|
MỘT TRUYỆN TẦM THÙ (Aru katakiuchi no hanashi, 1920) Nguyên tác: Akutagawa Ryuunosuke Dịch: Nguyễn Nam Trân
Ảnh minh họa Trong đám gia thần của lănh chúa Hosokawa phiên Higo (Kumamoto bây giờ), có một samurai tên gọi Taoka Jindayu. Trước đây, anh là thuộc hạ nhà Itô phiên Hyuga (Miyazaki ngày nay) nhưng đă trở thành vũ sĩ vô chủ (rônin) nên được Naitô Sanzaemon – người lúc ấy đă lên đến chức đầu lănh (bangashira) trong nhà Hosokawa - tiến cử vào phủ làm một chức ăn lộc 150 hộc thóc. Thế nhưng mùa xuân năm Khoan Văn thứ 7 (1667), trong một cuộc biểu diễn vơ thuật ở phủ đường, ngọn thương của anh đă đánh bại hết sáu vũ sĩ đối địch. Cả ngài Tsunatoshi trấn thủ đất Etchu[1] lẫn các lăo thần của ông đến dự đều chờ đợi sự hào hứng từ các trận đấu này nhưng v́ đường thương vốn là ngón nghề của Jindayu quá dũng mănh, các ông mới đ̣i tổ chức thêm vài trận đấu kiếm. Dù vậy, với một lưỡi kiếm bằng tre (shinai), Jindayu cũng đă đánh bay ba đối thủ khác. Người thứ tư mà anh vũ sĩ trẻ này được xếp để giao đấu tên là Senuma Hyôe, thầy dạy kiếm thuật phái Shinkage[2]. V́ muốn giữ thể thống cho vị giáo sư, Jindayu đă có ư định nhường cho Hyôe thắng cuộc. Thế nhưng việc nhường chiến thắng cho kẻ khác th́ dù là kẻ không thành thạo về tâm lư, ai cũng đều biết là lúc đến lúc hiểm nghèo, có lúc người ta lại mong giành chiến thắng. Khi đang gườm nhau, với trực giác, Hyôe đă đoán biết cái tâm lư ấy của đối thủ nên chợt đâm ra thù ghét anh ta. Giữa lúc Jindayu định giả vờ nhường đường kiếm ấy, Hyôe bèn hăng lên và thích thẳng vào yết hầu anh. Jindayu bị đâm trúng ngay cổ họng nên ngă lăn ra, mặt ngửa lên trời. Cảnh tượng ấy làm cho những người dự khán đều bất măn. Tsunatoshi tuy có ban thưởng cho Jindayu về tài đánh thương nhưng sau khi thấy kết quả trận đấu kiếm này, ông đă thất vọng ra mặt. Ông không thèm nói với Jindayu thêm một tiếng nào. Việc Jindayu bị đánh bại đă trở thành đề tài để người ta nói xấu. “Cái anh chàng Jindayu kia, nếu lúc ra trận mà cây thương bị găy, không biết hắn sẽ làm nên tṛ trống ǵ nhỉ! Tội nghiệp cho hắn là về mặt kiếm thuật, chỉ dùng kiếm tre thôi mà hắn cũng tỏ ra chưa thành thạo”. Những lời bàn tán như vậy không biết bắt đầu từ miệng ai nhưng đă lan ra khắp thành. Dĩ nhiên lời đàm tiếu ấy cũng là kết quả của ḷng đố kỵ và sự thèm thuồng nơi các bạn đồng cấp. Tuy nhiên, Naitô Sanzaemon, người tiến cử Jindayu th́ không thể giữ một thái độ im lặng khi ông đứng trước mặt Tsunatoshi. Do đó, Naitô đă gọi Jindayu đến nơi và giận dữ bảo anh: “Cái cách thua thảm hại của chú mày khiến ta bị xem là kẻ có mắt không tṛng! Mi có muốn đánh thêm ba hiệp để phân thắng