Kitakyushu 1974.
Thấm thoát mà tôi về ở thành phố này đă hơn bốn năm rồi! Từ những
bước chân tập tểnh ban đầu, giờ dần dần tôi đă quen với cuộc sống ở
đây. Bạn bè cũng nhiều hơn! Cuộc sống cũng dễ chịu và thoải mái hơn!
Được có cơ hội ḥa đồng với người bản xứ và hội nhập vào xă hội
người Nhật vùng Kyushu là một may mắn và diễm phúc cho tôi!
Hồi
học ở Chiba, trong giờ học ”Nihon Jijoo- Things about Japan), mấy
thầy cô thỉnh thoảng có phân tích về bản chất người từng vùng: chẳng
hạn người vùng Kyoto th́ nhă nhặn, kiểu cách, lễ phép một phần v́
ảnh hưởng của văn hóa vua chúa ngày xưa; c̣n người vùng Kyushu th́
bộc trực và hơi nóng tính một phần v́ khí hậu và hoàn cảnh
sống...
Khi về sống ở Kitakyushu, tôi thấy những nhận xét này cũng có
vài phần đúng; tuy nhiên nói chung người dân ở đây cũng dễ ḥa đồng
và cảm thông; hơi dè dặt lúc đầu nhưng một khi biết nhau rồi họ trở
nên dễ chịu, thành thật và ”t́nh cảm” lắm!
Theo nhận xét của tôi,
một khi vượt qua được những rào cản bên ngoài do văn hóa, phong tục
và giáo dục tạo nên, người ở vùng nào hay quốc gia nào cũng có rất
nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Trong bài hát truyền tụng
lại trong giới uống rượu qua nhiều thế kỷ ”Kuroda Bushi”- xuất phát
từ vùng Fukuoka- có đoạn nói :
"
Nomu naraba/ Korezo makoto no/Kuroda Bushi (nếu anh có thể uống hết,
anh mới đúng thực là người vơ sĩ của ḍng tộc Kuroda)
"!
Ở vùng tôi sống lúc bấy giờ,
người bản xứ thích gặp gỡ, quen biết nhau qua chén rượu. ”Khi rượu
vào, th́ lời ra” như cha ông ḿnh thường nói! Chuyện ǵ chất chứa
trong ḷng cũng đều ”nói toạc móng heo” ra cả! Thành ngữ ”Sake
wa honshin wo arawasu/ khi rượu vào, người ta nói thật ḷng” thật là
chính xác!
Cá nhân tôi th́ không thích
uống rượu cho lắm! Nhưng đôi lúc cực chẳng đă tôi cũng uống, khi bạn
bè rủ hoặc khi tôi ”cần” thổ lộ nỗi niềm tâm sự của ḿnh! Ngoài rượu
ra, thuốc lá và cà phê cũng đóng vai tṛ không kém trong cuộc sống
hàng ngày. Giống như rượu sake, tôi rất ít hút thuốc; nhưng thỉnh
thoảng cũng ”bập phà nhả khói” một vài điếu cho ”vui cửa vui
nhà” với bạn bè.
Riêng cà phê, đối với tôi,
là món không thể thiếu được! Hẹn ḥ với ai cũng cà phê! Đi chơi với
bạn bè cuối cùng cũng ghé lại quán cà phê! Cái thơ mộng và thấm thía
nhất khi uống cà phê và hút thuốc là những buổi sáng sớm đợi tàu
trên sân ga lúc chớm thu và những đêm một ḿnh đi về trên con đường
vắng.
Những đau
thương , trống vắng v́ chia cách cũng theo làn khói thuốc bay xa...
C̣n lại đây một ḿnh ta với ta... Nhớ thương tiếc nuối chan
ḥa...Họa hoằn lắm cũng có tuyết rơi ở Kitakyushu- vài năm một lần.
Cảnh vật chung quanh như bừng sống dậy vào ngày tuyết rơi! Nh́n
những bông hoa trắng ”nở rộ” trên cành cây, ḷng tôi bỗng thấy xốn
xang...
Những lúc như thế, tôi và
một người bạn- dù chúng tôi có bận thế nào đi chăng nữa- cũng t́m
cách ra ngoài đi bộ với điếu thuốc trong tay. Chúng tôi đi chậm răi,
như muốn để những bông tuyết rơi nhẹ trên tóc, trên vai trong cái
lạnh thâm thấm vào người...
Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng
”nghêu ngao” vài lời hát trong bản ”The Sound of Music” của
Simon & Garfunkel hay ” Greenfields” của Brothers Four. Lúc này,
h́nh ảnh của cậu Oliver Barrett IV bán hoa vào mùa Giáng sinh ở
Hardvard Times Square trong phim ”Love Story” tôi xem hồi ở
Tokyo vào năm 1970 lại cứ hiện về trong đầu tôi. Ước ǵ một ngày nào
đó ḿnh cũng có cơ hội được đến sống ở nơi này!..Cảm giác thật mơ
hồ, nhưng cũng đủ làm cho tôi nở một nụ cười sung sướng!
Kitakyushu 1974.
Đây cũng là năm tôi phải chọn lựa giữa ở lại hay ra đi. Lựa chọn nào
cũng khó khăn và phải đối diện với sự mất mát. Nhiều hay ít tùy theo
quan điểm của mỗi người trong cuộc!
Ở lại th́ tương đối dễ dàng hơn
v́ đă ”quen với đường đi nước bước” rồi nhưng tôi lại cảm thấy hụt
hẫng và h́nh như không có lối thoát.
C̣n ra đi, tôi phải đối diện
với một môi trường và hoàn cảnh hoàn toàn mới và nhất là phải đối
diện với điều kiện sinh kế- một điều mà tôi chưa bao giờ gặp phải từ
ngày đặt chân lên xứ Nhật! ”To leave or not to leave, that is the
question”[1].
[1]
Tạm mô phỏng lại câu của William Shakespeare trong ”Hamlet” : ”To be
or not to be, that is the question”để diễn tả t́nh trạng ”tiến thoái
lưỡng nan” lúc này của tôi!.
tsubame*)
bay rộn cánh đồng
karasu **) đen
kịt bến sông
Kokura bên Riverwalk
người đến
người về/ kẻ đợi người trông!
Kokura (1974)
*chim én **quạ
c̣n đâu năm tháng gần nhau
ḍng đời xuôi ngược con tàu
chiều nay trở về phố cũ
thấy ḿnh lạc lơng bên nhau
Kokura (1974)
buổi chiều nh́n nắng qua
song cửa
sợi nắng hanh vàng vẽ gót chân
tiếng vọng đâu đây hè phố cũ
bồng bềnh tóc đổ áng mây trôi
Kokura (1974)
mùa thu Kyushu
buồn vui gió thoảng
người con gái ngồi mơ, mộng t́nh mới chớm
nụ cười tươi đêm trăng nhẹ ru đời
Kokura (1974)
từ độ ai về tự nẻo xa
áo trăng áo trắng khó nh́n ra
mắt t́nh môi mộng thương thương quá
liễu rũ trên bờ tóc ngủ quên
Kokura (1974)
màu biển màu trời màu nắng
xanh
ḷng ngây hít thở khí
trong lành
ngày xanh hoa nắng rơi
đầy ngơ
chạnh nhớ một người/ vội
bước nhanh
Shimonoseki (1974)
thành
phố hôm nay ngàn ánh sao rơi
cành lá đong đưa gió mát
vỗ về
em ngồi bên tôi thỏ thẻ
giọng nhỏ dịu dàng sợ
gió lắng nghe!
