|
TÓC DÀI RA (Kami wa nagaku, 1970) Nguyên tác: Kawabata Yasunari Dịch: Nguyễn Nam Trân
Ảnh minh họa
Khi váy (skirt[1]) ngắn đi, tóc lại dài ra. Nhưng giờ đây Kurasaburô đă bảy mươi tám tuổi. Kurasaburô t́m thấy trên tờ báo nào đó có một bài thơ của phụ nữ ư nói “món tóc màu đen xơa trên mặt tấm ga giường (drap) trắng, đang vẽ tranh trừu tượng”. Người con gái đó đang ngủ một ḿnh hay ngủ với ai? Mớ tóc dài ấy nằm yên một chỗ hay đang chuyển động? Bài tanka không hề đề cập tới. Vậy th́ có nên nói là ba mươi mốt văn tự[2] kia chưa đủ để diễn đạt hết những điều đó hay không nhỉ? Hoặc giả, nhà thơ v́ muốn giữ bí mật nên không tiết lộ! Trong giường của Kurasaburô, có một con mèo đen chui vào. Con mèo ấy đang nằm bên hông Kurasaburô. Từ bốn năm năm nay, con mèo ấy đă có thói quen chọn phía hông trên trái của ông làm chỗ ngủ thường xuyên. Mỗi đêm, con mèo vẫn nằm ở bên cạnh Kurasaburô cho nên khi phải ngủ ở ngoài, ông đă dặn sẵn vợ ông tài xế nhà ḿnh hăy vào giường ông mà ngủ. Thế nhưng lúc Kurasaburô vắng nhà, nghe nói là con mèo lại ra ngoài pḥng khách, ngủ suốt đêm trên tấm nệm zabuton ông thường ngồi. Kể từ năm 65 tuổi, Kurasaburô có thói quen thức dậy rất sớm. Ông nôn nóng đợi đến giờ người phát báo đến. Khi ra thùng thư ngoài cổng để lấy báo, ông phải bước từ pḥng tiền đường xuống sân khi đêm mùa đông chỉ vừa mới ló rạng. Có khi ông dẫm lên lớp sương đóng băng và nó rạn gây thành tiếng. Lúc đó, thấy trong người thật thanh thoát, ông bèn hít thật sâu vào lồng ngực cái khí lạnh đang ở dưới không độ. Phía đông nhà có một hàng tùng với năm, sáu cây thật cao. Giữa bầu trời và vượt lên trên những tàng lá, một vầng thái dương màu đỏ và lạnh lẽo vừa xuất hiện. Cho đến khi Kurasaburô lấy báo trở về, con mèo vẫn nằm đấy chờ đợi. Rồi đến lúc Kurasaburô chui vào giường, nhiều khi nó đă thè cái lưỡi nham nhám và dinh dính liếm liên tục lên bàn tay của ông. Đó là những lúc Kurasaburô thấy trong người ḿnh đang dậy lên một cảm xúc hoang dă giống như thú tính. Kurasaburô đă có thói quen vừa đọc báo, vừa đợi vợ chồng người tài xế thức dậy đến gặp ông. Ông cũng muốn làm đôi ba việc nhỏ như kéo liếp che mưa (amado) lên nhưng lại lo rằng nếu như thế, có lẽ người tài xế sẽ không hài ḷng v́ nó thuộc về phận sự của ông ta. Hiện này, trong nhà này chỉ c̣n sót lại ba người: Kurasaburô và vợ chồng ông tài xế. Mùa hè năm Kurasaburô 65 tuổi, bà vợ ông mất. Hai anh con trai và một cô con gái của Kurasaburô cũng như con gái của vợ chồng ông tài xế đă lập gia đ́nh và ra riêng. Mỗi nhà đều đă có cháu cả. Năm nay, ông tài xế cũng 61 rồi. Kusasaburo vẫn tiếp tục mướn ông. Tính ra đă trên 25 năm. Năm 71 tuổi, Kurasaburô từ chức về vườn. Sau