Câu Chuyện Thầy Lang

Chích Ngừa và Khai Trường

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Thế là các em học sinh lại sắp trở về với trường ốc, sau mấy tháng nghỉ trong một mùa hè nóng bức.

Cha mẹ bận rộn lo sắm sửa quần áo đồng phục, sách vở cho con em. Đồng thời cũng không quên đưa con em tới pḥng mạch bác sĩ để khám sức khỏe tổng quát, nhất là cập nhật hóa sổ chích ngừa các bệnh có thể ngừa được.

Nói tới chích là các em sợ, sợ đau. Mà các bậc cha mẹ đôi khi cũng e dè không tin tưởng ở công hiệu của chích ngừa hoặc ngại có phản ứng của thuốc chủng.

Nhà chức trách quan tâm tới vấn đề sức khỏe của dân chúng th́ chặt chẽ hơn: Hầu hết các trường học đều đ̣i hỏi một số chích ngừa trước khi các em có thể đi học..

Câu chuyện ngừa bệnh này dường như cũng nêu ra nhiều khúc mắc, nên xin cùng t́m hiểu thêm.

Tính miễn dịch của cơ thể

Ngay khi c̣n nằm trong ḷng mẹ, thai nhi đă được thiên nhiên trang bị cho một hệ thống pḥng thủ, bảo vệ để chống lại bệnh tật, đó là “tính miễn dịch”.

Đây là một hiện tượng di truyền được tạo ra do một số tế bào đặc biệt trong máu và hạch bạch huyết sản xuất chất kháng thể để t́m diệt mầm gây bệnh. Ban đầu nó c̣n kém phát triển, nhưng trong thời gian mà cơ thể lớn lên, nó được tăng cường bằng những yếu tố pḥng bệnh từ máu và sữa mẹ. Nhờ đó con người tự nhiên tránh được một số bệnh mà các động vật khác thường mắc phải.

Khi khỏe mạnh, cơ thể có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh, nhưng nếu v́ lư do nào đó mà cơ thể yếu đi, mầm độc sẽ lấn át, gây ra bệnh.

Có điều đáng lưu ư là thường thường khi đă bị bệnh một lần th́ lần sau sẽ được miễn nếu chẳng may tái nhiễm với cùng vi khuẩn. Lư do là cơ thể đă được kích thích để hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Đây cũng là nguyên tắc của việc tạo ra miễn dịch bằng sự tiêm chủng: gây ra một bệnh rất nhẹ để tạo ra sức đề kháng với tác nhân của bệnh đó.

Ngoài sự miễn dịch, lớp da bao bọc cơ thể cũng là thành tŕ chống mầm độc ngoại xâm từ môi trường chung quanh; chất acid chua trong bao tử có công dụng tiêu diệt vi trùng t́nh cờ c̣n lẫn trong thực phẩm; chất nhờn ở cơ quan hô hấp và tiểu tiện để đưa đẩy chất có hại ra khỏi cơ thể.

Nguồn gốc sự chủng ngừa bệnh

Sự chủng ngừa đă được dùng ở Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp từ ngàn năm trước khi họ t́m cách ngừa bệnh đậu mùa bằng chất liệu lấy từ người bệnh đưa vào người lành. Sau đó, nhiều y khoa học gia cũng lưu tâm khảo cứu thêm về vấn đề này.

Nhưng phải đợi tới năm 1796, sự việc mới được cụ thể hóa. Một y sĩ người Anh, Edward Jenner, nhận thấy là người vắt sữa ở những con ḅ có bệnh đậu mùa sẽ bị lây bệnh nhưng đồng thời họ đă tạo ra được tính miễn dịch với bệnh này. Ông ta bèn chủng đậu ḅ cho con người với hy vọng bảo vệ không bị bệnh đậu mùa trong những dịp tiếp xúc với mầm bệnh sau này.

Để chinh phục y giới về kết quả việc khảo cứu, ông ta chủng cho chính con trai của ḿnh và đứa bé không bao giờ mắc bệnh. Bác sĩ Jenner đă thành công và đặt nền móng cho việc chế biến thuốc chủng an toàn chống bệnh nhiễm khuẩn ở các quốc gia Tây Phương.

