Câu Chuyện Thầy Lang  -  Thời Tiết và Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức
                       

Thời tiết (weather) là trạng thái của lớp không khí (khí quyển) bao quanh trái đất vào một thời điểm và một không gian nào đó. Trạng thái này bao gồm sự nóng, lạnh, khô, ẩm, mưa, gió... Chẳng hạn dự báo cho biết thời tiết tại Sài G̣n ngày Thứ Ba tốt, ấm áp không mây, không mưa; ngày thứ Sáu sẽ có mưa rào, độ ẩm 90%, gió thổi 10 cây số một giờ. Thời tiết có thể thay đổi từng giờ.
Khí hậu (climate) là t́nh h́nh chung về thời tiết của một miền nào đó vào thời gian dài, thường ít nhất là một tháng, có khi cả chục năm. Thí dụ ta nói Việt Nam có khí khí hậu nhiệt đới. Khí hậu đại dương ít chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm của các mùa; khí hậu lục địa có sự chênh lệch rơ rệt giữa các mùa, giữa ngày và đêm.
Mối liên hệ giữa thời tiết và sức khỏe không phải là khám phá mới lạ mà ngay từ thuở xa xưa người đời trước đă  nói tới. Có nhận xét cho rằng thời tiết theo ta từ lúc c̣n ở trong bụng mẹ tới khi xuống lỗ. V́ theo tin tưởng của cổ nhân, thời tiết ảnh hưởng tới sự thụ thai của mẹ, khi mang thai cũng như lúc sanh đẻ. Rồi suốt trong cuộc đời tới khi măn phần.

Kinh nghiệm dân gian

Cách đây mấy thế kỷ, danh y Hải Thượng Lăn Ông có ghi về kinh nghiệm Y học dân tộc của Việt Nam trong Y Tông Tam Lĩnh:
“Thời tiết biến đổi là thường
Nhưng ta phải biết đề pḥng mới yên
Mùa Xuân kiêng gió trước tiên
Mùa Hè nắng nóng lại xen mưa rào,
Mùa Thu sương xuống hanh hao,
Mùa Đông gió rét khi nào khỏi mưa”.
V́ thế, nếu ta biết:
“Thích nghi khí hậu của trời
Âm dương ḥa hợp trong ngoài mới yên”
Theo ư các cụ th́ vào mùa Xuân: gió phương Càn khiến con người dễ bị bệnh tật, mà gió phương Khảm lại gây nhiều cảm bệnh hơn. Tới mùa Hạ th́ gió phương Khảm lại là nguyên nhân của bệnh tật tai ương ; và mùa Đông th́ “ Khảm phong tật dịch bỗng dưng chết người”.
Thời tiết gồm sáu thành phần gọi là “Lục Dâm” có ảnh hưởng tới sức khỏe. Đó là  phong gió, hàn lạnh, thử nắng, thấp ẩm ướt, táo khô hanh, hỏa nóng. Thấp hại da thịt, gân mạch; hàn nhiều th́ nhức xương, rút gân.  Đôi khi tà khí xâm nhập cơ thể nhưng chưa phát bệnh ngay mà ẩn nấp đâu đó chờ lúc sức khỏe suy yếu mới gây bệnh. Tà phong coi như độc nhất : gió độc vào người qua da trước rồi vào bắp thịt, kinh mạch cuối cùng vào phủ tạng và lan tràn rất nhanh, nhanh hơn gió mưa. Con người đang khỏe mạnh rồi thời tiết thay đổi hoặc gặp cơn gió độc là bị đau ốm. Các cụ gọi là “trúng  gió “ hoặc “Trái gió giở giời”. Thế là mấy phương thức gia truyền được mang ra áp dụng. Chẳng hạn xông chùm mền kín mít với nước sôi có lá tre, lá ngải cứu, lá bưởi.  Các cụ c̣n đánh gió với cám đen rang cháy hoặc hỏa thang rượu với gừng, xoa khắp người. Bệnh nhân toát mồ hôi, gió độc tan biến và thế là khỏi bệnh.
  Y học dân gian ta cũng đă ghi nhận là “ông Cúm bà Co” xẩy ra vào mùa Đông; dịch tả vào mùa Hạ; cơn loét tá tràng vào mùa Thu; rối loạn tâm thần người điên loạn thường bộc phát vào lúc trăng tṛn; thấp khớp trầm trọng khi khí hậu ẩm thấp, vào mùa mưa. Nhiều nguời  nhất là quư cụ thấy mính mẩy đau nhức, vết thương ngoài da sưng tấy lên là biết sắp có thay đổi thời tiết, như là mưa to gió lớn.
Với trẻ em th́ các cụ khuyên không nên cho nằm ngoài sương, nơi gió lùa; trời nóng không nên ở trần; khi ngủ đắp chăn nơi bụng, khi sấm sét th́ nhét lỗ tai đề pḥng điếc. Sau khi sanh th́  sản phụ phải nằm trong pḥng kín, với ḷ than hồng cháy rực ở chân giường hoặc ngưỡng cửa để ngăn ngừa gió độc. V́ thế mới có danh từ “nằm bếp”. Ngoài ra cũng phải kiêng gió máy cho bé sơ sinh nữa, nên bé được quấn khăn kín mít trừ mặt mũi.
Sách Nội Kinh Trung Hoa có ghi: Ba tháng mùa Xuân là mùa dương khí sanh sôi bày bố khắp nơi, mọi vật đều tốt, đêm ngủ dậy sớm, kẻo không th́ thương tổn tạng Gan. Ba tháng mùa Hạ th́ cỏ cây rậm tốt, muôn vật đơm bông kết trái, đêm ngủ dậy sớm, không chán ngày dài, khiến cho t́nh thương nới rộng, không đáp ứng th́ tổn thương tạng Tâm. Mùa Thu khí trời khí đất quang minh, ngủ sớm dậy sớm, thức một lượt với gà, khiến cho phần khí an ninh; làm trái ngược th́ thương tổn tạng Phổi. Mùa Đông ngủ sớm thức trễ, phải chờ có ánh nắng mới thức, tránh lạnh gần ấm, đừng để da thịt trầy trụa khiến cho phần khí bị hao hớt; nếu không th́ tạng Thận bị tổn thương.