Kokura (1974)
thấy
vui vui buồn buồn
trong buổi chiều chớm
thu
momiji lay động
chim con bận kiếm mồi
Kokura (1974)
hàng
cây trần trụi giữa trời
nắng lên nhẹ hắt bên đồi
vàng hoe
một vài cô cậu đi về
ngày lên phía núi chiều
quê đông về
Yahata (1974)
ngày tháng trôi qua
c̣n nhớ hay chăng?
đường vắng thênh thang thu chớm lá vàng
buổi chiều bên vùng biển sóng
nắng chiều từng vạt trên cỏ
ngồi bờ bên này mà nhớ bến bên kia…
Moji (1974)
t́m dáng nhỏ vai gầy
sân ga ấy bây chừ trống vắng
chỉ thấy ḷng đơn côi
người đă đi: ừ, người đă đi rồi
c̣n lại đây: sân ga vắng và tôi!
Kokura (1974)
Những lúc rảnh rỗi, ngoài
chuyện “du sơn ngoạn thủy“, tôi cũng thường đi Kokura đọc sách. “Những
lúc không có nhiều chuyện làm/ Đầu óc mệt nhừ sau những đêm thiếu
ngủ biếng ăn/ Tôi thường lấy shiden đi Uomachi Gintengai/ Đến tiệm
sách cũ ngỗn ngang sách mùi ngai ngái/ Lấm tấm đó đây những đốm đồi
mồi/ Tôi đọc măi mê, đọc ngấu nghiến không thôi/ (Đủ loại sách; sách
ǵ tôi cũng đọc/ Hay dở, dở hay tôi chẳng cần biết/ Cứ đọc cho vui
để giết thời gian!)“
T́nh cờ, trong đống sách “bầy nhầy“ này,
tôi t́m thấy được một quyển sách viết về Haiku với những bài thơ của
Matsu Bashoo và Kobayashi Issa. Tôi đọc một cách say mê! Thấy thích
thú lắm, nhất là bài thơ “con ếch” của Matsuo Bashoo “furuike ya/
kawazu tobikomu/ mizu no oto”. Tôi cũng bắt đầu “tập thử” làm loại
thơ này vào năm 1970 v́ nó hợp với loại thơ bốn câu tôi thích từ hồi
c̣n trung học. Loại thơ này dễ viết. Dễ thể hiện trung thực cảm nghĩ
của ḿnh hơn...
matsuyoi
tsuki
koi !
(đêm nay ta chờ đợi
trăng ơi !
người đến đây)
Tobata (1974)
hoshizuki yo
ama no gawa
yume o miyo!
(bầu trời đầy trăng sao
dải ngân hà lấp lánh
ướp tṛn giấc chiêm bao)
Tobata (1974)
akimatsuri
sora ni
kagayaku hanabi
(bầu trời thu
rực rỡ
hội hoa đăng)
Kokura (1974)
akabara
shirobara
ibara
aoi sora
anata wa mada kaete konai
shinpai mata shinpai!
(hoa hồng đỏ
hoa hồng trắng
hoa hồng dại
muôn sắc, muôn màu
bầu trời xanh cao
người ở đâu ?
chưa thấy về
để ḷng ta xốn xang …)
Kokura (1974)
shizukana komichi
hitori de watashi
ame ga potsu potsu futte ita
(trên con đường nhỏ một ḿnh
mưa rơi từng hạt giữa ḷng phố êm)
Moji (1974)
mada
juugatsu chuujun ni
samukute
koori tsuku
yoo de
moo fuju kana!
(c̣n
đang giữa tháng mười
mà trời
rét lạnh cóng như đá
đông đă
đến rồi sao!?)
Moji (1974)
« jaa
genki ni »
iitai koto ga ippai
kotoba tarazu
(muốn
nói nhiều thật nhiều
nhưng
ngôn ngữ h́nh như không đủ
thôi em
đi về đi!)
Tobata (1974)
Yêu…t́nh yêu năm ấy
Người…c̣n nhớ chuyện xưa?!
Ngày…tháng qua không chờ
Mộng …mơ?/ giờ dĩ văng!
Moji (1974)
Con… phố nằm yên
Đường… vắng êm đềm
Kỷ niệm… mùi đăng đắng
Một… giờ đă qua
Thời… gian trôi qua
Đă… khuya lắm rồi
Qua… phố một ḿnh ta!
Kokura (1974)
Kokura… trong nắng chiều về
Thành/ quách nằm yên giấc ngủ mê
Phố… /vắng bóng người đi qua lại
Buồn… theo chiếc lá rớt trên vai
Kokura (1974)
Thân… tôi đứng giữa chợ đời
Phận… tôi hiu hẩm mớm lời thở than
Một… mai số kiếp phủ phàng
Đời… theo con sóng trôi hoang nơi nào?!
Tobata (1974)
Thỉnh thoảng tôi cũng dậy sớm và đi bộ
trong khu vườn nhỏ nằm một góc ở khu nhà trọ để
thư giăn tay chân một chút và hít thở không khí ban mai...
Mấy bụi hoa ở đây được bà chủ nhà săn sóc khá tươm tất! Đôi
lúc thấy bà làm vườn ở đó, tôi đến ngỏ chuyện và hỏi bà về những
loại hoa bà đang trồng.
V́ có người quan tâm đến công việc
“trồng hoa” của bà, nên bà cười nói có vẻ thích thú lắm!
Tôi th́ chỉ hỏi cho qua chuyện, chớ không biết
ǵ về những loại hoa bà nói cả. Có một loại qua tôi
thích : đó là hoa ajisai v́ hoa này t́nh
cờ gắn bó với tôi lúc tôi ở nơi căn gác cũ khi mới đến Kitakyushu.
Loại hoa ajisai có vẻ khá đặc biệt- khi nh́n xa trông giống như trăm
đóa hoa đang nằm quyện tṛn vào nhau trong một đóa hoa lớn! Tôi
theo dơi sự biến đổi của những bông hoa
này từ lúc mới trổ nụ đến khi đơm bông với nhiều sắc màu rực rỡ; đẹp
nhất là lúc mặt trời lên.
Dần dà trở thành thói quen! Tôi trở nên
“nhạy cảm” với những thay đổi của cỏ cây, hoa lá khi tôi có cơ hội
đi trong công viên hay ngang qua cánh đồng, nhất là những lúc chớm
xuân hay chớm thu. Nh́n những chiếc lá
momiji rơi lác đác mà tôi cảm thấy một cái ǵ buồn buồn dâng lên
trong ḷng…Mỗi cánh lá, mỗi bông hoa h́nh như cũng có một linh hồn
và tâm sự riêng!?...Có những đóa hoa khép lại như muốn giữ lại một
tâm sự thầm kín; cũng có những bông hoa tươi sắc thắm như vui cười
đón ánh dương lên…
tuyết rơi trắng cánh ánh đào
như đàn bướm lượn lao xao gió trời
nắng vàng ngàn sợi chơi vơi
cùng vui điệp khúc một thời b́nh an
Kokura (1974)
momiji lá đỏ tươi
rực rỡ dưới nắng đón mời khách thăm
Bồng bềnh cánh lá xuôi ḍng
Kokurajoo bóng thong dong cuối ngày
Kokura (1974)
ô ḱa! gingko biloha
“tóc thời con gái”*) mặn mà thắm hương
vàng đỏ chói sáng con đường
ngày lên vạt nắng nhẹ vương tơ trời
Fukuoka (1974)
*) gingko biloha hay “maidenhair”
tấm
thảm màu vàng đầy lá phong
đỏ lốm đốm vài vệt tươi
sắc thắm
thảm cỏ xanh um /sắc
trời xanh đậm
chớm thu về/ lả tả cánh
Momiji
Fukuoka (1974)
gió
lên/gió hú rừng phong
hàng cây sắc thắm trải
ḷng đón thu
chung quanh dày đặc
sương mù
cản ngăn vạt nắng buổi
chiều lại chơi!
