richard Feynman, Arline Feynman,
Manhattan Project, Los Alamos National Laboratory, Quantum
electrodynamics, Caltech, NASA, space shutter Challenger, MIT,
Princeton, Rogers Commission, Nanotechnology, John C Slater, Philip M.
Morse, H.D. Smyth, Eric Drexler.
Mục đích chính nhất của Manhattan
Project là chế tạo bom nguyên tử.
Kế hoạch Manhattan nhằm pḥng ngừa trường hợp Đức Quốc Xă thành công
trong việc chế loại “siêu bom” này v́ hoạt đông nghiên cứu liên quan
đến lănh vực phân hạch nguyên tử lúc bấy giờ rất mạnh ở Đức. Sự thành
công của Kế Hoạch này chẳng những chế tạo vũ khí nguyên tử mà c̣n cung
cấp nhân loại một nguồn năng lượng “khổng lồ”. Kế hoạch Manhattan được
bắt đầu vào năm 1939, dưới quyền lănh đạo tổng quát của Tướng Leslie
Groves và sự quản lư kỹ thuật của GS J.
Robert Oppenheimer [1,2]. Kế hoạch bắt đầu
với một ngân sách rất khiêm nhường; nhưng sau đó, phát triển lớn mạnh
với một ngân sách 2 tỉ đô-la (tương đương với 27 tỉ USD của năm 2017)
với 130 ngàn nhân viên. Có hơn 30 địa điểm nghiên cứu, phát triển và
chế tạo trên toàn nước Mỹ; nổi tiếng nhất là Khoa Nghiên Cứu và Khai
Phát Bôm (Research & Development) ở Los Alamos National Laboratory,
New Mexico. Lúc đầu có khoảng 30 khoa học gia và
gia đ́nh đến sống và làm việc ở đây. Một khoảng thời gian sau,
dân số gia tăng đến sáu ngàn người. V́ là những nhà nghiên cứu và
chuyên viên thuộc tầm cỡ lớn của Mỹ, cộng với môi trường sống và làm
việc chung với nhau trong không khí tự do và cởi mở; thêm vào đó trách
nhiệm và áp lực phải hoàn thành vũ khí nguyên tử cần thiết và đúng
thời hạn để tranh đua với Đức, tiến độ phát triển trở nên nhanh chóng
vượt bực.. Chỉ trong ṿng hai năm, trái
bom đầu tiên đă hoàn thành.
Như đă tŕnh bày trong bài
viết trước, GS Richard Phillips Feynman là một trong những khoa học
gia nồng cốt trong Kế Hoạch Manhattan [h́nh 2]. Ông theo GS. Hans
Bethe và tham dự vào chương tŕnh này lúc ông 24 tuổi và có lẽ là nhà
khoa học trẻ tuổi nhất trong nhóm thời đó. Ngoài việc phát triển vũ
khí và năng lượng nguyên tử và giải thưởng Nobel về lănh vực Điện động
học lượng tử (quantum electrodynamics), ông c̣n là thành viên của
Rogers Commission trong việc điều tra nguyên nhân sự nổ tung của phi
thuyền không gian Challenger vào năm 1985 ; ông c̣n là một nhà giáo
giỏi, một con người lăng mạn đa t́nh và có nhiều năng khiếu về khiêu
vũ, chơi banjos và hội họa.
1. Tản mạn
bên lề
Mấy ngày trước ở Tokyo, tôi cũng thấy
tiệm McDonald’s gần khách sạn.
Hôm nay đến Oska, lại cũng thấy tiệm McDonald’s nằm ngay góc đường nơi
tôi ở. Hầu như người ta có thể t́m thấy tiệm McDonald’s ở mỗi góc phố!
McDonald’s đâu mà nhiều thế không biết nữa!?
Tôi c̣n nhớ vào đầu thập niên
70’s khi tôi c̣n ở Nhật, báo chí b́nh luận xôn xao với nhiều ư kiến
tiêu cực về triển vọng thành công của tiệm McDonald’s đầu tiên do Den
Fujita mở ở cửa hàng bách hóa Mitsukoshi nằm trong khu Ginza đắt tiền.