Quan sát khoa học

Bên trời Âu th́ từ 400 BC, Hippocrates đă nói đến ảnh hưởng của nóng lạnh đối với cơ thể và có một tương quan  nào đó giữa thời tiết với dịch bệnh. Ông viết: “Bất cứ ai muốn nghiên cứu y học đều cần nhớ các điều sau đây. Thứ nhất là phải ghi nhớ tác dụng của mỗi mùa trong năm và sự khác biệt giữa bốn mùa.  Thứ hai là phải nghiên cứu sự ấm và lạnh của gió với giống nhau ở mỗi quốc gia nhưng khác nhau ở từng vùng. Và cuối cùng là cũng đừng quên ảnh hưởng của nước đối với sức khỏe”. Hippocrates và một số học giả đă bác bỏ tin tưởng cho rằng bệnh tật là do thần linh, bùa ngải gây ra. Ông nhấn mạnh rằng hầu hết mọi bệnh đều có đặc tính riêng và đều do một vài yếu tố từ bên ngoài gây ra”.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu do Tổ Chức Y Tế Thế Giới và các quốc gia như Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Pháp, Đức, Do Thái...đều cho rằng sự thay đổi thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người.
 Nghiên cứu bên Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Nam Tư đều cho là thời tiết ảnh hưởng tới sức khỏe và đau ốm. Tại các quốc gia này, thầy thuốc đôi khi t́m hỏi coi xem những ngày sắp tới thời tiết ra sao và bệnh nào sẽ có thể xẩy ra  Duyệt xét nhiều kết quả cả trăm nghiên cứu, tác giả D.M. Driscol cho hay thay đổi thời tiết cũng có phần nào ảnh hưởng tới tử vong và bệnh hoạn.
Trong đời sống hàng ngày, ta thấy nhiều người rất nhậy cảm với thay đổi đột ngột của thời tiết. Họ than phiền bần thần, khó ở v́ “ Under the weather”, chẩy nước mũi, ho hen v́  “Catch a Cold”. Rồi mỗi mùa Đông th́ dịch Cúm xuất hiện, mùa Xuân th́ dị ứng ngứa mắt, hắt hơi; mùa nóng dịch tả tháo dạ...
Ngành Sinh Vật Khí Tượng học (biometeorology) là phối hợp của y khoa, sinh học và khí tượng học để nghiên cứu sự thay đổi khí quyển của trái đất ảnh hưởng trên sinh vật và đặc biệt là để dự báo thời tiết.  Pháp và Đức là hai quốc gia nghiên cứu nhiều về sự liên hệ giữa thời tiết và bệnh tật.
Khí hậu trị liệu Climatotherapy chữa bệnh với hỗ trợ của khí hậu từng vùng cũng đă được áp dụng từ lâu. Bệnh nhân lao phổi được đưa ra phơi nắng hoặc đưa lên miền núi để mau lành. Lư do là trên cao độ, không khí ít hơi ẩm, nhiều oxy, nắng ấm giúp sản xuất nhiều sinh tố D khi phơi da dưới nắng. Miền biển thường được giới thiệu cho bệnh kinh niên như viêm phế quản, thấp khớp v́ khí biển có nhiều muối khoáng sodium, iodine.

 
Đáp ứng của cơ thể với thay đổi thời tiết.

