Câu Chuyện Thầy Lang  :   

Thực Phẩm Chức Năng

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Trong hơn 20 năm vừa qua, dân chúng cững như giới khoa học đă có thêm một cái nh́n nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉ là để duy tŕ sự sống, mà c̣n mang thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh măn tính do mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó nẩy sinh ra sự t́m hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó các thành phần cấu tạo có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.
Thực phẩm chức năng được quần chúng dễ dàng đón nhận, đặc biệt là với những lời giới thiệu hấp dẫn về ích lợi từ nhà sản xuất. Thực phẩm có vẻ như đă đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe của mọi người. Tuổi thọ gia tăng, quư vị cao niên muốn có các phương thức ở trong tầm tay để giúp cuộc sống an b́nh, khỏe mạnh hơn. Giới trẻ muốn có “tiên dược” để pḥng tránh các bệnh măn tính mà cha ông mắc phải. Rồi lại c̣n chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời gian ngồi chờ quá lâu, bảo hiểm sức khỏe nhiêu khê, khiến cho nhiều người t́m tới các phương tiện sẵn có.

Vậy thực phẩm chức năng là ǵ? Có khác với thực phẩm tự nhiên không? Công dụng có như lời giới thiệu? Có cần thiết và an toàn cho cơ thể không?
Sau đây là ư kiến của một số các nhà chuyên môn, hữu trách.

Định nghĩa

Vào thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản tài trợ một chương tŕnh nghiên cứu sự ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe.
Năm 1991, chữ Thực Phẩm Chức Năng (Functional Food) được đưa ra với ư nghĩa ban đầu là những thực phẩm chế biến (processed foods) chứa các hoạt chất có thể giúp một vài chức năng cơ thể hoàn thành nhiệm vụ khả quan hơn, ngoài công dụng dinh dưỡng.
Nhật Bản có những tiêu chuẩn cho TPCN, gọi là thực phẩm dành riêng cho sử dụng y tế (Foods for Specified Health Uses), được bộ Y Tế công nhận.
Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu để ư tới những sản phẩm với tên mới mẻ này. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một định nghĩa chính thức cho nhóm chữ TPCN. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nghiên cứu có định nghĩa và quy luật riêng nhưng từa tựa nhau.
Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”.
Trong tài liệu “Functional Foods: Opportunities and Challenges” phổ biến vào năm 2003, cơ quan Nghiên Cứu Quốc Tế Bất Vụ Lội về thực phầm, định nghĩa “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm và các thành phần thực phẩm có thể cung cấp ích lợi sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng căn bản. Các thực phẩm này bao gồm thực phẩm thường dùng, thực phẩm được bổ sung, tăng cường hoặc hoàn chỉnh hơn (enhanced) và các thực phẩm phụ thêm”.
Với giới chức y tế Canada: “Thực phẩm chức năng có h́nh dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những ích lợi sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh măn tính”
Tại Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23-8-2004 của Bộ Y tế quy định: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể t́nh trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh”
Giới chức y tế Hàn quốc coi thực phẩm chức năng là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.
Điều cần lưu ư là trong các định nghĩa nêu ở trên, không có định nghĩa nào nói tới công dụng “chữa trị” bệnh của thực phẩm chức năng.

Điều kiện trở thành thực phẩm chức năng

Theo quy định chung, một thực phẩm chức năng phải hội đủ các điều kiện như sau:
-Các thành phần của thực phẩm phải có khả năng có tác dụng tốt đối với các chức năng sinh hóa học của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người tiêu thụ, ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu.
-Các khả năng này phải được chứng minh bằng các thử nghiệm khoa học.
-Sản phẩm phải có đầy đủ các thành phần đă nêu ra trên bao b́.
-Phải có chứng minh rằng các thành phần cho thêm vào sản phẩm an toàn và không gây ra các tương tác có hại
-V́ không là dược phẩm nên không được giới thiệu là có thể chữa bệnh, mà chỉ có tác dụng pḥng tránh, tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống.
-Phải giới thiệu bằng những từ ngữ rơ ràng, dễ hiểu, không có tính cách gây hiểu lầm, lừa dối.