Bốn mươi năm trôi qua với biết bao thay đổi ! Ông Fujita quả là một
người có tầm nh́n rộng và khả năng kinh doanh ưu việt. Một điểm thú vị
nữa là Fujita cũng có một thời gian nằm trong Hội Đồng Quản Trị của
Softbank, một hăng được sáng lập bởi ông Masahiro Son, môt nhân tài
khác của Nhật.
Osaka giờ
đă bắt đầu vào thu. Buổi sáng sớm c̣n sót lại vài lớp mỏng sa mù chờ
ánh mặt trời đến mang đi. Người đến. Người đi. Ga Namba lúc nào cũng
tấp nập. Người cầm dù. Kẻ quần áo comlê chỉnh tề. Đó dây vài nhóm
người với đồng phục lao động xanh, vàng .
Mọi người lầm lũi bước đi . Bận rộn trong
suy tư riêng. Nỗi ưu phiền trên từng khuôn mặt. Nụ cười đâu? Sao chẳng
thấy hiện về? Ḍng sóng người mang theo những say mê, ước mơ và hy
vọng. Những ngọt ngào triều mến. Đầy rẫy khắp nơi với hàng quán
takoyaki và quán okonomiyaki. Dăm ba người tachigui
“ăn đứng”.
Khói nóng bốc lên làm cảm thấy ấm ḷng. Khu phố Dotonbori. Đêm ngày
nhộn nhịp ! Theo sóng người đi. Tôi cũng bước đi. Càng lúc càng mau.
Một thoáng chốc lên tàu. Đường Midosuji vận chuyển người sáng đón
chiều đưa. Tôi nhắm mắt lại, cố t́m một phút an b́nh. Muốn sống lại
một chút kỷ niệm ngày nào. Một thuở qua rồi. Một thoáng hương xưa…
Namba
ngày xưa
Phố phường tấp nập
Namba bây chừ
Phố ngập người đi.
Ai dến
mừng vui
Phố chợ t́m ǵ ?
Chân bước theo ḍng
Những bước chân hoang.
Xuống ga
Nakamozu. Tôi vội vă đi đến chỗ hẹn. Con mưa phùn không đủ làm ướt áo.
Với túi xách trên vai. Chân tôi bước càng lúc càng nhanh. Dù cảnh vật
chung quanh có vài đổi thay. Nhưng những nét thân quen vần c̣n lăng
văng đâu đây. Trong tâm can của một người viễn khách.
Đi trở
lại con đường vào thành phố
Hàng quán thẳng hàng c̣n nét dáng năm xưa
Tiệm sách cũ ra vào người lui tới
Em bé vui chợt thoáng nở nụ cười.
Nắng
tháng chín chưa đủ vàng áo mới
Mưa lại về từng hạt nhỏ trên môi
Áo hơi mỏng chợt thấy ḷng chớm lạnh
Chút hương xưa c̣n đọng lại bên cầu.
Ḍng
nước vẫn trôi, sắc màu long lánh
Vẫn êm đềm như lúc đến. Không lâu.
Nh́n cánh lá xác xơ theo gió cuốn
Chợt nhớ thu sang. Mùa thu đă bắt đầu.

H́nh 1. Tiệm McDonald’s ở
Nippori (Tokyo, h́nh bên trái) và ở Namba (Osaka, h́nh bên phải).
Cánh
lá vàng. Cánh lá trôi về đâu? Sắc màu sắp đổi theo mùa thu sang. Chân
ai cất bước vội vàng. Trời cao, gió thoảng ḷng xao xác ḷng. Ngỡ
ngàng tâm sự ngổn ngang. Ngày lên. Một cụm nắng vàng qua thân. Ân cần.
Lời dịu ngọt. Thanh âm vọng thanh âm. Tôi nghe tiếng gió theo màu áo.
Chân bước theo ḍng. Chân bước nhanh.
