Câu Chuyện Thầy Lang

BỆNH LO ÂU

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức  

Lo âu là chuyện thường thấy trong đời sống của con người và là phản ứng b́nh thường khi có một khó khăn, căng thẳng, một hoàn cảnh ngang trái, đe dọa.

Hàng ngày, đa số mỗi người chúng ta không nhiều th́ ít ai cũng có chuyện này chuyện kia để mà lo nghĩ. Lo âu đôi khi cũng có lợi. Nó giúp ta vượt qua khó khăn hoặc đề pḥng hoàn cảnh hiểm nguy có thể xảy ra.

Nhưng nếu quá lo âu, nghĩ ngợi đến nỗi mất ăn, mất ngủ, không làm công việc hàng ngày được th́ là bất thường và có thể là bị bệnh: Bệnh Lo Âu (Anxiety Disorder).

Lo âu là một bệnh rất phổ biến.

Tại Hoa Kỳ, Lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.

Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.

Nguy cơ đưa tới bệnh lo âu

Bệnh có thể gây ra do yếu tố di truyền, thừa kế gia đ́nh, do tác dụng phụ của vài loại thuốc, hoặc do hậu quả một số bệnh thể chất.

1-Di truyền:

Đă có nhiều bằng chứng là bệnh lo âu có thể xảy ra cho nhiều thành viên trong một gia đ́nh.

Nghiên cứu cho thấy nếu một bé sinh-đôi đồng-tính (identical-twin) bị bệnh th́ bé kia có nhiều khả năng bị lo âu hơn là ttruong72 hợp sinh-đôi-anh-em (Fraternal twins).

2-Thay đổi hóa chất ở năo bộ

V́ dấu hiệu của bệnh lo âu thường thuyên giảm với dược phẩm có tác dụng thay đổi hóa chất ở năo, nên các khoa học gia tin là hóa chất ở năo có vai tṛ vào sự thành h́nh bệnh này.

3-Cá tính con người

Nghiên cứu cho thấy hành vi cá tính có thể gây ra bệnh lo âu, đặc biệt là những người kém tự tin và kém khả năng đối phó với sự việc.

Ngược lại th́ lo âu xảy ra ở tuổi niên thiếu có thể đưa tới kém tự tin, tự chủ khi lớn lên.

4-Kinh nghiệm đời sống

Chịu đựng những lạm dụng bạo hành, bất công nghèo khó trong thời gian lâu dài cũng có liên hệ tới việc phát sinh bệnh lo âu.

Đôi khi lo âu cũng là hậu quả của lạm dụng thuốc gây ghiền như amphetamines, LSD hoặc Ectasy, thuốc “lắc”.

Ngay cả khi tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng tạo ta cảm giác hồi hộp, lo âu.

Diễn tiến bệnh

Bệnh nhân có cảm giác lo sợ rất mạnh, kèm theo nhiều thay đổi về tâm trạng, về sự suy nghĩ và vế các hành vi của ḿnh.

Nếu không được điều trị, bệnh trở nên trầm trọng và gây khó khăn cho đời sống.

Bệnh nhân sẽ liên tục bị những cơn hoảng sợ ám ảnh, hành hạ, có những ư nghĩ không hợp lư, những hành vi kỳ quặc, những cơn ác mộng, hồi tưởng cũng như nhiều dấu hiệu thể chất đáng ngại.

Cơn hoảng sợ có thể đi đôi với nhiều bệnh cấp tính như cơn đau tim, cơn suyễn, cơn kinh phong, giảm đường huyết hoặc cường chức năng tuyến giáp...

Phân loại

Bệnh Lo Âu được chia ra làm nhiều loại:

1-Bệnh hoảng sợ (Panic disorder).

Bệnh nhân có nhiều cơn hốt hoảng (panic attack) với sợ hăi tột độ, tim đập nhanh, đau tức ngực, đổ mồ hôi, người run rẩy, khó thở, chóng mặt, nghẹt cuống họng, cảm giác tê liệt, mất định hướng, tưởng như sắp chết...

Mỗi cơn kéo dài có khi tới cả 10 phút, đôi khi lâu hơn.

Người hay bị cơn hoảng sợ có thể gặp nhiều khó khăn trong đời sống.

Chẳng hạn nếu cơn hoảng sợ xảy ra ở một nơi công cộng th́ họ sẽ sợ đám đông, không dám bén mảng, lai văng.