Moji (1974)
cây
momiji khẳng khiu
đứng chơ vơ một ḿnh
trong con gió lớn
lá rụng/ rụng tơi bời
uốn éo oằn ḿnh cố níu
lại vài cánh rơi!
Fukuoka (1974)
ghềnh
cao nh́n thác cheo leo
đồi cao cỏ biếc trong
veo mây trời
rừng phong lộng gió mù
khơi
con tàu lững thững một
đời lăng du
Itoshima (1974)
hoa
hổng rộ nở sáng nay
sắc tươi đỏ thắm ngất
ngây nụ cười
lá non cộng nhỏ xanh
tươi
đậm hương thắm sắc gọi
mời nắng lên!
Kokura (1974)
hồng
thấm nụ cười
đỏ thắm cuộc đời
vàng thêm sắc thắm
rực màu nắng tươi!
Moji (1974)
hàng
thông trên đỉnh đồi cao
quanh năm suốt tháng ŕ
rào đứng reo
trời xanh gió thổi v́
vèo
cụm mây lăng đăng dần
theo lối về
Shimonoseki (1974)
hoa
hướng dương-hoa vàng đỏ tươi
kurome susan*) cánh đẹp
tuyệt vời
thêm hoa nắng rộn ràng
nơi thung lũng
đời thắm hoa cười tươi
giữa làng hoa
Kumamoto (1974)
*) black-eyed susan
ngồi
dưới hàng cây muôn cánh hoa
anh đào tháng tư đang nở
rộ
vài vạt nắng rơi c̣n hơi
bỡ ngỡ
chợt thấy hoa cười bỗng
đổi sắc vui…
Kokura (1974)
những
chiếc lá phong đua nhau chạy trốn
con gió về lồng lộng
giữa không trung
thấp thoáng phía xa vài
bóng cây tùng
dù nghiêng ngă vẫn cố
gồng ḿnh chịu đựng!
Yahata (1974)
ajisai đỏ rực cả sân trường
sắc màu e thẹn dáng yêu thương
bóng em ẩn hiện bên hàng lá
nắng đỏ hoe vàng vạt nắng vương
Tobata (1974)
mùa đông đă bắt đầu
ajisai vẫn cười tươi màu nắng
se sẻ lạnh bờ vai
người cạnh người đi/ con đường trải dài
hơi len ấm đôi chân không thấy mỏi!
Moji (1974)
Nghe tiếng kêu “meo
meo” trước pḥng
Mở cửa ra thấy chú mèo pḥng dưới
Đôi mắt nh́n tôi như trông mong chờ đợi
Chắc bụng đói meo mà người chủ không có
nhà!?
Tôi chẳng có ǵ cho ngoài khúc bánh ḿ
tối qua
Bẻ một nửa cho chú mèo ăn điểm tâm buổi
sáng
Nh́n thấy miếng thịt đôi mắt nó chợt sáng
Cặm cụi ngồi ăn/ ăn ngầu nghiến/ăn ngon
(ăn ngốn ăn
ngon một mảnh vụn cũng chẳng c̣n
xong…vẫy đuôi đi không
một lời từ giă!?)
Kokura (1974)
Những đêm mùa đông phải ngủ
lại trường để làm cho xong thí nghiệm. Pḥng nghiên cứu se sẻ lạnh!
Chiếc ḷ sưởi cũ kỹ chạy cọc cạch với ngọn lửa leo lét không cho đủ
hơi ấm. Tôi nằm co quắp nơi một góc pḥng với những ư nghĩ chập
chờn mà không làm sao ngủ được!
Nh́n những bạn bè cùng pḥng
nghiên cứu đang ngủ say; có đứa ngáy một cách rất ngon lành. Rất tự
tại và hồn nhiên! Một số lớn đă có chỗ làm; một số c̣n lại đă có
trường nhận rồi! Chỉ có tôi là vẫn c̣n ” bấp bênh”!
Chợt nghĩ đến thân phận
ḿnh; không biết tương lai rồi sẽ đi về đâu?! Mặc dù chính ḿnh cũng
cảm nhận được rằng nếu t́nh trạng cứ tiếp tục như thế này, th́ đời
ḿnh chỉ đi vào ngơ cụt! Mà...sao ḿnh lại ”bi quan và yếm thế” như
thế!?
Nói một cách trung thực hơn,
thái độ này của tôi không phải do hoàn cảnh học tập ở ngôi trường
hiện tại không thôi, mà c̣n manh nha, tiềm ẩn và tích tụ từ
những yếu tố khác trước đó nữa khiến cho tôi cảm thấy ”giận” với
chính ḿnh đă ”nhát gan” không dám ”lựa chọn” những ǵ hằng ấp ủ :
(i) được tuyển chọn đi Mỹ
với học bổng USAID mà lại đi không được v́ Tết Mậu Thân 1968 và ngày
đi v́ thế bị dời lại ”vô hạn định”;
(ii) Đại học Tohoku ”ngồi”
trên hồ sơ của tôi gần ba tháng, và sau cùng trả lời không nhận vào
gần cuối tháng ba 1970 chỉ v́ một lư do: tôi là sinh viện học bỗng
của chinh phủ Việt Nam- chớ không phải của Monbushoo!
Lúc đó đă quá trễ v́ trường
ở Nhật bắt đầu nhập học vào tháng tư; mà không có trường nhận tôi sẽ
mất toi học bỗng! Tôi không muốn lâm vào thế bí không có lối ra một
lần nữa cho dù bất cứ lư do ǵ!...Bạn bè khuyên tôi ở lại Kyushu;
nhưng tôi th́ quyết liều lần này! ”một liều ba bảy cũng liều” v́
biết đâu may ra ḿnh c̣n có ”cơ hội”!?
Tôi bắt đầu đi t́m trường ở
Osaka, v́ tôi nghĩ đây là một thành phố lớn, nên thầy bà có thể ”cởi
mở” hơn; cơ hội tiếp xúc và tiến thân sau này cũng có thể tốt hơn!
Thầy hướng dẫn tôi không chịu viết giấy giới thiệu một phần là ông
không quen biết thầy nào ở Osaka; một phần v́ ông muốn tôi ở lại
Fukuoka!
Tôi cũng gửi đơn xin vài
trường bên Mỹ, dù biết cơ hội được nhận vào chương tŕnh PhD ở Mỹ
lại càng ít hơn! Dù thế nào đi nữa, tôi cũng cố ”thử thời vận” một
phen!
Rào cản đầu tiên và có lẽ
khó vượt qua nhất là phải thi TOEFL (Test of English as a Foreign
Language) và GRE (Graduate Record Examination) và phải đạt được số
điểm tốt đủ để trường nhận với học bổng. Cũng may là tôi cũng đoán
trước được số phận của ḿnh nên cũng đă chuẩn bị từ sớm ngay ở năm
thứ hai đại học không lâu sau khi đến Kitakyushu. Chớ đợi đến thời
điểm 1974 mà bắt đầu học luyện thi th́ chắc chắn rớt 100% v́ thời
gian quá ngắn và phải lại dồn sức và th́ giờ vào việc làm thí nghiệm
và viết luận văn để tốt nghiệp cao học...
Cho hay ở trong đời, sự
”bất măn” và ”thất vọng” cũng có thể làm con người ”cố gắng” và ”lo
xa” hơn! ”Rủi” hay ”may” chỉ là hai thái cực của một thực thể! Đôi
khi trong cái rủi mà ḿnh t́m được cái may và ngược lại! Nếu nh́n sự
vật theo chiều hướng đó, có lẽ ḿnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn! Điều
quan trọng là luôn luôn phải có ”ikigai/ lư tưởng sống”! Chưa bao
giờ câu chuyện ”Tái ông mất ngựa” đă ủng hộ tinh thần của tôi nhiều
như lúc này!