phụ hay không? Hay là ta phải vào dinh giải bày với tướng công và xin được mổ bụng để tạ tội đă tiến cử lầm người”. Bọn gia thần c̣n loan tin khắp nơi rằng Jindayu là một kẻ không có tinh thần chiến đấu của người vũ sĩ. Do đó, Jindayu đành nghe lời Sanzaemon mà làm đơn thỉnh nguyện xin được giao đấu ba hiệp với vị giáo đầu Senuma Hyôe để có kết quả chung cuộc. Chỉ sau đó ít hôm, hai người đă đến trước mặt Tsunatoshi để có một cuộc tỉ thí quan trọng. Đầu tiên, Jindayu chém trúng cổ tay (kote) của Hyôe. Lần thứ hai, Hyôe chém vào mặt (men) của Jindayu. Nhưng qua đến lần thứ ba, Jindayu lại chém trúng và trúng thật mạnh vào cổ tay Hyôe. Để tưởng thưởng Jindayu, Tsunatoshi bèn hạ lệnh tăng lộc cho anh thêm 50 hộc thóc. C̣n Hyôe th́, trước mặt Tsunatoshi, ông ta chỉ biết xoa xoa vết thương đang sưng phồng rồi tiu nghỉu quay gót. Một tối trời mưa sau khi chuyện đó xảy ra được ba bốn hôm, một vũ sĩ gia thần khác trong phủ là Kanô Heitarô không biết do ai tập kích mà đă bị sát hại bên ngoài bờ tường ngôi chùa Tây Ngạn Tự (Saiganji). Kanô chỉ là một ông già chuyên nghề kế toán và là một samurai thuộc cấp, ăn lương 200 thạch. Nh́n vào cách sống hàng ngày của Heitarô mà suy th́ nhất quyết ông không phải là kẻ có thể gây ra hiềm khích với ai. Thế nhưng ngày hôm sau cùng với cái tin Senuma Hyôe bỏ trốn th́ lần đầu tiên, người ta mới biết kẻ địch của Heitarô là ai. Thực ra th́ giữa Jindayu và Heitarô, tuổi tác tuy hơi chênh lệch nhưng tầm vóc họ khá giống nhau và gia huy qui định in trên áo xống của hai người đều là h́nh một nhánh gừng non (myôga) nằm giữa khoanh tṛn (maru). Trước tiên, trên con đường tối tăm giữa đêm mưa, Hyôe đă ngỡ Heitarô là kẻ địch qua cái gia huy in trên ngọn đèn lồng của bọn tùy tùng đi trước soi đường, cũng như ông ta đă nhầm lẫn v́ khuôn mặt Heitarô đă bị che khuất bởi chiếc áo đi mưa rộng và cây dù nên đang tâm sát hại ông lăo vô tội mà ông nghĩ là Jindayu. Lúc đó, Heitarô có một cậu đích tử mới 17 tuổi tên là Motome. Ngay sau đó, cậu Motome đă nhận được phép của phiên nên cùng với một người trai trẻ trong nhà tên Egoshi Kizaburô làm đúng theo phong tục trong giới samurai thời đó nghĩa là lên đường tầm thù phục hận. Có lẽ cảm thấy ḿnh có trách nhiệm về cái chết của Heitarô và khó được miễn tội, Jindayu cũng đă xin chủ phiên cho phép ḿnh đi theo để che chở (ushiromi) Motome. Cùng lúc, người bạn kết nghĩa của Motome là một samurai tên Tsuzaki Sakon cũng xin được làm một tay đao phụ (sukedachi) để giúp bạn. Tuy Tsunatoshi đặc biệt cho phép Jindayu tham gia nhưng ông không xét đến lời cầu xin của Sakon. Như thế, Motome cùng hai bạn đồng hành là Jindayu và Kizaburô đợi cho xong tuần thứ nhất[3] của Heitarô, vừa lúc ở vùng đất ấm áp này, hoa anh đào đă rụng hết, họ mới bỏ khu phố dưới chân thành Kumamoto lại sau lưng.