2. Vài nét về GS.
Feynman :
GS Richard Phillips Feynman
sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1918, tại Queens, New York và mất vào
ngày 15 tháng 2 năm 1988 tại Los Angeles hưởng thọ 69 tuổi. Feynman
chết v́ căn bệnh ung thư, một phần có lẽ là do nhiễm pḥng xạ khi ông
làm việc ở Los Alamos National Laboratory hơn bốn mươi năm về trước.
Ông tốt nghiệp B.Sc ở MIT và PhD ở Princeton University (1942).
Feynman muốn tiếp tục học PhD ở MIT v́ lúc đó MIT rất mạnh về vật lư
với những trụ cột như GS John C. Slater và GS Philip M. Morse ; nhưng
GS Slater không muốn Feynman ở lại MIT v́ ông nghĩ học ở trường khác
sẽ cho Feynman cơ hội mở rộng môi trường khám phá và tầm nh́n hơn sau
này. (Ghi chú của người viết : đây cũng là khuynh hướng chung của rất
nhiều đại học lớn ở Mỹ hiện tại !). GS. Slater giới thiệu Feynman với
GS. H.D. Smyth, trưởng khoa vật lư ở Princeton và nói “Feynman là một
sinh viên xuất sắc về vật lư mà MIT từng có được trong ṿng 5 năm sau
này”. Tuy nhiên điểm thi Graduation Record Exam (GRE) của Feynman
tương đối thấp so với nhưng sinh viên khác v́ điểm tiếng Anh và lịch
sử của ông quá thấp ; mặc dù ông là người đầu tiên lấy điềm tối cao về
vật lư và toán trong lịch sử thi vào trường Princeton lúc bấy giờ.
Thêm vào đó ông lại có gốc Do Thái nên chỉ tiêu nhận vào có phần giới
hạn. Cuối cùng với sự thuyết phục của hai GS Slater và Morse, Feynman
được nhận vào chương tŕnh PhD ở Princeton và làm việc với GS. John
Wheeler. Feynman nghiên cứu về Quantum electrodynamics cho luân văn
PhD; một phần của công tŕnh nghiên cứu này đưa đến giải Nobel Vât Lư
của ông vào năm 1965 [3]. Từ lúc bé, Feynman đă tỏ ra là người có
khiếu về toán và thích ṭ ṃ về máy móc. Vào lúc 10 tuổi, ông đă bắt
đầu mua rađiô cũ, những đồ phụ tùng và linh kiện về điện để dùng trong
“pḥng thí nghiệm”của ông. Ông cũng sửa rađiô cho những người láng
giềng. Ông tư học lượng giác học, h́nh học giải tích, toán calculus và
nhiều đề tài khác liên quan đến toán khi ông c̣n ở cái tuổi 15.

H́nh 2.
Stanislaw Ulam với Feynman và von Neumann ở Los Alamos National
Laboratory. Cả ba đều là khoa học gia Mỹ gốc Do Thái. (h́nh
bên trái). Các nhà nghiên cứu và chuyên viên thường gặp nhau mỗi tuần
để trao đổi và thảo luận những kết quả nghiên cứu tại Los Alamos
Colloquium (LOC ) :. Hàng trên :
Norris Bradbury,
John
Manley,
Enrico Fermi
và M.B. Kellogg. Robert Oppenheimer với chiếc áo bành tô màu đen ngồi
sau Manley; và bên phía trái của Oppenheimer là Richard Feynman.
(April 1946). (h́nh bên phải).