Hoặc cơn hoảng sợ xẩy ra trong cầu thang máy, th́ không bao giờ họ sử dụng phương tiện lên xuống này.

Bệnh nhân thường cũng hay bị trầm cảm, buồn phiền, xa lánh mọi người. Lâu ngày, họ sẽ rơi vào ṿng lạm dụng rượu, cần sa ma túy, để mong thoát sự lo âu.

Bệnh có thể điều trị bằng dược phẩm, liệu pháp tâm lư hoặc liệu pháp nhận thức. Bệnh nhân được hướng dẫn t́m hiểu về bệnh t́nh của ḿnh và thay đổi hành vi, suy nghĩ.

2-Bệnh lo âu toàn diện (Generalized Anxiety Disorders)

Người bệnh luôn luôn ở trong t́nh trạng căng thẳng, sợ hăi mà không có nguyên nhân.

Chẳng hạn họ sợ rằng thiên tai băo lụt sẽ sẩy ra trong khi thời tiết rất tốt. Họ cứ cho là sức khỏe của họ rất kém, mặc dù họ vẫn sinh hoạt, ăn ngủ b́nh thường.

Bệnh nhân không nghỉ ngơi thư giăn được, dễ giật ḿnh, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức toàn thân, ăn không ngon, buồn nôn, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó thở…

Không điều trị, bệnh không những gây ảnh hưởng xấu cho đời sống mà c̣n gây khó khăn trong công việc làm ăn.

Thuốc chống lo âu, liệu pháp tâm lư có nhiều công hiệu để điều trị bệnh lo sợ toàn diện này.

3-Bệnh ám ảnh sợ hăi (Phobia).

Người bệnh có những nỗi sợ quá đáng với các hoàn cảnh thường nhật, những sự việc thường xảy ra và những nơi thường tới. Họ trở nên thu ḿnh, không dám đi ra ngoài.Có người sợ đi xe hơi, máy bay v́ nghĩ tới tai nạn có thể đến.

Ám ảnh sợ hăi đáp ứng tốt với tâm lư trị liệu.

4-Bệnh ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-compulsive disorder).

Bệnh nhân có những ư nghĩ hoặc hành động cố chấp và tái diễn.

V́ sợ hăi một sự kiện nào đó, họ nghĩ rằng có thể kiểm soát được sự việc bằng cách làm đi làm lại cùng một động tác.

Chẳng hạn v́ ám ảnh với sợ bị lây bệnh, họ rửa tay liên tục nhiều lần.

Hoặc đă khóa cửa trước cửa sau trước khi đi ngủ, nhưng họ vẫn chưa yên tâm, trở lại kiểm soát cửa ngơ nhiều lần.

Tâm lư trị liệu và một vài dược phẩm có thể được dùng để điều trị sự ám ảnh này.

5-Hậu chấn thương căng thẳng (Post traumatic stress disorder)

Bệnh xẩy ra sau khi bệnh nhân là nạn nhân hoặc chứng kiến những biến cố trầm trọng gây ra thương tích thể chất và tinh thần. Các biến cố có thể là chiến tranh, khủng bố, tù đầy, bắt cóc, hiếp dâm, mất việc, mất người thân yêu...

Bệnh nhân trở nên lạnh nhạt với mọi người, tránh không muốn nghe những hoàn cảnh có thể gợi lại biến cố cũ, nhưng ban đêm lại hay có ác mộng về biến cố. Tính t́nh của họ thay đổi, trở nên nóng nẩy, khó tính, hay gây sự đôi khi hung giữ.

Bệnh có thể chữa được bằng dược phẩm và liệu pháp hành vi.

Điều trị

Bệnh lo âu có thể điều trị được bằng dược phẩm và tâm lư trị liệu. Bệnh nhân được hỗ trợ, giải thích để có thể kiểm soát các phản ứng sợ hăi với hoàn cảnh hoặc sự việc

Nếu cho là đang có bệnh lo âu, nên nói cho bác sĩ gia đ́nh biết các triệu chứng bệnh và yêu cầu giới thiệu tới một bác sĩ chuyên khoa tâm lư. Vị bác sĩ này sẽ chẩn đoán bệnh và chữa trị cho ḿnh.

Ngoài ra, có nhiều cơ quan tư vấn hoặc đường dây điện thoại cấp cứu mà người bệnh có thể sử dụng, nhất là khi cơn lo âu, hoảng sợ đưa tới ư định quyên sinh tự tử hoặc bạo động, hành hung.

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
Texas –Hoa Kỳ

....................................