Vài Hiểu Biết Căn Bản Về Bệnh HIV

  Bác sĩ Nguyễn Ư –Đức

 
Bộ Y Tế Hoa Kỳ đẵ chọn ngày 19-5-2005ø là ngày để cộng đồng Người Mỹ gốc Á châu và Thái B́nh Dương ư thức về hiểm họa tai hại của bệnh HIV-AIDS. Lư do là từ 5 năm vừa qua tỷ lệ người mắc bệnh HIV ở sắc dân này đă tăng rất nhanh, hơn 10%. Cho tới cuối năm 2003, trên nước Mỹ có 460,000 người mang bệnh AIDS. Kể từ khi bệnh được phát hiện vào năm 1981, trên thế giới đă có hơn 20 triệu tử vong v́ bệnh. Chúng tôi xin cùng quư vị ôn lại vài hiểu biết căn bản về căn bệnh hiểm nghèo này.
Khi tạo ra loài người, Thượng Đế đă trông thấy những đau khổ bệnh tật mà chúng sinh sẽ phải đương đầu, nên Đấng Tối Cao đă ban cho một hệ thống miễn dịch để ngừa bệnh. Nếu v́ một nguyên do nào đó mà hệ thống bảo vệ này bị tê liệt, con người rơi vào t́nh trạng liệt kháng.
HIV-AIDS là một trong nhiều trường hợp liệt kháng hiểm nghèo.
HIV, viết tắt của chữ Human Immunodeficiency Virus, là một loại siêu vi trùng làm tiêu hao hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người.
Siêu trùng này tấn công bạch huyết cầu T4 là loại giúp cơ thể pḥng ngừa và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Sau một thời gian, tế bào T4 bị tiêu diệt gần hết, khiến cơ thể trở nên suy yếu, nhiều cơ quan, bộ phận dễ bị nhiễm độc, đồng thời vài bệnh ung thư cũng đột phát. Tới giai đoạn này bệnh AIDS xuất hiện, tức là Acquired Immuno Deficiency Syndrome.

Cách truyền bệnh

HIV truyền từ người này sang người khác qua trung gian một số dung dịch chất lỏng của cơ thể như máu, tinh dịch, nước âm hộ, sữa mẹ, nước miếng, nước tiết ra từ vết thương. Ngoài ra, chất lỏng ở khớp xương, chung quanh năo tủy, nước b́nh ối phụ nữ mang thai cũng chứa HIV.
HIV trong các dung dịch vừa kể có nhiều đường lối để xâm nhập cơ thể người khác.
Chúng có thể đi qua đường mạch máu khi chích thuốc; đi qua hậu môn, cửa ḿnh, âm hộ, dương cụ và miệng trong các động tác làm t́nh; qua màng niêm ở mắt, mũi, vết trầy đứt trên da.
Giao hoan cổ điển và kiểu cọ với người có bệnh; dùng chung kim ống chích với người có bệnh; bệnh chuyển từ mẹ sang con trong khi có thai, khi sanh và thời gian cho con bú sữa mẹ, tất cả đều đưa tới lây bệnh. Nên nhớ là chỉ có làm t́nh tiếp cận với các dung dịch kể trên mới lây bệnh, chứ không tiếp xúc trực tiếp ( như đă mang bao cao su) th́ có thể an toàn.
Trước đây, HIV cũng thường lan do sự sang truyền máu, nhưng từ năm 1985 sự lan truyền này ít khi xẩy ra, v́ máu của người cho chỉ được tiếp nếu không nhiễm HIV và các bệnh khác. Nhận máu từ người cho ở Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi Gia Nă Đại, Nhật Bản, các quốc gia Tây Âu th́ hầu như không có nguy cơ lây bệnh.
Một vài nhân viên y tế có thể mắc bệnh sau khi bị kim chích có siêu trùng đâm vào da thịt hoặc khi máu người bệnh bắn vào mắt, miệng, mũi ḿnh.
Cho tới nay, bên Mỹ mới có trường hợp một Nha sỹ bị AIDS truyền bệnh sang cho sáu thân chủ của ông ta.

Một vài thắc mắc thường được nêu ra về sự truyền bệnh


1- Liệu khi hôn nhau bằng mồm bệnh có lây không?

Thường thường nếu xă giao hôn môi phớt qua th́ ít nguy cơ nhưng nếu hôn sâu, hôn lâu, hôn ướt mà lại ngậm lưỡi th́ e rằng răng lợi có thể làm trầy niêm mạc miệng, mở đường cho siêu trùng xâm nhập. V́ thế các chuyên viên y tế đều khuyên là, để cho an toàn, chẳng nên hôn trong miệng người mà ta nghi là mắc HIV hoặc AIDS.


