|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Vài học giả Nhật, khi nói về Việt Nam, thường hay dùng câu “Chikatute Toi”, nghĩa là “Gần mà Xa”: Gần về địa lư, xa v́ cứ như là một nước nào xa Nhật Bản lắm (làm họ) không biết về Việt Nam bao nhiêu. Thực ra, người Nhật biết về Việt Nam nhiều hơn người ḿnh biết về Nhật Bản. Từ hồi cuối thập niên 1930s người Nhật đă để tâm t́m hiểu về Việt Nam (cho mục đích chính trị và chiến lược). Mantetsu Chosabu (Ban Nghiên Cứu của Công Ty Xe Lửa Măn Châu) đă dịch khá nhiều tài liệu của người Pháp về Việt Nam: Xă Hội, Phong Tục, Kinh Tế, vv... Thời sau 1945, đặc biệt từ đầu thập niên 1950s trở đi, các tổ chức như KeiDanRen, Ajia Keizai KenkyuJo, Mitsui Butsan... đă có nhiều nghiên cứu riêng biệt về Việt Nam, phần lớn là về kinh tế. C̣n người ḿnh th́ biết được bao nhiêu về Nhật Bản? Dĩ nhiên có một số nghiên cứu về Nhật Bản trong ṿng 20 năm gần đây, nhưng trước đó th́ hiếm. Được nhiều người biết đến th́ chỉ có cuốn “Nhật Bản Duy Tân 30 Năm” của cụ Đào Trinh Nhất (xuất bản năm 1936). Lùi xa về trước, cụ Phan Bội Châu có viết về nước Nhật, nhưng mục đích của cụ chỉ nhằm vào việc khích lệ dân khí, không phải để người Việt t́m hiểu Nhật Bản. Cụ khen nước Nhật, muốn lấy đó để nâng cao tinh thần của lớp thanh niên, vô t́nh cụ cũng làm nhiều thế hệ đi sau hiểu lầm rằng nước Nhật được hùng cường là nhờ tài của vua Minh Trị (một ông vua ngồi làm v́, giống như vua Lê của chúa Trịnh). Cụ viết:
Cờ
độc
lập
phất
đầu
đứng
trước ...
Ngày rằm
ta, tháng chạp
Tây ...
Đông-Tam-Tỉnh
thu trong tay áo Tuy nhiên, những điều này là vấn đề dài, nên để cho một dịp khác. Về tiếng Nhật, những ngày c̣n ở lớp Tiểu Học, tôi có nghe mấy đứa bạn nhóc t́ cho biết hai tiếng Nhật là “Ari-KA-to” và “Yoto-nai”; bảo đó nghĩa là “Cám Ơn” và... ǵ ǵ đó, không biết! (Sau này mới hiểu ra “Yoto-nai” là cách đọc sai của chữ “Joto ne” = Tốt quá nhỉ)! C̣n về người Nhật th́ nghe người lớn hay bảo “Nhật lùn”, mặc dầu xem phim vơ sĩ Nhật đánh kiếm vèo vèo th́ thấy họ không lùn hơn ta! Rồi khi vô lớp lớn ở Trung Học, có thầy giáo nói “người Nhật lùn, v́ họ thuộc giống Oải-Nô (Ainu); Oải là lùn”. Thực ra Oải-Nô là tiếng người Tàu phiên âm chữ Ainu (một sắc dân thiểu số ở miền Bắc nước Nhật), c̣n họ có lùn không th́ về sau qua Nhật rồi tôi mới biết (trung b́nh, họ cao hơn người Nhật). Nhưng thắc mắc lớn của cả thế hệ tôi (và đại đa số dân chúng miền Nam thời đó) là “Sao mà nước Nhật tài quá, mới đổ nát tan hoang hết vào năm 1945 mà trong 1 thời gian ngắn nền kinh tế Nhật đă hưng thịnh lên một cách thần kỳ”? Đây lại cũng là một nhận định sai lầm khác, bây giờ cũng c̣n lắm người Việt tin Nhật Bản “từ số không” vào năm 1945 bỗng nhanh chóng trở thành cường quốc. Điều này chứng tỏ người Việt ḿnh không biết về nước Nhật bao