Một điều mà tôi ”đánh giá
cao”sau này (mặc dù lúc đó v́ không biết nên hơi thất vọng!) là t́nh
trạng trong pḥng ”Nghiên cứu điện tử vật liệu” của chúng tôi lúc
bấy giờ: v́ ít tiền tài trợ trong việc nghiên cứu, nên sinh viên
phải thiết kế và lắp đặt hầu hết các thiết bị cần dùng từ ḷ nung
nhiệt, bộ phận đo đạt đến những máy chế tạo màn mỏng.
Tôi c̣n nhớ vào giữa năm thứ
tư, tôi chọn pḥng nghiên cứu này để làm luận văn tốt nghiệp cấp đại
học. V́ là ”ma mới” nên thầy trợ thủ giao cho tôi việc phụ giúp mấy
”senpai” cấp cao học bảo tŕ các máy bơm cơ khí. Khi ở pḥng nghiên
cứu ra, có lúc người tôi nhơn nhớt đầy dầu mỡ; chẳng những dơ mà cái
mùi dầu khen khét rất khó chịu! May là học khoa có pḥng tắm, chớ
phải chờ về nhà đi ”sento” th́ chắc là bất tiện lắm lắm!
Tôi t́m thấy những kinh
nghiệm tôi gặt hái được từ pḥng nghiên cứu này rất quư giá đối với
tôi sau này trong lúc đi làm và giảng dạy ở Mỹ. Lúc làm việc trong
kỹ nghệ- mặc dù tiền tài trợ không là vấn đề, chúng tôi cũng phải tự
thiết kế và lắp ráp lấy một số máy móc chẳng hạn như MOCVD (v́
những máy này chưa có trong thị trường vào đầu thập niên 80’s); máy
ngưng đọng hơi hóa học bắng plasma (plasma-enhanced CVD) vào cuối
thập niên 80’s để tránh sự lây nhiễm từ nhiều loại chất khí xử dụng;
hay máy in-line sputtering trên tape (vào đầu thập niên 2000’s).
Có
những điều chúng tôi khám phá ra được là nhờ những cái máy
”in-house” thô sơ này! Theo thiễn nghĩ của tôi, làm công tác thực
nghiệm mà cứ nói khơi khơi dựa vào sách vở và những bài báo cáo
trong cộng đồng khoa học mà không biết rơ cơ cấu và ”cảm” được thiết
bị ḿnh đang dùng là một điều thiếu sót, có thể ảnh hưởng đến việc
phân tích, thiết kế thí nghiệm và kết quả đạt được!
Ngày nay,
ngay cả môi trường đại học, thứ ǵ cũng có sẵn và hầu hết tự
động hóa; chỉ cần bấm cái nút là ”đâu vào đó”! Lúc b́nh thường th́
không sao cả; nhưng lúc ”gặp chuyện” chẳng hạn như máy bị hư hay
chất lượng linh kiện điện tử chế tạo khác hẳn b́nh thường hay không
đồng nhất, th́ hoàn toàn ”bù trớt”, không biết ất giáp như thế nào!
Máy móc và thiết bị là cánh tay phải của người làm th́ nghiệm; nếu
không kiểm soát được th́ sẽ dễ lâm vào t́nh trạng ”ma hồn trận” với
nhiều dữ liệu mà không (hay ít) có kết quả đáng tin cậy được!
Nằm co quắp ở một góc pḥng
trời lành lạnh
nên không làm sao ngủ được
chiếc ḷ sưởi
khẹc khẹc như nhảy mũi
tim khô dầu
lúc cháy được lúc không
tiếng ngáy ai
vọng lại ở cuối pḥng
(ngủ
không được nên cứ mong trời sáng
để lại trở về
công việc nghiên cứu cho xong!)
t́m được cái
chi? (nếu muốn nói thật ḷng!)
chỉ thấy con
đường trước mặt h́nh như đang nghẽn tắc…
Tobata (1974)
Đêm mùa đông pḥng nghiên
cứu lạnh ghê
Chiếc ḷ sưởi không đủ cho sức ấm
Trang giấy nhỏ ḍng mực đen tô đậm
Viết lại số căn hay viết lại đời ḿnh?!
Căn pḥng ch́m trong màn đen
lặng thinh
T́m biến số tích phân giới hạn
Ngang dọc dọc ngang cố giải xong bài toán
Vẫn thấy cuối cùng vẫn đáp số bằng không!
(Muốn sống yên vui, sống
thoải mái trong ḷng
Nhưng con số không to tướng vẫn cứ đứng chần dần trước mặt!)
Tobata (1974)
khu phố Tobata
hàng cây đứng yên lạnh lẽo sau nhà
co ro t́m hơi ấm
chim quay quất bơ vơ trong gió lạnh
mất hướng lạc đàn mà đường về c̣n xa
gióng tiếng gọi kêu bè bạn cả nhà
giờ cạn kiệt, giọng khô khàn mỏi mệt
Tobata (1974)
trời mây phủ hôm nay
che màu xanh tuổi mộng bao ngày
mát ḷng cơn gió nhẹ
rừng cây chiều nay rơi rơi lá
vai gầy chân bước, dáng ai qua?!
Kokura (1974)
t́m t́nh cũ năm xưa
ngày ấy giờ xa nói mấy cho vừa
biển ngát lời ḥ hẹn
năm tháng trôi qua những lần trễ hẹn
ngày em về thành phố ngủ
trong mưa
Shimonoseki (1974)
cuộc t́nh đă xa rồi
Wakato bên cầu kỷ niệm
thấm thía chiều đơn côi
đám cỏ xanh trườn khe khẽ triền đồi
t́m chút nắng hong khô đời ấm lại
cuộc t́nh đă xa ta…xa ta măi măi…
c̣n ǵ nữa đâu mà nhắc chuyện ngày mai!
Wakamatsu (1974)

H́nh 1. H́nh bên trái: Lễ
Tobata Gion Oyamagasa. Lễ hội này được cử hành hàng năm, kéo dài ba
ngày trước và sau ngày thứ bảy thứ tư của tháng bảy (bắt đầu từ thứ
sáu và chấm dứt vào ngày chủ nhật). Hàng chục xe chở lồng đèn xếp
theo h́nh kim tự tháp diễn hành qua phố Tobata. Đối với người dân ờ
Tobata và những vùng lân cận, đây có lẽ là lễ hội lớn nhất trong
năm. “Thành phố Tobata/ Tưng bừng với ngày hội Gion Yamagasa/
Ngọn tháp cao với hàng trăm lồng đèn treo lủng lẳng/ Chiếu đỏ rực
màu sáng chói bầu trời đen/ Với dải băng trắng, áo happi, vài khuôn
mặt quen quen/ “Yoitosa, Yoitosa!”/ Đoàn người đồng thanh cất cao
tiếng ḥ la...”
H́nh bên phải: Cầu Wakato
nối liền Tobata với Wakamatsu. Có những chiều, thay v́ đi thẳng về
nhà trọ, tôi đi bộ đến ngồi dưới chân cầu, nh́n hoàng hôn về trên
vịnh Dokai. Ngồi một ḿnh tôi trong ḷng thiên nhiên tĩnh lặng lúc
đó, tôi tha hồ thả hồn theo sóng nước trời mây... (Google Images).
Xôn xao tiếng gió thổi lao
xao
Liếc mắt nh́n quanh kiếm chỗ ngồi
Ga Tobata hôm nay đông nghẹt khách
Yamagasa người về lễ hội khắp nơi!