đó, việc sử dụng xe đă giảm xuống trông thấy. Từ đó, ông tài xế hầu như chỉ được dùng như anh làm vườn hay người giúp việc nhà. Chẳng hạn chỉ có vợ của ông tài xế từ khi cùng với chồng đến sống chung trong ngôi biệt thự này, đôi khi nhờ được sai bảo những chuyện vặt vănh nên giờ đây đă sành cả bếp núc, suốt ngày lo tất cả công việc trong nhà.Từ khi vợ của Kurasaburô mất đi, vợ ông tài xế đă xem việc ḿnh phải chăm sóc cho Kurasaburô như một chuyện đương nhiên. Chẳng hạn như chỉ có vợ của ông tài xế mới là người biết tất cả những bạn gái của Kurasaburô.Việc đun nước tắm cũng vậy, bà biết điều chỉnh nhiệt độ nước tắm cho phù hợp với sở thích của Kurasaburô, không một ngày nào sai chạy. Vợ chồng ông tài xế không có liên hệ bà con ǵ với Kurasaburô.Thế mà t́nh cờ họ lại là gia tộc. Không biết cuộc đời run rủi thế nào mà thành ra như vậy. Trước kia, lương ông tài xế là do hăng trả. Kurasaburô chỉ tùy tâm đóng góp thêm một ít. Đến khi Kurasaburô thôi việc ở hăng, ông tài xế định bụng đổi qua nghề lái tắc xi cá nhân để tiện cho đôi bên nhưng ông không thể nói chuyện đó với Kurasaburô.Về phía Kurasaburô th́ một phần ông không muốn vợ chồng ông tài xế phải lâm vào cảnh khó khăn, môt phần ông thấy rằng đối với ḿnh, họ đă trở thành hai kẻ không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Ông nghĩ đă qua cái tuổi 70 như bây giờ, ông không thể t́m ra những người làm vừa ư ḿnh như họ được. Hai vợ chồng người tài xế sống trên gác hai của khu nhà chứa xe. Đằng sau nhà chứa xe có một chỗ được cất lên làm kho để đồ. Tầng trên của nó gồm hai pḥng kiểu Nhật, mỗi pḥng rộng sáu chiếu tatami, và ba pḥng kiểu Tây, thêm một sân thượng làm nơi phơi quần áo.Nhà bếp cũng không đến nỗi chật chội. Cô con gái của vợ chồng người tài xế từ khu nhà đó đi đến trường, rồi cũng từ chỗ đó mà đi lấy chồng.Nay chỉ c̣n mỗi hai người nên vợ chồng ông tài xế có thể sinh hoạt thoải mái. Tuy nhiên, sau khi vợ của Kurasaburô qua đời, có lần Kurasaburô đă thử bàn với vợ chồng ông tài xế là, nếu họ đồng ư, hai người nên dọn qua ngôi nhà chính để ở với ông, hoặc chỉ qua đêm thôi cũng được.Hai vợ chồng bèn bàn bạc với nhau và sau đó, họ đă khước từ. Có lẽ hai ông bà e rằng nếu họ nhận, mấy người con trai con gái của Kurasaburô có thể cảm thấy không vui. Thực ra, Kurasaburo cũng đă nói về khả năng một người sống đơn độc gặp phải những nguy hiểm như có thể đột tử giữa đêm hôm. Ông tài xế mới khuyên ông nên đặt một cô gái trẻ nào đó ở bên cạnh. Riêng bà vợ ông tài xế th́ vẫn không để tâm đến những lời Kurasaburô phát biểu. Bà bảo một cách tự tin là ḿnh vẫn theo dơi ông mỗi ngày và hiểu rơ t́nh h́nh sức khỏe của ông, cho nên sẽ không để ông gặp