nhiêu. Một ví dụ khác, khá thú vị, là mới cách đây vài tháng, có người quen bảo tôi: “Anh là người Huế, nên anh đi Nhật học tiếng Nhật là phải rồi, khỏe ru”! Hỏi tại sao khỏe, người ấy gửi cho một bài viết ngắn của ai đó, đại loại nói: Tiếng Huế với tiếng Nhật giống hệt nhau, cho nên người Huế rất quen với tiếng Nhật. Ví dụ người Huế nói: “Mi đi mô ri”, “Sao không qua tau”, “Hôm ni ta ra”, “Cô khi mô qua”, vv... giống y tiếng Nhật! [Ôi, xin chúc mừng tất cả bà con xứ Huế ḿnh]. Tôi chỉ có thể bảo anh ấy “họ nói giỡn đó”, sợ có lỡ lời chút nào chăng. Người Việt (của thế hệ tôi), đa số đều rời nhà trường với một số kiến thức tiếng Pháp hay tiếng Anh trong đầu. Cho nên nếu cứ thế mà học thẳng bằng tiếng Anh (hay tiếng Pháp) th́ đă sẵn có cơ bản. Nhưng tiếng Nhật th́ khác, đi học tiếng Nhật là bắt đầu từ con số không, dù là đối với những ai biết sẵn chữ Hán đi nữa (sẽ nói sau). Kể chuyện bên lề một chút: Hồi ở Tokyo, có một anh bạn người Mỹ cho tôi biết anh ấy mới t́m ra một “chân lư”. Anh bảo: Nếu người Nhật khen bạn “giỏi tiếng Nhật quá” th́ có nghĩa là bạn nói bập bẹ, chỉ đủ để đi chợ mua thức ăn. C̣n nếu họ nói tiếng Nhật của bạn “cũng đỡ đỡ” (mah-maa), hoặc bảo “anh phát âm khá lắm” th́ có nghĩa là tiếng Nhật của bạn “cũng được”. Điều này chỉ là một phản ánh của tâm lư người Nhật. Họ không muốn người ngoài biết rơ quá về họ. Người ngoài đây là người ngoại quốc lẫn người Nhật nào không thuộc về “hệ mạch” của họ. Cho nên, muốn hiểu rơ về văn hóa Nhật Bản, về tiếng Nhật, về xă hội Nhật, có lẽ bạn phải cần ít nhất là 10 năm sống (và học hỏi) trong xă hội Nhật. Dĩ nhiên là nếu gián đoạn th́ thời gian cần thiết sẽ dài hơn. Một vài người bạn Nhật của tôi đồng ư rằng h́nh như tiếng Nhật có một cái ǵ “không thuận chiều” với những ngôn ngữ khác, trừ ra tiếng Triều Tiên (hay tiếng Hàn Quốc). Điều này rất khó chứng minh, nhưng chỉ cho cảm tưởng mà thôi th́ h́nh như nó là ... thế! Phải chăng điều này làm cho người Nhật không nói được tiếng Anh, Pháp, vv... một cách lưu loát, dù ở trường, họ có học tiếng Anh khá đàng hoàng? Đây là nói về người Nhật b́nh thường, kể luôn cả các sinh viên tốt nghiệp đại học. Trên b́nh diện chung, người Thái, người Việt nói tiếng Anh có vẻ trôi chảy hơn một người Nhật b́nh thường. Người Việt học tiếng Nhật có một lợi điểm nếu họ thông thạo chữ Hán (có lẽ người Tàu cũng thế, so sánh với người châu Phi, châu Mỹ, Úc, vv...). Bởi v́ có nhiều từ ngữ Hán Việt hoàn toàn giống như chữ Kanji (Hán Tự) của Nhật; ví dụ như Tâm Lư, Bất Động Sản, Địa Cầu, Chú Ư, Vị Vong Nhân, vv... Những câu chữ Hán như “Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung” (‘bốn biển nhân dân nước lửa nồng’), người Nhật b́nh thường có thể hiểu được. Nhưng người Việt nào vác nguyên xi tiếng Hán-Việt đem qua áp dụng vào tiếng Nhật th́ sẽ có lắm khi “kẹt đạn”. Ví dụ, tuy cũng là chữ ĐỨC nhưng người Nhật viết ít hơn chữ ĐỨC (viết theo chữ Hán) của Việt Nam một nét. Đa số du học sinh Việt Nam hay bị kẹt chữ này, v́ lúc trong nước đă quen với khái niệm:
Chim Chích mà đậu
cành tre Trong Kanji, chữ “tâm” không có chữ “nhất” để “đè lên” như nhiều người Việt vẫn tưởng. Đó là cách viết, c̣n cách dùng từ ngữ cũng khác nhau. Ví dụ, với người Việt, “cố nhân” là “người cũ” (Cung Tiến: “chờ nhau hoài cố nhân ơi”); với người Nhật, đó là “người chết”, đă không c̣n trên đời này nữa. Với những câu quen thuộc của người Việt, ví dụ như định nghĩa về Trượng Phu của Mạnh Tử: “Phú quư bất năng dâm. Bần cùng bất năng di. Uy vũ bất năng khuất”... th́ chỉ có những người Nhật nào có học đàng hoàng, biết kinh điển mới hiểu được. Với người Nhật b́nh thường, họ chỉ hiểu được hai chữ “bất năng” thôi, mà “bất năng” trong tiếng Nhật là “trên bảo dưới không nghe”, “giă từ vũ khí”! Nói cách khác, khi dùng tiếng Nhật không thể dùng vốn liếng Hán-Việt để đưa vào; mà (giống như việc học bất cứ ngoại ngữ nào) phải suy nghĩ như người bản xứ; với tiếng Nhật th́ đi theo tiếng Nhật; chứ không thể suy nghĩ bằng tiếng Việt trong đầu rồi dịch sang tiếng Nhật. Người Nhật nói “mi-ren” (Vị Luyện) nghĩa là “tiếc nuối”, phải nhớ đúng như thế thôi, không đưa vào tiếng Hán-Việt được. “DaiJoBu” viết chữ Hán là Đại Trượng Phu, nhưng nghĩa là “không sao đâu, cứ an tâm, ổn”. Chữ “Benkyo” tiếng Nhật là học (hoặc học hỏi), cứ nên theo tiếng Nhật, không thể dùng tiếng Hán-Việt rồi thắc mắc “tại sao học mà họ nói là Miễn Cưỡng”? (Vậy “không sao đâu” mà họ nói Đại Trượng Phu th́ tại sao?). “Vô Duyên”, tiếng Nhật là “Mu-En”, có nghĩa là “không có duyên số” (Kiều: ‘Khéo vô duyên bấy là ḿnh với ta’) -- hoặc có khi nghĩa là “không liên quan”, “không can dự”. Nhưng Mu-En không có nghĩa như “ăn nói vô duyên” như nhiều người Việt ḿnh lầm tưởng (Ca Dao: “Vô duyên chưa nói đă cười. Chưa đi đă chạy là người vô duyên”). Ngoài ra, trong tiếng Nhật c̣n có nhiều “Ate-ji”, nghĩa là những chữ dùng “Kanji” chỉ để đọc âm (phát âm) chứ các Kanji đó không có ư nghĩa ǵ liên quan (Ví dụ chữ Sushi, hai chữ Hán này chỉ để mà đọc âm thôi, chứ nghĩa của chúng không liên quan ǵ đến món ăn có cá sống). Với những chữ “Ate-ji”, nếu cứ nh́n vào chữ Hán rồi đi tra nghĩa của nó th́ như làm việc công Dă Tràng. Trái với Ateji là “Jukujikun”: Đây là dùng chữ Hán theo nghĩa của nó, chứ phát âm th́ khác (không theo cách phát âm thông thường của các chữ Hán đó). Ví dụ: Tsu-yu (viết chữ Hán là Mai Vũ), nghĩa là mùa mưa. Hoặc “Otona” (viết chữ Hán là Đại Nhân, nghĩa là người lớn). Nói đơn giản, cách đọc những chữ Jukujikun khác với cách đọc thông thường, nh́n vào chữ Hán là chỉ để xem nghĩa của từ ngữ thôi. C̣n khá nhiều, nhưng không