Em bé nh́n tôi rồi mủm mỉm
cười
Mắt em thắm đượm nét vô tư
Tần ngần muốn vẫy tay chào hỏi
Nắng mới ban mai trắng phủ ngập trời…
Tobata (1974)
Đường vắng tôi đi đồi vắng công viên
Thành phố ngủ yên trong nắng ngọt ngào
Gió lên rối làn tóc mướt
Liễu oằn buông lọn tóc xơa
Ôm mộng đời giữ măi đẹp xinh
Thuở ấy quen nhau đường phố công viên
Ga vắng đưa nhau tiếng thu êm đềm
Wakato trời chiều đổ bóng
Đôi ta bước cùng chung bước
Hai bóng thành một bóng khoan thai…
Wakamatsu (1974)
Chiều tím
Tím bầm con phố
Vết nhức đen ś
Bước chân nhỏ bơ vơ
Em c̣n ǵ để ước để mơ
Cho em và cho ḿnh
Sao lại đứng lặng thinh
Để con gió lung linh vờn mái tóc?!
Chiều cô độc và đời
ḿnh cô độc
vạt nắng cuối ngày vừa hắt xuống thềm ga…
Tobata (1974)
Ḍng sông xanh màu áo
Trôi đi một chiều nào
Người xưa bàn tay nhỏ
Quyện nhau. Vẫy tay chào
Ngày mơ trong màu nắng
Trời xanh lối em về
Ngày xưa môi hồng đỏ
Nhớ nhiều. Ḷng tái tê
Nhà ai trong chiều
vắng
Khói lam quyện mây sầu
Nh́n ai ngồi trước ngơ
Chợt ḷng sao đớn đau!
Yahata (1974)
Ngày xưa áo trắng em về phố
chợ
Đường quê bát ngát xanh ḷng ước mơ
Nắng chiều trên môi e thẹn
Tóc dài ôm tṛn xỏa kín vai thon
Đường xưa chân bước ngang
qua phố nhỏ
Tenjin ít người chợ vắng ban chiều
Quán cơm chủ ngồi đợi khách
Tháng bảy mùa này. Trường vắng sinh viên.
Tobata (1974)
Cái rét căm căm lạnh buốt
người
Phố chiều vài cụm nắng chơi vơi
Tenjin phố chợ t́m ai đấy
Giữa đám đông qua rợp bóng người!?
Sự đời sao chỉ có ḿnh tôi
Ḥ hẹn chia tay vẫn một người
Biết đến bao giờ tôi mới hiểu
Nên sống cho người hay cho tôi?!
Tobata (1974)
Môt quán vắng
Một người ngồi
Ôm kín mặt
Tủi thân côi
Một thân phận
Một cuộc đời
Một sân ga nhỏ
Con tàu đón đưa…
Rồi… chiều nay
Mưa rơi rơi
Trong con phố
Một ḿnh tôi
Một dĩ văng
Một cuộc đời
C̣n lại đây
Một quán vắng
Và tôi…
Yahata (1974)
Hoa nắng nào
Vừa đậu trên vai
Bông tuyết nào
Trắng cả h́nh hài
Người yêu nào
Buồn giăng kín mặt
Bàn tay nào
Ngón nhỏ thương thương…
Kokura (1974)
Thôi đừng buồn xa nhau
Giấc mơ đầu. Chuyện một đời đau
T́nh ḿnh sao lắm thương đau
Chỉ c̣n kỷ niệm đau!
Cuộc t́nh lắm u sâu
Đợi nắng về hong ấm lại câu thề
Cho t́nh bớt t́nh đau!
Chiều đến giọt mưa
ngâu
Người đến rồi đi. Sân ga sầu
Để lại kỷ niệm đau!
Vơ vàng cụm nắng qua
mau
Người đi mang mất con tàu sân ga
Từ ngày người đi xa ta
Không gian loăng vỡ cánh hoa úa màu
Người về để lại thương
đau
C̣n ta ở lại nát nhàu thời gian
Xác xơ những chiếc lá vàng
Lao xao theo gió âm vang rợn người…
Tobata (1974)
hàng
cây lựu đơm bông
màu đỏ thân thương như
sức sống của ḷng
cầu thang kêu kẽo kẹt
(dấu hiệu thân quen khi có khách đến thăm!)
ngày
rớt nắng vang rộn ră trên cành
đóa hoa tươi ajisai mới
vừa nở rộ
hồng trắng xanh/xanh mơn
mởn lá non
tươi sắc thắm áo màu ai
tim tím
tiếng gơ cửa pḥng làm
rộn cả ngày xuân!
Kokura (1974)
Trời thu vương theo màu áo
Đỏ, cam, vàng, trắng chuyện tṛ
Chiều thu mây trôi ngày đó
Chân buồn tay quyện âu lo
Mùa thu sân ga c̣n đó
Gió thu vén áo học tṛ
Nơn nà trắng da mơn mởn
Mộng đời, cung nhạc, câu thơ
Ngày thu em yêu màu nắng
Trăng thu liễu rũ bên bờ
Chờ Thu ly cà phê đắng
Ngọt t́nh uống măi trong mơ
T́nh Thu ta yêu đường phố
Điệu thu thắm nét hẹn ḥ
Ngày thu ta yêu người đó
Xa Thu nhớ măi trời thu.
Fukuoka (1974)
Chiều tâm linh muôn lối
Chiều thời gian vô vàn
Chiều nắng rọi thênh thang
Nghe ḷng ḿnh tan tác
Cuộc đời ḿnh lưu lạc
Trong thành phố/ con đường
Biển xanh và nắng cháy
Nh́n bóng ḿnh/ vấn vương
Shimonoseki (1974)
Dĩ văng/ có một thời
Suối tóc của một người
Nụ cười tươi chín mộng
Mắt sầu muôn ư thơ
Chiều ngày xưa
Chiều ấy/ ướt trong mưa
Hẹn ḥ xưa
Biết nói mấy cho vừa
Bờ tóc mịn vỗ về ôm
kín mặt
Da mịn màng/ tay nhỏ nắm trong tay
Ḍng thời gian
Triều sóng vỗ bao ngày
Người t́nh xưa
Đành câm lặng chia tay
Ừ mà thôi!
Ḿnh giả biệt hôm nay…
Đưa em về
Buồn vuốt mặt đêm say…
Shimonoseki (1974)
Chiều lên thành phố
Lời ca vọng hát
Âm điệu buồn
Ngồi đây mà nhớ
Buồn vui ngày cũ
Xa … xa xưa…
Trong bóng đen
Một v́ sao đă
Băng ngang trời
C̣n đêm tối bơ vơ!
Chiều lên thành phố
Người xưa c̣n đó
Trông ai về…
Hàng cây lặng lẻ
Mùa đông vội đến
Lành lạnh vai…
Trong giấc mơ
Người xưa trở lại
Cùng vui cười
Sống lại tháng năm xưa…
Kokura (1974)
Áo màu xanh mộng liêu trai
Điệu Ô-bôn nhẹ lời ca dao buồn
Tóc em sợi ngắn c̣n vương
Chân em điệu bước phố phường sáng lên
Bên em dịu ngọt êm đềm
Bên em gác trọ màn đêm xuống hồn
Tóc mềm, áo mỏng, da thơm
Tay dài mười ngón vuông tṛn tháng năm
Yu-ka-ta đẹp đêm rằm
Trung thu ngắm bóng chị Hằng ước mơ
Trăng về uống ngọt lời thơ
Thuốc tan, khói loăng, hửng hờ bước chân
Ô-bôn thỏ thẻ ân
cần
Bên nhau điệu nhảy đôi chân ră rời
Thu về gió mát mọi nơi
Trung thu thắm đượm một đời b́nh an.
Kokura (1974)
Trời chiều
Ga chiều
Một ḿnh tôi đi
Bao giờ
Gặp lại
Nói năng những ǵ!?
