Câu Chuyện Thầy Lang

Con Trẻ Chơi Game

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Nếu có nhiều bậc phụ huynh e ngại con ḿnh hồi này chẳng học hành ǵ mà suốt ngày chỉ ngồi chơi game qua internet th́ cũng không ít cha mẹ tỏ vẻ hănh diện khi thấy mấy cháu điều khiển các loại tṛ chơi một cách thành thạo, nhanh nhẹn.

Chơi game hoặc tṛ chơi điện tử đă trở thành một sinh hoạt phổ thông không những với con trẻ mà cả người lớn.

Theo Interactive Digital Software Association, có tới 60% dân chúng Hoa Kỳ tham gia trong đó, 61% là người lớn tuổi với 43% là nữ giới. Tuổi trung b́nh là từ 26 tới 33.

Một nghiên cứu khác của Victoria J. Rideout cho biết gần 50% các em dưới 6 tuổi đă biết dùng computer và hơn 30% các cháu chơi video game.

Càng ngày game càng trở nên tinh sảo, đa dạng, thực dụng và đă mang lại nhiều tỷ mỹ kim cho giới sản xuất.

Game được manh nha từ thập niên 1940 rồi tới thập niên 1950 th́ video game đầu tiên xuất hiện. Thập niên 1960 chơi game trên computer được giới thiệu rồi tới các loại game khác như arcade, hộp máy (console), máy vi tính cá nhân.

Máy chơi game cầm tay xuất hiện vào năm 1989. Cuối cùng th́ ngay cả trên cell phone, game cũng được trang bị từ năm 1998 để bà con chơi ngắn hạn trong khi chờ xe bus, hẹn đào chờ kép.

Thành ra, game có thể chơi online hoặc offline rất dễ dàng.

Game có nhiều chương tŕnh khác nhau về thể dục, thể thao, hành động, thám hiểm, khoa học, giải trí, huấn luyện trí tuệ với mầu sắc hấp dẫn, âm thanh kích thích lôi cuốn, h́nh ảnh đẹp lại tiện lợi có sẵn, cho nên số thời gian mà các cháu chơi có chiều hướng gia tăng.

Tuy nhiên, một số chương tŕnh chứa những nội dung quá kích động, t́nh dục hoặc bạo hành khiến cho phụ huynh cũng như các nhà giáo dục, xă hội bắt đầu e ngại là game sẽ ảnh hưởng tới đời sống của các cháu.

Đă có nhiều nghiên cứu phân tích lợi hại của tṛ chơi có tính cách thời đại này.

Lợi điểm

Hăy h́nh dung một em bé đang chơi game trên máy vi tính: cậu ta g̣ lưng chăm chú cặp mắt trên màn h́nh, tay nhoay nhoáy lướt con chuột hoặc trên phím như một nhà ảo thuật, mắt dán vào h́nh ảnh của game. Cậu ta tập trung vào diễn tiến của tṛ chơi, nét mặt luôn luôn thay đổi từ căng thẳng sang vui hớn hở, có lúc suy tư nheo trán, một thoáng thất vọng với những cử động, những suy nghĩ đối phó, giải quyết phối hợp với nhau. Để rồi khi kết thúc cuộc chơi th́ thoải mái cười khi thắng, hoặc hơi buồn khi ít thành công.

Khi chơi game với người khác th́ cháu ra sức ganh đua để cố đạt thắng lợi. Từ cuộc đấu trí với nội dung của game, cậu bé đă thu hoạch được một số lợi điểm:

•Game tạo ra không khí lôi cuốn, thú vị, sôi nổi có tác dụng kích thích các hoạt động tinh thần và thể chất của cậu ta.

•Vào cuộc chơi là phải có phản ứng, xét đoán nhanh nhẹn nhờ đó cháu bé tạo được thói quen nhậm lẹ đối phó với t́nh thế mới ở ngoài đời.

•Chơi game là muốn thắng: cậu phải tập trung ư chí, nghĩ ra phương thức tốt, bám sát tṛ chơi. Lâu ngày thành quen, sẽ tăng ḷng tự tin, cố gắng.

•Trẻ em kém khả năng phát triển trí tuệ, không phản ứng được với sự việc xảy ra ở xung quanh, có thể thay đổi với chơi game. Giác quan các cháu mở rộng và trở nên nhanh nhẹn khôn ngoan hơn sau một thời kỳ chơi những game có nội dung giáo dục, khoa học.

•Chơi game chung với bạn bè, ḥa nhập với nhau, tạo cho các cháu tinh thần ganh đua đồng đội, công bằng, hợp tác.

•Với các game kích thích óc ṭ ṃ về các sinh hoạt thể chất và tinh thần, các cháu tạo ra thói quen học hỏi.

•Con trẻ thường là bốc đồng, hấp tấp, gây gián đoạn (phá bĩnh) và muốn được chú ư…Nhưng chơi game với người khác, cháu phải đợi tới lượt, tiêm nhiễm dần dần tính kiên nhẫn, tôn trọng quy luật, đợi tới kết thúc để biết kết quả cuộc chơi, được thua vui vẻ.