Tại Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng được cơ quan Thực Dược Phẩm (Food and Drug Administration) kiểm soát về phẩm chất và sự an toàn. Nhà sản xuất phải được FDA công nhận là thực phẩm chức năng với các dẫn chứng khoa học về ích lợi của sản phẩm. Các điều- cho-là-đúng hoặc khẳng- định, quả-quyết (Claims) của nhà sản xuất được xét theo các tiêu chuẩn sau đây
a.Có một đồng ư khoa học đáng kể (significant scientific agreement) đối với quả quyết của nhà sản xuất.
b.Mặc dù có một vài bằng chứng khoa học hỗ trợ nhưng bằng chứng đó không có tính cách kết luận.
c.Có vài chứng cớ khoa học gián tiếp nhắc tới quả quyết này. Tuy nhiên FDA kết luận là dẫn chứng rất giới hạn (limited) và không có tính cách kết luận
d.Rất ít nghiên cứu khoa học đề cập tới điều mà nhà sản xuất quả quyết. FDA kết luận rằng có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ cho lời yêu cầu.

Mới đây nhất, tháng 1 năm 2007, FDA gửi một hướng dẫn tới các nhà sản xuất thực phẩm, trong đó FDA nhấn mạnh ở hai điểm:
-Quà quyết sức khỏe (Health claims) mô tả mối liên hệ giữa một chất (thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm) với một bệnh hoặc một t́nh trạng sức khỏe. Quả quyết của thực phẩm giới hạn ở sự giảm rủi ro bệnh chứ không được quả quyết chữa lành bệnh, giảm bệnh, điều trị hoặc pḥng tránh bệnh. Các quả quyết này dành cho dược phẩm.
-Các quả quyết của thực phẩm chức năng (Functional Food Claims) chỉ tŕnh bầy ảnh hưởng của thực phẩm đối với cấu trúc và nhiệm vụ các bộ phận cơ thể.
Chẳng hạn thực phẩm tăng cường calci giúp duy tŕ xương lành mạnh và giảm rủi ro loăng xương; thực phẩm có chất xơ giúp đại tiện đều đặn và có thể giảm rủi ro vài loại ung thư và bệnh tim; folic acid có thể giảm rủi ro khuyết tật cột tủy sống; chất đạm đậu nành có thể giảm rủi ro bệnh tim…

Tại Hoa Kỳ, giới sản xuất thực phẩm chức năng liên tục tranh luận với cơ quan này về điều mà họ cho là đúng để giới thiệu trên nhăn thực phẩm. Thay v́ nói sản phẩm chữa được bệnh th́ họ “lách”: sản phẩm có thể thay đổi chức năng và cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, tŕ hoăn sự hóa già hoặc duy tŕ mức độ cholesterol b́nh thường, “cải thiện tâm trạng”, “chất bảo vệ sức khỏe”, “Tăng cường sự thư giăn”…

Bên Anh quốc, luật pháp đ̣i hỏi là mọi giới thiệu trên nhăn hiệu thực phẩm phải đúng và không có tính cách gây hiểu nhầm (misleading).
Liên Hiệp Âu châu cũng có quy luật để bảo đảm là mọi dữ kiện ghi trên bao b́ thực phẩm đều rơ ràng, chính xác và có chứng minh để dân chúng dễ lựa chọn thực phẩm, nước uống và để bảo vệ sức khỏe mọi người.

Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy nhằm mục đích bảo vệ người tiêu thụ khỏi bị “thôi miên với các giới thiệu tốt đẹp, không phân biệt được thực hư, dễ bị nhầm lẫn”.

Xin đưa ra trường hợp một sản phẩm tại Việt Nam được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cho phép với xác định: ‘’Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Nhưng nhà sản xuất lại giới thiệu: “Tảo đặc chế bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loăng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, pḥng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo ph́, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.
Cục An toàn thực phẩm đă yêu cầu nhà sản xuất thu hồi sản phẩm.

Áp dụng thực tế

Thực ra, 500 năm trước Thiên Chúa, danh y Hi Lạp Hippocrate đă biết rơ vai tṛ của thực phẩm đối với bệnh và đă viết: “Hăy dùng thực phẩm như dược phẩm”.
Từ lâu, các quan sát dịch tễ đă thấy rằng, thổ dân vài bộ lạc ở châu Phi dùng nhiều thực phẩm có chất xơ ít bị ung thư trực tràng; dân Eskimo rất ít bị bệnh tim v́ ăn nhiều cá; người Nhật sống ở quê hương ăn nhiều đậu nành ít bị nhồi máu cơ tim hơn là khi chuyển cư sang Mỹ, tiêu thụ nhiều thịt động vật…
Trong khi đó th́ khoa học thực nghiệm cũng chứng minh là các thực phẩm tự nhiên mà chúng ta thường ăn đều có tác dụng tốt lên các chức năng của cơ thể. Như là hạt yến mạch (Oats) có chất xơ b-glucan làm giảm cholesterol, LDL giảm rủi ro bệnh động mạch tim; cà chua với lycopene giảm rủi ro ung thư nhiếp tuyến; tỏi với hóa chất Allium savitum có tác dụng pḥng tránh ung thư, tiêu diệt vi khuẩn, giảm cao huyết áp, cao cholesterol; nước trái cây cranberry rất tốt để giảm nhiễm trùng tiểu tiện; cá có omega-3 giảm rủi ro bệnh tim và ung thư; sữa chua có nhiều vi sinh vật rất tốt cho các chức năng của ruột…
Như vậy có nên hoặc cần dùng thêm thực phẩm chức năng hay không.