Chiều tím
Tôi đi về
Lê bước nhỏ bơ vơ
Em c̣n ǵ cho tôi
Em c̣n ǵ cho ḿnh
Ḍng quá khứ
Trôi qua như sóng cuộn
Ḿnh xa rồi
vạt nắng cuối thềm ga…
Tobata (1974)
tôi nghe t́nh
chiều nay buồn phố nhỏ
Kokura
thuở ḥ hẹn đi về
Ninjin*) buồn
điệu enka ngủ mê
trên bờ tóc
trời thu chơm chớm lạnh
Kokura (1974)
*) tên tiệm cà phê

H́nh 2. Ở thành phố
Fukuoka, Nakasu và Ohori Park là hai nơi khá gần gũi với tôi. Chúng
tôi thường đến đây vào ngày cuối tuần để vui chơi hay đôi khi t́m
một phút giây b́nh an sau những giờ tất bật với cuộc sống.
H́nh bên
trái: Hàng trăm quán Yatai ở Nakasu- một đảo nhỏ nằm giữa ḷng thành
phố Fukuoka. Nakasu được bao bọc bởi hai ḍng sông : Nakagawa và
Hakatagawa.
H́nh bên phải: Ohori Park ở trung tâm thành phố Fukuoka.
Công viên này yên lặng với chiếc ao- lớn-như- hồ nằm ở giữa với
những con đường nhỏ và vườn hoa chung quanh.
Công viên Ohori nằm
trong Làng Dazaifu-
một làng được kiến trúc theo
lối “Monzen Machi” nhằm biểu lộ tinh thần hiếu khách “Omotenashi
no kokoro” của người Nhật.
Về đây, người
ta có thể t́m thấy một cái ǵ vừa huyễn hoặc “chông chênh giữa hai
bờ hư thực”, vừa thân thương trên mỗi bước chân! Công viên có chiếc
cầu đỏ Ohori- với những buổi sáng đẹp trời vào mùa xuân hoa ajisai
và cosmos tươi mỡn muôn nơi. Nh́n bóng ḿnh đổ xuống hồ nước
lăn tăn trong con gió nhẹ: lúc hiện
rơ mồn một, lúc mơ hồ liêu trai…Thích nhất là những buổi chiều chớm
thu có nắng hanh vàng! Được đi tản bộ trong công viên là một điều
rất thú vị...
Ḿnh có thể đi như thế hàng
giờ mà không biết chán! Nghe chim hót, tiếng vài chiếc lá rụng, nh́n
con nước chảy mênh mang, mang lại cho ḷng một cái ǵ êm êm, nhè nhẹ
và mơ màng như sương khói lăng đăng cuối chân đồi...
(Google
Images).
Sau
này, sinh viên Việt Nam đến học tại tỉnh Fukuoka nhiều hơn, nhưng
con số vẫn c̣n rất khiêm nhường. Hồi đó cư xá Koga vừa mới mở dành
cho sinh viên viên ngoại quốc cấp cao học của Monbusho (Bộ giáo dục
Nhật). Cư xá có nhiều thiết bị và nhà bếp lớn, nên vào những dịp lễ
lớn như Tết, chúng tôi thường về đó để hưởng ”ké”.
Nói đến chuyện
bếp núc, quư ”ông” (dĩ nhiên là không có tôi trong đó!) nấu ăn chẳng
thua ǵ quư ”bà” nhất là khi nấu những món nhậu ”khoái khẩu”! Hát
ḥ, ăn uống no say. Sau một đêm ai trở về nhà nấy tiếp tục với cuộc
sống thường nhật.
“cư xá sinh viên Koga/ con
đường nhỏ lác đác vài ngôi nhà/ cosmos giờ nở rộ!/ xanh xanh thắm
vàng hoe màu nắng vỡ/ cụm mây trôi che trắng cả nền trời/ nh́n hoa
cười giọt nắng nhỏ trên môi/ lắng đọng không gian, níu thời gian
chùn xuống”
Dần dần
theo thời gian, tôi quen biết với bạn bè Nhật nhiều hơn và cũng bắt
đầu hội nhập với cộng đồng sinh viên ngoại quốc ở đây. Mấy đứa bạn
Nhật khiêm tốn và thật ḷng. Mấy người bạn ngoại quốc
th́ gần với tôi về cách suy nghĩ hơn v́ có lẽ “người cùng hội cùng
thuyền”cũng không chừng!?
V́ là chương tŕnh cao học, có vài người
khá lớn tuổi hơn tôi và có đem vợ con theo.
Thêm vào đó, c̣n có gia đ́nh anh chị người Mỹ đến từ tiểu bang
Missouri sang dạy tiếng Anh ở trường. Nhà cửa
của anh chị này khang trang hơn v́ được trường lo liệu và tài trợ,
nên thường được chọn làm địa điểm hội họp của chúng tôi.
V́
anh chị với hai cháu bé ít có bạn bè ở đây, nên mỗi lần người nào
trong chúng tôi “hô” lên, là anh chị “ứng” ngay! Chúng tôi chơi
theo kiểu “potluck”- ai có cái ǵ mang
đến cái nấy! Không khí gia đ́nh và những bữa ăn
“quốc tế” làm cho tôi cũng cảm thấy ấm áp được phần nào và vơi đi
nỗi buồn xa xứ!
Những người trẻ và độc thân như tôi, th́ chuyện “ngủ
bờ ngủ bụi”, vui đâu ở đấy là thường! Cứ ngă ḿnh lên tatami là ngủ
như chết, nên chuyện pḥng lớn nhỏ, đẹp xấu, dơ sạch chẳng có ǵ
quan trọng đối với chúng tôi! Có những lúc cuối tuần, khi quá chén,
chúng tôi ngủ lại trên sàn pḥng khách của nhà anh chị này!
Thỉnh thoảng, tôi
cũng đi du lịch; đôi khi đi một ḿnh (mặc dù không nhiều như thời
gian đầu lúc mới đến Kitakyushu!); có khi đi
chung với bạn bè để t́m hiểu thêm về xứ sở miền nam nước Nhật
và cũng để hít thở không khí trong lành của đồng quê, biển trời và
đồi núi.
Những lúc đầu óc suy nghĩ vẩn vơ với nhiều phiền toái, tôi
thường thích đi bộ một ḿnh trong công viên, hay về băi biển Iwaya
để trở về, để được “âu yếm” trong ḷng thiên nhiên như được ôm ấp
bởi ṿng tay yêu thương của người mẹ hiền.
“Một ngày cuối tuần đi bộ/ Từ Tobata
đến băi biển Iwaya/ Ngang qua những ruộng vườn xanh màu hoa quả/
Những bờ đê nước chảy mượt theo ḍng/ Băi biển phía xa như đang đứng
đợi trông/ Chờ tôi đến thân quen làm bè bạn/ Con sóng nhỏ lăn tăn
trông bé bỏng/ Âu yếm vuốt ve bàn chân nhỏ đen gầy/ Ngồi nh́n núi
đồi, nh́n áng mây bay/ Tĩnh lặng, b́nh an, ḷng nhẹ nhàng thanh thản…”
cư
xá Koga rộn tiếng cười
người đi kẻ đến rộn ngày
vui
giang tay mở rộng ṿng
tay với
như cố ôm chầm vạt nắng
tươi!
Koga (1973)
những đêm vui nói chuyện bạn
bè
tiếng cười vang, thấm giọng sa-kê
khi biên giới quốc gia không c̣n nữa
người gặp người, ngôn ngữ chợt thân quen.
Kokura (1974)
ngồi nói chuyện tương lai
khi nào ḿnh gặp lại?!
xứ Mỹ hay trời Âu
dễ dàng cảm thông nhau…
Kokura (1974)
anh chị bạn Mỹ cứ khuyến
khích ḿnh đi Mỹ
nghe cũng ham nhưng
chuyện có dễ đâu!?
thi cử tiếng Anh nhắc
đến phát rầu
phải cố gắng lắm may ra
ḿnh đi được!?