•Trong khi chơi với bạn, các cháu phải đối thoại, hành động qua lại thương lượng với nhau, phải suy nghĩ t́m giải đáp. Nhờ đó luyên được khả năng nghe và nói tốt hơn đồng thời cũng tăng sự gần gũi, thân mật.

•Chơi game là phải nhanh mắt nhanh tay đối phó kịp thời, tạo cho cháu thói quen phối hợp các động tác này.

Game cũng được áp dụng trong y học.

•Tập trung vào game được dùng để giảm sự chú ư của bệnh nhân vào một rối loạn nào đó như cơn đau, nôn ói khi đang hóa trị ung thư… Chẳng khác chi cảnh Quan Công chăm chú đánh cờ quên đau để Hoa Đà mổ da trị vết thương làm độc mà không dùng thuốc tê.

•Bệnh nhân tai biến, giảm khả năng cử động, phát ngôn được cho chơi game để tập phục hồi phần nào các chức năng này.

Trong tạp chí y khoa British Medical Journal tháng 6 năm 2005 Giáo sư Mark Griffiths nêu ra kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia áp dụng video game như một sinh trị liệu (physiotherapy) hoặc lao động trị liệu để phục hồi chức năng, trị nhiều bệnh trẻ em như kém học hỏi, khó khăn phát ngôn, tự kỷ ám thị, quá năng động, liệt hạ chi v́ tổn thương cột sống.

Khi chơi game, các bệnh nhân này có thể tập để lấy lại các chức năng co duỗi cơ bắp, xương khớp. Ông cũng nêu ra trường hợp em bé bị bệnh thiếu máu sickle cell đang nhận hóa trị nhờ chơi game mà bớt cảm giác đau đớn, nôn ói; một bé khác bị bệnh ngoài da, luôn tay cấu vào môi. Bác sĩ cho cháu chơi game và cháu bỏ được thói quen làm tổn thương da.

Giáo sư tâm lư Douglas Gentile, Đại học Iwoa, nêu ra trường hợp các bác sĩ phẫu thuật laparoscopy mổ nhanh hơn tới 27% và ít phạm lỗi tới 37% so với bác sĩ không chơi game. Nhờ chơi game, đôi bàn tay họ trở nên nhanh nhẹn và trí óc sáng suốt.

Bất lợi

Đó là chơi game vừa phải chứ c̣n chơi say mê quên ăn quên ngủ, ăn uống qua loa là lại không tốt.

Nhiều nhận xét cho thấy say mê chơi game có thể đưa tới một số hậu quả tạm thời như hoang tưởng, nghe thấy âm thanh không có thực, đau cổ tay, cổ, khuỷu tay, bệnh dây thần kinh ngoại vi hoặc mập ph́ v́ suốt ngày chơi game, không vận động.

Các cháu cũng có thể trở nên ngỗ nghịch hung bạo, giảm giao tế với gia đ́nh bạn bè, chểnh mảng học hành v́ tiêm nhiễm nội dung xấu của game.

V́ vậy các bậc phụ huynh nên:

•Giới hạn thời gian chơi, tối đa 1 giờ mỗi ngày, ở nhà cũng như ở ngoài.

•Đ̣i hỏi hoàn tất bài học hoặc các bổn phận khác trước khi chơi game.

•Coi bảng đánh giá game và nội dung của game, tránh game có tính cách bạo động đánh lộn, tiêu diệt. Lựa game cần xử dụng trí óc suy luận, mưu lược, hành động.

•Để ư coi con em có dấu hiệu lạm dụng hoặc ghiền game, ngưng cho chơi nếu cháu tỏ vẻ ám ảnh, say mê. Nghiên cứu cho hay hiện nay cứ 5 em th́ 1 em ghiền chơi game.

•Đừng để máy chơi game, computer trong pḥng ngủ của các cháu mà để nơi nào dễ kiểm soát.

•Quan sát khi cháu chơi game trên internet với người khác, lưu ư các cháu đừng hẹn gặp người lạ mặt, tránh gặp người có hành vi tác phong xấu. Đa số bác sĩ tiểu nhi đều đồng ư nội dụng bạo động của truyền thông bao gồm TV, game…đều gây ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.

.Lưu ư các cháu không cho người lạ biết lư lịch của ḿnh.

Kết luận

Mọi sự trên đời đều có mặt lợi và hại, kể cả chơi video game hoặc máy vi tính. Nếu áp dụng được luật trung dung, vừa phải của cổ nhân th́ lợi nhiều hơn hại.

Đối với vấn đề game, các bậc phụ huynh nên thảo luận, hướng dẫn để các cháu vừa giải trí, vừa học hỏi mở mang trí tuệ, kiện toàn khéo léo hành động, mở rộng giao tế bạn bè.

Chơi game cũng chẳng khác chi “ăn quá no trở thành bội thực, khó tiêu, bệnh hoạn”.

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức M.D.
Texas Hoa Kỳ
http://www.nguyenyduc.com