Câu Chuyện Thầy Lang

Thái Độ Trước Sự Hóa Già

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Già là một giai đoạn của cuộc đời, tương tự như tuổi dậy th́ của thiếu niên, trưởng thành của trung niên. Trong giai đoạn này, những người già có vài điểm tương đồng đủ để tạo ra một mô h́nh cho tuổi đó.

Trong diễn tiến hóa già, cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều đi xuống, thường là từ tốt sang xấu về cấu tạo và chức năng của các bộ phận. Tóc bắt đầu bạc, da bắt đầu nhăn, răng lung lay, bước đi chậm chạp. Công năng cơ thể giảm sút như tiêu hóa khó khăn, giấc ngủ gián đoạn, trí nhớ kém.. Thay đổi quan trọng nhất là tăng nguy cơ bệnh hoạn và cần thời gian lâu hơn để phục hồi sau bạo bệnh. Một số người cao tuổi cũng trở thành thụ động, không tham gia, không đ̣i hỏi và có khuynh hướng tự cô lập, sống một ḿnh.

Nhiều cố gắng để giải thích lư do của sự hóa già nhưng đa số mới chỉ là lư thuyết.

Có người nói cơ thể như một cái đồng hồ sinh học, được lập tŕnh để sống một khoảng thời gian nào đó rồi ngưng.

Có thuyết nói tới sự tích lũy các sai lầm của nhiều phần tử trong tế bào hoặc tích lũy các chất phế thải trong tiến tŕnh tăng trưởng của cơ thể.

Người ta cũng nhắc tới sự hư hao tả tơi của các cơ quan bộ phận theo thời gian sử dụng; phản ứng tṛng tréo của các hóa chất, những đột biến của gene tế bào hoặc do tác dụng của sự oxy hóa, của gốc tự do (free radicals).

Nói chung, sự hóa già ít khi được “càng giẻo càng dai” như nhiều người già mong ước.

Có khó khăn, thay đổi, chẳng lẽ người cao tuồi ḿnh lại ngồi im chịu trận, chấp nhận mọi an bài.

Nhà hùng biện La Mă Ciceron đă nói: “ Tuổi già chỉ được trọng nể khi tự chiến đấu, duy tŕ cái quyền hạn của ḿnh, tránh lệ thuộc và khẳng định vị trí vĩnh cửu của tuổi già trong xă hội”.

Thôi th́ có sinh th́ có tử. Tre già cũng phải nhường đất mầu mỡ cho măng non tăng trưởng chứ. Cho nên, ta cứ thuận theo lẽ tự nhiên mà từ từ đi vào chu kỳ Sinh, Lăo, Bệnh, Tử một cách tích cực, nhẹ nhàng.

Bằng cách THÍCH NGHI cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Thích nghi là một số những hành động có tính cách điều chỉnh được sử dụng để phù hợp với một hoàn cảnh, điều kiện hoặc môi trường mới. Sự thích nghi thường diễn ra một cách tự nhiên, không cần cố gắng nhưng cần kiên nhẫn, liên tục.

Với người cao tuổi, thích nghi với sự đổi thay trong đời sống hàng ngày là điều cần biết, cần được áp dụng để đối phó khéo léo ngơ hầu tránh khó khăn cho nếp sống mùa Đông cuộc đời..

Có những thay đổi đến từ từ với sự hóa già mà khi chú tâm ta có thể đương đầu một cách tự nhiên. Chẳng hạn các thay đổi diện mạo như tóc bạc, da nhăn, không ảnh hưởng mấy tới sức khỏe. Nhưng cũng có thay đổi bất th́nh ĺnh như sau một tai nạn, một tang tóc th́ ngoài việc tự ḿnh thích nghi, c̣n cần sự hỗ trợ của người khác.

Thích nghi cần có một số hành động:

1-Thái độ chấp nhận sẽ có những thay đổi.

Diễn tiến sự thay đổi khác nhau ở mỗi người nhưng hậu quả nói chung là sẽ mang tới cho tuổi già một vài khó khăn.