Một Khi lời xin được làm tay đao phụ để hổ trợ bạn đă bị phiên khước từ, Tsuzaki Sakon đóng của ru rú trong nhà mất hai ba hôm.Thêm nỗi, khi nh́n tờ giao ước làm anh em kết nghĩa[4] ḿnh đă trao đổi với Motome, anh cảm thấy vô cùng xót xa. Mặt khác, anh lại bị ám ảnh không biết ḿnh có thể tránh khỏi việc người chung quanh chỉ chỏ, phê phán sau lưng hay không nữa. Nhưng điều anh không thể nào chịu đựng nỗi là phải gửi gắm vận mạng của Motome trong tay Jindayu. Do đó, đúng cái đêm nhóm người đi phục thù ra khỏi thành Kumamoto, Sakon đă viết một phong thư để lại gia đ́nh, không cả từ biệt cha mẹ, ra đi để đuổi theo đoàn người. Khi đến chỗ ranh giới với phiên bên cạnh, Sakon đă gặp được họ. Lúc đó, mấy người kia đang nghỉ chân trong quán nước chè ở một nhà trạm vùng núi. Trước tiên, Sakon đến trước mặt Jindayu, phục xuống chiếu nhiều lần và xin phép được tháp tùng. Ban đầu Jindayu tỏ ra khổ tâm, có vẻ anh ta không muốn chấp thuận lời thỉnh cầu ấy một cách dễ dăi: -Bộ cậu không tin tưởng tài sức của bọn ta sao? Thế nhưng rốt cuộc anh cũng phải xuống nước. Sau khi đưa mắt liếc khuôn mặt của Motome và nhận ra thái độ làm như không đếm xỉa ǵ đến của Kisaburô, anh đă đồng ư cho Sakon làm bạn đồng hành. Lúc đó Motome hăy c̣n để tóc xơa trước trán và trông yếu ớt như một thiếu nữ. Nh́n mặt cậu mới thấy cậu ta không dấu nỗi t́nh cảm mong muốn Sakon được Jindayu cho nhập đám. C̣n Sakon th́ vui mừng đến độ long lanh nước mắt và cứ quay sang Kisaburô cảm ơn rối rít. Đoàn bốn người biết được Hyôe có người em rễ làm gia thần cho họ Asano[5] bèn qua bến đ̣ Seto gần trạm gác Mojinoseki[6] rồi mượn con đường cái Chugoku kaido để đi ngược lên về phía thành Hiroshima c̣n xa diệu vợi. Trong thời gian lưu lại thành này, họ mới ḍ la tông tích kẻ thù th́ .trong khi lân la tán gẫu với một cô gái vốn hay lui tới khu gia cư của các samurai, t́nh cờ mới biết được rằng Hyôe sau một thời gian ghé lại Hiroshima, đă bí mật chuyển đến vùng Matsuyama thuộc Yoshuu[7], nơi em rễ ông ta có người quen biết. Đoàn người đi phục thù bèn tức tốc kiếm thuyền đi qua bên đó:. Đến giữa mùa hạ năm Khoan Văn thứ 7 (1667) th́ cả đoàn đă đến dưới chân thành Matsuyama mà không gặp trở ngại nào. Sau khi đă đến Matsuyama, mỗi ngày mấy người trong đoàn đều đội nón lá đan[8] sùm sụp che cả mày mặt và đi khắp vùng ḍ la tông tích địch. Thế nhưng Hyôe vốn là người cẩn thận nên không dễ ǵ họ biết được nhà cửa ông ta. Có một lần, Sakon bắt gặp một người dáng