
Một chủ nghĩa
tư bản
v́ quyền lợi
của mọi người dân

Robert
Reich
Phạm Vũ Thịnh
dịch
|
Lời người dịch:
Dưới đây là
bản dịch các trích đoạn chủ yếu trong cuộc nói chuyện với Giáo sư
Robert Reich do George Takei thực hiện ngày 14 tháng 6 năm 2023.
George
Takei
là diễn viên
màn ảnh, tác gia và nhà hoạt động xă hội người Mỹ nổi tiếng với vai
diễn Kato Hikaru - Sulu, người lái tàu vũ trụ USS Enterprise trong
các bộ phim truyền h́nh Star Trek. Gia đ́nh ông là người Mỹ gốc
Nhật, đă cùng phải sống trong các trại tập trung di dân gốc Nhật của
Mỹ trong Thế chiến thứ hai.
Robert
Reich
là tiếng nói có thẩm quyền được tin cậy về các vấn đề kinh doanh,
chính sách xă hội và kinh tế trong nhiều thập niên. Ông đào tạo các
nhà lănh đạo tương lai của Mỹ tại khoa Chính sách Công (Goldman) của
Đại học UC Berkeley, khoa Chính quyền (John F. Kennedy) của Đại học
Harvard, và khoa Quản lư và Chính sách Xă hội (Heller) của Đại học
Brandeis.
Ông đă làm
việc trong chính phủ của Tổng thống (Cộng ḥa) Gerald Ford, và Tổng
thống (Dân chủ) Jimmy Carter. Ông cũng từng là thành viên ban cố vấn
chuyển đổi kinh tế của Tổng thống Barack Obama. Ông từng là Bộ
trưởng Lao động từ năm 1993 đến năm 1997 trong nội các của Tổng
thống Bill Clinton. Năm 2008, tạp chí TIME vinh danh ông là một
trong 10 thành viên nội các xuất sắc nhất thế kỷ.
Robert
Reich là tác giả của hơn 18 cuốn sách bao gồm The System, The Common
Good, Saving Capitalism, Aftershock, Supercapitalism và The Work of
Nations. Ông là đồng tác giả của các phim tài liệu "Vấn đề Bất b́nh
đẳng" và "Giải cứu Chủ nghĩa tư bản", và đồng sáng lập công ty
Inequality Media - Truyền thông về Bất b́nh đẳng.
George
Takei giới thiệu Robert Reich trong buổi nói chuyện:
"Tôi hằng theo dơi Reich trực tuyến, và luôn có ấn tượng với mức độ
rơ ràng và thực tế của lời ông nói về Bất b́nh đẳng giàu nghèo và
những tệ hại gây ra cho hệ thống sinh hoạt của chúng ta. Trong
chương tŕnh "Big Q&A" ngày hôm nay, tôi muốn hỏi thêm đôi phần về
vấn đề này, cụ thể là chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn cuối cùng
đang nhấn ch́m phần lớn người Mỹ trong nợ nần và nghèo khổ như thế
nào, trong khi 1% là những người giàu nhất th́ càng ngày càng giàu
hơn. Tôi đă gửi cho ông ấy một số câu hỏi, và bây giờ chúng ta nhận
được những câu trả lời trí tuệ tuyệt vời của ông."
|
|
GEORGE
TAKEI:
Những ngày
này, mọi người bàn tán về “chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn cuối”,
như thể hệ thống của chúng ta đang trong cơn hấp hối.
Ông có tin
rằng hệ thống tạo ra và phân bố của cải của chúng ta đă sai hỏng
và có tiềm năng bị diệt vong?
Nếu có th́
tại sao, và làm thế nào chúng ta có thể hy vọng sửa chữa được?
ROBERT
REICH:
Chắc chắn là
hệ thống của chúng ta đă sai hỏng, nhưng sai hỏng theo cách
tương tự như lối sai hỏng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư
bản tức là Thời đại Mạ vàng vào cuối thế kỷ 19, khi một số ít
chúa trùm cướp bóc điều hành các công ty độc quyền khổng lồ
thu tóm cả phần lớn thu nhập và của cải của quốc gia, khi tay sai
của họ đặt những bao tiền lên bàn làm việc của các nhà lập pháp
ngoan ngoăn tùng thuận, khi nghèo đói ở thành thị trở nên tồi tệ,
khi trẻ nhỏ bị bắt buộc phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi
tuần, và khi chủ nghĩa tư bản có tiềm năng sắp diệt vong.