Cơ thể có những phản ứng khác nhau với thay đổi thời tiết tùy theo tuổi tác, t́nh trạng sức khỏe, nam hay nữ cũng như tùy theo địa phương sinh sống. Con người cũng như các động vật khác, khi sinh ra đă được tạo hóa gắn cho một hệ thống rất tinh vi để điều ḥa và giữ nhiệt độ trong cơ thể b́nh thường trước những thay đổi đột ngột từ chung quanh hay từ trong cơ thể. Hệ thống này được sự phối hợp của bộ phận hypothalamus trong năo bộ và của cơ thịt.
Nhiệt độ trung b́nh của cơ thể thay đổi từ 36,2 độ C tới 37,6 C (97 độ F tới 100 độ F). Độ Fahreinheit được dùng ở Hoa Kỳ, c̣n đa số các nước khác trên thế giới dùng độ Celsius với 0 độ là nhiệt độ nước đá, 100 độ là nhiệt độ nước sôi.
Nhiệt độ thay đổi tùy lúc: buổi sáng thấp v́ ta chưa ăn uống ǵ và mới dậy sau một đêm nghỉ ngơi; buổi chiều cao hơn v́ các hoạt động trong ngày và thực phẩm tiêu thụ đă sinh ra nhiều nhiệt lượng. Nhiệt độ đo ở nách thấp hơn ở miệng và miệng lại thấp hơn ở hậu môn.
Nhiệt độ trong người luôn luôn ở mức trung b́nh nhờ có sự thăng bằng giữa tạo ra nhiệt và phân tán nhiệt.
Khi thời tiết nóng th́ nhiệt độ trong cơ thể lên cao. Để giảm thân nhiệt, ta đổ mồ hôi, đồng thời các mạch máu ngoại vi mở rộng, mồ hối bốc hơi, phân tán nhiệt. Nhưng nếu mồ hôi mất nhiều quá mà không được bù đắp th́ ta có thể sỉu, bất tỉnh v́ mất nước, giảm máu lưu thông tới các cơ quan nhất là hệ thần kinh. Năm 2003, cả mấy trăm dân chúng thành phố Ba Lê thiệt mạng v́ thời tiết nóng nắng quá mức. Người cao tuổi và trẻ em là dễ bị tai nạn này lắm.
. Kinh nghiệm người lái xe khi ngoài trời quá nóng th́ cảm thấy uể oải, mệt ṃi, buồn ngủ nên dễ xẩy ra tai nạn. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi th́ xương khớp sung, cử động khó khăn nên phản ứng cơ thể cũng chậm lại. Rồi thời tiết không thích hợp cũng làm sự tập trung của ta giảm, thi hành mọi công việc cũng khó khăn.  Phản ứng của cơ thể nhanh hơn, hữu hiệu hơn nếu nhiệt độ thích hợp, trời quang đăng, không băo tuyết, mưa giông
 Hơi lạnh làm bắp thịt run run co ruỗi liên hồi để sinh ra hơi nóng, mạch máu co hẹp lại để giữ nhiệt. Do đó, dù có thay đổi thời tiết bên ngoài nhưng nhiệt độ trong người được giữ ở mức b́nh thường. Nhưng khi mạch máu co, huyết áp lên cao th́ trái tim phải bóp mạnh hơn để chuyển máu đi nuôi cơ thể. Một trái tim đă yếu mà lại phải làm việc nhiều hơn th́ chắc sẽ tổn thương thêm và nếu sự kiện kéo dài th́ tim sẽ không hoạt động hữu hiệu được..
Ra  ngoài gió hoặc ngồi trước quạt, ta thấy mát. Có ít nhất hai giải thích: Gió làm giảm hiệu năng giữ nhiệt của lớp không khí dưới da và làm độ ẩm trên da bốc hơi mau. Bốc hơi làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Áp suất không khí giảm cũng có ảnh hưởng. Chẳng hạn khi ta ngồi trên máy bay cất cánh th́ các khoảng trống trong cơ thể nở ra, các mô bào bị căng khiến ta thấy đau cơ bắp, xương khớp. Kinh nghiệm quư vị vị viêm thấp khớp khi độ ẩm không khí thay đổi, xương co dăn khiến rất đau nhức, nhất là khi trời lạnh th́ viêm khớp càng hành hạ hơn.
Thay đổi nhiệt độ và thời tiết cũng tác dụng vào các sinh vật khác cũng như mùa màng và gián tiếp đưa tới bệnh tật, đói kém dinh dưỡng, ô nhiễm nước sông biển
Không khí ô nhiễm là một trong nhiều rủi ro đưa tới bệnh tật. Vùng ô nhiễm mà lại không có sự lưu thông của không khí th́ rủi ro lại cao hơn, đôi khi đưa tới tử vong. Ô nhiễm kích thích bộ máy hô hấp, chất nhờn tiết ra nhiều và làm ta thở khó khăn, nhất là bệnh nhân bị suyễn. Năm 1952, trận ô nhiễm sương mù lớn ở Luân Đôn đă làm thiệt mạng cả mấy ngàn người.
Với ô nhiễm, ta thường nghe nói tới rủi ro của ozone với sức khỏe. Vậy ozone là ǵ ? Đây là một loại oxy có ba nguyên tử thay v́ hai như oxy chúng ta hít thở. Ozone được tạo ra do phản ứng  hóa học giữa tia nắng với khí hữu cơ bốc hơi thoát ra từ nhà máy hóa học, xe hơi, săng nhớt, chất ḥa tan trong sơn, giặt khô...Ozone trong không khí lên cao vào mùa nóng và vào ban ngày và gây ra khó thở, ho, nhức đầu, buồn nôn, khó chịu cuống họng và phế nang. Trẻ em, người có bệnh đường hô hấp, vận động cơ thể quá sức th́ ozone đi xâu vào phổi khiến bệnh trầm trọng hơn.