từa tựa Hyôe trong bộ áo nhà sư du hành[9], anh bèn cất công điều tra nhưng rốt cuộc đó chỉ là một người lạ mặt và không dính líu ǵ đến chuyện của họ cả. Chẳng bao lâu gió thu đă nổi , trong xóm gia cư của vũ sĩ dưới chân thành, từ dưới lớp rong rêu lấp đầy các bờ hào, đă nghe tiếng nước chảy dạt dào và tuôn ra khắp nơi. Thế nhưng, cùng với thời gian, ḷng người trong đoàn đă bắt đầu héo hon và nóng như lửa đốt. Đặc biệt là Sakon. V́ muốn chóng t́m ra kẻ thù nên anh đă không quản ngại, ngày đêm đi lùng kẻ địch từ bên trong thành Matsuyama ra đến các vùng lân cận. Với tư cách là một tay kiếm trợ lực, anh muốn ḿnh phải là người đầu tiên chém được kẻ địch. Lỡ Jindayuu hành động chậm trễ th́ ḿnh đây, người đă bỏ chủ, bỏ cha mẹ để đi theo đoàn, làm sao giữ được danh dự của người vũ sĩ. Trong ḷng anh, ư nghĩ ấy càng ngày càng ám ảnh. Đến Matsuyama được hơn hai tháng với rắp tâm thực hiện cho được chuyện đó, một hôm, khi Sakon đi dọc theo bờ biển một vùng ngoại thành, anh chợt thấy có một chiếc kiệu cửa đóng kín bịt bùng, lại có hai gă trai trẻ tháp tùng hai bên. Mấy người này đang hối thúc bọn dân chài chuẩn bị cho họ một chiếc thuyền. Đến khi thuyền đă sẵn sàng, người samurai trong kiệu mới bước ra ngoài. Tuy ông ta vội chụp lấy chiếc nón đan đội ngay lên đầu nhưng khuôn mặt vừa lộ ra không thể là mặt ai khác ngoài Senuma Hyôe. Sakon đâm ra luống cuống trong một giây. Motome không có mặt vào lúc này là điều vô cùng đáng tiếc cho cậu ấy. Tuy nhiên, nếu ḿnh không chém ngay Hyôe ở đây, hắn sẽ trốn đi chỗ khác mất. Hơn nữa, nếu hắn thoát thân bằng lối biển th́ ḿnh sẽ khó ḷng đánh chặn như bây giờ. Do đó, dù chỉ một ḿnh, ta cũng phải xưng danh và chém hắn ngay mới được. Sau khi đă quyết định khẩn cấp như vậy, Sakon làm như không muốn mất thời gian v́ những vướng víu trên người, đă quẳng phắt chiếc nón đan đang đội, hét lớn: “Senuma Hyôe! Có biết ta, Tsuzaki Sakon, anh em kết nghĩa và trợ thủ của Kanô Motome đây không?” rồi tuốt kiếm ra và phóng tới bên cạnh. Người samurai kia vẫn để nguyên cái nón đan chụp trên đầu, không có vẻ ǵ hốt hoảng, chỉ nh́n Sakon và mắng: “Thằng ngốc kia. Đừng nh́n nhầm người!”. Nghe nói thế, Sakon bỗng tỏ vẻ do dự và chỉ cần có thế, người kia đă nhanh tay nắm lấy đốc kiếm. Rồi lưỡi kiếm ấy đă bổ loạn xạ lên người Sakon, chém anh ta ngă. Lúc lưng Sakon ngửa ra đằng sau và ngồi bệt xuống đất, lần đầu tiên, anh mới nh́n thấy rơ ràng khuôn mặt của Senuma Hyôe dưới chiếc nón đan sùm sụp.