3. Rogers Commission
Vào buổi sáng ngày 28 tháng
giêng, 1986, phi thuyền Challenger nổ tung trong ṿm trời Florida 73.6
giây sau khi được phóng lên, làm thiệt mạng tất cả bảy người trong phi
hành đoàn, trong số đó cô giáo Christia McAuliffe, người dân sự đầu
tiên tham gia vào chương tŕnh không gian của NASA. (V́ có cô giáo
McAuliffe, hầu hết các trường học ở Mỹ trực tuyến buổi phóng phi
thuyền Challenger ngày hôm đó Sự nổ tung này đă ảnh hưởng không ít đến
các em học sinh sau này !). Nhiều kỹ sư của hảng Thiokol – hăng chế
tạo bộ phận tăng áp (booster) đều biết và quan tâm đến chuyện O ring
thay đổi độ co giăn với nhiệt đô. Một số người đă đề nghị Ban lănh đạo
NASA và Thiokol khảo cứu lại vấn đề và nên dời ngày phóng phi thuyền
cho đến khi có kết quả rơ rệt ; nhưng Ban lănh đạo quyết định thi hành
như dự định! [4] Trong buổi tường thuận dữ kiện liên quan đến phi
thuyền không gian Challenger, Feynman đă áp đặt một cách tuyệt vời thí
nghiệm để chứng minh thành công rằng O ring trong bộ tăng áp của phi
thuyền không c̣n giữ tính đàn hồi ban đầu khi nhiệt độ xuống thấp và
là nguyên do của sự nổ tung phi thuyền này trong không gian (Thời tiết
của Florida ngày phi thuyền phóng ra thấp, ở nhiệt độ 28-29 độ
Fahrenheit. Nên ghi nhớ là nhiệt độ bên ngoài trong những lần phóng
phi thuyền khác la khoảng 53- 66F). Trong thí nghiệm này, ông đặt môt
phần của O ring cùng chất liệu cao su giống như ṿng O ring dùng trong
phi thuyền Challenger giữa cái kẹp h́nh chữ C (C clamp). Xong ông
nhúng phần O ring này và cái kẹp trong một ly nước đá lạnh. Vài phút
sau, ông lấy ra. Ông cho thấy phần O ring không c̣n đàn hồi lại như
lúc trước khi nhúng vào nước đá [h́nh 3, bên phải]. Mọi người đều ngạc
nhiên với thí nghiệm cấp trung học này! Mặc dù một số người liên quan
đến phi thuyền Challenger biết và quan tâm đến chuyện O ring thay đổi
độ co giăn với nhiệt độ ; nhưng dùng một thí nghiệm đơn giản để tŕnh
bày với khán thính giả trong buổi họp một lần nữa chứng tỏ hùng hồn
khả năng cắt nghĩa hiện tượng vật lư của Feynman- một nhà giáo giỏi.
“I took this stuff
that I got out of your seal and I put it in ice water, and I
discovered that when you put some pressure on it for a while and then
I undo it, it does not stretch back. It stays the same dimension. In
other words, for a few seconds at least and more seconds than that,
there is no resilience in this particular material when it is at a
temperature of 32 degrees.” (Richard Feynman) [5,6]
Cũng nên làm sáng tỏ ở
đây một điều mà môt số báo chí và phim ảnh đă hiểu sai lầm cho rằng
Feynman là người đă khám phá ra nguyên nhân của sự thất bại của phi
thuyền không gian Challenger. Feynman chỉ là người cắt nghĩa hiện
tượng vật lư một cách rơ ràng mà ngay những người có tŕnh độ khiêm
nhường về vật lư có thể lănh hội được ! Một điều nữa về sự đóng góp
của GS Feynman, theo thiển ư của người viết, là ông đă dùng phương
pháp điều tra « bottom up » trong việc truy cầu thành công nguyên nhân
của sự thất bại của phi thuyền Challenger ; Ông đă “bỏ qua” Ban lănh
đạo của chương tŕnh NASA và đến nói chuyện trực tiếp với những kỹ sư
cấp dưới của hăng Thiokol để t́m ra dữ kiện về sự biến đổi của O ring
với nhiệt độ. Ông cũng khám phá ra một lỗ hỗng lớn trong đường lối
“thông tin” giữa Ban lănh đạo và cán bộ kỹ thuật !
4.
Feynman là một nhà giáo dục kỳ tài
Feynman
thích dạy vật lư cho sinh viên cấp đại học và thích nói chuyện với
sinh viên về cái đẹp của khoa học. Ông thích cắt nghĩa rành mạch những
hiện tượng vật lư cơ bản để sinh viên có thể hiểu rơ ràng [h́nh 3, bên
trái]. Bộ sách “The Feynman Lectures on Physics” trở thành nổi tiếng
và trở thành cuốn sách gối đâu giường đối với nhiều sinh viên kể cả
người viết. Điều này có khác với những nhà khoa học nổi tiếng khác tầm
cỡ Feynman : Họ chỉ thích dạy những lớp cao cấp ; ít có th́ giờ làm
việc với sinh viên v́ phần lớn quá “bận rộn” trong công tác đi xin tài
trợ nghiên cứu. Chính v́ lư do này mà ông từ chối về làm việc ở
Institute for Advanced Study (Princeton) sau khi chiến tranh chấm đứt.