Từ nước Anh, thuốc ngừa Đậu Mùa nhập cảng vào Hoa Kỳ. Được thông báo sự công hiệu của thuốc chủng, Tổng Thống Thomas Jefferson bèn áp dụng cho thân nhân, gia đ́nh, và cả bà con lối xóm nữa.

Cách bào chế thuốc chủng ngừa

Nhắc lại là để có thể gây ra bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn cần được tăng gia sinh sản và gây tổn thương cho các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Trong thuốc chủng, mầm gây bệnh được chế biến để không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản rất ít, không đủ mạnh để gây ra bệnh nhưng có khả năng tạo ra kháng thể chống lại với mầm bệnh về sau này.

Có loại thuốc chủng trong đó:

a-Gene của mầm độc đă được thay đổi khiến sự sinh sản tuy c̣n nhưng rất yếu

(bệnh sởi, quai bị, trái dạ, tê liệt loại uống).

b- Gene bị tiêu diệt hoàn toàn không c̣n sinh sản (thuốc chủng bệnh tê liệt loại chích).

c- Thuốc chủng chỉ dùng một phần của mầm độc, không có gene cho nên tri73 thành vô sinh (chủng ngừa viêm gan B, ho gà).

đ- Thuốc chủng mà độc tố của mầm độc đă bị vô hiệu hóa ( bệnh yết hầu, phong đ̣n gánh).

Ở bên Mỹ, sau khi được các viện bào chế sản xuất, thuốc được đưa cho cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ kiểm soát coi có an toàn và công hiệu không.

Rồi một ủy ban khác gồm các chuyên viên có tkiến thức cao về dịch học và bệnh trẻ em sẽ thảo luận về ích lợi, phí tổn của thuốc, đưa ra lời khuyến cáo nên dùng thuốc chủng như thế nào.

Giai đoạn cuối là các trường học thường đ̣i hỏi là trẻ em muốn nhập học phải có giấy chứng nhận đă chích ngừa một số bệnh. Tất nhiên, riêng tại Hoa Kỳ, cha mẹ có thể từ chối sự chủng ngừa v́ lư do tôn giáo, đạo đức, quan niệm sống hay chủng tộc.

Nhiều người không chấp nhận, ngần ngại chích ngừa v́ một vài hiểu lầm cho là chủng ngừa không công hiệu, không an toàn, có thể gây ra tác dụng phụ hoặc gây ra bệnh.

Có người lư luận là cứ để tự nhiên có tính miễn dịch sau khi mắc bệnh hơn là chủng ngừa, v́ chủng ngừa đôi khi làm suy yếu tính miễn dịch tự nhiên của trẻ em.

Thực tế cho hay không có thuốc ngừa nào an toàn 100%. Hơn nữa, khi kiểm điểm kết quả sự chủng ngừa với các bệnh trên thế giới ta thấy sự ích lợi quá to lớn so sánh với một số tác dụng phụ nhẹ nhàng, không nguy hiểm. Thuốc chủng ngừa bệnh đă là một trong mười kỳ công trong phạm vi y tế công cộng của thế kỷ 20.

Hữu hiệu của chủng ngừa

Giáo sư Nhi khoa Samuel Katz của Trung Tâm Y Khoa Duke University bên Mỹ, người có nhiều kinh nghiệm về chủng ngừa, đă quả quyết: ”Sự tạo ra tính miễn dịch là phương tiện hữu hiệu duy nhất để làm giảm số bệnh tật và số tử vong ở trẻ em”.

Để thấy sự công hiệu của thuốc chủng, xin hăy coi qua vài thống kê sau đây về một số bệnh:

a-Bệnh tê liệt trẻ em: Trước khi có thuốc chủng bệnh này vào thập niên 50, có cả ngàn trẻ em bị bệnh, làm tê liệt hạ chi phải mang nạng, ngồi xe lăn; nhiều bệnh nhân bị liệt hô hấp phải nằm trong lồng phổi sắt để thở.

Từ năm 1997, không c̣n trường hợp tê liệt nào được báo cáo ở nước Mỹ và các nước ở Tây bán cầu. Năm 1994, một dịch tê liệt từ Ấn Độ xâm nhập Gia Nă Đại nhưng nhờ chích ngừa ráo riết nên đă chặn đứng được dịch này.

b- Bệnh sởi: C̣n nhớ khi xưa ở bên nhà hầu hết trẻ con bị ban sởi với số tử vong cao v́ các biến chứng như sưng phổi, viêm năo, tổn thương năo bộ. Đó là do không có chích ngừa đầy đủ. Cho nên các cụ ta khi đó thường nói là đừng tính có bao nhiêu con cho tới khi chúng sống sót sau bệnh ban sởi.

Ngày nay con cháu ta bên Mỹ này năm th́ mười họa mới có em mắc bệnh sởi, nhờ chương tŕnh chủng ngừa sởi ở đây rất chu đáo, hầu như bắt buộc ngay từ khi các em vào học lớp mẫu giáo. Trong nước th́ việc chủng ngừa bệnh này cũng được khuyến khích mạnh mẽ.

Năm 1941, chưa có chủng ngừa, có gần 900.000 trường hợp bệnh sởi. Thuốc chủng được bào chế năm 1962 và năm 1997, chỉ c̣n trên 100 trường hợp.

c-Bệnh đậu mùa một thời đă làm thiệt mạng nhiều người trên thế giới, nay coi như đă bị xóa sổ; bệnh ho gà, bệnh yết hầu, bệnh phong chẩn đă giảm rất nhiều nhờ chủng ngừa.

Nếu ngưng chương tŕnh chủng các bệnh có thể ngừa được th́ chắc ta sẽ thấy bột phát trở lại những dịch chết người kinh khủng như vào đầu thế kỷ vừa qua.

Các bệnh nên chích ngừa

Hiện nay 10 loại chủng ngừa sau đây được khuyến cáo nên áp dụng v́ công hiệu miễn dịch cao: yết hầu (Diphteria), uốn ván (Tetanus), ho gà (Pertussis), tê liệt (Polio), ban sởi (Measles), quai bị (Mumps), phong ban (Rubella), viêm gan B (Hepatitis B), viêm năo B (H. influenza B), thủy đậu (Varicella).

Việc chủng ngừa thường bắt đầu thực hiện khi các em mới sanh hoặc sanh được 2 tháng. Tới khi chúng lên 2 tuổi th́ hầu như 80% việc chủng ngừa đă được hoàn tất.

Thuốc chủng có thể gom chung với nhau cho tiện, chẳng hạn ngừa quai bị, sởi, phong ban với nhau, yết hầu, uốn ván, ho gà cùng một lúc.

Lịch tŕnh chích ngừa:

a- Mới sanh : chích viêm gan B (Hep B) lần đầu.

b- Hai tháng: ho gà, uốn ván, yết hầu (DTaP), tê liệt (Polio), Hemophillus Influenza (Hib) lần đầu + Hep B lần thứ nh́;

c- 4 và 6 tháng: DTaP lần thứ nh́ + Hib lần thứ nh́ rồi thứ ba;

đ-12 tháng: thủy đậu, ban sởi, quai bị, phong ban (MMR) lần đầu + Hib lần thứ tư; Hepatitis A 2 lần cách nhau 6 tháng.

e- 15 tháng: Hep B lần ba + DTaP lần thứ tư;

g- 4 tới 6 tuổi: MMR lần thứ nh́ + Polio lần thứ tư.

Thường thường tất cả các chích ngừa này được hoàn tất sau năm sáu lần tới pḥng mạch bác sĩ.

Một câu hỏi thường được đặt ra là nếu ḿnh quên một lần chủng ngừa theo lịch tŕnh th́ phải làm sao.

Xin thưa là không bao giờ quá trễ để chích ngừa. Khi lịch tŕnh bị gián đoạn v́ quên, ta không phải chích lại từ đầu mà chỉ cần chích từ lần đă ngưng.

Phụ huynh nhiều khi cũng bối rối không biết phải chích bao nhiêu lần để có miễn dịch hoàn toàn hoặc bao giờ phải chích bồi dưỡng, bổ túc. Đặc biệt là các em hay nghịch ngợm chạy nhẩy dễ té ngă trầy da, nguy cơ nhiễm bệnh phong đ̣n gánh gia tăng, cho nên cần chích tăng cường thuốc ngừa này mỗi mười năm.

Do đó, cần giữ sổ chích ngừa cẩn thận để ghi nhớ, theo dơi lịch tŕnh chích ngừa đă được các nhà chuyên môn y tế ấn định, nhất là khi di chuyển sang địa phương khác, hoặc khi thay đổi bác sĩ gia đ́nh.

Tại Hoa Kỳ, đa số các chương tŕnh chích ngừa đều miễn phí hoặc lệ phí rất thấp, qua các trung tâm y tế địa phương hay tại pḥng mạch bác sĩ.

Phản ứng phụ và trường hợp không chích ngừa

Tác dụng phụ của thuốc chủng cũng thường xẩy ra nhưng rất nhẹ: chỗ chích hơi sưng, hơi đau, ngưa ngứa, nhiệt độ hơi lên cao. Trong các trường hợp này, ta có thể cho con em uống một liều thuốc giảm sốt acetaminophen ( Tylenol). Nhớ là không nên cho thuốc Aspirin. Cho con em uống nhiều nước để hạ nhiệt; mặc quần áo thoáng nhẹ; chườm khăm tẩm nước ấm.

Hăn hữu lắm mới có phản ứng mạnh như khó thở, hạ huyết áp, nổi ngứa cùng ḿnh, ngất xỉu ngay sau khi chủng. Khi bị phản ứng mạnh như vậy th́ không được chủng ngừa với thuốc chủng đó nữa.

Khi các em có các dấu hiệu sau đây th́ nên cho bác sĩ hay ngay:

a-Nhiệt độ đo ở hậu môn lên trên 105F hoặc 39 C;

b-Nếu da xanh rờn và con em đi cà nhắc

c-Con em khóc liên tục cả mấy giờ sau khi chích ngừa;

d-Cơ thể con em run giựt.

Các em bị bệnh ung thư, bị bệnh liệt kháng AIDS cũng không được chủng loại thuốc trong đó mầm bệnh bị làm suy yếu, như thuốc chủng bệnh sởi, quai bị, phong ban, thủy đậu, tê liệt.

Trẻ em đang đau ốm th́ tùy theo trường hợp: nặng với nóng sốt cao v́ nhiễm trùng th́ hoăn chủng ngừa tới khi b́nh phục. Khi các em chỉ bị đau nhẹ như viêm tai, ho, sổ mũi, tiêu chẩy th́ đều có thể chủng ngừa được. Bác sĩ gia đ́nh sẽ cho ta lời khuyên quyết định.

Kết luận

Bệnh tật không phải tự nhiên tan biến đi.

Mặc dù con người đă ư thức được những nguyên nhân gây bệnh, đă sống điều độ, vệ sinh hơn, y học đă cống hiến nhiều phương tiện trừ bệnh tật, nhưng bệnh tật vẫn c̣n luẩn quẩn đó đây chỉ chờ cơ hội thuận tiện là xâm nhập cơ thể ta.

Cho nên sự pḥng ngừa bệnh, mà chủng ngừa là một, vẫn c̣n rất quan trọng.

Vả lại “An ounce of prevention is worth a pound of cure” hoặc “Pḥng bệnh hơn chữa bệnh”.

Chỉ cần một sự quan tâm, dành ra một chút th́ giờ để thực hiện sự pḥng ngừa này là ta có thể tránh được những dịch bệnh gây tử vong cao như dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 giết gần 20 triệu người trên thế giới; giúp cả ngàn trẻ em tránh được khuyết tật bẩm sinh về tim, mắt, điếc và chậm trí do bệnh Rubella từ mẹ truyền cho con; cứu sống cả triệu trẻ em trên thế giới khỏi thiệt mạng v́ bênh sởi.

Đấy là phần thưởng của mũi thuốc chích mang lại sức khỏe tốt cho con người. Chẳng lẽ ta lại bỏ qua những cơ hội phúc lợi mà xă hội đă ân cần cung ứng, hiến dâng.

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Texas- Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com