Hai Sau khi đă để cho Sakon chết thảm, ba người samurai c̣n lại tiếp tục t́m dấu vết Hyôe khắp nơi. Thấm thoát mà hai năm đă trôi qua. Hết năm vùng chung quanh kinh đô (ngũ kỳ) cho đến con đường Tôkaidô (Đông Hải Đạo), không xó xỉnh nào mà không có dấu chân của họ. Thế nhưng về Hyôe th́ lạ lùng thay, họ không c̣n nghe ai nói đến ông ta một lần thứ hai. Mùa thu năm Khoan Văn thứ 9 (1679), như bầy chim nhạn đi t́m hơi ấm[10], lần đầu tiên cả đoàn đặt chân lên mảnh đất Edo.Thành phố này là nơi có dủ mọi hạng người già trẻ giàu nghèo nên nói chung, đối với cả việc đi ḍ tung tích kẻ thù, họ cũng có thể có nhiều phương tiện hơn.Trước tiên ba người đi kiếm một ngôi nhà trọ nằm sau lưng khu Kanda làm nơi tá túc. Sau đó th́ Jindayu, mồm hát lảm nhảm mấy câu kỳ quái, giả dạng làm một vô sĩ vô chủ đi xin ăn, Motome đội lốt gă bán hàng quẫy cái rương đồ tạp hóa trên vai, đi hết xóm này qua xóm nọ. Kisaburô th́ xin được vào làm chân xách dép theo hầu chủ (zôritori) ngắn hạn trong gia đ́nh một người hatamoto[11] tên Nose Sôemon. Motome và Jindayu, mỗi người một ngả, ngày ngày đi lang thang trong các khu vực thuộc Edo. Người đă dạn dày như Jindayu th́ ngửa cái quạt rách nhận mấy đồng tiền kẻm, kiên nhẫn ḍ hỏi ở những chỗ đông người, không hề mệt mỏi.Thế nhưng người trẻ như Motome th́ chỉ biết dấu bộ mặt không c̣n khí lực của ḿnh dưới cái nón đan trùm đầu, ngay cả khi đi ngang cây cầu Nihonbashi dưới ánh nắng của một ngày thu tạnh ráo, cậu cũng tỏ ra buồn bă như đang nghĩ rằng cuộc tầm thù phục hận của của ba người rốt cuộc khéo là công cốc. Chẳng bao lâu những con giông trên núi Tsubuka đă đem cái lạnh về giữa ḷng phố thị. Motome bị cảm nặng, v́ thế, nhiều khi cậu lên cơn sốt cao. Tuy nhiên dù có đuối sức, cậu vẫn cố gắng quẫy rương ḥm trên vai ra đường, không hề bỏ dở việc buôn bán. Mỗi khi Jindayu có dịp gặp Kisaburô, lúc nào anh cũng kể lại và khen ngợi ḷng dũng cảm của Motome và làm cho Kisaburô nhớ lại ân huệ của gia đ́nh cựu chủ mà không cầm nổi nước mắt. Thế nhưng cả hai người bạn đường này vẫn không hiểu hết được nỗi buồn của Motome, người không chịu nỗi cảnh cứ phải ngồi không và đợi chờ cho đến khi bệnh t́nh b́nh phục. Thế rồi năm Khoan Văn thứ 10 (1680) đă đến. Từ ngày đó, không để ai biết, Motome bắt đầu đi lại chơi bời ở xóm lầu xanh Yoshiwara[12] và đối tượng của anh là nàng Kaede, người làm việc cho cửa hiệu Izumiya. Cô là một kỹ nữ hạng ba, trong nghề gọi là Sancha Jôrô[13]. Tuy vậy, cô đối xử với Motome không như một kỹ nữ nhà nghề mà lại có ḷng yêu thương thành thực nên chăm lo cho anh đủ thứ. C̣n anh th́ trong những lúc đến chơi và gần gũi với Kaede, anh mới cảm thấy, dù trong chốc lát, giây phút ḿnh thoát được khỏi nỗi khổ tâm đang ám ảnh thường trực. Thời gian ấy, lúc trên gác hai các nhà tắm công cộng (sentô) lúc nào