Những người
cấp tiến ngày nay lâm vào cục diện tương tự như đă đối mặt vào
thời hơn một thế kỷ trước đây. Cục diện của bất măn lan rộng trong
rất nhiều người Mỹ—một tầng lớp lao động cảm thấy bị phản bội, bị
bỏ quên, trở thành đối tượng chín muồi cho những kẻ mị dân như
Trump, một số lượng lớn dân nghèo càng ngày càng tăng, và một tầng
lớp trung lưu hiện đang bấp bênh về kinh tế hơn bất cứ lúc nào kể
từ Thời đại Mạ vàng ấy.
Điều bi thảm
là, trong ba mươi năm vừa qua, Đảng Dân chủ đă bỏ quên giai cấp
công nhân cùng các công đoàn, trong khi Đảng Cộng ḥa đă tích cực
cố t́nh làm suy yếu quyền của người lao động. Quá nhiều chính
trị gia Đảng Dân chủ đă vục mặt vào cùng một máng của các đại công
ty và Phố Wall, uống chung với các chính trị gia Đảng Cộng ḥa.
Việc này
phải ngừng lại. Đă đến thời điểm để một liên minh chính trị mới
giành lại quyền lực từ tay thế hệ thừa kế của các chúa trùm cướp
bóc và tài phiệt thao túng chính trị, đồng thời tạo ra một chủ
nghĩa tư bản thực sự hành động v́ quyền lợi của mọi người dân.
Nước Mỹ là
quốc gia giàu có nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng có bất b́nh
đẳng giàu nghèo lan rộng đến mức hàng triệu người vô gia cư phải
ngủ trên đường phố hoặc trong các nhà che tạm trú, và hàng triệu
trẻ em vẫn phải nhịn đói mỗi ngày.
Vấn đề là,
do chia rẽ về chính trị, chúng ta không có khả năng tạo ra một
lưới an toàn xă hội thực sự xóa bỏ t́nh trạng nghèo đói nghiêm
trọng như vậy; hay chúng ta có thể làm được điều này?
Tất nhiên là
chúng ta có thể làm được! Chúng ta cần thực hiện universal
basic income - thu nhập cơ bản phổ quát, và
universal health insurance - bảo hiểm y tế phổ quát,
bằng tài trợ từ thuế tài sản đối với giới siêu giàu.
Cùng với:
những thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận của các công ty với nhân
viên, để người lao động chia sẻ được lợi nhuận chung. Giáo dục
trẻ em từ nhỏ. Nghỉ ốm có trả lương. Chăm sóc trẻ em
và người già với giá cả phải chăng. Tín dụng Thuế cho nhà
có trẻ em được hoàn trả đầy đủ cho tất cả các gia đ́nh có thu
nhập thấp. Và nhiều thứ như thế nữa.
Câu hỏi
không phải là liệu chúng ta có thể "đủ khả năng" để làm được hay
không. Và thách thức không phải ở chỗ có đưa ra được các chính
sách phù hợp hay không. Chúng ta biết phải làm ǵ mà.
Ví dụ,
trong thời kỳ đại dịch (Covid-19), chúng ta đă giảm được một nửa
số trẻ em sống dưới mức nghèo khổ. Nhưng rồi ngay sau đó chúng
ta đă tự cho phép ḿnh quay trở lại t́nh trạng trước đây. Tín dụng
Thuế dành cho nhà có trẻ em đă bị đẩy ngược trở lại mức thiết kế
sai hỏng do luật thuế Trump năm 2017 để lại.
Hậu quả là,
ước tính có đến khoảng 19 triệu trẻ em—tức là trên 1 trong
4 trẻ em dưới 17 tuổi—sẽ nhận được ít hơn toàn phần khoản Tín dụng
Thuế dành cho Trẻ em, hoặc không có được khoản Tín dụng nào cả
trong năm nay, v́ gia đ́nh các em thu nhập quá ít; trong khi các
gia đ́nh có thu nhập cao hơn nhiều —đến tối đa $400,000 cho mỗi
cặp vợ chồng—sẽ nhận được toàn phần khoản tín dụng $2,000 cho
mỗi đứa trẻ.
Nghèo khổ
là một lựa chọn của chính sách.
Thách thức thực sự của chúng ta là đạt được ư chí chính trị để đưa
ra lựa chọn đúng.
*
Tôi hoàn
toàn đồng ư rằng các cử tri trẻ tuổi, bao gồm cả Thế hệ Z
và Thế hệ Millennials - Thiên niên kỷ mới, đang tích cực tham gia
vào các hoạt động chính trị tiến bộ, hơn là các thế hệ trước.
