Câu Chuyện Thầy Lang

Bao Tử Với Sự Tiêu Hóa Thực Phẩm

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức

Do một sự t́nh cờ ngàn năm một thuở mà quân y sĩ William Beaumont và người bệnh bất đắc dĩ của ông ta đă đóng góp rất nhiều cho y học về vai tṛ tiêu hóa thực phẩm của bao tử.

Số là vào một ngày đẹp trời của mùa hè tháng 6 năm 1822, bác sĩ William Beaumont (1785-1853) được khẩn cấp mời tới đảo Mackinac, Chicago, để cấp cứu cho một nạn nhân mới bị thương. Ông đang phục vụ tại một đồn binh cách xa đó khoảng 300 dặm.

Bệnh nhân là một thanh niên Gia Nă Đại gốc Pháp chuyên nghề bắt thú lấy lông da bán làm áo. Anh đang giao hàng tại cửa tiệm đông khách của doanh nhân John Jacob Astor th́ bị trúng viên đạn cướp c̣ từ súng của một khách thương. Viên đạn xuyên qua thành bụng vào bao tử.

Khi tới nơi, bác sĩ Beaumont đă tận tâm làm công việc của một y sĩ là cấp cứu băng bó vết thương và điều trị người bệnh một cách chu đáo với phương tiện rất eo hẹp. Bệnh nhân Alexis St Vincent được cứu sống, nhưng phần trên của bao tử lộ miệng ra ngoài da. Bệnh nhân từ chối không tới bệnh viện để bác sĩ khâu kín. May mắn là khi lành, một miếng thành bao tử ḷi ra ngoài, phủ kín miệng bao tử lộ thiên, trành được sự xâm nhập của tác nhân có hại.

Bác sĩ Beaumont đề nghị St Martin về giúp việc nhà với ḿnh để được tiếp tục chăm sóc, v́ vết thương rất dễ biến chứng, ảnh hưởng trầm trọng tới toàn cơ thể. Bệnh nhân đồng ư.

Trong tám năm, St Vincent đă đóng vai một pḥng thí nghiệm sống cho các nghiên cứu quan sát của bác sĩ Beaumont. Ông đă có nhiều cơ hội ghé mắt qua lỗ ḍ (fistula) nh́n rơ mọi sự việc xảy ra trong bao tử, từ sự co bóp tiêu hóa thức ăn tới việc tiết ra các dịch vị. Ông thấy thành bao tử có màu đỏ nhạt mịn như nhung với lớp chất nhờn óng ánh phủ lên trên. Bỏ miếng bánh mỳ vào đó, ông thấy từ thành bao tử tiết ra cả trăm giọt chất lỏng.

Nhúng từng miếng vải vào bao tử, bác sĩ Beaumont lấy ra một dung dịch lỏng để phân tích và thấy có chất acid chloric rất mạnh. Bỏ một miếng thịt vào dung dịch rồi hâm nóng lên bằng nhiệt độ trong bao tử St Vincent, ông thấy sau 40 phút, mặt miếng thịt bắt đầu tái đi. Sau 2 giờ các mô liên kết tan ră, các thớ thịt tách rời và sau 10 giờ, miếng thịt hoàn toàn biến dạng. Bỏ một miếng xương sườn heo vào dung dịch, miếng xương tan ră sau một tháng.

Ông cũng thấy khi St Vincent giận dữ th́ sự thức ăn nằm lại trong bao tử lâu hơn. Đây là nhận xét đầu tiên về tâm trạng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa.

Bác sĩ Beaumont đă ghi lại 238 kết quả nghiên cứu trong tác phẩm “Experiments and Observations on Gastric Juice and the Physiology of Digestion”, phát hành năm 1833. Một thế kỷ sau, sách được danh y Mỹ quốc Harvey W. Cushing (1869-1939) ca ngợi là tác phẩm y khoa cổ điền rất có giá trị cho nền y học Hoa Kỳ.

Bác sĩ Beaumont thất lộc vào năm 1853.

St Vincent sống với bác sĩ Beaumont trước sau gần 8 năm rồi về đoàn tụ với gia đ́nh ở Canada. Ông sống b́nh an tới tuổi 80, có 17 người con, rất mạnh khỏe làm nghề chặt củi và vẫn mang lỗ ṛ bao tử mà 48 năm về trước tưởng như đă lấy đi mạng sống của ông trong ṿng 20 phút. Chắc là khi đó chẳng bao giờ ông nghĩ rằng tên tuổi của ông lại được nhắc nhở tới trong lịch sử y học với chiếc bao tử có cửa sổ. Chiếc bao tử độc đáo đó đă giúp con người hiểu rơ vai tṛ của đồng bạn trong sự tiêu hóa thực phẩm.

Thực ra bao tử không những chỉ tiêu hóa mà c̣n tạm thời dự trữ thực phẩm. Nhờ vai tṛ dự trữ này mà con người chỉ cần ăn mỗi ngày ba bữa, mặc dù cơ thể liên tục cần được cung cấp chất dinh dưỡng.