cũng đầy những người họp nhau ồn ào bàn tán về những cây anh đào đẹp giống Konnôzakura[14] ở Shibuya, Motome đă cảm được tấm chân t́nh của Kaede nên mới đem câu chuyện tầm thù quan trọng kia thổ lộ cho nàng. Không ngờ cô gái lại cho anh biết một tin tức rất quan trọng là cách đó một tháng, một người đàn ông có lẽ là Hyôe đă cùng với vài samurai phiên Matsue (Tùng Giang) [15] đến tiệm Izumiya của cô chơi bời. May thay, Kaede là người được bốc trúng thăm để tiếp vị khách đó, nên cô hăy c̣n nhớ khá rơ từ dáng dấp cho đến trang phục của ông ta. Hơn thế nữa, cô cũng đă nghe lóm được là trong ṿng hai, ba hôm nữa, ông ta sẽ rời Edo để đi về vùng Unshuu[16] Matsue. Dĩ nhiên Motome vui mừng khấp khởi. Nhưng khi ấy, cậu nghĩ lại nếu lần này ḿnh lại lên đường tầm thù th́ có lẽ trong một thời gian dài -nếu không nói là vĩnh viễn – ḿnh sẽ phải chia ĺa Kaede. Ư tưởng đó tự nhiên làm cho Motome mất đi ḷng dũng cảm. Hôm đó, trong cuộc ân ái với nàng, cậu tỏ ra say đắm và tha thiết hơn mọi lần.Thế rồi khi về đến nhà trọ, cậu liền bị một cơn thổ huyết trầm trọng. Từ buổi sáng hôm sau, Motome nằm liệt giường. Thế nhưng có một điều khó hiểu là cậu không hề hé môi cho Jindayu biết là cậu vừa có thông tin mới về tông tích kẻ thù. Khi nào không phải đi khất thực, Jindayu luôn ở bên cạnh Motome, hết ḷng săn sóc cậu ta. Cho đến một hôm, sau khi Jindayu lang thang chung quanh khu Fukiya-chô[17], chiều mới về đến nhà trọ th́ anh thấy lúc đó cạnh ngọn đèn lồng đă thắp lên, cái xác không hồn của Motome, với lá thư tuyệt mệnh c̣n ngậm trong miệng và một lưỡi dao cắm ngay giữa bụng. Jindayu chỉ c̣n biết kêu trời, nhưng bề ǵ anh cũng mở lá thư ấy ra coi. Trong thư, Motome tŕnh bày chi tiết về tông tích của kẻ thù cũng như thừa nhận là cậu đă tự hủy ḿnh: “Tôi vốn tính khí nhu nhược, thân lại mang lắm bệnh, khó ḷng thực hiện hoài băo trả mối thù nhà...” Đấy là tất cả những điều cậu muốn giải thích. Ngoài ra, tờ di thư thấm đầy máu đó lại cuộn thêm một tờ giấy khác nữa. Đưa mắt đọc xong mảnh giấy ấy, Jindayu bèn từ từ ghé nó sát lại ngọn đèn lồng rồi chuyền lửa từ tim đèn qua nó. Ngọn lửa như thè lưỡi ra liếm lấy tờ giấy, đốt cháy rụi, đồng thời cũng chiếu lên khuôn mặt đau khổ của Jindayu. Tờ giấy ấy là lời thề thốt trước thần linh rằng họ sẽ là vợ chồng cho đến ngày nhắm mắt mà Motome và Kaede đă viết ra vào đầu xuân năm đó. Ba Mùa hạ năm Khoan Văn thứ 10 (1680), Jindayu và Kisaburô cùng nhau đến được khu phố dưới chân thành Unshu Matsue. Trước tiên, họ đứng trên chiếc Cầu Lớn (Ôhashi) bên bờ hồ Shinjiko và ngắm những dải mây đang tụ lại và bay vút cao vào trong bầu trời. Cả hai đều cảm thấy