Ảnh hưởng bệnh tật

Sau đây, xin cùng t́m hiểu thêm về ảnh hưởng của thời tiết với một số bệnh tật.

1-Thời tiết với bệnh tim mạch
Nóng lạnh quá sức tăng nguy cơ suy tim heart attack một cách đáng kể. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ th́ nguy cơ tăng 13%. Nghiên cứu bên Anh cho hay mỗi khi mùa Đông tới th́ cơn suy tim tăng cao hơn vào mùa Hè tới 50%.
Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm th́ huyết áp nhích lên cao có khi từ 12 tới 18 mmHg. Đối với người khỏe mạnh th́ không sao, nhưng với người đă bị cao huyết áp th́ cũng đáng kể. Giảm nhiệt độ cũng làm máu đặc hơn v́ các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyêt cầu, fibrinogen, cholesterol tăng lên. Do đó sự đóng cục của máu dễ xẩy ra và tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim, năo bộ và phổi.
Trời lạnh với trái tim 60, 70 tuổi  mà lại vận động quá sức th́ rủi ro cho tim cũng tăng. Chẳng hạn như ở miền Bắc giá lạnh xúc tuyết th́ lại tăng rủi ro cho người đang có bệnh tim. Các pḥng cấp cứu đều thấy có sự gia tăng nhập viện khi tuyết xuống. .Người già cũng giảm nhậy cảm với lạnh nên họ dễ bị cóng giá mà không biết.
Bên Mỹ, vào mỗi mùa Đông có khoảng từ 100 tới 800 người thiệt mạng v́ lạnh.
M Saez và cộng sự viên tại Đại Học Girona, Spain, đă chứng minh là  rủi ro tử vong trong thiểu máu cơ tim tăng 2.4% với mỗi khi có giảm 1oC ở nhiệt độ thời tiết dưới 4.7o và 4% với mỗi tăng 1oC khi thời tiết trên 25o C ở thành phố Bacelone.
Bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi cố sức. Ngoài ra, quan sát cho hay người đă bị cơn suy tim th́ dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh hơn là người chưa bị bệnh tim bao giờ.
Cũng nên nhớ rằng vào mùa Đông sinh vật đi vào t́nh trạng bán ngủ Đông, ta thường giảm vận động cơ thể lại ăn uống nhiều nên cũng góp phần tăng rủi ro cho trái tim.
Khi thời tiết cực nóng th́ cơ thể sẽ bị khô nước v́ đổ mồ hôi nhiều để hạ thân nhiệt. Nếu t́nh trạng kéo dài ta sẽ kiệt sức, có thể đưa tới nhiệt quỵ ( heat stoke) nhất là khi không khí lại ẩm.
Nhiệt và độ ẩm làm chậm sự thoát nhiệt trong cơ thể. Nếu khi đó lại vận động cơ thể th́ rủi ro tăng. Lư do là tim sẽ làm việc nhiều hơn để đưa máu và oxy tới các bắp thịt đang làm việc đồng thời cơ thể lại làm hạ nhiệt độ trong người qua sự đổ mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi nhiều quá th́ mất nước và số lượng máu giảm. Tim lại phải bóp nhiều và mạnh hơn để có đủ máu cho ngoại vi.


2-Thời tiết với bệnh hô hấp
 Bệnh nhân suyễn đều có nhiều kinh nghiệm khó khăn khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ thu hẹp, sự lưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn hành dữ hơn, nhất là khi gió thổi mạnh. Ở các địa phương có sương mù dẩy đặc th́ các cơn viêm cuống phổi cũng trầm trọng hơn
Bác sĩ chuyên khoa dị ứng Majed Koleilat cũng nhận thấy người bị suyễn thường gặp nhiều rủi ro hơn mỗi khi trời lạnh, gió mạnh, áp suất không khí lên cao.

