|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Người Việt tranh luận xôn xao khi thiền sư Nhất Hạnh qua đời, khen chê cũng lắm. Dù sao th́ đây cũng là cơ hội để có được thêm một số tài liệu về Phật Giáo Việt Nam từ 1955 trở về sau. Tuy không nhiều, nhưng dùng để bổ túc cho những ǵ đă t́m hiểu lâu nay cũng thấy ra được nhiều điều mới. Cũng vẫn c̣n quá ít để cho thấy được toàn diện cả bức tranh. V́ chúng ta chỉ biết được những tài liệu công khai, c̣n những điều cất giấu, giữ kín, th́ bó tay. Với chỉ chừng đó th́ khó mà đưa ra nhận định; mặc dù ở một chừng mực nào đó cũng hiểu được chiều hướng của vấn đề. Tôi t́m ṭi trước tiên là để giải thích thêm cho chính ḿnh, và thấy ḿnh cần phải có nhiều thời gian hơn. Cũng c̣n nhớ, vào thời điểm có đảo chính ở Sài G̣n năm 1963, thế hệ của những đứa học tṛ chúng tôi c̣n quá nhỏ để hiểu được những biến chuyển rất liên quan đến vận mệnh dân tộc. Khi nhận định về ai, hoặc sự việc ǵ, tôi muốn nh́n vào việc làm của họ xem có v́ đời sống hạnh phúc của dân chúng không, ư hướng của họ có v́ sự tiến bộ của dân tộc hay không. Và dĩ nhiên nhận định rằng các phương pháp để tự luyện, tụ tập... hoàn toàn khác với mục đích chính trị. Sự t́m ṭi trong mấy tuần qua cũng cho tôi vài điều hay: Đọc thêm được một số sách do tác giả Nhất Hạnh (hay Nguyễn Lang) viết, có tải xuống được khá nhiều tài liệu về t́nh h́nh chính trị xă hội miền Nam 1963-1975, về các hoạt động của Phật Giáo Ấn Quang, cũng như của thiền sư Nhất Hạnh, của Phật Giáo ở Việt Nam sau 1975, vv... Và t́nh cờ, khi xem một số h́nh ảnh trên Internet, tôi nhận ra được một người ḿnh đă từng có một lần tṛ chuyện, khoảng đâu trước năm 1968. Đó là chị P., trước đây là thành viên của Trường Thanh Niên Phụng Sự Xă Hội (PSXH) do thiền sư Nhất Hạnh thành lập. Thuở đó, trước khi gặp chị, tôi ở rất xa Sài G̣n nên chỉ nghe phong phanh về trường PSXH v́ có một cô gái là thành viên của trường PSXH tên Nhất Chi Mai tự thiêu, thế thôi, không biết ǵ hơn. Chuyện tṛ cùng chị một lát, người đi chung với chị bảo, chị bị hại nên bước đi hơi khập khiễng. Tôi hỏi tại sao, chị nói: “người ta ném lựu đạn”. Hỏi “người ta” là ai, chị bảo “không biết ai”. Cứ tự hỏi giá bây giờ gặp lại chị, và hỏi thêm nữa, th́ ắt bây giờ chị đă biết? Tôi vẫn nghĩ là hồi đó không có lư do ǵ cần thiết để phía chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa hoặc phía Mặt Trận GP Miền Nam ném lựu đạn vào trường PSXH. Vậy “người ta” là ai? Dù sao đi nữa, lúc đó, và cho đến bây giờ, tôi vẫn mong chị được sức khỏe, tâm thân an lạc. Với ư nghĩ của một người b́nh thường, tôi cho rằng điều chính trong hạnh phúc của một người con gái là việc có một mái ấm gia đ́nh, có một hai trẻ thơ níu vào ḿnh u ơ kêu “mẹ, mẹ”, vv... Chị có đi tu không, tôi không biết. Nhưng nếu đi tu, th́ phái của chị là phái “Tiếp Hiện”, trong đó ai cũng có thể lập gia đ́nh. Và nếu thế, th́ trong những người đạo hữu, đâu ắt cũng có ai đó “đồng thanh tương ứng” với chị để chị có được một mái gia đ́nh êm ấm... nếu chị muốn. Trong tấm h́nh trên Internet kia, chị ngồi bên cạnh sư cô Chân-Không và sư Nhất Hạnh, chụp ở Paris năm 1972. Như thế là sau khi rời Nhật Bản chị đi Pháp(?), và trở lại với phong trào của thiền sư Nhất Hạnh? Tôi cứ nghĩ: Từ khi c̣n rất trẻ, tham gia vào trường PSXH, hẳn là chị mang một lư tưởng đẹp, một tinh thần v́ xă hội, vị tha. Không phải một ḿnh chị, đă có rất nhiều người trẻ Việt Nam thời đó cũng mang hoài bảo như thế. Và ở miền Nam đă có một thời như thế. Thời mà có nhiều người “nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện”; nhiều người giới trẻ hát “nếu là chim, tôi sẽ loài bồ câu trắng”, và say mê nhạc Phạm Thế Mỹ: “yêu kẻ thù như yêu ta”... Cũng cùng lúc đó, thực tế trong xă hội chung quanh là những điều khác hẳn:
Để
lại
cho em thành phố
lên đèn
Thêm một
ly này thôi, ráng lên
Trả
lại
em
yêu, con đường
mùa Hạ Và rồi, con đường chọn lựa ngày xa xưa đó, nó đă đưa chị và các bạn của chị đến đâu, hôm nay? Cho nên tôi muốn gặp lại chị, bây giờ chắc mái tóc cũng đă pha sương qua những tháng ngày có nhiều biến chuyển. Có được nói chuyện với chị, dĩ nhiên là nếu chị trao đổi cởi mở, mới có thể hiểu được thêm ít nhiều về một phong trào trong một thời đại, trong đó có những người trẻ đă tham gia với nhiều thiện tâm và lư tưởng v́ xă hội. Dĩ nhiên gặp được chị và ghi lại được những ǵ chị kể cho nghe... cũng chỉ là một loại “giấc mộng con” của tôi thôi. Tôi muốn t́m hiểu. Nh́n nét mặt chị hôm đó, tôi thấy chị là một người tốt. “Hoa Sen Trong Biển Lửa” là tựa của một cuốn sách có nhiều người đọc. Có thể là tôi nghĩ xa xôi quá, nhưng tôi không biết, chị có phải là hoa sen trong biển lửa nào đó hay không? Đời người, ai cũng khổ. Do ta chọn nghiệp, hay do ảnh hưởng mà tha nhân tạo, làm nỗi khổ trong đời người thành biển lớn trùng trùng? (14-02-2022)
|