Kokura (1974)
mấy
đứa đùa nhau nói giỡn cười
xứ người, xứ bạn/ chuyện
vui vui
mai này có kẻ đi về nước
nhớ bạn/ nhớ người/
những phút vui!
Kokura (1974)
Có một lần, một
đứa bạn Nhật cùng khoa rủ tôi đi “khám phá” Kyushu trong chiếc xe
“mới” mua của nó. Chúng tôi chẳng những đi đến thành phố mà c̣n lái
xe ngang qua những vùng quê “hẻo lánh” mà
tôi chắc rằng tôi sẽ không có cơ hội thăm viếng nếu không nhờ chiếc
xe “thân yêu” của đứa bạn!
Lúc đó Kyushu không có nhiều người ngoại
quốc; thậm chí có những vùng quê người bản xứ chưa thấy người ngoại
quốc bao giờ! Có một lần cả xóm xúm lại coi tôi cầm đũa v́ họ tưởng
chỉ có người Nhật mới biết cầm đũa thôi! Họ con trầm trồ khen tôi
cầm đũa giỏi quá! Tội nghiệp cho thằng bạn tôi: nó t́m cách cắt
nghĩa với mọi người về lịch sử, văn hóa
Việt Nam và người Việt Nam cũng dùng đũa ăn cơm như người Nhật!
Nghe
vậy mọi người rất phấn khởi như đă t́m được một người “bà con” đến
từ phương xa… Một tuần lễ “bụi đời” thật vui và thú vị! Mọi người
càng gần gũi hơn; thế giới càng thu lại
nhỏ hơn v́ một khi đă quen biết nhau, biên giới quốc gia và sắc màu
dân tộc trở nên càng “lu mờ” hơn…
đêm
nay không chỗ trọ
đi xem “ooru naito”*)
xoài hai chân trong ghế
mệt đừ/ngủ ngon ghê!
Mizayaki (1974)
*) “all night”: loại phim dài suốt đêm
tàu
đêm một ḿnh trong chiếc toa
màu trắng bạch dưới ánh
điện nhạt nḥa
cảnh vật trong toa đều
màu trắng
khi bên ngoài đêm như
mực/ tối đen
Fukuoka (1974)
chiếc
xe Isuzu đều đều chạy trên đường
ngọt
ngào hương cỏ nội đồng quê
bên đường thửa ruộng
vàng bông lúa
vàng cả nắng hè rộn kẻ
qua…
Saga (1974)
dù
năm tháng có dài/dù thời gian măi măi trôi
ḿnh vẫn giữ những thâm
t́nh bè bạn
những lúc khó khăn là
những lần thử thách
t́nh bạn/ t́nh người/
t́nh nghĩa thân thương!
Tobata (1974)
Mấy thằng bạn Nhật bản chất thật thà
V́ ở quê nên chân chất dễ thương!
Ít nói, lầm ĺ nhưng đến khi gặp chuyện
Cũng “chịu chơi” và cứng cỏi chẳng thua ai!
Có những hôm ngồi uống rượu đêm dài
“Kuroda Bushi” ca hát nghêu ngao
“Sake wa, Nome, Nome!” rống giọng
Lối xóm cuối tuần chắc mất ngủ đêm nay?!
Tobata (1974)
Tôi cũng đi thăm lại những khu phố gần
nhà như Moji, Yahata, Wakamatsu, Kokura,
Tobata và Shimonoseki. Sau khi ghé lại quán cà phê quen thuộc bên
cạnh nhà ga Mojiko, chúng tôi đi bộ qua đường hầm Kanmon, đến chợ cá
Karato để ăn món cá “fugu” mà bọn này thích.
Đường hầm Kanmon Tonneru và Karato Shijou có lẽ là hai h́nh ảnh khó
quên về
Shimonoseki- thành phố, đối với tôi có
nhiều kỷ niệm thân quen.
Tôi có cảm tưởng là ḿnh sắp xa những “người-
bạn-thành-phố” này trong một ngày rất gần.
Thời gian rồi sẽ trôi qua. Cố giữ lại
trong tâm h́nh bóng của một quăng đời!
Năm, mười năm sau, h́nh dáng
của những con đường, khu phố chắc chỉ c̣n lại trong kư ức mà thôi v́
tất cả sẽ “thay da đổi thịt” theo sự “thương hải biến vi tang điền”
của ḍng đời!
biển xanh sóng bồng bềnh
cát trắng đá cao gập ghềnh
dập d́u xanh xanh sắc màu bóng mây
đồi cao tiếp theo đồi
cao
đường quanh cỏ xanh rầu
rầu
đoàn xe chạy qua mau
trời xanh biển xanh thắm
màu
Moji (1974)
gọi
gió mây về
gọi nắng xưa
gọi bờ cát trắng
sóng nô đùa
gọi
màu biển nắng
con phố vắng
thành phố ta về
lất phất mưa
Shimonoseki (1974)
Ngồi ngắm mây trời buồn trôi
vất vưởng
Chiếu tím ngang đồi vài vạt nắng vàng
Ngổn ngang muôn ngàn tâm sự
Chiều trôi một ḿnh/ đời ḿnh lang thang
Chiều đếm lá vàng rơi trên con đường
Từng cánh ngỡ ngàng lả tả không gian
Chim bay/ từng đàn về tổ
Trời sắp tối rồi/ ḿnh vẫn lang thang…
Wakamatsu (1974)
Biển trời đen thành phố sắp lên đèn
Chầm chậm bước hai bóng đen chung bóng
Gót nhỏ bên nhau gió trời lồng lộng
Triền cát bây giờ lốm đốm vũng đen đen
Ḿnh bên nhau trong sự thân quen
Ḿnh quen biết vùng biển trời này thân thiết
Dù trời có tồi mực đen lối đi ḿnh vẫn biết
Nhọc ḷng chi con phố phải lên đèn!?!
Moji (1974)
Yahata là con phố nhỏ nằm
dưới chân đồi và không cách Tobata bao xa. Mùa hè ở đây tương đối
mát hơn ở thành phố Tobata hay Kokura. “Kooyoo” vào mùa thu th́
tuyệt đẹp với những cánh lá đổi màu trông rất ngoạn mục!
Từ trên đồi
cao nh́n xuống thành phố vào buổi sáng sớm tinh sương, chùng tôi có
thể thấy một màn sương mỏng giăng kín phía dưới chân đồi. Ánh đèn
leo lét từ khu phố càng trở nên “lờ mờ” hơn, cho một cảm giác mơ mơ
màng màng giữa hai bờ hư thực!
Có hôm chúng tôi đi “lạc”
lên đến đồi Hiraodai và t́nh cờ khám phá những đóa hoa dại “sagisoo”
màu trắng trông rất đẹp. Hàng chục cánh hoa xếp hàng theo thân cây;
nh́n từ xa, những cánh hoa này trông giống như một đàn chim phượng
hoàng tung bay nhởn nhơ trong gió.
Rải rác đó đây, chúng tôi
cũng t́m thấy những tảng đá vôi màu trắng như đàn cừu đang gặm cỏ
non...
Chiều lên thành phố
Ngày trong ngày vắng
Ta về đây nh́n mây trắng
Bay bay…
Chiều lên đồi vắng
Hàng cây chiều vắng
Gió chưa về
Nên đứng lặng bơ vơ…
Chiều lên/chiều cứ lên
Màn đêm đến vội vàng
Cuối ngày ai đứng đợi
Gió về hay đêm sang?!
Yahata (1974)
Cánh hoa sagisoo*)
Hay cánh chim phượng hoàng!?