trong ḷng họ đang có một t́nh cảm bi tráng làm cho phấn khích. Tính ra th́ từ khi xa cố hương Kumamoto, dưới khung trời lữ thứ, đây là lần thứ tư họ lại đón một mùa hạ mới về. Hai người trước hết kiếm một ngôi nhà trọ trong khu vực Kyôbashi. Qua ngày thứ hai th́ như thông lệ, họ bắt đầu đi khắp nơi để truy lùng dấu vết kẻ địch. Chẳng bao lâu, lúc sắp sửa hết mùa thu, họ mới biết là trong tư dinh của Onchi Kozaemon, người lănh chức giáo đầu dạy kiếm pháp phái Fuden cho các samurai của phiên chủ Matsudaira, có một người có vẻ là Hyôe đang ẩn nấp. Hai người đều hy vọng là lần này, kẻ địch sẽ khó ḷng thoát khỏi bàn tay của họ. Không, nhất định họ sẽ không để cho hắn thoát. Đặc biệt là Jindayu th́ từ ngày nắm được tin tức đó, ông không thể nào gh́m được ngọn lửa giận cũng như niềm vui đang dậy lên trong người. Hyôe không c̣n là kẻ địch của một ḿnh Kanô Heitarô (người bị hắn giết oan) mà c̣n là kẻ địch của Sakon và của Motome. Nhưng hơn thế nữa, suốt ba năm trời trải qua bao nhiêu gian khổ, Jindayu c̣n cảm thấy hắn là kẻ địch đă gây thù chuốc oán với chính ḿnh. Nghĩ đến đó, Jindayu không giữ nỗi sự b́nh tĩnh của mọi ngày nữa. Anh chỉ muốn nhảy bổ ngay vào trong tư dinh của Onchi để sống mái với kẻ địch cho bằng được. Thế nhưng Onchi Kozaemon là một kiếm khách lừng danh ở vùng San.in[18] này. Nói như thể là đủ biết chung quanh ông ta có lắm học tṛ sau trở thành tay chân, bộ hạ. Do đó tuy biết là Hyôe đang nương náu ở đấy, Jindayu chỉ c̣n biết đợi dịp kẻ địch sơ ư ra ngoài. Cơ hội không đến dễ dàng. H́nh như ngày đêm Hyôe cứ tự nép ḿnh trong dinh Onchi. Trong khi đó, nơi nhà trọ của Jindayu, hoa bách nhật hồng (hyakujikkô)[19] trong vườn đă rụng lả tả, cả ánh nắng chiếu xuống những tảng đá lót đường (fumiishi) cũng bắt đầu yếu ớt. Hai người c̣n lại đang khổ sở héo hon th́ cũng vừa lúc ấy, ngày giỗ lần thứ ba của Sakon cũng vừa tới. Đêm hôm đó, Kisaburô bèn đi đến ngôi chùa Shôkôin (Tường Quang Viện) gần đó, gơ cửa chùa để xin ḥa thượng trụ tŕ làm một lễ cầu siêu cho bạn. Tuy nhiên, anh lo ngộ nhỡ có ǵ không hay xảy ra nên đă cẩn thận không tiết lộ tục danh của Sakon.Duy có một điều anh không hiểu nổi là ngay giữa chính điện nhà chùa đă đặt sẵn một tấm bài vị với tên thật của Sakon. Sau khi Phật sự xong xuôi, anh mới làm bộ như vô t́nh hỏi thăm một người giúp việc trong chùa xem bài vị ấy làm sao mà có. Kisaburô đă được nghe một chuyện anh c̣n ngạc nhiên hơn nữa là bài vị ấy vốn do một đàn việt của Tường Quang Viện có quen biết với ngài Onchi Kozaemon xin đặt ở đấy và một tháng hai lần ông này đều đến chùa để làm lễ để hồi hướng cho vong linh. -Hồi sáng sớm, ông ấy cũng