Khi nói đến sự hóa già, nhiều người có thái độ thụ động cam chịu, coi nó như một số mệnh phải nhận. Với họ, già sẽ đưa tới sự tàn phá thể xác, suy giảm trí tuệ, rồi tan ră con người. Họ cũng sợ già, không giám nghĩ tới nó. Cho nên Simone de Beauvoir đă mơ tưởng tới một thời kỳ mà con người sẽ không qua giai đoạn già trước khi măn phần. Như con phù du chết đi mà không già.

Nhưng con người không phải là con phù du. Đời sống là con đường đi tới, chỉ có một chiều với nhiều giai đoạn khác nhau. Vả lại nếu già có nhược điểm th́ nó cũng có ưu điểm với nhiều ư nghĩa đáng quư của con người già. Như sự khôn ngoan hơn, thoải mái, bớt vướng víu nợ trần, an tâm tự tại…

Diễn tiến của sự hóa già cũng khó mà chống cự, tránh né ngoại trừ là một phần nào ta có thể tŕ hoăn nó. Cho nên tuổi thọ bây giờ so với mấy chục năm về trước đă cao hơn và hy vọng c̣n cao nữa.

Không chống cự được th́ thái độ hợp lư hơn là chấp nhận nó một cách tích cực: sống thật t́nh và tận dụng từng giai đoạn của cuộc đời. Sống với con người thực của ḿnh, ḥa hợp với chính ḿnh, với tuổi thực của ḿnh chứ không làm ra vẻ. Chấp nhận tích cực là lựa chọn sự thực, lựa chọn một cách tự do giữa thực tế và hư cấu.

Sự thực thường chỉ có một mà hư cấu th́ muôn mặt. Một lăo nhân 68 tuổi mà muốn tranh tài cao thấp với một thanh niên sung sức về một môn điền kinh th́ sợ là không thực tế mà c̣n bị gán cho là gàn bướng, hâm.

2- Dự đoán.

Người cao tuổi cần dự đoán là vào giai đoạn cuối cuộc đời sẽ có những thay đổi ǵ. Biết trước để ứng phó, để giảm thiểu hậu quả xấu, tăng cường lợi thế trước khi bất lợi xảy ra.

Ví dụ như đă có nhiều bằng chứng rằng tuổi cao dễ bị tai biến năo khi huyết áp hoặc cholesterol lên quá cao th́ ta tránh các nguy cơ đưa tới các căn bệnh này. Đó là bớt chất béo, giảm muối mặn, không hút thuốc, vận động cơ thể đều đặn...

Hoặc dự đoán khi về già lợi tức sẽ giảm th́ cần có kế hoạch tài chánh thỏa đáng cho nhu cầu vừa phải sau này.

3- Bù đắp.

Thích nghi cần có sự bù đắp vào phần khiếm khuyết, khiếm dụng mà sự hóa già lấy đi để ta có thể cân bằng cuộc sống.

Chẳng hạn tập trung sức lực vào các hoạt động ưu tiên cho cuộc sống; t́m sự gần gũi của bạn bè, cộng đồng để tránh đơn côi; sử dụng xe lăn hoặc lắp khớp nhân tạo khi đi lại khó khăn; mang kính để nâng cao thị giác...

Một khía cạnh không kém phần quan trọng là ta thường nghe một số cụ nói tôi “ già-yếu” rồi, đâu c̣n khỏe mạnh trai tráng như quư ông.

Ở lời nói này, vô t́nh các cụ đă gắn liền trạng thái YẾU vào sự HÓA GIÀ.

Hóa già là một diễn tiến sinh học với một số đặc trưng về thể chất, một số hành vi, tâm trạng riêng biệt của người cao tuổi ḥa đồng trong môi trường xă hội. Tất cả đều liên hệ với nhau, không thể xem xét riêng rẽ, tách rời.

YẾU là một trạng thái của suy nhược của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nếp sống vô độ, phung phí nghịch lẽ thường hoặc do các bệnh hoạn kinh niên.

Yếu không phải là một bệnh, không có ám số chẩn đoán trong danh muc nhập bệnh viện hoặc danh mục của Y Tế Thế Giới. Nó không phải là lẽ tất nhiên của sự hóa già. Bằng chứng là nhiều người cao tuổi mà vẫn duy tŕ đầy đủ sinh lực sau một độ tennis nhẹ, một cuộc đi bộ, đi lại nhẹ nhàng, không suy yếu.