phải những sự cố đột biến. Muốn giúp ông tài xế đỡ phải lái nhiều v́ ông ấy cũng đă già so với độ tuổi một người tài xế, Kurasaburô lập kế hoạch trong ṿng một hay hai tháng, ông chỉ dùng xe chừng một lần. Nhưng khi Kurasaburô lười biếng đi như thế, chính ông tài xế lại đứng ra thôi thúc. Có lẽ v́ ông không muốn cho Kurasaburô chóng rơi vào cảnh già nua. Ngay câu chuyện về một thiếu nữ tên Hisako, người đầu tiên được Kurasaburô đem kể cho nghe cũng là ông tài xế. Nhân v́ ông đă kể về nó từ lúc bắt đầu, nên cũng đă kể cho đến phần cuối. Tuy vậy, ngay cả với người tài xế, Kurasaburô chưa từng tâm sự về những khúc mắc trong ḷng mỗi khi ḿnh nhớ lại người con gái ấy vào những đêm nằm trên giường chờ cơn buồn ngủ kéo tới hay, hiếm hoi hơi, những buổi sáng lúc ḿnh vừa mở mắt và c̣n nằm trong chăn. Kurasaburô đặt mua những sáu tờ báo. Ông đọc chúng một cách chậm răi. Mỗi sáng, sau khi dẹp sáu tờ báo ấy qua một bên, ông vẫn cảm thấy có ǵ thiêu thiếu và nó khiến ông buồn buồn. Xong bữa cơm sáng, ông cứ ăn mặc nguyên như thế và ra ngồi ngoài pḥng khách. Tại nơi đây, mỗi ngày từ chín giờ sáng đến mười rưỡi, sẽ có điện thoại của một nhân viên ngành chứng khoán gọi để cập nhật cho ông t́nh h́nh thị trường cổ phiếu. Cái mà ông thích nhất là người buôn bán chứng khoán này dù có bận rộn, nhưng v́ hiểu ư ông, nên từ năm, sáu năm nay, lúc nào cũng có những cuộc điện đàm nói chuyện dông dài. Ấy thế mà cúp điện thoại xong, Kurasaburô lúc nào cũng c̣n muốn nói thêm.. Sau khi Kurasaburô đă nghỉ việc ở hăng, lấy cớ là để có thể tiếp tục theo dơi biến động t́nh h́nh kinh tế, ông bắt đầu chơi chứng khoán. Buổi đầu, ông rất thận trọng và kỹ lưỡng, thế nhưng, cùng với thời gian, ông đă trở thành táo bạo và nhiều khi sơ hở (mubô). Tuy vậy, không phải lúc nào ông nhân viên hăng chứng khoán kia cũng chấp hành đúng y lệnh nhắn qua điện thoại của Kurasaburô đâu. Cho dù trong điện thoại, ông ta có đồng ư nhưng không thiếu ǵ dịp ông đă mua bán những thứ khác cho Kurasaburô. Nói về những cái sơ hở của Kurasaburô th́ có thể nhắc tới việc ông thấy vui thú trong chuyện căi vă, đôi co, và xem những cuộc nói chuyện dài bằng điện thoại như một tṛ chơi. H́nh như nhà buôn chứng khoán kia cũng có phần nào chấp nhận điều đó. Có lẽ phải xem nhà buôn chứng khoán quen biết lâu năm này cũng giống như hai vợ chồng ông tài xế. Họ là những người bầu bạn và bảo vệ cho cái tuổi xế chiều của Kurasaburô. Tuy vậy, đầu cơ vẫn là một tṛ may rủi. Phải đề pḥng những nguy hiểm đến từ sự sơ hở trước người khác. Nhưng một khi những sơ hở đó được rêu rao không chút e dè th́ chỉ c̣n có cách dựa vào trực giác hay nương theo thời vận để hành động mà thôi. Kurasaburô đă