|
Văn Lang Tôn-thất Phương
Trong một lần nào đó, có người (chưa từng đến Huế) hỏi tôi: “Thành phố Huế đẹp là đẹp thật, hay chỉ những ai thích Huế th́ mới thấy Huế đẹp”? Tuy chưa đi khắp ‘bốn biển ngh́n châu’, nhưng tôi cũng đă có đến nhiều nơi khác nhau, thấy khá nhiều thành phố, có xấu, có đẹp. Vậy nên trả lời sao đây? Tôi nhớ ḿnh đă nói: Phong cảnh thiên nhiên của Huế th́ rất đẹp, sông núi hữu t́nh. Thành phố Huế có sự hài ḥa của núi và sông, nhờ tiền nhân của chúng ta thuở xưa đă chọn lựa địa thế địa h́nh rất kỹ. Giữa thành phố là một giải sông Hương nước trong xanh, xa xa có núi Ngự B́nh, đi ngược gịng th́ vùng phía trên có chùa Linh Mụ, có vùng Ngọc Trản nước rộng mênh mông, có chùa Bảo Quốc... Đi xuôi gịng xuống dưới th́ có chỗ con sông rẽ làm hai: sông nhánh là sông Gia Hội, nước cũng trong xanh; c̣n con sông chính chạy quanh Cồn Hến, rồi ra cửa biển Thuận An... Những ngày c̣n nhỏ, tôi thường leo lên Ngọ Môn trong Đại Nội hay lên cửa Đông Ba nh́n cát trắng biển xanh xa xa, hoặc nh́n dọc theo con sông, lúc đó c̣n nhỏ mà đă thấy phong cảnh rất đẹp. Biển ở vùng Hương Thủy, Cầu Hai, Lăng Cô có tiếng là đẹp. Huế c̣n đẹp nhờ có Hoàng Thành và các Lăng Tẩm của một số vị vua triều Nguyễn, ngoài Huế ra th́ không nơi nào có. Lăng vua Gia Long, vua Tự Đức, chúng đẹp trong sự kết hợp hài ḥa với thiên nhiên; lăng vua Minh Mạng ra sao th́ lâu ngày quá tôi không nhớ. Lăng vua Khải Định th́ khác hẳn những lăng tẩm khác, nhưng tôi cho rằng không có ǵ để trầm trồ, nó không hài ḥa với thiên nhiên (tuy cũng là nơi đáng cho du khách đến xem). Riêng về ẩm thực th́ Huế có khá nhiều món nọ món kia “rất Huế”, đặc biệt, đậm đà và thanh... Ngon như thế nào, bây giờ Internet cho biết đầy đủ, nên không cần thiết phải dài gịng. Con tôm con cá bắt được từ sông hay biển ở Huế (thuở đó) luôn tươi ngon, hợp với khẩu vị của những người rất chọn lựa trong chuyện ẩm thực. Đại khái, Huế là như thế! Vậy mà, nhiều người dân Huế chính gốc, kể cả người thân và bạn bè của tôi, vẫn nói “Huế là để đi xa mà thương mà nhớ, không phải là nơi để ở”. Tôi hiểu tại sao có nhận xét đó, mặc dù muốn phân tích cho cặn kẽ th́ cũng không dễ. Huế, mùa Hè nóng cháy da, Thu và Đông rét mướt, ẩm ướt; trời thường giăng mây xám liên tiếp, mưa dầm th́ cứ lê thê... làm hồi đó ngay mấy đứa trẻ con như tôi mà cũng thấy “chán như con gián”, huống hồ là người lớn. Ngoài ra, hầu như mỗi năm đều có lụt, có khi lụt ngập đến tận nóc nhà... Thế sinh hoạt của người Huế th́ sao? Những ngày c̣n ở Huế, tôi c̣n nhỏ quá, nên chưa thể nhận định được về nếp sống, cuộc sống và cách sống của người Huế. Chỉ theo cảm nghĩ mà thôi th́, h́nh như nếp sống của những người Huế trung b́nh cũng phong lưu, tuy cuộc sống nói chung th́ có vẻ hơi khó khăn (do những yếu tố địa lư, điều kiện xă hội, v́ những hạn chế của giao thông với các vùng miền khác)... Cách sống của người Huế, tôi không ở Huế lâu và thuở đó chưa thể quan sát mà nắm vững được. Tôi thấy yêu Huế là khi đă trưởng thành, lúc đó mới nghĩ nhiều về Huế, và biết nâng niu những kỷ niệm cũ về Huế. C̣n lúc bản thân đang sống ở Huế th́, nói như Chế Lan