Feynman có rất ít sinh viên làm PhD với ông. Ông thích làm mọi chuyện
bởi chính ông và rất thích bỏ th́ giờ đi t́m cội nguồn của những hiện
tượng khoa học.
Tôi c̣n nhớ lúc làm việc ở
University of California, Irvine (UCI), Ban lănh đạo khoa vật lư
thường không thông báo thời gian và địa điểm Feynman đến nói chuyện.
Về địa thế th́ chỉ mất khoảng một giờ lái xe từ UCI đến California
Institute of Technology hay Caltech (Pasadena) nơi Feynman làm việc.
Mặc dù thế, hội trường lúc nào cũng đông nghẹt ; thậm chí những người
đến sau phải ngồi trên sàn nhà. Thú vị nhất là sau buổi nói chuyện.
Sinh viên và ban giảng huấn được có cơ hội tiếp xúc với Feynman. Ông
nói chuyện với tất cả ai muốn đến hầu chuyện với ông về hầu hết mọi đề
tài từ khoa học, âm nhạc, thức ăn và khiêu vũ (ông rất thích samba, vũ
điệu mà ông học trong nửa năm ông dạy học tại University of Rio de
Janeiro, Brazil). Đối với những câu hỏi về vật lư, Feynman thích đưa
ra một tờ giấy và bắt đầu bằng những phương tŕnh cơ bản rồi dẫn đến
điểm mà ông muốn tŕnh bày.

H́nh 3. GS Feynman trong một
lớp học ở Caltech (h́nh bên trái). .GS Feynman cắt nghĩa hiện tượng
vật lư về sự thay đổi tính đàn hồi của O ring và là nguyên nhân chính
sự nổ tung của phi thuyền Challenger tại Buổi tường thuật dữ kiện vào
ngày 11 tháng 2 năm 1986. (h́nh bên phải)
[5,6]
5. Nanotechnology
Tuy là một nhà lư luận vật lư,
Feynman thường quan tâm đến những ứng dụng về khoa học và kỹ thuật.
Vào năm 1959, sau mùa Christmas, ông làm một bài diễn thuyết có ảnh
hưởng sâu đậm về việc phát triển một kỹ thuật microscopic engineering
sau này hay nói nôm na hơn nanotechnology.
Bài nói chuyện có tựa đề “There’s Plenty
of Room at the Bottom”. Ông đưa ra hai thử thách,
với giải thưởng 1.000 USD ông sẽ trả cho những ai giải đáp được cho
mỗi thử thách. Thử thách thứ nhất là chế tạo một động cơ điện
rất nhỏ có
thể để trong một chiếc họp vuông với tầm kích 1/64 inch mỗi chiều.
Thử thách này được đáp ứng một năm sau đó.
Vào tháng 11 năm 1960, ông ngạc nhiên khi có một kỹ sư tên là William
McLellan đến văn pḥng muốn gặp ông ở Caltech (California Institute of
Technology) mang theo một chiếc hộp bằng gỗ.
Feynman biết là đă đến lúc phải lấy checkbook ra
khi McLellan lấy ra từ chiếc hộp một chiếc động cơ điện nhỏ với cỡ
kích mà Feynman đă loan báo [h́nh 4, bên trái].
Thử thách thứ hai dành cho người đầu tiên t́m được giải pháp để viết
toàn bộ Encyclopedia Britannica trên đầu một chiếc
kim gút (pin). Với kích cỡ này, một quyển sách đă được xuất bản
có thể thu gọn trong tờ pamphlet bạn có thể
cầm tay. Thử thách này được đáp ứng bởi Tom
Newman, một sinh viên cao hoc ở Stanford vào năm 1985. Tom viết
trang đầu tiên của quyển truyện “A Tale of Two Cities” với kích thước
đ̣i hỏi trên đầu của một cây kim gút, dùng
electron beam.
