Câu Chuyện Thầy Lang

Miệng Khô

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Một thân hữu cao niên hỏi rằng “chẳng hiều tại sao miệng tôi nó cứ khô như ngậm cục bông g̣n, nhai nuốt khó khăn, phát ngôn vấp váp. Phải làm ǵ bây giờ”.

Miệng khô không phải là chuyện riêng ở người già, mà cũng xảy ra ở mọi lứa tuổi khi mà số lượng nước miếng trong miệng giảm. Khô miệng không phải là một bệnh đặc biệt mà là triệu chứng của một bệnh nào đó.

Nước Miếng

Nước miếng là chất đậm đặc, không mầu, hơi đục thường trực hiện diện trong miệng con người và động vật có xương sống. Về phương diện sinh hóa học, nước miếng được coi như ḍng máu lưu hành trong miệng.

Nước miếng được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, ṿm miệng đặc biệt là từ 3 tuyến chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến parotid ở hai bên má. Nước miếng của mỗi tuyến có cấu tạo hơi khác nhau, nhưng nói chung gồm có 98% là nước. Phần c̣n lại là chất nhờn mucous, khoáng calci, natri, kali, bicarbonate, phosphate, enzym amylase, lipase, vài chất kháng vi khuẩn.

Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát sự sản xuất và tiết ra nước miếng.

Sự hiện diện của thực phẩm, một chất kích thích (kẹo cao su) trong miệng, ngửi hương vị thơm, nh́n hoặc nghĩ tới thực phẩm là những yếu tồ đưa tới tiết ra nước miếng.

Liên tục lép mhép nhai bỏm bẻm cũng khiến cơ bắp trong miệng co bóp, ép vào các tuyến nước miếng, gia tăng sản xuất. Coi vậy mà mỗi ngày miệng cũng sản xuất khá nhiều nước miếng, từ ½ lít tới 1,5 lít. Khi ngủ ban đêm th́ hầu như số lượng nước miếng tiết ra không đáng kể.

Nước miếng có nhiều nhiệm vụ khác nhau:

-Làm nhuyễn dính thức ăn: Để được tiêu ḥa, thức ăn cần được chuyển sang dạng nhỏ nhuyễn, dính với nhau. Nước miếng giúp răng nhai thức ăn thành vụn nhỏ rồi làm chúng quyện lại với nhau thành một cục mềm nhờn, nhờ đó lưỡi có thể dễ dàng đẩy nuốt qua thực quản rồi xuống dạ dày.

- Chuyển thức ăn cứng thành lỏng để lưỡi có thể nếm hương vị món ăn.

-Khởi sự tiêu hóa với enzym amylase để biến đổi tinh bột ra đường maltose và lipase để bắt đầu tiêu hóa chất béo, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, v́ ở thời điểm này tụy tạng chưa kịp sản xuất đủ lipase.

-Giữ vệ sinh răng miệng. Miệng có nhiều loại vi sinh vật lành cũng như có thể gây bệnh. Các vi sinh vật này sống nhờ thức ăn sót lại trong miệng và tạo ra vài chất acit, ăn ṃn men răng. Nước miếng trung ḥa các acít này cũng như có thể tiêu hủy một vài loại sinh vật đồng thời lùa thức ăn dính miệng xuống dạ dày, ngặn chặn hư răng. Ban đêm khi ngủ, nước miếng giảm đáng kể, vi khuẩn tăng sinh, sáng dạy ta thấy miệng vừa đắng vừa khô vừa có mùi khó ngửi.

-Giúp phục hồi khoáng calci và phospho cho men răng, giảm thiểu sâu hư răng. Men càng già càng cứng, v́ thế sâu răng thường thấy nhiều hơn ở trẻ em.

-Giúp duy tŕ cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước, nước bọt giảm, miệng sẽ khô và tạo ra cảm giác khát, khiến ta phải uống nước để cân bằng.

-Không nước miếng, miệng khô, hàm răng giả khó bám vào lợi, nhai nói trệu trạo, thều thào.

-Giúp miệng phát ngôn hùng hồn, trơn tru

Ngày nay, nước miếng c̣n được dùng để làm xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh như viêm gan do virus, HIV, ung thư vú và miệng, khám phá lạm dụng thuốc cấm, theo dơi diến tiến điều trị bệnh trầm cảm, lo âu…

Có nhiều nguyên nhân gây ra khô miệng:

-Hóa hoặc xạ trị u bướu ung thư vùng cổ, đầu gây hư hao tuyến nước miếng, giảm sản xuất.

-Một số bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng, hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn trong đó tế bào miễn dịch hủy hoại tuyến nước mắt và nước miếng, khiến cho miệng và mắt khô.

-Thay đổi hormon trong cơ thể như khi mang thai hoặc ở tuổi măn kinh.

-Do tác dụng phụ của gần 400 dược phẩm như thuốc chống dị ứng, hạ huyết áp, chống trầm cảm. lo âu, lợi tiểu, giảm hoặc kích thích khẩu vị.

-Ngáy khi ngủ và thở bằng miệng.

-Tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến nước miếng.

-Nghẹt mũi phải thở bằng miệng.

-Chứng dội ngược dịch vị acid từ bao tử lên họng.

-Một căng thẳng tinh thần cũng tạm thời khiến miệng khô.

Hậu quả của miệng khô

Gồm có khó khăn nhai, nuốt thực phẩm, khó nói, giảm khẩu vị ăn không thấy ngon, đau rát họng, khản tiếng, miệng hôi, sâu răng, nhiễm trùng răng, miệng, lợi răng. Khô miệng kích thích miêm mạc ở miệng dễ dàng đưa tới viêm sưng nhiễm trùng

Điều trị.

Trước hết phải xác định rơ nguyên nhân rồi cứ theo đó mà điều trị bệnh gây ra khô miệng. Đây là công việc của bác sĩ Y và Nha khoa.

Với bệnh nhân, xin nêu ra một số mẹo để giảm t́nh trạng khô của miệng:

-Nhâm nhi nước lă, nước không đường hoặc ngậm đá cục.

-Tránh các chất gây kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê

-Nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường. Động tác này giúp tiết ra nhiều nước miếng , khiến nước miếng từ các tuyến lưu chuyển, ḥa hợp với nhau và hữu hiệu hơn để pḥng tránh hư răng, làm sạch miệng.

-Tránh thực phẩm quá mặn, quá cay để tế bào miệng không bị kích thích.

-Uống chút nước trong khi ăn để thực phẩm mềm ướt, dễ nhai dễ nuốt, tăng ngon miệng;

-Phụn bụi nước trong phỏng ngủ vào buổi tối để không khí bớt khô.

-Dùng nước miếng nhân tạo dưới dạng dung dịch xúc miệng, xịt, thoa miệng, viên tan trong nước. Các chất này không kích thích tuyến nước bọt mà chỉ có tác dụng làm miệng ướt, nhờn.

Ngoài ra:

-Nhẹ nhàng đánh rặng lợi mỗi ngày vài ba lần.

-Cà kẽ răng mỗi ngày;

-Dùng kem đánh răng có chất fluoride

-Giảm thiểu thực phẩm dính, nhiều đường. Ăn xong là đánh răng ngay để vi khuẩn không kịp tiêu thụ và tạo ra acit, làm hại men răng.

-Đi bác sĩ Nha khoa hai lần mỗi năm để khám chữa bệnh răng miệng.

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức

Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com