nh́n thấy bài tanka nội dung có ư nghĩa là “món tóc màu đen xơa trên mặt tấm ga (drap) giường trắng, đang vẽ tranh trừu tượng” ấy ở trong một trang báo. Lúc đó, ông đă xem xong cột tin nói về chứng khoán trong sáu tờ báo ông mua và hầu như đă dặn ḍ xong cho nhà buôn chứng khoán những ǵ ḿnh đă định qua điện thoại. Người con gái đó đang ngủ một ḿnh hay ngủ với ai? Mớ tóc dài ấy nằm yên ở một chỗ hay đang chuyển động? Cuối cùng, Kurasaburô có cảm tưởng ḿnh đă t́m ra câu trả lời. Đó là khi nh́n suối tóc đen dài của ḿnh như đang chảy trên cái giường phủ tấm ga trắng, người con gái đó đă ví nó với một bức tranh trừu tượng. Kurasaburô liền cảm thấy bực bội với bài thơ ấy. Ghét bài thơ ấy đă đành, nhưng có v́ đó mà ghét cả người con gái đă sáng tác nó hay không? Kurasaburô lại nghĩ: “Khoan nào. Để xem cái đă!”. Nhất là bài thơ ấy nằm trong mục thơ của độc giả gửi tới, làm sao ông có thể biết người viết là ai? Thế nhưng ông chắc chắn là ḿnh từng thấy ở đâu đó một người con gái vốn hay ngắm nghía mái tóc dài của nàng khi đang ở trên giường! Sở dĩ bài thơ kia vướng bận măi ḷng Kurasaburô cũng chỉ v́ người thiếu nữ có tên Hisako kia thôi. Và bài thơ đó làm ông không khỏi nhớ về nàng. Giọt lệ ứa ra và chảy từ khóe mắt của Hisako đă lan trên tấm vải ga trắng và làm ướt một chỗ nào đó trên mái tóc của nàng. Kurasaburô có lần đă luồn mấy ngón tay vào trong làn tóc ấy để ḍ xem nó ở đâu. Đó là lần đầu tiên Hisako được Kurasaburô yêu. Sáng hôm sau, chỉ qua mỗi một động tác, Hisako đă trở thành người đàn bà đem đến cho ông kỷ niệm sâu sắc nhất. Trước khi gặp nàng, ông thường nhớ về một người con gái có tên là Haruko do cách nói chuyện th́ thầm như rót vào tai. Liên hệ của ông với Haruko không sâu xa lắm để sau đó có thể gọi là một cuộc chia ly, và dù đă cắt đứt, họ vẫn c̣n vui vẻ qua lại với nhau. Đôi lúc gặp gỡ nhau, Haruko vẫn không thay đổi. Nàng luôn luôn mừng rỡ và nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa một cách thích thú. Vốn đă từng biết đến thân thể của nhau nên đối với Kurasaburô, lúc nào ông cũng cảm thấy thân mật và an tâm khi đứng trước nàng. Người đàn bà như Haruko là một trong những ân sủng đă đến trong đời của Kurasaburô. Có hôm ông nhận được một tấm thiệp Haruko thông báo là bây giờ nàng đă có một quán ăn nhỏ mở cửa cho đến gần sáng ở khu Yushima. Tiệm vừa khai trương được mươi ngày, Kurasaburô đă rủ rê ba người bạn trẻ làm ở cái hăng ông vừa thôi việc, t́m đến ăn thử. Cũng phải đến cả năm rồi ông chưa gặp Haruko. Quán của nàng trông khá hơn so với những ǵ ông tưởng tượng. Khi Kurasabura đến đứng trước quầy thu ngân và đang đợi tính tiền, Haruko bèn nghiêng người tựa vào ông, nửa như ôm ông mà nửa làm như không muốn ôm. Bất chợt Kurasaburô cảm thấy đôi môi của người đàn bà đang ghé lại bên tai ḿnh. Nàng th́ thầm: “ Bộ anh chê em già, hết thời rồi hả?”