2-Làm t́nh ngược đầu đuôi 6/ 9 có lây bệnh không?

Mặc dù lối làm t́nh này ít nguy hiểm hơn nhưng đă có nhiều trường hợp v́ quá kiểu cọ nên đưa tới bệnh v́ máu, tinh dịch, nước âm hộ có chứa siêu trùng, nhất là khi miệng bị lở trầy. Nếu v́ thích thú hay bị ép buộc phải làm t́nh kiểu này th́ nên yêu cầu đối tượng mang bao cao su hoặc bao che miệng ḿnh.


3- Bằng cách nào mà khi làm t́nh chân phương cổ điển có thể lây bệnh?

Đây là cách thông thường nhất để lây HIV, v́ vi trùng có nhiều trong máu, tinh dịch, nước cửa trước (âm hộ) người bệnh. Niêm mạc cửa ḿnh có thể bị tổn thương, mở đường cho vi trùng xâm nhập; đôi khi vi trùng có thể hấp thụ qua niêm mạc này.
Đàn ông cũng lây bệnh, tuy ít hơn, v́ vi trùng có thể theo ống dẫn nước tiểu hoặc vết trầy trên dương cụ mà xâm nhập huyết mạch.
Trong các hành động này, bao cao su cần được dùng để tránh lây.


4- C̣n làm t́nh cửa sau (hậu môn) liệu có lây bệnh được không?

Có chứ. Khi làm t́nh hậu môn th́ cả người cho lẫn người nhận đều có thể bị nhiễm. Lư do là trùng độc có thể thấm qua màng niêm ruột vào máu người nữ hoặc theo ống dẫn tiểu vào máu người nam.
Thế cho nên khi làm t́nh kiểu này, cần mang bao cao su. Đôi khi cũng phải bôi chút dầu nhờn để bao khỏi rách v́ cọ xát vào cửa sau thường thường khô hơn cửa trước.


5- Khi dùng chung kim ống chích cũng bị lây HIV hay sao?

Đây là một trong nhiều nguy cơ lây bệnh thường xẩy ra. V́ khi kim mới được tiêm vào mạch máu th́ một lượng máu nhỏ chạy vào ống chích trước khi thuốc được bơm ra. Người kế tiếp dùng cùng kim ống chích sẽ lănh trọn vẹn tác nhân gây bệnh dính trong ống chích.
Ngoài ra đồ phụ tùng của người ghiền để pha chế thuốc như th́a để nấu thuốc, bông g̣n để lọc thuốc, nước để pha thuốc cũng có thể nhiễm trùng.
Để tránh bệnh lan, ngưng chích choác; nếu không ngưng được th́ dùng ống chích mới, khử trùng ống chích cũ.


6- Xâm da và xỏ lỗ tai, lỗ mũi, lỗ rún liệu có làm HIV lan truyền không?

Dụng cụ để xâm da, xỏ lỗ có thể dính máu người bệnh rồi truyền HIV sang khách hàng kế tiếp. V́ thế cơ quan y tế khuyến cáo cơ sở làm tattoo và bấm khuyên xỏ ṿng phải dùng dụng cụ mới không nhiễm trùng cho mỗi khách hàng.
Ngoài HIV, các phẫu thuật này cũng có thể làm lan truyền các bệnh khác như Viêm gan loại B, C.


7- Người chăm sóc bệnh nhân liệu có bị lây HIV không?

Nguy cơ lây HIV trong trường hợp này rất thấp, nhất là khi người chăm sóc đă biết cách giữ ǵn, tránh bị kim hay các dụng cụ nhiễm HIV đâm vào da thịt.


8- Nghe nói đi Nha sĩ chữa răng cũng có thể bị lây HIV từ ông bà Nha sĩ phải không?

Theo các chuyên gia th́ sự truyền bệnh từ nhân viên y tế rất ít khi xẩy ra nhất là khi cả đôi bên đều ǵn giữ, pḥng ngừa.
Năm 1990, tại Hoa kỳ đă xẩy ra trường hợp một Nha sĩ truyền bệnh cho sáu bệnh nhân trong khi hành nghề; nhưng cho tới nay chưa ai chứng minh được tại sao tai nạn đó đă xẩy ra.
Một nghiên cứu khác vào 63 người cung cấp dịch vụ y tế bị HIV, săn sóc trên 22 .000 bệnh nhân đều không thấy có sự lan bệnh từ người chăm sóc sang bệnh nhân của họ v́ các biện pháp pḥng ngừa cá nhân đă được áp dụng.

 
9- Chơi thể thao với người nhiễm HIV có bị lây không?

Thường thường chỉ bị lây khi có sự va chạm cơ thể với thương tích chẩy máu. Nên ta thấy một danh tài bóng rổ người Mỹ bị HIV mà vẫn được phép tiếp tục biểu diễn tài nghệ.