ghi ra hết được. Tuy nhiên về cơ bản, cách dễ nhất là – nếu không thể nắm chắc về nguồn gốc của từ ngữ – th́ họ dùng thế nào, ḿnh cứ sao dùng vậy. Hiểu rơ, và dùng cho đúng, là cũng đủ ngất ngư lắm rồi. Nói tóm lại, tuy trong tiếng Nhật có nhiều Hán Tự (Kanji), nhưng không có nghĩa là chúng cứ phải giống hệt tiếng Hán-Việt. Mà người Nhật b́nh thường cũng chỉ biết khoảng 2,000 tiếng Kanji thôi; phải là người Nhật học đàng hoàng (và học khá cao) mới có thể đọc được (và hiểu được) những loại điển tích chữ Hán như “Tứ Diện Sở Ca”, “Nằm Gai Nếm Mật” (Gashinshotan), vv... Ngoài ra, trong tiếng Nhật lại c̣n có tiếng Anh trộn vào, và thường nó là “tiếng Anh của người Nhật” (Japanese English). Đây cũng là một cái khó, kể cả cho những ai biết tiếng Anh, v́ có đoán giỏi cách mấy cũng khó mà hiểu được. Ví dụ người Nhật nói: “Shibiru”, có nghĩa là chữ “Severe” trong tiếng Anh. Tương tự: “Toraberu” nghĩa là Travel, “Sorumeito” nghĩa là Soul Mate, “Mai-ka” (my car) nghĩa là private car, “Mishin” (machine) nghĩa là cái máy may, vv... Nói cho đúng, học bất cứ tiếng nước ngoài nào cũng đều khó. Một giáo sư về ngôn ngữ ở đại học ANU có tâm sự: “Tiếng Anh sao mà khó quá. May mắn mà tiếng Anh là tiếng của tôi” (Chị ấy người Mỹ). C̣n anh bạn người Mỹ đă nói ở trên có nhận định về việc học tiếng Nhật: “Nó cứ như ḿnh leo núi. Khi ở mức này th́ nghĩ đỉnh núi ở khoảng chừng kia. Leo lên cao hơn, thấy đỉnh núi lại cao hơn nữa”! Một người đi học tiếng nước ngoài, dù là tiếng của nước nào, nhưng không vững về tiếng mẹ đẻ của ḿnh, về những quy luật và ư tứ của nó, th́ cũng khó mà trèo cao đào sâu vào lănh vực của một ngôn ngữ thứ hai. Dù sao th́ biết được một thứ tiếng nước ngoài cũng cho ta như sống được trong một thế giới khác, với nhiều bất ngờ, thử thách và thú vị của nó. Trước khi ngưng, cũng nên kể thêm một chuyện vui trong những ngày đang mày ṃ học tiếng Nhật: Người Nhật thích nói tiếng Anh, và nhiều người ngỡ rằng hễ ai là “Gaijin” (người ngoại quốc) th́ hẳn biết tiếng Anh. Nhớ lại những ngày mới đến Tokyo, chúng tôi thường t́m cách học tiếng Nhật từ ông bán rau ở gần cư xá: Tỏi gọi là ǵ, quưt gọi là ǵ, vv... Ông ấy th́ cũng muốn học tiếng Anh, hỏi lại: Cái thớt gọi là ǵ, cái bàn mài củ cải gọi là ǵ, cái dao làm bếp gọi là ǵ, vv... Ôi, một lũ học tṛ dài lưng tốn vải, có chui vào bếp nấu thứ ǵ đâu mà biết cái thớt gọi là ǵ! Hồi đó chưa có điện thoại cầm tay để tra cứu ngay như bây giờ, cho nên cũng lúng túng, hẹn lại hôm sau (để tối đó về nhà tra tự điển)! Mấy năm trước đây, khi có dịp trở lại Tokyo, cũng vẫn nhớ ông bán rau vui tính. Không thể t́m về đường xưa lối cũ để xem tiệm bán rau c̣n đó hay không, nên cũng không biết ông vẫn c̣n đó, hay đă theo “hạc nội mây ngàn” sau những biến chuyển của gịng đời? * * VL TTP (06-08-2023)
|