. Ông kinh ngạc, quay lại nh́n mặt nàng. Haruko nhất định chỉ có 28 tuổi. Nàng hăy c̣n trong lứa tuổi 20. Kurasaburô năm đó đă 72. Hồi Haruko 23 tuổi, nàng đă ngủ với ông. So với thời đó, ông thấy nàng vẫn chẳng có ǵ đổi khác. Dù vậy, ông không nghĩ ḿnh sẽ ăn nằm với nàng thêm lần nữa. Cho nên cuối cùng Kurasaburô đă bước ra khỏi quán. Thế nhưng tiếng th́ thầm nhẹ nhàng, tươi tắn và chan chứa t́nh cảm của nàng không bao giờ tan biến khỏi ḷng ông. Tuy nhiên, hơn cả tiếng th́ thầm ngọt ngào của Haruko, động thái của Hisako mới là cái gây bất ngờ cho Kurasaburô. Vả lại, Hisako chỉ mới có 18 tuổi. Mẹ của Hisako đă nhờ Kurasaburô giúp cho con gái ḿnh biết mùi đàn ông. Một sự nhờ vả hơi khó nhận lời. Cũng là một sự nhờ vả đáng kinh ngạc. Hiện nay, mẹ cô đang kinh doanh một quán rượu ở Roppongi nhưng trước kia bà là geisha. Hồi bà c̣n làm geisha th́ hăng nơi Kurasaburô làm việc đă từng sử dụng bà một cách tùy hỷ khi họ muốn bôi trơn những mối quan hệ làm ăn. Ông cũng từng cho phép bà tự do ra vào nhà riêng của ḿnh. Hisako là con gái độc nhất của bà, năm đó vừa tốt nghiệp trường cấp ba. Bà mẹ đă bao lần thúc giục cô xuất hiện ở quán rượu của gia đ́nh nhưng cô nhất quyết không nghe. Cô không muốn đứng quầy ở quán của mẹ v́ đang mong đợi được làm việc trong một cửa tiệm sang hàng đầu ở Ginza. Trong nghề chiêu đăi viên (mizushôbai), các cô gái c̣n trinh (kimusume) không có giá trị ǵ hết. Người mẹ của cô c̣n xem trinh tiết của con gái ḿnh là một gánh nặng và gây lắm phiền phức. Hơn thế nữa, cho đến tận giờ, mẹ cô vẫn c̣n bị ám ảnh bởi tấn bi kịch đă nếm trong lần đầu tiên bà bán ḿnh (miuri) cho khách. Bà không muốn c̣n gái ḿnh phải chuốc lấy sự đau thương như thế nữa. Thế nào rồi con gái bà cũng sẽ gặp phải một tên đàn ông không ra ǵ và một vết thương đầy thù hận sẽ in hằn lên cuộc đời của nó. Kurasaburô tuy nghi ngờ vết thương mà người mẹ nhận được hẳn là sâu sắc lắm nhưng ông lại càng không thể đồng ư. Dĩ nhiên ông cũng không hề đặt câu hỏi về vết thương cũ của bà để biết nó là ǵ. V́ tội nghiệp cho cô con gái, Kurasaburô đă từ chối. Ông bảo với bà là có lẽ Hisako chưa biết chuyện.Thế nhưng bà mẹ đă hỏi ngược lại là nếu Hisako đồng ư th́ ông có nhận lời không? Bà c̣n nhấn mạnh thêm là Kurasaburô sẽ không gánh lấy trách nhiệm và cũng không phải chi một món phụ đảm nào cả. Bà mẹ cho biết Hisako đă nhận lời và dắt Hisako đến nhà Kurasaburô. Bà bảo sẽ để con lại và ra về. Cô gái rất xinh đẹp. Không hiểu lần đó làm thế nào mà Kurasaburô đă thoát thân được.