3-Thời tiết và Tiểu Đường
Các bác sĩ Arieh Shami và Zvi Laron của viện Nội Tiết Đại Học Tel Aviv đă để tâm nghiên cứu sự liên hệ giữa mùa Đông với nguy cơ trẻ em bị tiểu đường loại I  Ấy là do sự nhiễm một vài loại virus mỗi khi mùa lạnh tới và thường là chỉ thấy ở trẻ em có gene mẫn cảm với bệnh này. Virus làm giảm hệ miễn nhiễm và hủy hoại tế bào tuỵ tạng Beta tiết ra insulin. Virus có thể là từ môi trường hoặc khi bú sữa mẹ sau khi sanh. Nghiên cứu chung của hai vị này với các bác sĩ ở Mỹ, Tân Tây Lan, Đức cũng đưa tới kết luận tương tự.Và họ nhấn mạnh rằng sự việc chỉ xẩy ra ở các quốc gia có mức độ cao về tiểu đường loại I. Các bác sĩ  kể trên cho hay cần nhiều nghiên cứu khác nữa để t́m hiểu rơ hơn về sự liên hệ này.
Một số nghiên cứu giải thích khi thời tiết thật nóng, insulin được cơ thể hấp thụ rất mau và có thể đưa tới hạ quá thấp đường huyết. Do đó người bệnh nên đo đường huyết thường xuyên hơn cũng như điều chính số lượng insulin và chế độ ăn uống. Cũng nên nhớ rằng nhiệt độ cao làm insulin giảm công dụng, hư hao máy thử và giấy đo đường huyết. Mùa nóng nên giữ insulin trong tủ lạnh nhưng đừng để bị đông lạnh. Ngoài ra thời tiết xấu cũng khiến ta buồn rầu, lo sợ, ăn uống không đúng và đưa tới vài khó khăn trong việc duy tŕ đường huyết b́nh thường.

4-Thời tiết và nhức nửa đầu migraine.
Kết quả nghiên cứu tại Trung Tâm Điều Trị Nhức Đầu ở Stanforf, Connecticutt, cho hay 51 % bệnh nhân bị nhức đầu gây ra do thời tiết thay đổi, 62 % cảm thấy là có nhức đầu khi quá nóng hoặc quá lạnh, áp xuất cực đoan như là quá khô hoặc quá ẩm ướt. V́ sự liên hệ này nên Giám Đốc Trung Tâm bác sĩ Alan Rapoport đề nghị bệnh nhân nên ghi chú nhức đầu với thay đổi thời tiết để mang theo thuốc mà ngừa cơn đau.
Mới đây, tại Trung Tâm Thần Kinh Miami, Florida, bác sĩ Na Uy Karl Alstadhang cho hay tia nắng cực mạnh mùa Hè ở Bắc cực làm cho bệnh nhân bị chứng thiên đầu thống sống ở nơi đây  bị cơn đau nhiều hơn.

5-Đau nhức xương khớp với thời tiết.
Trong lúc “cà phê đấu láo” với thân hữu ở Taipan, lăo nhạc sĩ Nguyễn Hiền hay nhắc tới câu thơ nhái “ Nắng mưa là bệnh của trời; Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”. Có ư liên tưởng tới nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi. Hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi xương đau, khớp nhức. Đây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Một số quan sát cho hay có tới 70% dân chúng có kinh nghiệm tương tự, nhất là ở giới phụ nữ.
Nghiên cứu của khoa học gia Edstrom vào năm 1948 cho thấy người bị thấp khớp cảm thấy dễ chịu hơn khi sống nơi có khí hậu ấm áp và khô ráo. Năm 1961, bác sĩ J. Hollander taị Đại Học Y Khoa Pennsylvania đặt 12 bệnh nhân với viêm khớp và thấp khớp vào trong pḥng có kiểm soát thời tiết. Bẩy bệnh nhân cho biết dấu hiệu đau và cứng nhắc của khớp xương trở nên nặng hơn khi độ ẩm tăng và áp xuất giảm. Nghiên cứu bên Hà Lan cho hay vào mùa hạ, bệnh nhân bị viêm khớp cảm thấy đau hơn nếu nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng. Nghiên cứu công bố trên tập san Rheumatology bên Na Uy, Thụy Điển, Gia Nă Đại, Do Thái cũng cho hay có ảnh hưởng của độ ẩm, áp xuất khí quyển, mây, nhiệt độ và t́nh trạng gió vào viêm khớp. Nhưng các nghiên cứu nhấn mạnh là thay đổi thời tiết không làm thương tích khớp trầm trọng hơn cũng như không là nguyên nhân gây ra viêm khớp.
Theo bác sĩ Terrence Starz, Giám Đốc Trung Tâm Viêm Khớp Đại Học Pittsburgh th́ chưa có bằng chứng xác thực rằng di chuyển về nơi có khí hậu khô ráo, ấm áp lại có tác dụng lâu dài trên diễn tiến của bất cứ bệnh cơ bắp xương khớp nào.Vị thầy thuốc này khuyên thêm là vào mùa đông nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức như súc tuyết, tránh chơn truợt té ngă. Hơn nữa, dù ta sống ở đâu th́ đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thích nghi với khí hậu ở nơi đó.
Xin nhắc lại Viêm Khớp (Arthritis) là trường hợp đau, sưng và không cử động của khớp. Hai bệnh thường thấy nhất của Khớp là:  Viêm Xương Khớp (Osteoarthritis) trong đó có thoái hóa và viêm sưng lớp sụn ở khớp xương , thường do chấn thương, hư hao v́ sử dụng lâu ngày, thường thấy ở ngón tay, đầu gối, xương hông. Tiếp đến là bệnh Thấp Khớp (Rheumatoid Arthritis), một bệnh tự miễn gây ra đau, sưng, cứng đơ không cử động và mất chức năng của khớp, thương tổn lớp lót của khớp và xương, đôi khi chạy vào nội tạng khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau ốm.