Nhiều người cứ đinh ninh là bao tử nằm phía sau lỗ rún nhưng thực ra nằm cao hơn. Phần đầu của bao tử ở ngay dưới trái tim, phần c̣n lại nằm sau mấy xương sườn cuối, dưới hoành cách mô, về phía trái của bụng.

Khi trống rỗng, bao tử có h́nh dạng một trái bong bóng xẹp hơi hoặc h́nh chữ J dài khoảng 40 cm, treo trên cuống thực quản. Khi căng thực phẩm, bao tử ph́nh như hạt đậu, dài 20 cm, rộng 10 cm và có thể chứa 1.2 lít thực phẩm.

Bao tử được cấu tạo bằng nhiều lớp mô bào với nhiệm vụ khác nhau:

-Lớp trong cùng là những màng nhầy (mucous membranes) với dịch nhầy để bảo vệ và làm cho ḷng bao tử trơn tru.

-Lớp kế tiếp có mạch máu nuôi dưỡng bao tử và hệ thông dây thần kinh kích thích, điều khiển các tuyến bao tử.

-Lớp thứ ba gồm nhiều cơ sắp hàng ngang, dọc và chéo để co bóp di chuyển thức ăn.

-Ngoài cùng là lớp phúc mạc (peritoneum) che chở bao tử.

Từ thực quản, thực phẩm xuống bao tử qua tâm vị với cơ ṿng, không cho thực phẩm dội ngược trở lên.

Ở phía dưới, bao tử thông với tá tràng (duodenum) qua cơ thắt môn vị (pyloric sphincter), chặn thực phẩn quay lại bao tử.

Bao tử có các tế bào đặc biệt tiết ra nhiều hóa chất khác nhau nhưng ḥa lẫn với nhau gọi là dịch vị bao tử.

Thành phần chính của dịch vị là:

-Acid hydrochloric, một acid rất mạnh có thể làm mềm các mô liên kết của thức ăn và để tiêu diệt vi sinh vật có hại khiến cho bao tử hầu như không nhiễm trùng.

-Diếu tố pepsin, một loại men có tác dụng phân hóa chất đạm

-Yếu tố nội tại glycoprotein cần thiết cho sự hấp thụ sinh tố B12 để tạo hồng huyết cầu và hỗ trợ các chức năng của hệ thần kinh.

-Lipase giúp phân hóa chất béo thành acid béo và glycerol.

- Gastrin giúp nhồi nặn thức ăn thành khối chất nhăo.

-Chất nhầy mucous bảo vệ niêm mạc dạ dầy. Nếu không có chất nhầy, acid hydrochloric sẽ ăn ṃn bao tử, đưa đến loét dạ dày.

Acid hydrochloric rất mạnh. Như Bác sĩ Beaumont và một vài khoa học gia trước đó đă chứng minh, acid này có thể làm tan một lưỡi dao cạo râu mỏng hoặc hủy hoại nhiều tế bào. Nhưng trong bao tử th́ acid này lại không gây ra tổn thương nào. Có nhiều lư do:

-Trước hết là nhờ có lớp màng niêm với chất nhầy bao che. Chất nhầy có độ kiềm nên dễ dàng trung ḥa acid.

-Thực phẩm ăn vào cũng làm loăng nồng độ của acid, khiến tác dụng ăn ṃn của acid giảm đi.

-Tế bào thành bao tử thay đổi liên tục rất mau mỗi 3 ngày cho nên dù có bị acid ăn ṃn th́ lớp tế bào khác mọc ra ngay để thay thế tế bào chết.

Mỗi ngày có chừng 2000-2500 phân khối dịch vị bao tử được sản xuất. Chỉ với ngửi hoặc nh́n thấy món ăn hấp dẫn là năo bộ đă gửi tín hiệu cho bao tử để bắt đầu tiết ra dịch vị. Và dù không tiếp nhận thực phẩm, cơ quan này tiếp tục co bóp một cách không chủ động mỗi vài ba giờ và tạo ra cảm giác đói.

Tiếp tay với dịch vị trong việc tiêu hóa thực phẩm là ba lớp cơ ở thành bao tử. Sự hiện diện của thực phẩm khiến các cơ nhịp nhàng co duỗi, nhè nhẹ ở phía trên nhưng mạnh mẽ phía dưới để bao tử nhào trộn thực phẩm với dịch vị.

Thời gian lưu lại trong bao tử của mỗi loại thực phẩm không giống nhau, thường là từ 2 đến 6 giờ.

Thực phẩm thuộc nhóm carbohydrates (tinh bột, đường) lưu lại bao tử ngắn nhất, tiếp đến là nhóm các chất đạm và lâu nhất là nhóm chất béo.

Thức ăn lỏng tiêu hóa mau hơn thức ăn đặc. Nước uống hầu như chỉ lướt qua ghé thăm bao tử một lúc rồi chẩy xuống ruột.

Nhịp độ thực phẩm rời bao tử cũng được một loại hormone của tá tràng điều hợp, nhờ đó thực phẩm xuống tá tràng từ từ tùy theo khả năng hấp thụ của ruột non.

Ngoài ra, nhịp độ này cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như thời tiết, độ nóng lạnh của món ăn, nước uống, tâm trạng con người.

-Trước đây, bác sĩ Beaumont đă trực tiếp nh́n thấy rằng mỗi khi St Vincent bực ḿnh th́ thực phẩm nằm trong bao tử lâu hơn v́ sự tiêu hóa chậm lại.

-Thời tiết nóng ẩm làm dịch vị bao tử tiết ra ít hơn và đó là lư do để ta ăn ít hơn vào mùa hè. Trái lại, với mùa đông giá lạnh, lại thấy đói nhiều hơn v́ cơ thể cần nhiều nhiệt năng bù lại nhiệt thất thoát do khí hậu lạnh.

-Khi chứa quá nhiều thực phẩm, sự tiêu hóa ở bao tử cũng chậm lại v́ số lượng dịch vị có giới hạn.

Sau khi tiêu hóa ở dạ dày, thức ăn chuyển thành dạng bán lỏng rồi xuống tá tràng, phần đầu của ruột non.

Nhiều người thấy bụng sôi ùng ục th́ cho là đang đói nhưng thực ra đó là do hơi chạy trong hệ tiêu hóa, nhất là ở ruột.

Bao tử không cần thiết để tạo ra cảm giác đói, v́ nhiều người bệnh cắt bỏ bao tử vẫn có những cơn đ̣i ăn, đ̣i uống. Năo bộ luôn luôn theo dơi mức độ glucose, chất đạm, chất béo trong cơ thể. Khi mức độ các chất này xuống thấp th́ năo bộ phát ra tín hiệu cho hay là đă đến giờ để ăn uống. Dấu hiệu đầu tiên của sự đói là cảm giác bồn chồn, nóng nảy, hơi căng thẳng rồi cồn cào gậm nhấm trong bao tử.

Thường thường, cơ thể cảm thấy đói khi có nhu cầu thực phẩm. Tuy nhiên nhiều người đau ốm, cần thức ăn nhưng lại không thấy đói. Cũng vậy, có người lấy ăn để quên nỗi buồn bực hoặc ăn v́ thói quen muốn ăn. Hoặc ăn không phải v́ đói bụng mà v́ đói con mắt (No bụng đói con mắt). Nhưng đa số đều có một thói quen ăn vào thời điểm nào đó trong ngày.

-Bao tử có thể bị loét. Mới đây đă có chứng minh là loét do loại vi khuẩn H.Pylori gây ra. Loét cũng do tâm thần giao động căng thẳng khiến cho acid hydrochloric tiết ra nhiều hơn. Loét thường thấy nhiều hơn ở tá tràng v́ nơi đây không có niêm mạc nhầy bảo vệ với nhiều acid từ bao tử chảy xuống.

-Khó tiêu cũng là một bệnh của bao tử. Bệnh nhân bị buồn nôn, ợ hơi, ậm ạch bao tử đôi khi tiêu chảy hoặc táo bón. Khó tiêu thường do ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, ăn nhiều chất béo hoặc do căng thẳng lo âu.

-Một rối loạn khác của bao tử mà tiếng Anh gọi là “heartburn”, nhưng chả có liên quan ǵ tới trái tim.

Bệnh do chất chua từ bao tử trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác cháy bỏng phía sau xương ức.

Ợ chua thường xẩy ra khi ta cong ḿnh cúi xuống hoặc khi nằm.

Rủi ro đưa tới ợ chua là ăn quá no, bực ḿnh bất măn, mặc quần áo quá chặt, uống nhiều rượu, cà phê, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều hành tỏi…

Kết luận

Cổ nhân nói “Có thực mới vực được đạo”

Thiên tài khoa học Albert Einstein lại có ư kiến thêm là “Bụng đói làm sao mà cố vấn tốt được”-An empty stomach is not a good polical advisor.

Nhưng không phải cứ nhét cho đầy bao tử là làm vừa ḷng bao tử. Điều quan trọng là “Thực phẩm giúp sống lâu, có đạo đức, mạnh khỏe, hạnh phúc phải là những chất dịu ngọt thích hợp với bao tử” như đă được ghi nhận trong kinh điển Ấn Độ giáo Bhagavad-Gita từ hơn 5000 năm về trước.

V́ bao tử mà bất dung, không tiêu hóa được những món ăn khó tiêu hoặc khi tâm trạng con người giận hờn, bất an th́ ăn vào cũng như không.

Cho nên, xin hăy nhẹ nhàng với nàng bao tử.

Bác sĩ Nguyễn Ư-Đức
Texas Hoa Kỳ