Trong cuộc bầu cử năm 2018 — cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Trump —
số cử tri ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30 đă bỏ phiếu nhiều hơn gần
gấp đôi so với số người ở cùng độ tuổi đă bỏ phiếu trong cuộc bầu
cử giữa nhiệm kỳ bốn năm trước đó.
Và họ đă
giúp đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Quốc hội.
Hiện tượng
tích cực tham gia chính trị mới mẻ này của giới trẻ vẫn duy tŕ
quá nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Tại 14 tiểu bang tranh cử kịch
liệt nhất vào năm ngoái đây
(2022),
tỷ lệ cử tri trẻ tuổi đi bỏ phiếu thậm chí c̣n tăng cao hơn so với
năm 2018.
Vậy th́, tôi
muốn nói ǵ với các cử tri Thế hệ Z?
Rằng: những
thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt—bảo tồn nền
dân chủ Mỹ, chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn sự hủy diệt hạch
nhân, triệt giảm bất b́nh đẳng và chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc
có hệ thống—là những cơ hội để Thế hệ Z cứu văn nước Mỹ và thế
giới. Thay v́ cảm thấy đây là một gánh nặng to lớn, Thế hệ Z có
thể coi đây là sứ mệnh của họ.
Họ có thể
trở thành Thế hệ vĩ đại nhất.
*
Quư vị biết
câu chuyện xưa về con ếch trong chảo nước đang đun nóng, v́ nhiệt
độ chỉ tăng dần dần nên con ếch không để ư mà nhảy ra cho kịp.
Không, tôi nghĩ chúng ta th́ đang bắt đầu chú ư rồi. Chúng ta
đang cảnh giác. Không chỉ những người cấp tiến, mà cả người Mỹ
với mọi xu hướng chính trị khác biệt.
Tất nhiên,
cảnh giác đó được biểu hiện khác nhau. Tôi dành nhiều thời gian
nói chuyện với những người tự nhận là đảng viên Cộng ḥa, thậm chí
là pḥ Trump nữa. Khi kiểm điểm các câu trả lời có tính cách hời
hợt kiểu miếng nhăn khẩu hiệu dán lên cản xe, tôi phát hiện ra một
sự đồng thuận đáng chú ư trùng lặp với những người cấp tiến.
Hầu hết
những người này tin rằng các đại tập đoàn kinh doanh là quá to
lớn. Nạn độc quyền phải bị phá vỡ. Phúc lợi cho doanh nghiệp
phải chấm dứt. Tham nhũng doanh nghiệp lũng đoạn nền dân chủ của
chúng ta phải ngừng lại. Không ai làm việc toàn thời gian lại phải
rơi vào t́nh trạng nghèo khổ—không đủ tiền mua thức ăn, quần áo
hoặc nhà ở cho bản thân hoặc gia đ́nh họ.
Mức
"lương tối thiểu" phải là mức lương đủ sống.
Mọi gia đ́nh đều xứng đáng có bảo hiểm y tế hợp túi tiền và được
nghỉ ốm có lương. Giáo dục đại học nên có giá cả phải chăng.
Các tỷ phú phải trả phần thuế công bằng của họ. Khủng hoảng
khí hậu là có thật và do con người gây ra.
Những ư
tưởng này không c̣n là “cấp tiến” hay “phe tả” ǵ cả. Mà đă trở
thành xu hướng chủ đạo rồi.
Hơn 70 phần
trăm người Mỹ—gồm cả nhiều người tự cho ḿnh là đảng viên Cộng
ḥa—đồng ư với những ư tưởng đó.
Và họ cùng
chia sẻ cảnh báo về t́nh h́nh chúng ta đă đi lệch hướng quá xa
như thế nào. Khi những hồi chuông báo động này bắt đầu vang lên,
chúng ta có cơ hội thực sự chung sức tạo ra loại h́nh chính trị để
đối phó.
Tuy nhiên
thay đổi được theo hướng tích cực th́ chẳng phải là chắc chắn sẽ
phải xảy ra. Kết quả đó đ̣i hỏi sự khổ công hành động. Đó chính là
chỗ mà Thế hệ Z ra tay; và tất cả chúng ta cùng góp tay vào.
Phạm Vũ
Thịnh
dịch
Sydney
18/06/2023
®
"Khi phát hành lại thông tin
từ trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"
Cảm tưởng, ư kiến xin gởi về
t4phamvu@hotmail.com
|