6-Thai  nghén và thời tiết.
 Trong thời kỳ mang thai, thân nhiệt tăng v́ thay đổi kích thích tố, máu lưu hành nhiều hơn, nhau thai sũng tạo ra một số nhiệt năng. Để giữ nhiệt trong cơ thể b́nh thường, các bà đổ mồ hôi nhiều, mạch máu ngoại vi mở rộng, tim đập nhanh. Hậu quả là sự khô nước nhất là nếu lại cộng thêm với thời tiết nóng bức. Cho nên nhiều bà cảm thấy khó chịu vào mùa Hè. Khô nước th́ tử cung co bóp sớm  và có thể đưa đến sinh non. Phù nề chân của các bà cũng dễ xẩy ra khi thời tiết nóng.
Nghiên cứu của Đại học Modela bên Ư Cho hay phụ nữ sinh vào tháng 3 sẽ măn kinh sớm hơn là sinh vào tháng 10; sanh vào mùa thu có nhiều trứng hơn vào mùa xuân. Lư do được giải thích là nhiệt dộ, ánh sáng , vùng khí hậu có ảnh hưởng tới các tế bào của thai nhi và đời sống sau này.
Kinh nghiệm lâm sàng cho hay 24 giờ sau khi áp xuất  không khí giảm  th́ các bà  gần tới ngày sanh thấy trở dạ bắt đầu.
Nghiên cứu bên Anh cho hay trẻ sanh vào mùa Hạ chơi football rất xuất sắc, c̣n sanh vào mùa Đông dễ mập ph́.
Đài BBC ngày 11-3-2004 có đăng tin kết quả một nghiên cứu tại Anh cho hay trẻ em sanh vào mùa lạnh có thể có  rủi ro bị bệnh tim khi lớn tuổi, cao cholesterol, khó thở và giảm đáp ứng với insulin Chúng thường dự trữ nhiều chất béo.     
                                       
7-Thời tiết với tóc.
Với thời tiết ấm áp th́ tóc mọc nhanh hơn khi lạnh  đồng thời cũng có nhiều chất nhờn v́ các tuyến nhờn trên da đầu  cũng như mạch máu hoạt động mạnh  Thời tiết lạnh làm tóc thô, kém mềm mại. Đôi khi vào mùa Đông lạnh ta đội mũ ấm nên da đầu  ít không khí, tóc áp vào nhau. Gió mạnh và ánh nắng làm tóc khô.

 8-Dị ứng theo mùa
 Đây là kinh nghiệm thường xuyên của nhiều người mỗi khi mùa Xuân tới với các khó chịu gây ra do phấn ho hoặc do nhiễu loạn khí quyển. Khi thời tiết nắng ấm, phấn hoa bay nhiều trong không khí có khi cả mấy tháng nhất là vào buổi sáng.

9-Ảnh hưởng của nắng.
Nắng mặt trời cần thiết cho mọi sinh vật. Nhưng tia nắng gắt cũng gây nhiều tác dụng không tốt cho cơ thể, nhất là với da. Bệnh ung thư da v́ tiếp cận nhiều quá với nắng là một bằng chứng. Trẻ sơ sinh cũng cần được che trở với tia nắng gắt, nhất là từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Da các em rất dễ bị rám nắng và mắt cũng rất nhậy cảm có thể đưa tới cao nhăn áp khi tuổi lớn.
Khi bệnh lao phổi hoành hành vào đầu thế kỷ trước, các sanatorium đă được mở để chữa bệnh này. Bệnh nhân được phơi nắng để diệt vi trùng và hít thở nhiều dưỡng khí. Tắm nắng rất phổ thông cho tới khi thuốc trị lao Streptomycine được khám phá ra vào năm 1943.
Ảnh hưởng tốt của tia nắng với sự ngủ đă được bác sĩ Julie Gammack, Đại Học Y St Louis, nghiên cứu . Theo đó, người già trong viện dưỡng lăo tiếp cận với ánh sáng mặt trời mỗi sáng và xế chiều th́ sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ánh sáng thiên nhiên giúp cơ thể điều chỉnh đồng hồ sinh học và kích thích tố, cho ta biết khi nào ăn, ngủ.
Giải phẫu theo mùa và sử dụng sinh tố D có thể ước đoán sự thành công trị ung thư phổi bằng giải phẫu. Nghiên cứu do giáo sư David Christiani, Đại Học Harvard cho hay bệnh nhân ung thư phổi dùng nhiều sinh tố mà được giải phẫu vào mùa hè với nhiều ánh nắng th́ có triển vọng sống lâu hơn là giải phẫu vào mùa Đông và dùng ít sinh tố D. Kết quả trên được tường tŕnh tại Đại Hội lần thứ 96 của Hội Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 4 năm 2005 vừa qua. Theo vài nghiên cứu th́ sinh tố D có tác dụng chống phát triển và chống di lấn của tế bào ung thư. Tia nắng mặt trời giúp da sản xuất nhiều sinh tố D. Như vậy không có nghĩa là phải đợi thời tiết thuận lợi mới chữa trị. Cần mổ là mổ, mổ sớm kết quả lành bệnh cao hơn.

10 Trúng nắng.
Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. B́nh thường th́ nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm. Nhiệt độ trong không khí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy v́ ảnh hưởng của độ ẩm tương đối.  Độ ẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn.
  Cơ quan khí tượng đă lập ra một biểu đồ sức nóng (Heat Index Chart) trên đó có ghi nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối. Giao điểm đường nối của hai số này là nhiệt độ thực cảm thấy (Heat Index).
Thí dụ nhiệt độ đo trong không khí là 90 độ F, độ ẩm 80 th́ sức nóng thật sự cảm thấy cao hơn, 113 độ F. Khi Heat Index dưới 90 độ F th́ cơ thể c̣n chịu đựng được chứ lên trên 100 độ th́ nhiều tai nạn do hơi nóng sẽ dễ dàng xảy ra.
Khi ta sống trong không gian quá nóng th́ cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Mạch máu giăn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế bảo vệ thân nhiệt không điều ḥa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ  tăng, giảm nhiệt khác th́ một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Đó là chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức (heat exhaustion) và nhất là Trúng cảm Nhiệt ( Heat Stroke). Heat stroke là một cấp cứu sinh tử, nạn nhân cần được điều trị ngay tại bệnh viện nếu không th́ nguy cơ thiệt mạng có thể xẩy ra. Nạn nhân thường đổ mồ hôi nhiều, nhiệt độ cơ thể lên cao, da nóng, tim đập nhanh, huyết áp giảm. Trường hợp nặng có thể đưa tới tổn thương năo bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê.

11- Giảm Thân Nhiệt.
Giảm nhiệt xảy ra khi nhiệt độ trong ḿnh xuống dưới 95 độ F. B́nh thường là từ 97 tới 100 độF .
Có nhiều nguy cơ đưa tới giảm nhiệt độ: nhà không được sưởi đủ nóng; ăn không đủ chất dinh dưỡng ; uống nhiều rượu; có bệnh kinh niên về tim, gan, tuyến giáp trạng; đang mắc bệnh nhiễm trùng; do tác dụng của một số dược phẩm; ở ngoài lạnh quá lâu; mặc quần áo không đủ ấm; mới gặp tai nạn hay té xuống nước; người sống cô đơn, túng thiếu.
Giảm nhiệt có thể xẩy trong ṿng một vài giờ, tùy theo số lượng hơi nóng  mất đi nhiều ít.
 Khi tế bào dưới sâu bị cóng giá th́ da không c̣n cảm giác, tê dại, cứng ngắc. Nhiều nạn nhân không biết bị cứng giá cho tới khi có người nh́n thấy, cho hay
. Nạn nhân thấy mệt mỏi, lờ đờ, tâm thần rối loạn, nói ngượng nghịu, người lạnh giá, cơn run rẩy rùng ḿnh, ngón chân ngón tay lợt lạt, cử động khó khăn, cơ thịt cứng nhắc, người lạnh toát. Nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh sau đó chậm dần. Giảm nhiệt ảnh hưởng tới năo bộ, nạn nhân kém nhận thức, hành động khó khăn với các hiểm nghèo và có thể rơi vào t́nh trạng hôn mê.Giảm nhiệt là một vấn đề sức khỏe trầm trọng cần được điều trị cấp cứu tức th́ tại  bệnh viện  để tránh các biến chứng hiểm nghèo có thể xảy ra.