Marion Nestle, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng và Nghiên Cứu Thực phẩm tại Đại học New York có ư kiến: “Điều e ngại của tôi là thực phẩm chức năng sẽ ngăn cản (distract) dân chúng dùng thực phẩm lành mạnh và khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm vô tích sự, chỉ có một vài chất dinh dưỡng mà nói là thực phẩm tốt lành. Rau và trái cây đă có đầy đủ những chất giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim”
Về sự an toàn, xin trích dẫn lời nói của Steven DeFelice, Chủ tịch Quỹ Tài trợ Canh tân Y học (Foundation of Innovation in Medicine) tại Cranford, New Jersy: “Chín mươi chín phần trăm thực phẩm chức năng chưa được thử nghiệm lâm sàng và đă đưa ra các khẳng định mà không có sự hỗ trợ của dữ kiện lâm sàng”.
Hoặc như nhận xét của Bruce Silverglade, Giám đốc Pháp lư của Trung tâm Khoa học v́ Lợi ích Công cộng (Center for Science in the Public Interest): “Người ta vẫn nói rẳng dược thảo an toàn v́ đă được dùng cả nhiều trăm năm. Một số dược thảo có thể an toàn. Nhưng không được thử nghiệm, không ai có thể biết một dược thảo nào đó có thể gây ra ung thư, suy thận hoặc tổn thương khác, dủ là chất đó đă được dùng từ lâu”.
Chính các nhà sản xuất cũng nhận là hiện nay trên thị trường có nhiều loại TPCN không đúng như quảng cáo, sự khuyến măi không thực thà, sản phẩm không có bổ ích.

Kết luận

Thực phẩm chức năng đang tràn ngập thị trường tại mọi quốc gia với những lời quảng cáo dễ lung lạc ḷng người về ích lợi cho sức khỏe.
Dùng hay không là tùy sự suy luận và nhu cầu của mỗi cá nhân.
Chỉ nên nhớ rằng thực phẩm tự nhiên đă chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho các chức năng của cơ thể.
Và thực phẩm gọi là chức năng không phải là phương thuốc “bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ” để giải tỏa các các thói quen xấu. Đây cũng chỉ là thức ăn thường được chế biến, thêm bớt vài hóa chất khác nhau.
Hơn nữa, không có thực phẩm xấu tốt mà có cách sử dụng đúng hoặc sai. Sai v́ dùng quá ít hoặc quá nhiều. Như Paracelsus vào thế kỷ 15 đă có nhận xét: “Mọi chất đều có mầm độc hại. Sử dụng với số lượng thích hợp phân biệt một chất độc với liều thuốc trị bệnh”
Mà ăn uống đúng cũng chưa đủ, c̣n cần có nếp sống lành mạnh, vận động đều đặn, thư giăn tâm hồn.
Thực phẩm chức năng c̣n cần nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh công dụng pḥng ngừa, chữa trị bệnh tật.
Cũng như cần sự “trong sáng lương tâm” của nhà sản xuất để không đưa ra thị trường những sản phẩm “hào nhoáng bề ngoài mà nội dung nghèo nàn, đôi khi có hại”. Hoặc các nhà phân phối phóng đại lời giới thiệu sản phẩm quá mức độ so với tác dụng thực sự của chúng.
Như ư kiến sau đây của Barbara Gollman, Hội Thực Phẩm-Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Dietetic Association): “Tiêu thụ quá nhiều, các chất đó sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu không thu lượm được điều mà ta tưởng là có th́ chỉ tốn tiền vô ích”.
V́ liệu “Cỏ có luôn luôn xanh hơn ở phía bên kia núi” hay không!!

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức
Texas- Hoa Kỳ