Không ai phủ nhận là với sự hóa già, có nhiều thay đổi về cấu tạo, chức năng các bộ phận. Một số những thay đổi này không có ảnh hưởng nhiều lắm tới sinh hoạt người tuổi cao. Một số có chiều hướng đi xuống khiến con người không duy tŕ được các sinh hoạt của những năm về trước. Cái khó là liệu ḿnh có muốn vượt qua các thay đổi đó hay để nó lôi cuốn ḿnh vào dốc lộ.

Tâm lư con người ảnh hưởng rất nhiều tới diễn tiến của các khâu “lăo, bệnh, tử. Nh́n vào tấm gương, thấy vài vết nhăn trên gương mặt với mái tóc lốm đốm trắng đen là có người đă vội vàng cho rằng ḿnh đă già rồi. Và bắt đầu tiết kiệm năng lượng, giảm hoạt động, thu ḿnh, bớt giao du nói là dành th́ giờ nghỉ ngơi.

Mấy gợi ư để sống già tích cực

Năm 2004, Hội Tâm Lư bên Úc có thực hiện một cuộc khảo sát, thăm ḍ ư kiến 1507 người tuổi từ 18 tới trên 61 về tuổi già.

Hơn 60% người tham dự cho hay tuổi già có nhiều điều lư thú mà mọi người nên tận hưởng: không c̣n bị ràng buộc với việc làm; có nhiều th́ giờ với vợ chồng con cháu; tự do du lịch đó đây…

Một lăo nhân có ư kiến: “Tôi luôn luôn nh́n phần/ góc cạnh sáng sủa của cuộc đời. Nào ai biết được tuổi già có những ǵ nhưng tôi luôn luôn tận hưởng đời sống của tôi”

Một lăo nhân khác quan tâm tới sức khỏe, ví theo ông, có sức khỏe giúp ta làm được nhiều điều có ích cho bản thân và cho xă hội.

Hội đưa ra một số đề nghị để sống già tích cực:

-Nâng niu ǵn giữ cái mà ḿnh đang có, không ghen tuông đố kỵ với người khác.

-Nếu thấy có điều không vừa ư th́ thay đổi chúng đi. Không thay đổi được th́ sống chung ḥa b́nh với chúng.

-Giận dữ, chỉ trích, nhục mạ bản thân và tha nhân rất có hại cho sức khỏe.

-Đă quyết định việc ǵ th́ làm ngay,

-Năng vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày để duy tŕ chút sức mạnh thể xác, tránh đau xương nhức khớp, mất thăng bằng cơ thể.

-Duy tŕ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và tiêu thụ vừa đủ với nhu cầu cơ thể. Giảm thiểu chất béo, muối đường, rượu

-Thường xuyên tham dự vào các hoạt động có tính cách kích thích trí óc như chơi cờ tướng, majon, ô chữ, domino, đọc sách báo.

-Khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, t́m hiểu về các bệnh đang có, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.

-Duy tŕ sự liên lạc với mọi người để vui buồn có nhau, tránh lẻ loi, cô đơn. Nếu sức khỏe cho phép, tham gia vào các sinh hoạt chung, các việc thiện nguyện trong cộng đồng, khu xóm.

-Giảm thiểu những căng thẳng, những nỗi buồn không tên thường ngày bằng cách nói thẳng cảm nghĩ của ḿnh, rồi “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Kết luận

Danh tướng Douglas Mc Arthur của Hoa Kỳ có nhận xét sau đây về tuổi già: “ Chúng ta già không phải v́ đă sống qua một số năm tháng mà già v́ trốn bỏ lư tưởng. Năm tháng làm da ta nhăn nhúm; chối bỏ lư tưởng làm nhầu nát tâm hồn. Lo âu, sợ hăi, thất vọng là những kẻ thù nó d́m ta xuống đất den và biến đổi ta thành cát bụi trước khi ta chết”.

Do đó, cũng nên Già một cách lịch sự, trang trọng và có phẩm giá.


Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức
Texas Hoa Kỳ  - 
http://www.nguyenyduc.com