12-Sự Cóng Giá
Đây là những tổn thương  gây ra do lạnh giá, đóng băng. Cóng Giá đưa đến mất cảm giác tạm thời hay vĩnh viễn ở bộ phận bị thương tổn.  Mỹ gọi là Frost-bite. Mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân là những nơi hay bị cóng giá cắn nhiều  nhất. Nguy cơ cóng giá tăng lên nếu máu  bị cản trở hoặc không mặc quần áo đủ ấm khi trời rất lạnh.
Thương tổn do lạnh giá có thể ở ngoài da hoặc  nằm sâu trong tế bào dưới da. Khi nông th́ da hơi đau, tái, cứng trong khi đó tế bào bên dưới lại mềm.
Chứng cóng giá là một trường hợp cấp cứu, cần được chữa trị  tức th́ tại  bệnh viện

13-Thời tiết với trạng thái tâm thần
Nhiều người than phiền “under the weather” là cảm thấy khó ở, hơi mệt, không khỏe, chán nản mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, nguời mang những bệnh kinh niên. Phụ nữ.dường như chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Các nhà Sinh Vật Khí Tượng Học cũng đă nhận thấy rằng t́nh trạng tâm thần của con người có thể bị ảnh hưởng v́ sự thay đổi của thời tiết.
Trời nóng khiến cơ thể dễ mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, hay quên và tính t́nh nóng nẩy. Nhiều nghiên cứu cho hay với thời tiết nóng nực, cơ thể tạo ra vài hóa chất làm sự suy nghĩ của ta bị ảnh hưởng và đưa đến kém tập trung. Thống kê cho hay vào mùa nóng, tai nạn xe, gây gổ ngoài đường cũng gia tăng.
Một rủi ro khác của mùa Đông, tuy không hiểm nghèo nhưng cũng làm trạng thái tinh thần của nhiều người trầm xuống. Đó là Nỗi Buồn Mùa Đông mà ngôn ngữ Anh gọi là “Blues Winter” hoặc “ Seasonal Affective Disorder” -SAD.
Tâm trạng trầm buồn này xảy ra vào cùng một thời gian của mỗi năm. Thường là từ đầu tháng Mười và kéo dài tới tháng Ba, tháng Tư, trầm trọng nhất là vào tháng Giêng, tháng Hai. Đây là thời gian mà ngày ngắn, đêm dài, ở những vùng thiếu ánh chiêu dương kéo  lê thê ngày lại ngày. Nhiều giải thích cho là trong thời tiết này chất serotonin trong năo bộ thấp. Mà ít serotonin là lư do khiến con người trầm buồn.
Người mang “Nỗi Buồn Mùa Đông” có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bệnh thường được chữa bằng ánh sáng nhân tạo với các ngọn đèn đặc biệt.
 
Kết luận.

Thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng tới sức khỏe mà khoa học chưa nghiên cứu nhiều tới lănh vực này. Nhưng với kinh nghiệm của người dân th́ đây là có thật chứ không phải là câu chuyện  “trà  dư tửu hậu ”, “ lăo bà tưởng tượng ”- an old wives’ tale”. Một thân hữu rất thân của lang tôi có chia xẻ kinh nghiệm ba mươi năm tỵ nạn, sống tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ giá lạnh như sau:
“Trước hết, xin nói về nhà tôi là người bị thấp khớp. Mỗi lần trời rét nhiều là nhà tôi nghe đau nhức trong người. Những lúc như vậy, ngoài việc uống các loại thuốc chống đau nhức, nhà tôi phải dùng khá nhiều thuốc dán Salonpas của Nhật.
Riêng tôi, không bị thấp khớp, và với một nếp sống tương đối có nhiều vận động hơn nhà tôi, tôi không ngại trời rét, dù thật rét, với điều kiện là sau cơn lạnh có thể dài cả tuần lễ hoặc 10 ngày, trời ẩm lại lâu lâu một chút để tôi lấy lại sức hầu có đủ khả năng chịu đựng cơn lạnh tiếp theo. Vấn đề của thời tiết vùng Đông Bắc trong những năm gần đây (3 năm qua đă chứng minh điều đó) là mùa đông nay lạnh hơn trước nhiều, và cái lạnh kéo dài rất lâu, không thấy có những ngày trời ấm hẳn lại như trước kia. V́ thế, mọi người đều phàn nàn, không cứ người cao tuổi. Nhưng dĩ nhiên người cao tuổi là những người khổ sở nhất v́ cái chiều hướng mới của thời tiết này. Suy nghiệm một cách chủ quan, tôi thấy rằng khi trời lạnh quá lâu, không những sức chịu đựng thể chất của ta yếu hẳn đi, làm cho ta cảm thấy rất mỏi mệt, mà nếu không cẩn thận th́ tâm thần của ta c̣n có thể bị trầm cảm một cách khá dễ dàng”-NPA.
Và thân hữu đang tính chuyện thiên cư về miền Nam nắng ấm.
Để đôi vợ chồng đă nhiều chục năm chung sống được thoải mái hơn.

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
Texas-Hoa Kỳ.