Vào năm 1990, một số nhà khoa học ở Los Alamos National Laboratory đă
viết toàn quyển sách trên một chiếc cây kim gút bằng inốc (stainless
steel) với kích thước 2mm x 2mm, tương đương với khả năng lưu trữ 2
Gbytes [h́nh 4, bên phải] . TS K. Eric
Drexler triển khai khái niệm của Feynman vào những lănh vực khác dùng
trong kỹ nghệ auto, hóa học, lưu trữ dữ liệu (data storage) và góp
chung dưới cái tên là “nanotechnology” và
dành công trạng này cho Feynman [7]. Thế nên, sau
này, nhiều người trong cộng đồng khoa học đă mệnh danh Feynman là
“Father of Nanotechnology”.

H́nh 4.
McLellan và Feynman quan sát chiếc động cơ điện do McMellan chế tạo (h́nh
bên trái). H́nh SEM của một bộ liên kết cơ khí (mechanical clutch).
Bánh răng (gears) của bộ phận này có đường kính 50 microns (Source:
Sandia National Laboratories h́nh bên phải) [7,8].
6. Chuyện t́nh của Feynman
Vào thời trung học, Feynman
làm quen và yêu thương cô bạn cùng trường tên Arline. [h́nh
5].Arline có khiếu về âm nhạc và hội họa. Gia đ́nh phản đối kịch liệt
v́ v́ Arline
bị
bệnh. Thế nên, hai người quyết định làm lễ thành hôn ngay sau khi GS
Feynman xong học vị PhD không có gia đ́nh và bạn bè hai bên tham
dự.Khi đến Los Alamos, Feynman để bà Arline nằm trị bệnh ở Bênh viện
Santa Fe và thăm viếng vào cuối tuần. Vào tháng 6, 1945, Bà Arline mất
v́ chứng bệnh ho lao ở cái tuổi 25. Mười sáu tháng sau ngày bà Arline
mất. Cuộn film « Infinity » do Mathhew Broderick đạo diễn và đóng vai
chính vào năm 1996 nói về cuộc đời của Feynman-Arline trong khoảng
thời gian này. Feynman viết cho bà môt lá thư rất cảm động (đính kèm
dưới đây), phong kín và yêu cầu chỉ được mở ra sau khi ông mất vào năm
1988 [9].

H́nh 5. Richard Feynman và bà
Arline. Hai người yêu nhau từ thuở c̣n trung học.
October 17, 1946
D’Arline,
I adore you, sweetheart.
I know how much you like to hear that — but I don't only write it
because you like it — I write it because it makes me warm all over
inside to write it to you.
It is such a terribly long time since I last wrote to you — almost two
years but I know you'll excuse me because you understand how I am,
stubborn and realistic; and I thought there was no sense to writing.
But now I know my darling wife that it is right to do what I have
delayed in doing, and that I have done so much in the past. I want to
tell you I love you. I want to love you. I always will love you.
I find it hard
to understand in my mind what it means to love you after you are dead
— but I still want to comfort and take care of you — and I want you to
love me and care for me. I want to have problems to discuss with you —
I want to do little projects with you. I
never
thought until just now that we can do that. What should we
do. We started to learn to make clothes
together — or learn Chinese — or getting a movie projector. Can't I do
something now? No. I am alone without you and you were the
"idea-woman" and general instigator of all our wild adventures.
When you were sick you worried because you could not give me something
that you wanted to and thought I needed. You needn’t have worried.
Just as I told you then there was no real need because I loved you in
so many ways so much. And now it is clearly even more true — you can
give me nothing now yet I love you so that you stand in my way of
loving anyone else — but I want you to stand there. You, dead, are so
much better than anyone else alive.