Viên: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đă hóa tâm hồn”... Với câu hỏi “Muốn về thăm Huế thường xuyên không” th́ dĩ nhiên là “Có chứ”! Bây giờ, nếu được về thăm Huế lần nữa, tôi nghĩ tốt nhất là đi một ḿnh, không đi với ai cả. Tại sao? V́ với mỗi cá nhân, “vùng kỷ niệm” là những ǵ ḿnh cất giữ trong kư ức, khó chia xẻ với ai được. Đi về Huế một ḿnh, trên ư nghĩa đó, là “đi t́m cái tôi đă mất”, mặc dù gịng sông Hương vẫn xanh, cây cầu Gia Hội hay cầu Trường Tiền vẫn không đổi thay là mấy. Biết rằng tôi sẽ không t́m lại được ǵ đáng kể, v́ những ǵ trong kư ức tôi, tuy cũng là một thành phố Huế nhưng là Huế của những ngày xưa. Nay có về “đường xưa lối cũ” đi nữa, mọi vật không c̣n như cũ. Mong tương phùng sao được với một cái ǵ đă lùi vào dĩ văng xa xăm? Nghĩ th́ có nghĩ như vậy, tuy nhiên, nếu bây giờ có trở lại Huế, có lẽ tôi cũng sẽ t́m nh́n lại những phố phường xưa, dù nay đă thay đổi. Nghe thật mâu thuẫn; nhưng cái giống hữu t́nh vốn hay linh tinh như thế, biết là lẩn thẩn, nhưng không làm khác được! Có lẽ tôi lại sẽ đi qua cầu Trường Tiền, để nhớ lại có một lúc nào đó ngày xưa, trong mùa nước cạn, đứng trên cầu nh́n xuống đáy sông thấy được hai ba con cá lội lửng lơ... Đi qua cầu Gia Hội, sẽ t́m đến nơi mà ngày xưa đă là “phố cũ”, chỉ để xem ngày nay nó đổi thay như thế nào. Sẽ đi qua các vùng Phủ Cam, sông Bến Ngự, Kho Rèn, khu An Cựu, nhà Ga, đến các trường Quốc Học, Đồng Khánh (cũ), trường Pellerin (cũ) để “ngắm trời đất cũ”; để thấy thời gian, hay gịng đời, trôi qua trên kỷ niệm của ḿnh, bây giờ nó hiện ra trong những h́nh thái thế nào! Nhưng có lẽ sẽ không cần thiết đến chùa Linh Mụ nữa. Ngày xưa, khi “c̣n bé tí teo”, tôi đến chùa Linh Mụ thấy sao mà yên tĩnh, tôn nghiêm; chỉ có dăm ba khách viếng chùa đi lặng lẽ nh́n ngắm mấy hàng bông Sứ trắng trồng ngăn nắp, bầu không khí sao mà xa trần tục, thanh u. Nhưng khi tôi ghé đến đó lần chót, những h́nh ảnh đẹp ngày xưa đă tan đâu mất. Thấy ở Đại Hùng Bửu Điện có tụ họp đông đúc, hàng trăm người đang tụng niệm râm ran... Quanh họ là vài chú tiểu đi qua đi lại với một bộ điệu oai vang, quan trọng... Tôi thấy ḿnh hiểu được cảm nghĩ của bà huyện Thanh Quan lúc xưa khi viếng chùa Trấn Quốc:
Trước
cửa
hành cung nắng
dăi dầu C̣n những nơi khác th́ khi đi thăm lại Đại Nội cũng như các Lăng Tẩm, tôi sẽ dành th́ giờ để ở lại mỗi nơi thật lâu, để quan sát các kiến trúc đẹp của ngày xưa, xem cách bố trí, cách chọn lựa như thế nào mà ḥa hợp được với thiên nhiên... Xem cho kỹ, nhớ cho thật nhiều các chi tiết. Thật ra, không rơ từ thuở nào mà Đại Nội ở Huế đă trở thành một cái ǵ lộn xộn, với nhà cửa tân thời mọc lung tung... Lẽ ra, nếu trời đất không “nổi cơn gió bụi”, Đại Nội phải được giống như Hoàng Cung ở Tokyo, hay chí ít cũng cỡ Hoàng Cung của vua Thái Lan bên Bangkok... Dù sao, tôi cũng muốn có thật nhiều th́ giờ để nh́n cho kỹ, v́ biết đâu có khi lại v́ một lư do ǵ đó, tất cả các thứ này lại được “trùng tu” và biến thành những công tŕnh “tân cổ giao duyên”! Sẽ ra sao, nào có ai biết được: chúng ta đang sống thời “ngày nay đá nát với vàng phai”! Chắc các bạn có biết ở Huế có một nơi gọi là Vỹ Dạ. Với người ở Huế, có lẽ nơi này không đặc biệt ǵ lắm; nhưng qua bài thơ “Thôn Vỹ” của Hàn Mặc Tử, nó lại được rất nhiều người Việt khác biết đến:
Sao anh
không về
chơi thôn Vỹ
Mơ khách đường
xa, khách đường
xa Có lẽ Thôn Vỹ Dạ trong thời đại của nhà thơ th́ nó đă như vậy thật: “mướt quá xanh như ngọc”. Nhưng lần tôi đến, thấy sao Vỹ Dạ không giống như trong bài thơ! Có vẻ rất lâu từ trước, Thôn Vỹ vốn là đất nghèo chăng, nên chẳng thấy có nhà vườn kiểu đặc trưng của Huế. Mà “thôn” là “làng quê”, nhưng cũng chẳng có quang cảnh “sương khói mờ nhân ảnh”. Phải chăng khi tôi đến, do chỉ lướt qua nhanh kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” nên không thấy được “thiên thai”? Tuy vậy, nếu có thể ở Huế được lâu th́ tôi cũng sẽ đến Vỹ Dạ, nhưng không phải để xem “thông cao vút tầng mây” như thơ và nhạc có nói đâu! Thực ra, tôi muốn đến để t́m một quán cà phê tên Thư Viên; để nghe những người yêu văn nghệ của xứ Huế ca hát; và ḥa ḿnh với họ vào âm nhạc. Nghe người Huế hát, để thấy mừng cho xứ Huế. Ôi xứ Huế, mảnh đất sao mà lắm điêu linh, nào là những “đất cày lên sỏi đá”, “mùa Đông thiếu áo, mùa Hè thiếu ăn” và “Trời hành cơn lụt mỗi năm” ... Thế mà c̣n chưa đủ, từ những năm 1884-1885 trở đi c̣n biết bao nhiêu “nhân tai” xảy đến ... Huế buồn, có lẽ v́ cả trăm năm nay rồi, bao giờ cũng thế:
Chợ
Đông Ba tiếng
gà eo óc V́ thế mà thấy mừng khi nghe tin bây giờ người Huế c̣n tụ lại để cùng hát với nhau được. Có nghe thử trên trang Facebook, v́ là người b́nh thường như chúng ta nên tuy không thể hát như Ngọc Lan, Y Phương hay Vũ Khanh được, nhưng nhiều người cũng là cao thủ. Có hát là có dấu hiệu tốt, v́ cái ǵ cũng cần có thời gian để tiến tới từ từ. Một miền đất Huế ră rời sau bao ngần ấy gian nan, chẳng phải bây giờ mới có được những tiếng hát cất lên, như một loài phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn nghi ngút ... Tôi muốn đến đó, để cổ vũ, để bày tỏ t́nh cảm vui mừng và ủng hộ. Tôi muốn nghe quanh ḿnh tiếng hát của những người xứ Huế. Tôi muốn khuyến khích họ, ḥa ḿnh vào cùng với họ. Ôi anh chị em ơi, chúng ta là những đứa con của đất Huế, yêu thương xứ Huế và được đất Huế yêu thương:
Nào chúng
ḿnh ra, quây một
ṿng, hát mà chơi Trường hợp họ vui vẻ hỏi có yêu cầu bài hát ǵ về Huế không, có lẽ tôi sẽ nói những bài hát về Huế th́ tôi nghe cũng khá nhiều rồi, nên nếu được, th́ cho tôi yêu cầu đích danh một người trong các anh chị ấy hát cho nghe bài hát mà tôi yêu thích. Tôi có nghe anh ấy qua Internet. Anh có giọng thật ấm, hát nhạc buồn trong một phong thái đầy hoài niệm, tỉnh táo mà thiết tha. Tôi muốn được yêu cầu anh hát cho một bài của Vũ Thành An. Dù bài hát là lời của một người trai nói với một cô gái, nhưng nếu nghĩ “Em” đây là tiếng yêu thương của đất Huế nói với bạn, hay tiếng bạn muốn thầm th́ với Huế, trong một khung cảnh tương phùng bất chợt, nghe cũng vẫn ấm ḷng.
Một
lần
nào cho tôi gặp
lại
em
Ḍng đời
nào đưa em đi về
đâu
Ôi mái
tóc mây bay, giờ
c̣n không
Tuổi
xuân qua mau quá, tôi ngỡ
như ngày nào
Một
lần
nào cho tôi gặp
lại
em * (04-07-2023)
|