Nửa năm trời trôi qua. Trong khoảng thời gian này, bà mẹ đă điện thoại hai ba lần để khuyên Kurasaburô hăy đưa Hisako đi du lịch ở một nơi nào đó. Ông tài xế cứ nói là bà mẹ của Hisako chắc có một sự tin cậy rất sâu sắc nơi Kurasaburô. Nhưng chính v́ thế Kurasaburô mới trả lời rằng ḿnh càng phải cố tránh cho được. Đến mùa thu, Kurasaburô có chương tŕnh đi Nara chơi “gôn” (golf) và dự định sẽ ngụ tại Khách sạn Kawana khoảng một tuần. Hai mẹ con Hisako cũng đến nơi bằng xe hơi của ông. Ông tài xế cho biết là ḿnh đă nhận được điện thoại của bà mẹ. Bà cho biết đă có điện thoại từ Kurasaburô bảo đưa con gái đến.Tuy biết là bà nói dối nhưng Kurasaburô vẫn giữ im lặng. Bà mẹ ngủ lại ở một pḥng riêng. Người Hisako cứng nhắc và run rẩy. Trong bóng tối tờ mờ, khi đưa mắt nh́n, ông thấy vầng trán nàng lấm tấm mồ hôi lạnh. Đưa tay ra sờ th́ thấy trán cô đă lạnh đi. Khi nàng khép mi lại, ở đuôi mắt có một giọt lệ ứa ra. Giọt lệ đó đă lăn xuống phía dưới khuôn mặt nhỏ, h́nh như để nhuộm ướt một vùng nào đó trên bờ tóc. Kurasaburô luồn tay vào trong mái tóc của Hisako để thử đi t́m nhưng vẫn không biết chỗ thấm ướt ấy nằm ở đâu. Ông bảo chắc là em đang buồn và đă nhấc người tránh qua một bên. Hisako không nói lấy câu nào. Giữa khuya, khi Kurasaburô chợt mở mắt th́ đă ba giờ sáng. Trong pḥng có hai chiếc giường nhưng Hisako đă qua ngủ ngay giữa giường của Kurasaburô. Không biết có phải v́ Kurasaburô động đậy hay sao mà Hisako chợt mở mắt. Làm như giấc mộng nàng đang thấy in trùng lên hiện tại, Hisako giao trọn thân thể ḿnh cho ông một cách ngoan ngoăn. Sáng mai, lúc Kurasaburô mở mắt, Hisako đă dậy rồi và đang ngồi trên một chiếc ghế. Khi Hisako nhận ra là Kurasaburô đang nh́n ḿnh trong tư thế đó, nàng lẳng lặng đứng lên và bước về phía ông. Cô không nói ǵ, chỉ ngồi xuống bên giường Kurasaburô. Thế rồi, sau khi chống một cánh tay lên mặt giường, cô hơi co đầu gối lên và so hai chân lại với nhau, đưa tất cả lên trên giường. Kurasaburô bèn lấy tấm chăn len ôm trọn thân h́nh Hisako, cuốn nó vào trong sau cái động tác gây bất ngờ ấy của cô. Hai bên đều không nói câu nào.
Câu chuyện nói trên đă xảy ra bốn năm về trước, khi Kurasaburô 74 tuổi. Bài tanka về mái tóc đen cũng đă làm ông nhớ lại cử chỉ của Hisako vào buổi mai hôm ấy..
Dịch ngày 5/3/2023
Bên lề tác phẩm:
Tác phẩm ra đời năm 1970, hai năm trước ngày nhà văn qua đời (1972). Đặc điểm của nó là bàn về nỗi cô đơn và t́nh dục của người lớn tuổi mà ông cũng như Tanizaki, là những nhà văn thường xuyên sử dụng như đề tài. Cũng cần nói thêm rằng Kawabata vẫn trung thành với ư tưởng là một t́nh yêu hay một vẻ đẹp, khi đă sinh ra, sẽ không bao giờ mất mà c̣n được tiếp tục và chuyển giao qua nhiều thế hệ. Người mẹ như thể đă gửi gắm t́nh yêu và ḷng tin cậy của bà đối với nhà văn qua việc kư thác cho ông cô con gái nhỏ của ḿnh. Cũng may cho ông là nàng vừa quá tuổi vị thành niên. Chúng ta cũng thấy rằng, qua Kawabata, t́nh dục c̣n có thể thăng hoa và trở thành một nét đẹp nếu trong đó có sự tinh tế và ḷng tin cậy.
Xuất xứ:
Nguyên tác trích từ Toàn tập về Kawabata của Nxb Shinchô, Tokyo (1980)
[1] Tiếng Anh trong nguyên tác viết dưới dạng văn tự katakana. [2] Ư nói bài thơ này là một bài tanka v́ nó có 31 âm tiết.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |