Người Mỹ gốc Việt: Bộ mặt tích cực nhất từ cuộc chiến Việt nam

Bài Tham Luận của Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Của Người Mỹ Gốc Việt

Do Bác sĩ Nguyễn Ư Đức tŕnh Bày tại

Cuộc Hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam lần thứ 5

Do Trường Đại Học Kỹ Thuật Texas-Lubbock tổ chức

Ngày 17-20 tháng 3 năm 2005

Năm 1972 đă có những cuộc thảo luận gay go giữa các phía liên hệ trong cuộc chiến Việt nam về h́nh thức cái bàn sẽ được dùng trong Hoà đàm Ba Lê, một hội nghị đă được triệu tập với cố gắng chấm dứt một cuộc chiến quá dài và hao tốn cho tất cả mọi phía. Các đề nghị đi từ bàn 2 bên, rồi 4 bên, để rồi kết thúc với cái bàn h́nh bầu dục. Lư do của vấn đề là tất cả các phe tham dự đều muốn được nh́n nhận rằng ḿnh là một trong những thành viên chính và quyền lợi của ḿnh phải được bàn tới trong cuộc thương thuyết. Vấn đề nữa được đặt ra ở đây là: ai thực sự tham chiến với ai? Phải chăng đây là cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Bắc Việt? Hay là cuộc chiến của Cộng Hoà miền Nam với Bắc Việt với sự giúp đỡ của người Mỹ? Thêm vào đó, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt nam đóng vai tṛ ǵ trong cuộc chiến này?. Tổ chức này có phải là con múa rối của Bắc Việt không? Hay là một lực lượng độc lập? Lúc bấy giờ, những cố gắng để thỏa măn các yêu sách về cái bàn xem như buồn cười và vô bổ, nhưng nó nói lên sự khó khăn để dung hoà mọi phía trong cuộc chiến. Cuối cùng, Hiệp ước Paris đă đem lại cho người Mỹ một lối thoát cho cuộc phiêu lưu quân sự tại VN, hiệp ước này cũng đă quyết định số phận của đồng minh Nam Việt nam, và bảo đảm cho sự chiến thắng vô nghĩa của miền Bắc Việt nam. Nh́n lại quá khứ với một nhận định b́nh tĩnh và chín chắn hơn, Hiệp định Ba Lê đánh dấu việc chấm dứt một giai đoạn đau thương và quá nhiều tổn thất cho tất cả mọi phía trong một cuộc chiến như một cơn ác mộng. Bỏ qua một bên những hậu quả tiêu cực, bài tham luận nầy nhắm mục đích nói lên phần tích cực của cuộc chiến Việt Nam. Phần tích cực này đă đem lại niềm hy vọng và tin tưởng vào sự tự do và ḷng nhân đạo. Kết quả tích cực đó chính là sự hiện diện và lớn mạnh của Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam và sự hội nhập của họ vào các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nhóm người Mỹ Gốc Việt.  

Không có kẻ chiến thắng trong cuộc chiến Việt nam

Dù theo bất kỳ phe nào, theo thiển ư của chúng tôi, th́ cũng không có kẻ chiến thắng trong cuộc chiến Việt nam:

Nước Mỹ mất hơn 50,000 mạng người, hàng nhiều tỷ mỹ kim, mất đi uy tín từng là một đồng minh đáng tin cậy, và sự đoàn kết của xă hội Hoa kỳ trong nhiều thập niên  Tổ chức gọi là Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, do Bắc Việt lập nên, tuyên bố là kẻ thắng, đă bị thiệt hại hàng trăm ngàn người. Mặt Trận này đă bị buộc phải giải tán hoàn toàn một năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Một số ít các lănh tụ của Mặt Trận c̣n được có mặt trong chính quyền CS hiện nay nhưng với những chức vụ không quan trọng, số c̣n lại, th́ biến mất khỏi chính trường. Bắc Việt, tuyên bố ḿnh cũng là kẻ thắng trận, bị mất hơn một triệu người. Sự chiến thắng vô nghĩa này chỉ đem lại quyền hành và lợi lộc cho một thiểu số trong nội bộ đảng Cộng sản. Các lănh tụ của họ trở nên giàu có và đầy quyền lực, nhưng đa số 80 triệu dân Việt nam th́ sống trong đói nghèo và tương lai vô vọng. Lợi tức trung b́nh đầu người ở Việt nam là 220 mỹ kim một năm và sự chênh lệch về lợi tức đă lớn c̣n đang lớn thêm hơn nữa. Thêm vào đó, việc hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ ở Nga và các nước Đông Âu, sự thất bại của nền kinh tế ở Việt nam khiến cho Cộng sản Việt nam phải ngă quỵ. Theo một bản báo cáo của LHQ, từ năm 1983 tới năm 1985, Việt nam có một nạn đói, không được báo cáo, làm cho hàng ngàn người chết, nhứt là dân chúng vùng thôn quê. Điều đó xảy ra v́ chính phủ VN ban hành một số chính sách sai lầm khiến cho cả nước phải bước tới ngưởng cửa của nạn đói. Một trong những chính sách đáng được chú ư nhứt là việc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam. Chính sách đó đă đem đến một thất bại năo nề mà kết quả là sự thu hoạch về lúa mùa đă sút giảm một cách thảm hại.

Trong những năm gần đây, đảng Cộng sản Việt nam cho áp dụng một chương tŕnh gọi là “Đổi Mới”. Chương tŕnh nầy đă bắt đầu ở Nga với hy vọng cải thiện nền kinh tế Việt nam và tăng cường sự bang giao với thế giới tự do. Kết quả là mức sống của dân chúng có tăng lên đôi chút. Tuy nhiên, sự sợ hăi mất quyền lực của chủ nghĩa Công sản đă chiến thắng sự cần thiết của một sự thay đổi từ gốc rễ. Một sự thay đổi cấp thiết để giúp Việt nam cất cánh và tiến tới một quốc gia tân tiến và giàu có. V́ lư do đó mà Việt nam hiện tại vẫn là một trong 4 quốc gia cộng sản c̣n lại và cũng là một trong những nước nghèo nhứt trên thế giới.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, Cộng Hoà Nam Việt nam cũng bị mất trên 200.000 nam nữ quân nhân, mất hoàn toàn bộ máy chính quyền, mất tự do, mất nền kinh tế, giáo dục, tài chánh, hệ thống truyền thông, văn hoá và cả tự do tôn giáo. Các yếu tố quan trọng đó trong đời sống của họ đă bị tước đoạt hoặc biến thành bất hợp pháp. Hàng ngàn quân nhân miền Nam, nhân viên chính phủ, các phần tử đối lập với cộng sản và nhiều công dân vô tội bị giam giữ hàng chục năm. Nhiều người trong số đó đă chết trong tù v́ bị thiếu ăn, bị tra tấn, hay v́ bị thiếu thuốc men.

Bộ mặt tích cực nhất của cuộc chiến Việt nam    

Sau cuộc chiến, theo ư chúng tôi, chỉ có một nhóm người Việt trở thành yếu tố tích cực: đó là những Người Mỹ Gốc Việt (và các cộng đồng người Việt khác trong thế giới tự do).

Sau khi Saigon thất thủ vào tháng 4 năm 1975, Hoa kỳ đă đưa bàn tay nhân ái, đón nhận hàng ngàn người tị nạn Việt nam như những công dân của quốc gia vĩ đại nầy. Từ năm 1975, con số người tị nạn Việt nam đă tăng lên một cách nhanh chóng, tăng tới 150% trong hai thập niên 80 và 90. Theo cuộc Kiểm Tra Dân Số năm 2000 th́ số người Việt sinh sống ở Hoa kỳ lên tới 1,122,528 người, sau người Trung Hoa (2,400,000) Phi (1,800,000) và Ấn độ (1,600, 000) và trên người Đại Hàn (1,000.000). Một cuộc t́m hiểu mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho thấy một con số cao hơn nhiều (2,200,000). Với con số nầy, người Mỹ gốc Việt đứng vào hàng thứ tư trong số các sắc dân thiểu số tại Hoa kỳ. Hơn nửa dân số này sống tập trung tại các tiểu bang California, Texas, Louisana và Maryland.

Ḷng can đảm: “Tự do hay là chết” 

Ban đầu, người Mỹ gốc Việt bỏ quê cha đất tổ ra đi sau khi quân đội cộng sản Bắc Việt xâm chiếm hết miền Nam năm 1975. Các phương tiện di tản của họ gồm những chiếc ghe chài nhỏ vượt biển hay đi bộ qua những chiến trường đẳm máu ở Cao Mên và Lào vào những năm 1978 tới 1995. Sau đó, một số người khác đến Hoa Kỳ tỵ nạn qua các chương tŕnh của chính phủ Hoa kỳ lập nên, sau khi họ thấy được những thảm cảnh của hàng ngàn người chết trên biển cả hay trong rừng sâu ở Cao Miên, Lào và Thái Lan.  

Những người Việt cương quyết đi t́m tự do và để tránh sự đàn áp chính trị bằng nhiều đợt.

Trước năm 1975, chỉ có mấy ngàn người Việt nam sinh sống ở Hoa kỳ. Phần lớn những người đó là vợ của nhân viên người Mỹ hay quân nhân Mỹ phục vụ ở Việt nam, sinh viên Việt Nam du học hay nhân viên của ngoại giao đoàn.

Ngay trước khi miền Nam sụp đổ, một số người nhờ có sự liên hệ với chính phủ Mỹ dă được phép ra đi. Trong số đó có những quân nhân miền Nam có liên hệ với toà Đại Sứ Hoa kỳ hay với Tổng hành dinh Quân đội Mỹ ở Saigon. Tổng số người nầy ước lượng độ 150.000, ra đi bằng máy bay.

Sau đó, một đợt người khác khoảng 150,000 đă thoát đi bằng thuyền và đă được các lực lượng đồng minh cứu thoát ngoài lănh hải Việt nam trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới năm 1978.

Từ năm 1978 tới 1982, một phong trào đàn áp của chính quyền Cộng sản đối với người Việt gốc Hoa, đă gây ra một đợt người tị nạn khác. Đợt nầy gồm có người Việt và người Việt gốc Hoa. Họ đă ra đi bằng thuyền bè đủ cở. Họ được gọi là “thuyền nhân”. Họ sẵn sàng đem mạng sống của ḿnh để đổi lấy tự do. Khẩu hiệu của họ là “Tự do hay là chết”. Họ trốn đi với niềm hy vọng tới được bến bờ các quốc gia lân cận, như Phi Luật Tân, Mă Lai, Hong Kong, Thái Lan hay Tân Gia Ba để sinh tồn, nhưng một số đông đă phải hy sinh. Nhiều người không sống được cho tới khi thấy được bến bờ tự do. Nhiều gia đ́nh đă bị băo táp cuốn trôi, làm mồi cho cá mập hoặc bị hải tặc hăm hiếp và giết chết. Theo các con số ước tính của Cao Ủy Tị Nạn th́ con số người chạy trốn bị chết như thế lên tới 700.000 người.

Một khi tới được đất liền, những người sống sót được đưa tới các trại tị nạn để sống những ngày đầy thiếu thốn và lo âu để chờ được chấp nhận tới định cư ở đệ tam quốc gia. Số người nầy lên tới khoảng 500.000 người

Ḷng quảng đại và T́nh thương  mệt mỏi

Cuộc di tản kinh hoàng chưa từng có này đă trở thành một mối lo cho quốc tế. Nhiều quốc gia ở Á châu, giúp đỡ người tị nạn trong khi họ chờ đợi được định cư tại một quốc gia chấp nhận họ, đă bày tỏ sự mệt mỏi trong việc giải quyết cho một số lớn người tị nạn Việt nam. Chánh phủ Hoa Kỳ, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác đă có những cuộc thảo luận đa phương để đưa ra những chương tŕnh nhân đạo như chương tŕnh “Ra đi trong trật tự”(Orderly Departure), “Luật đưa các trẻ Mỹ Lai về Mỹ”(Home Coming Act), chương tŕnh định cư trẻ em không có cha mẹ (Program for Unaccompagned Children), và Chương tŕnh nhân đạo cho các cựu tù nhân chính trị (HO). Từ đó, người tị nạn có cơ hội định cư ở Hoa kỳ theo diện đoàn tụ gia đ́nh hay tị nạn chính trị.

Nhóm sau cùng kể trên gồm có trên 300,000 người được gọi là HO (Humanitarian Operation). Năm 1988, TT Ronald Reagan đích thân kư sắc lịnh cho phép mọi cựu tù nhân chính trị bị cộng sản bắt giam hay tập trung cải tạo từ 3 năm trở lên ở Việt Nam sẽ đủ điều kiện xin định cư vào Mỹ. Nhóm nầy gồm có quân nhân và công chức Việt nam ở mọi cấp bực, bị tù đầy sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản. Tùy theo cấp bực và chức vụ cũ, họ bị bắt cầm tù từ vài ba tháng tới 15 năm. Họ bị cầm tù trong các trại giam rải rác trong toàn lănh thổ VN. Họ bị kiểm soát chặt chẽ và thường khi bị tra tấn. Sau mỗi ngày làm lao động cực nhọc, họ c̣n phải thức đêm để học những bài học “cải tạo” về chủ nghĩa Mác-Lê để gọi là gột rữa những“cặn bă đế quốc”. Theo ước lương từ nhiều cuộc nghiên cứu đứng đắn th́ có khoảng 65,000 người bị hạ sát v́ lư do chính trị giữa những năm 1975 và 1993. 

Những  góp đóng của Người Mỹ gốc Việt

Sự đóng góp của người Mỹ gốc Việt vào nước Mỹ không phải chỉ gồm có số dân. Giống như những người nhập cư từ trước, người Mỹ gốc Việt không những đă vượt qua được những kinh nghiệm đau thương của kẻ mới lập nghiệp, họ c̣n vận dụng được nền văn hoá phong phú và sự siêng năng làm việc của họ để thực hiện giấc mơ như mọi người Mỹ khác. Trong thập niên đầu tiên, biết bao nhiêu câu chuyện gây cho nhiều người bản xứ phải chú tâm về những khó khăn mà người Việt tị nạn phải trải qua để vượt qua các khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá. Hôm nay, mặc dù cuộc tranh đấu của người Mỹ gốc Việt để hội nhập vào xă hội Hoa kỳ vẫn tiếp tục, câu chuyện về những kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt đang tràn đầy với những thành công.

Xin nêu ra một số ít ví dụ:

            - Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người phát minh bom tầm nhiệt, giúp cho quân đội Hoa kỳ chiến thắng ở Afghanistan

- Cầu thủ Nguyễn Đạt thủ vai linebacker cho đội banh Dallas Cowboys

 -Khoa học gia Nguyễn Việt góp phần vào việc nghiên cứu tăng gia năng lượng cho phi

thuyền con thoi Columbia

        - Luật sư Đinh Việt, giữ chức vụ phụ tá bộ trưởng Tư pháp Hoa kỳ trong nội các đầu tiên của Tổng Thống George W. Bush

- Cô Mina Nguyễn được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giao Tế của Bộ Lao Động

            - Giáo sư Trương Hồng Sơn, một trong những nhà khoa học được kính trọng hàng đầu trong  cơ quan NASA.     

Người ta có thể tiếp tục kể thêm, thêm nhiều hơn nữa về những thành tựu của người Mỹ gốc Việt.

Đối với người Mỹ gốc Việt, làm việc chăm chỉ và thành công là một phương cách để tỏ ḷng biết ơn nhân dân Mỹ đă bảo bọc họ như những thành viên thực sự trong gia đ́nh người Mỹ. Người Mỹ gốc Việt đă có những cố gắng để đóng góp về mọi phương diện vào xă hội Mỹ. Từ kinh tế cho tới giáo dục, từ văn hóa cho tới nghệ thuật, thể thao, người Mỹ gốc Việt đă ghi dấu chân của ḿnh và đă gây được những ảnh hưởng tích cực trong mảnh đất Hoa kỳ. Người Mỹ gốc Việt cũng đang góp tích cực trong trận chiến ở Iraq. Và, c̣n nhiều người Mỹ gốc Việt trong lực lượng quân sự Hoa kỳ đang bảo vệ tự do tại các tuyến đầu ở Iraq, Afghanistan và tại nhiều nơi khác trên thế giới. Họ cùng hưởng sự vinh quang, phồn thịnh và cùng chia xẻ các gánh nặng và trách nhiệm của Hoa kỳ trên thế giới.

Sự thành công của người Mỹ gốc Việt cũng c̣n đem lại lợi ích cho Việt nam. Người Mỹ gốc Việt mỗi năm đă góp phần từ 5 tới 8 tỷ mỹ kim cho nền kinh tế Việt nam. Trong khi sống một một đời sống thoải mái,, tự do ở Hoa kỳ, người Mỹ gốc Việt vẫn nặng ḷng với những người thân c̣n kẹt lại tai VN, họ đă gởi về VN qua đường chính thức cho những người thân hơn 3 tỷ mỹ kim mỗi năm qua các cơ sở tài chánh và ngân hàng. Việc đầu tư của người Mỹ gốc Việt c̣n ít – khoảng 200 triệu mỗi năm – so với khả năng của họ tới 22 tỷ mỹ kim một năm. Lư do của sự chênh lệch đó là các điều kiện nhân quyền ở Việt nam. Phần lớn các nhân quyền căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, v.v... vẫn bị từ chối đối với đại đa số người Việt nam. Thêm vào đó, sự cạnh tranh không b́nh đẳng giữa các công ty chính phủ và công ty tư nhân làm cho việc đầu tư của tư nhân gần như không thể nào thành công được. Trên tất cả những lư do vừa kể trên, các chính sách bất nhất và thiếu chân thành của chính phủ Việt nam dành cho người Mỹ gốc Việt là những trở ngại lớn nhất cho việc người Mỹ gốc Việt không mấy thích thú đầu tư tại Việt nam.

Trong quá khứ, chính phủ Cộng sản Việt nam đă gọi người Mỹ gốc Việt với những hỗn danh như:  “ kẻ phản bội ” hay “kẻ tội đồ”. Ngày nay, với sự thành công về kinh tế của họ, người Mỹ gốc Việt đối với chính quyền CSVN, đă trở thành “người yêu nước” hay “nắm ruột ở phương xa”. Dù có được mệnh danh là ǵ chăng nữa, th́ lợi tức hàng năm của 2 triệu người Mỹ gốc Việt cũng tương đương với lợi tức quốc gia hàng năm của Việt nam với dân số 80 triệu người. Nói đến sự kiện đáng buồn này không phải để đề cao thành quả của người Mỹ gốc Việt, mà chỉ muốn chứng tỏ sự khác biệt giữa một xă hội tư do và một xă hội bị áp bức và các ảnh hưởng của nó đối với đời sống và và khả năng thăng tiến của công dân trong các xă hội đó. Các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt c̣n có học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm trong nhiều địa hạt và kỹ nghệ quan trong Những kiến thức và tài năng đó nếu đưa về được Việt nam, sẽ không chỉ giúp Việt nam hội nhập nền kinh tế thế giới mà c̣n hy vọng đẩy Việt nam tiến tới một đất nước tự do và trù phú.

Bảo tồn lịch sử

Năm nay, trong khi mừng kỷ niệm 30 năm tự do của 2 triệu người Mỹ gốc Việt cũng như các người Việt tỵ nạn khác, chúng ta cũng nh́n lại 30 năm lịch sử để tạ ơn các cố gắng, những hy sinh và các thành quả của thế hệ thứ nhứt của người Mỹ gốc Việt. Chúng ta phải hănh diện mà nói rằng lịch sử của người Mỹ gốc Việt là lịch sử của ḷng can đảm, sự kiên tâm và đầy những thành quả. Chúng ta muốn bảo tồn di sản lịch sử nầy cho các thế hệ trẻ của người Mỹ gốc Việt. hôn nay và mai sau.

Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt đă thu thập được hơn 200,000 trang tài liệu về người Việt tỵ nạn. Các tài liệu này đă được hội viên của hội và nhiều cá nhân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt gởi tặng. Có hàng chục ngàn trang tài liệu, thư từ, h́nh ảnh liên quan tới cuộc di tản chính trị của người Việt Nam. Có hàng ngàn trang tài liệu ghi lại các kinh nghiệm của thuyền nhân trốn đi dưới sự kiểm soát của chính phủ Cộng sản Việt nam và việc họ đối phó với các hiểm nguy của biển cả và hải tặc. Cũng có hàng ngàn trang khác nói về cuộc sống trong các trại tù Cộng sản, hàng ngàn trang ghi lại những cố gắng vận động với các nhà lập pháp, hành pháp và các cơ quan khác của chính phủ Hoa Kỳ, cũng như với chính phủ Việt nam với hy vọng đem lại được tự do cho người dân Việt nam bị áp bức. Trong nhiều trường hợp. những cố gắng này vẫn c̣n đang tiếp tục.

Không giống như nhiều nhóm di dân khác đă có những nguồn gốc ăn sâu trong sự hy sinh của tổ tiên họ trong thời nội chiến Nam – Bắc hay dưới thời chiến tranh dành độc lập của Mỹ, máu hi sinh của chúng ta đă đổ trên cuộc hành tŕnh chúng ta đển đây. Hơn thế nữa, chúng ta cũng dă phải tranh đấu cho sự hiện diện của chúng ta. Tại Hoa kỳ, có những cố gắng không ngừng nghỉ để đấu tranh với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để thuyết phục các chánh khách rằng: có rất nhiều lư do tốt để chấp nhận người Việt tị nạn vào Mỹ cũng như lư do khiến họ phải t́m dến đây. Những cố gắng đó đ̣i hỏi một chiến lược khôn khéo và thật nhiều kiên nhẫn từ cộng đồng người Việt trong suốt 3 thập niên qua.

Người ta vẫn nhớ tới bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) và các tổ chức khác của người Mỹ gốc Việt yêu cầu chính phủ Cộng sản Việt Nam trả tự do lại cho tất cả các tù nhân chính trị và cho phép họ rời khỏi Việt nam. Chính phủ Cộng sản Việt Nam lúc đầu đă lớn tiếng từ chối việc nầy và tuyên bố “không hề có tù nhân chính trị ở Việt nam”. Thông qua các sự tiếp xúc của của thân nhân gia đ́nh các tù nhân chính trị, tổ chức FVPPA đă ghi nhận được một số các trại tù khắp nước Việt nam và có cả tài liệu về số tù nhân chính trị bị giam giữ trong các trại tù đó. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đă đến thăm các trại tù này và sau đó xác nhận rằng có hàng chục ngàn tù nhân chính trị ở Việt nam. Chính phủ Cộng sản Việt nam bèn phải thú nhận hệ thống trại tù của họ và bắt đầu thương thuyết về vấn đề tù nhân chính trị ở Việt nam. Các cuộc thảo luận sau đó đă đưa tới nghị quyết 205 về chương tŕnh nhân đạo (Humanitarian Program) do các nghị sĩ Edward Kennedy và Robert Dole bảo trợ, đệ tŕnh lên TT Ronald Reagan ngày 5 tháng giêng năm 1987. Có hơn 30 nam nữ nghị sĩ và dân biểu thuộc luỡng đảng trong Quốc hội và cựu Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Robert Funseth, đại diện chính thức của chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc điều đ́nh đă đệ tŕnh quyết định 212 vào tháng 9 năm 1987. Sau cùng thỏa hiệp được kư kết hôm 30 tháng 7 năm 1989 giữa Hoa kỳ và Chính phủ Cộng sản Việt nam. Quyết định 212 trở thành tài liệu căn bản chính thức cho việc trả lại tự do cho tù nhân chính trị Việt nam và đưa họ và gia đ́nh họ qua định cư ở Hoa kỳ.

C̣n có rất nhiều câu chuyện khác về việc người Mỹ gốc Việt đă tranh đấu để vượt qua các trở lực để giúp họ có được một cuộc sống tích cực với nhiều thành công ở Hoa kỳ. Các câu chuyện đó cần được kể lại để làm món quà tinh thần cho các thế hệ trẻ của người Mỹ Gốc Việt và cho những người Mỹ trẻ khác. Những kho tàng tinh thần đó cần được bảo tồn và truyền bá cho thế hệ mai sau.

Kết luận

Trong tinh thần cuả những cố gắng kể trên, Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt trân trọng thông báo rằng Trung Tâm Việt Nam của trường Đại học Kỹ thuật Lubbock, Texas, đang tiếp tay với Hội trong việc thiết lập một thư viện về lịch sử người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi hy vọng rằng bằng thư viện nầy và với sự hỗ trợ của Trung Tâm Việt Nam, những câu chuyện độc đáo, và lịch sử hào hùng của người Mỹ gốc Việt chúng ta sẽ được bảo tồn. Khi được hoàn thành, thư viện này sẽ không phải chỉ dành cho người Mỹ gốc Việt mà đó là một thư viện ghi chép lại một cách có hệ thống về tinh thần yêu chuộng tự do của tất cả người Mỹ nói chung. Do đó, thư viện này sẽ c̣n dành cho mọi người Mỹ.

Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt tha thiết mong mỏi được giữ mối giây liên lạc với tất cả quư vị để được chia xẻ, và để được tường tŕnh tới quư vị những diễn tiến của dự án thành lập thư viện cho người Mỹ Gốc Việt với hy vọng được sự hợp tác và hỗ trợ từ của tất cả quư vị trong việc bảo tồn di sản văn hóa tốt đẹp của chúng ta. Xin chân thành cảm tạ và Xin Chúc Mọi Sự an lành đến tất cả quư vị và gia đ́nh

 

Mọi thư từ liên lạc xin liên hệ đến địa chỉ:

Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt

The Vietnamese American Heritage Foundation

VAHF

Po Box 29534

Austin, Texas, 78755

                                    Email:VAHF04@gmail.com