|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Con người, dù có ưu việt đến mấy, cũng phải sống theo luật tự nhiên của trời đất. Ban đêm, khi vạn vật ngủ yên, con người cũng phải ngủ theo. Ban ngày, vạn vật bừng sáng dưới mặt trời, người người cũng đều phải thức để sinh hoạt. Ai làm ngược lại, lấy đêm làm ngày, sẽ lănh hậu quả tai hại. Điều này, không có ǵ mới, nhưng nó lại đến với ḿnh lúc này v́ hôm nay nơi ḿnh đang ở là ngày Đông Chí (Winter Solstice: lúc có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất). Sau Đông Chí, đêm sẽ dần ngắn lại và ngày dần dần dài ra hơn. Những chữ Đông Chí, Hạ Chí, Lập Xuân và Lập Thu là dựa vào Âm Lịch, ḿnh không rành lắm nên cũng có thắc mắc như các bạn: “Chí” có nghĩa là “đến”, vậy Đông Chí là ngày “mùa Đông đến” (để một vùng nào đó chính thức bước vào mùa Đông). Vậy tại sao mùa Đông đến mà ngày sẽ dài ra hơn và đêm sẽ ngắn hơn? Chuyện này, thử nghe giới chuyên môn nói như thế nào? Theo tiến sĩ Andrew Jacob của Đài Thiên Văn Sydney, đây chỉ là thay đổi về độ dài ngắn của ngày và đêm, nhưng lạnh th́ vẫn cứ ... lạnh. Tại sao? V́, luật của thiên nhiên là có sự chuyển hóa từ từ. Ở trong trời đất (nghĩa là trong bầu không khí bao quanh vùng ta đang ở, và khe suối núi đồi, mặt đất, ao hồ sông biển, vv... xa gần quanh ta), cái lạnh không thể biến đi ngay trong một sớm một chiều, nhưng cần một thời gian để có được sự thay đổi mà ta cảm nhận được. Khoảng thời gian này thường là 7-8 hoặc 9 tuần (tùy theo vùng), nghĩa là từ cuối tháng 6 đến khoảng đầu tháng 9 (cho các nước ở gần Nam Cực). Vậy “Từ từ mà chuyển đổi” là luật của thiên nhiên, vũ trụ. Bạn có nghĩ như vậy không? Phần ḿnh th́ càng ngày ḿnh càng cho rằng: Đúng vậy! Luật của tự nhiên là “chuyển hóa từ từ”, mọi sự biến đổi đều phải cần thời gian để có thể xảy ra một cách thuận lợi, thích hợp. Có bao nhiêu triệu năm mới đủ cần thiết cho cái ṿi của con voi, hay cần cổ con hươu cao cổ dài ra (để thích ứng với thực tế mà có thể tồn tại)? Con người ta cũng thế, cũng phải qua những giai đoạn chuyển hóa kéo dài rất lâu mới tiến hóa dần đến con người như chúng ta hôm nay. Các loại máy móc, xe cộ, dụng cụ vv... cũng thế, tất cả đều được hoàn hảo dần theo yếu tố thời gian, không thể nào cứ “đi ngang về tắt” mà có được. Đến vũ trụ c̣n cần thời gian để chuyển biến, th́ tiến hóa của xă hội loài người cũng vậy thôi. Làm ǵ có chuyện một xă hội đang chậm tiến, có tŕnh độ dân trí thấp với nền nông nghiệp lạc hậu đi song song bên cạnh một nền kỹ nghệ rất phôi thai mà, trong một sớm một chiều lại có thể “hô biến” cho nó “tiến mạnh tiến nhanh” đến mục tiêu văn minh và tiên tiến “không kinh qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”; rồi sẽ “bằng Nhật Bản trong 10 năm”, và “vượt qua Nhật Bản trong khoảng 15 năm” !? Nói cách khác, con người – dù là cá nhân hay tập đoàn – khi thay đổi ǵ đều phải thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất, nếu muốn tồn tại được trong trời đất. Mà đi theo luật tạo hóa th́ không thể “đốt giai đoạn”. Hết mùa Thu th́ vạn vật chuyển sang Đông, không thể hết Thu rồi “đi thẳng” sang Xuân được. Có lẽ đa số trong chúng ta đều biết chuyện một anh chàng “tốt bụng”? Thấy một con bướm đang khó khăn lột ḿnh từ một cái kén, chàng ta muốn “đẩy nhanh tiến tŕnh”, bèn xé rách cái kén để “giúp” con bướm. Kết quả là chú bướm trở nên tật nguyền, không bay được... Trong khi đó những con bướm khác, chúng nó bay lên, rồi “hóa hổ”, “hóa rồng”... * (2023, ngày Đông Chí 22-06)
|