Hàng trăm cánh phất phơ bay
Lượn quanh nô đùa trong gió
Tháng tám trời trong nắng lên rực rỡ
Yahata rộn ră bước chân về
Sagisoo hoa trắng đẹp mị mê
Cả đám cỏ dại chung quanh
Cũng ngước mắt nh́n lên tỏ ḷng chiêm ngưỡng!
Yahata (1974)
*) habenaria radiate, cùng loại với
lan
Sagisoo trắng cả công viên
Trắng cả đồi hoang trắng khắp vùng
Màu trắng trinh nguyên trong nắng mới
Dịu dàng tha thướt nét đoan trang
Sagisoo- đàn chim phượng hoàng
Ngàn cánh tung bay rợp sáng không trung
Bay lượn nhỡn nhơ như vờn sắc thắm
Thắm cả nền trời thắm đượm ngày lên!
Yahata (1974)
đi
trong cánh đồng akizakura
ḷng rộn ràng đón một
ngày mới sang
chim chóc hát ḥ như
trẩy hội
buổi sáng mát tươi với
ngàn cánh hoa tươi mới
tia nắng mới về/ lồng
lộng ấm hương hoa
ngày cứ lên giữa trời
đất bao la
akizakura cánh đồng như
trải dài vô tận
Kokura (1974)
Những cánh hoa sagisoo nhởn nhơ
Như những cánh chim phượng hoàng tung
tăng trong nắng
Màu trắng phất phơ quanh con đường vắng
Buổi sáng đẹp tươi dưới ánh nắng hè
Đồi Hiraodai tháng tám đang về
Mây trắng trời xanh hoa sagisoo trầm lặng
Rải rác đó đây những tảng đá vôi màu trắng
Đứng xa xa trông giống những đàn cừu
Thư thả nhẹ nhàng gặm đám cỏ xanh
Trong tĩnh lặng b́nh an cơi ḷng mát rượi
Sagisoo ngàn cánh chim trắng màu tươi
mới
Đá trắng cừu non cùng quần quyện trên đồi
Sáng hôm nay rực rỡ một sớm mơi
Hoa, nắng, trời, mây, thiên nhiên cùng chung
ḥa nhịp điệu!
Yahata (1974)
Có thể đây là mùa hè cuối
cùng ở Kyushu
(có thể đi học ở tỉnh khác hay cũng có thể rời Nhật!),
nên tôi cố gắng thu
xếp công việc để đi thăm một vài thành phố- tuy xa nhưng gần gũi đối
với tôi-, nhất là trong khoảng thời gian
“trầm
trầy trầm trật“ này, khi tôi chưa có quyết định ǵ cho ra hồn cả!.
Tôi muốn đi lại những con
đường nắng vỡ thân thương để gặp lại những khuôn mặt thân quen và
những nụ cười hiền hậu. Tôi muốn giữ lại cho ḿnh những h́nh ảnh của
một thời đă biết, đă quen...
Mai đây dù ḍng đời có thể
đưa tôi đi xa- thật xa nơi này, tôi cũng muốn ấp ủ h́nh ảnh những
chiều mưa, những hẻm núi cao chót vót, những lần đạp chiếc xe đạp
lóc cóc leo lên đồi, những lần hẹn ḥ/ trễ hẹn, những bước chân trên
biển vắng nghe tiếng sóng vỗ ŕ rào với niềm tâm sự nao nao...
Tung tăng trong màu nắng
Em tươi áo lụa là
Hàng cây hoa màu trắng
Em vui cười hoan ca
Sân ga chừ chợt vắng
Tàu điện hú xa rồi
Em vui đàn bướm trắng
Trời xanh hồng dây tơ
Ḍng sông dài bỡ ngỡ
Chiều bóng nhỏ em mơ
Ngây thơ ḷng giấy trắng
Trời xuân dáng em thơ
Em đi trong màu nắng
Điệu nhỏ dáng vai gầy
Nơi em đầy sức sống
Hồng biển trời, gió mây.
Miyazaki (1974)
Đứng trên hẻm núi Takachiho
Tôi cất tiếng hú cao…vút cao…
Gọi nắng
Gọi mây
Gọi gió ŕ rào
Cùng tháng năm về
Cùng hát khúc ca
Vui…chung vui...
Giữa đất trời bao la
Thiên nhiên hiền ḥa mở rộng ṿng tay ấm ḷng đón nhận!
Đứng trên đỉnh Takachiho
Kyoo
Hẻm núi. Đồi cao...
Tôi cất tiếng hú cao…
Thật cao…
Tiếng gọi băng qua những cánh rừng bạt ngàn
Ngút ngàn...
Dội lại từ những tảng đá thẳng cao
Vút cao...
Ḍng thác chảy mênh mang
Sợi nắng lân tinh muôn ngàn ánh sao
Sắc hương thơm tho ngọt ngào!
Đứng trên đỉnh Takachiho
Kyoo
Tôi cất tiếng vang…ngân vang...
Gọi mặt trời về
Mang lại tia nắng nồng nàn
Hong ấm những băi cỏ hoang
Giọt sương lấp lánh lung linh
Dưới ánh nắng vàng...rực vàng...
Ngày lên cao…lên cao
Hẻm núi Takachiho
Xạc xào lá bay…lá bay
Tất cả hội ngộ về đây
Cùng hoan ca điệp khúc sum vầy
Thiên nhiên vẫn ngàn năm ôn ḥa độ lượng …
Về đây...Tất cả về đây
Takachiho Kyoo tưng bừng trẩy hội sáng nay!
Miyazaki (1974)
Takachiho Kyoo
Thác nước trên cao đập vào bờ đá
Loang lỗ vết nhăn cằn cỗi tháng ngày
Những cụm nước tỏa làn hơi tung bay
Làm trắng cả đám cỏ xanh
đang tắm ḿnh dưới nắng
Ngác ngác ngơ ngơ
Nh́n Takachiho sừng sững
Đứng hiên ngang hùng vĩ một góc trời
Đồi núi thênh thang chim hót
mọi nơi
Cả vạt nắng nghiêng nghiêng
Cũng cố trườn lên hẻm núi cao cùng đất trời tham dự!
Miyazaki (1974)
Trên đường đi lên đến mũi
đất Toi Saki
Ngang qua những rừng cây xanh màu mát rượi
Ngọn đồi chông chênh giữa bốn bề lộng gió
Lờ lửng như đang treo ở giữa khung trời
Đàn ngựa đen ung dung đang
gặm cỏ tươi
Màu xanh cỏ ḥa cùng màu xanh sóng nước
Hương vị thơm tho từ mặt hồ phía trước
Nắng cũng ngọt xanh trong gió mát trong lành
Thiên nhiên nhẹ nhàng. Đám mây trôi mịn mong manh...
Miyazaki (1974)
Vài cảm nghĩ rời
Khi ở một nơi nào khá lâu,
con người có khuynh hướng ít muốn đổi dời. Tôi cũng không là ngoại
lệ! Cứ nghĩ đến chuyện đổi dời là thấy
“ngán“
rồi!
Nhưng...dù muốn dù không rốt
cuộc phải làm một sự lựa chọn. Và không có sự chọn lựa nào là hoàn
bích cả! Ở lại hay ra đi là cả một vấn đề! Chọn lựa và tiếp tục dấn
thân! Và cũng chắc chắn rằng đây không phải là lần lựa chọn sau
cùng!
Khó khăn rồi lại khó khăn
Con đường trước mặt gập ghềnh khó đi
Muốn ở lại hay ra đi
Sự đời khó đoán/ huống ǵ tương lai!?
Cũng liều nhắm mắt thở dài
Đưa chân đạp phải đinh gai sá ǵ!
Một lần đă quyết ra đi
Sẵn sàng chấp nhận ngại ǵ thiệt hơn!
(1974)
March 24, 2022 |