10- Liệu HIV có lan khi bắt tay, ôm vai thân ái, dùng cùng ly bát, ngồi chung bàn cầu, tắm cùng pḥng tắm?

HIV không lan truyền trong những trường hợp vừa nêu ở trên ngoại trừ khi ta tiếp xúc trực tiếp với máu hay các dung dịch khác của người bệnh.
Ngoài ra, HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể và cũng không có ở trong không khí hay trong thực phẩm.


11- Nhiều ư kiến cho là muỗi cũng có thể truyền HIV từ người bệnh sang người lành. Xin giải thích thêm.

Trước đây nhiều người, ngay cả chuyên viên y học cũng ngại như vậy. Nhưng , sau nhiều nghiên cứu, khoa học đă chứng minh là muỗi không truyền lan HIV. Sự việc được giải thích như sau.
Khi muỗi chích người ta th́ nó không truyền máu mà truyền nước miếng của nó sang người này; ngoài ra sau khi hút máu no bụng, muỗi thường kiếm chỗ yên tĩnh nằm để tiêu hóa máu. Hơn nữa HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể người bệnh, nên siêu trùng chết trước khi muỗi đói đi kiếm ăn bằng cách hút máu người khác.


12- Khi đi du lịch, tôi có phải chích ngừa hoặc làm ǵ để khỏi bị nhiễm HIV?

Cho tới nay, chưa có thuốc chích ngừa cho HIV, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng các phương pháp tự bảo vệ.
Mặc dù HIV có trên khắp thế giới nhưng sự nhiễm bệnh không tùy thuộc vào quốc gia người du lịch tới, mà tùy thuộc vào sinh hoạt của người đó tại nơi này.
Khách du lịch sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đương sự làm t́nh với người nhiễm HIV; dùng chung ống kim chích bị nhiễm trùng; xâm da, xỏ lỗ tai với dụng cụ không khử trùng; tiếp nhận máu hoặc huyết tương của người mang bệnh.
Nhắc lại là HIV không lan truyền do ăn cùng bàn, ở cùng nhà (nhưng không cùng giường ), không do bắt tay, hôn má, không có trong không khí, thực phẩm, nước uống. Nhưng có trong máu, tinh dịch và âm dịch người bệnh.
Tóm lại, để cho bệnh có thể lan truyền: HIV phải hiện diện trong một số dung dịch chất lỏng của cơ thể và sự lan truyền xẩy qua một vài hành động của người bệnh, người lành. Trong dung dịch đó, số lượng siêu trùng này phải khá nhiều mới đủ để gây bệnh. Và HIV chỉ gây bệnh khi nó vượt qua một hàng rào cản để xâm nhập vào ḍng máu lưu thông.
Pḥng Ngừa nhiễm bệnh
Vaccine ngừa bệnh đang được các nhà khoa học ráo riết nghiên cứu thực hiện, nhưng triển vọng cũng không sáng sủa lắm.

Trong khi chờ đợi, pḥng thân với sự hiểu biết về bệnh, về sự lan truyền vẫn là phương thức tránh bệnh hữu hiệu vừa sẵn có vừa rẻ tiền. Đồng thời, tránh được những trường hợp sau đây là có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh:

1-Đàn ông đừng làm t́nh với đàn ông khác;

2-Tránh làm t́nh ngược, trên xuống, dưới lên, nếu cần th́ phải mang bao cao su;

3-Đừng giao hoan với nhiều đối tượng khác nhau; chỉ làm t́nh với người bạn đường không có nguy cơ nhiễm bệnh;

4-Đừng dùng chung kim ống chích khi chích ma túy;

5-Đừng làm t́nh với bất cứ ai trao đổi xác thịt để lấy ma túy hay hiện vật, hiện kim;

6-Áp dụng giao du thân mật an toàn dù không giao hoan; không đụng chạm tới các chất lỏng cơ thể của đối tượng;

7-Nhớ dùng bao cao su khi có giao hoan lang chạ, vung vít;

8-Phụ nữ có thai nên thử nghiệm coi có kháng thể với HIV. Phụ nữ nhiễm HIV nên hoăn có bầu cho tới khi đă được chuyên viên khám và áp dụng trị liệu thích hợp;

9-Về phương diện cá nhân: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của người bệnh; không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng nghi nhiễm trùng;

10- Quần áo, chăn mền, khăn tắm của người bệnh cần được giặt riêng, sấy khô.

11-Rửa tay trước và sau khi săn sóc bệnh nhân. Mang bao tay cao su khi tắm rửa bệnh nhân hoặc lau chùi chất ói mửa, phân, nước tiểu.

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
Texas- Hoa Kỳ