I know you will assure me that I am foolish and that you want me to
have full happiness and don't want to be in my way. I'll bet you are
surprised that I don't even have a girlfriend (except you, sweetheart)
after two years. But you can't help it, darling, nor can I — I don't
understand it, for I have met many girls and very nice ones and I
don't want to remain alone — but in two or three meetings they all
seem ashes. You only are left to me. You are real.
My darling wife, I do adore you.
I love my wife. My wife is dead.
Rich.
PS Please excuse my not mailing this — but I don't know your new
address.
7.
Kết từ
Richard Feynman là một nhà khoa học nổi
tiếng, một nhà giáo giỏi với nhiều biệt tài khác.
Đóng góp của ông bao gồm nhiều lănh vực từ Điện động học lượng tử
(quantum electrodynamics) hay QED, năng lượng nguyên tử đến
nanotechnology. Ông có một lối nh́n đặc biệt về
giáo dục và về nghiên cứu. nhất là
đối với cái mà ông gọi là “ Cargo Cult Science”. Câu chuyện là như thế
này: Ở vùng South Seas, có một giống dân ông gọi là Cargo Cult. Trong
thời chiến tranh, giống dân này thấy nhiều phi cơ đáp xuống mang nhiều
vật liệu quư giá và đồ ăn hiếm. Sau chiến
tranh, họ muốn sự kiện tương tự sẽ xảy ra cho ho. Thế nên, họ xây
đường bay với hàng đuốc cháy hai bên. Thêm vào đó, họ xây một chiếc
cḥi gỗ,cho một người ngồi, với hai thanh
gỗ trên đầu dùng làm ống nghe và những miếng tre dùng làm đường dây
anten. Người này đóng vai tṛ như nhân viên kiểm
soát
phi trường và ngồi chờ phi cơ đáp xuống. Chờ măi
nhiều ngày, giống dân này không thấy phi cơ nào đáp xuống cả.
Chuyện ǵ đă xảy ra? Họ đă cố gắng lập lại
mọi dữ kiện
giống
như những ǵ xảy ra trước đây trong thời chiến tranh!
Thế nên Feynman gọi điều những người này là Cargo
Cult Science. Bởi v́ họ theo những quy tắc biểu kiến (apparent
precepts) và những dạng thức dựa vào dữ kiện có sẵn; nhưng họ thiếu
mất một sụ kiện căn bản: phi cơ không đáp xuống.
“You're probably chuckling at this point. Yet many of us are no
better. This is all around us. Thinking is hard and we fool ourselves,
in part, because it's easy. The first principle is that you must not
fool yourself—and you are the easiest person to fool. So you have to
be very careful about that. After you’ve not fooled yourself, it’s
easy not to fool other scientists. You just have to be honest
in a conventional way after that.”
Feynman c̣n nói
thêm :
“We’ve learned from experience that the truth will out. Other
experimenters will repeat your experiment and find out whether you
were wrong or right. Nature’s phenomena will agree or they’ll disagree
with your theory. And, although you may gain some temporary fame and
excitement, you will not gain a good reputation as a scientist if you
haven’t tried to be very careful in this kind of work. And it’s this
type of integrity, this kind of care not to fool
yourself, that is missing to a large extent in much of the
research in Cargo Cult Science.”
[10].
Tài
liệu tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Nobel-Prizes-Part-11.htm
[2]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Manhatta-%20Project.htm.
[3] James Gleick, Genius, Pantheon Books New York, 1992
[4] Chi tiết hơn ở bài viết sau
[5]
https://en.wikipedia.org/wiki/Rogers_Commission_Report
[6] Rogers
Commission report (1987).
"Implementation of the Recommendations
of the Presidential Commission on the Space Shuttle Challenger
Accident, Recommendation IV"
[7]
http://ethw.org/Richard_Feynman_and_Micromachines
[8] Trần T. Năng: « Khóa Đào Tạo Công Nghệ MEMS và Vi Mạch Bán Dẫn
2017 », University of Sciences, Sept. 24-29, 2017
[9]
http://www.npr.org/2005/05/17/4654671/the-letters-and-legacy-of-physicist-feynman
[10]
https://www.farnamstreetblog.com/2015/11/cargo-cult-science/
Buổi tối ngày
Halloween 2017
|