vừa đến đây đấy ạ. Người nhà chùa c̣n nói thêm để Kisaburô biết đến thế và không tỏ ra ngờ vực về anh chút nào. Bước ra khỏi cổng chùa, Kisaburô không khỏi thầm nghĩ là linh hồn cha con ông Kanô cũng như Sakon tuy ở cơi bên kia đă kiên quyết trở lại thế giới này để tiếp sức cho hai người. Jindayuu nghe Kisaburô thuật lại câu chuyện vừa cảm ơn Trời Phật đă đem vận may đến cho họ vừa hối tiếc v́ để sổng mất Hyôe vào những lần trước khi hắn đến thăm chùa. “Chỉ c̣n 8 hôm nữa sẽ đến ngày giỗ cố chủ tôi. Nếu như chuyện rửa thù tuyết hận có thể xảy ra vào hôm đó th́ thật là một sự ngẫu nhiên đầy ư nghĩa, ông nhỉ?” Kisaburô vui mừng nói một câu như thế để chấm dứt câu chuyện anh đang kể. Thật ra, trong ḷng ḿnh, Jindayuu cũng đang có cùng một t́nh cảm như anh. Thế rồi, ngồi quanh ngọn đèn lồng, suốt đêm hôm đó, hai người đă chia sẻ những kỷ niệm về cha con ông Kanô và Sakon. Riêng chuyện Hyôe lập bài vị để cầu siêu cho hương hồn của Sakon th́ không hiểu sao, hai người lại không chịu t́m hiểu lư do và hoàn toàn quên khuấy. Ngày giỗ của ông Kanô Heitarô sắp đến nơi. Hai người lặng lẽ chuẩn bị vũ khí và tâm lư cho hôm đó. Không c̣n tính toán chuyện phục thù sẽ thành công hay thất bại. Vấn đề là phải thực hiện cho được vào ngày đó và giờ đó mà thôi. Jindayu c̣n tính cả phương án làm sao để tẩu thoát sau khi hoàn thành sứ mạng. Buổi sáng của ngày định mệnh cuối cùng rồi cũng tới. Khi trời c̣n chưa sáng, cả hai đă sửa soạn đồ lề tươm tất dưới ánh sáng của ngọn đèn lồng. Jindayu mặc một cái quần hakama bó dưới chân để xoay xở cho tiện, bên trên, lại choàng một tấm giáp bằng da hoẳng nhuộm xanh có vẽ h́nh hoa xương bồ bên trên hai lớp áo đen và áo chẽn haori in gia huy. Bên hông là hai lưỡi kiếm, một dài một ngắn, đều là danh đao rèn bởi hai người thợ khéo đời xưa là Hasegawa Norinaga và Rai Kunitoshi[20]. Kisaburô tuy không mặc áo chẽn haori nhưng quấn quanh thân một lớp giáp bằng xích sắt. Cả hai cùng uống mấy chén sake lạnh với nhau và sau khi thanh toán tiền nhà trọ cho đến hôm ấy, hăng hái bước ra khỏi cổng. Ngoài đường chưa có người qua lại. Dù vậy, hai người vẫn lấy mũ đan rộng vành đội che sụp mặt và nhắm hướng cổng chùa Tường Quang Viện, nơi cuộc phục thù dự định sẽ xảy ra. Thế nhưng, vừa đi khỏi nhà trọ được 1, 2 chô (2x 109m), bỗng dưng Jindayu dừng bước và lên tiếng: -Ấy! Đợi coi nào. Hồi năy trả tiền nhà trọ, họ chưa thối đủ 4 “mon” (văn). Để tôi quay lại đằng đó lấy chỗ tiền thối cái đă! Kisaburô có vẻ bực bội, mới nói: -Bốn “mon” nào có to ǵ. Đâu đáng cho ông phải quay lui. Trong bụng anh chỉ muốn đi cho chóng tới Tường Quang Viện, ngôi chùa đang hiện ra trước mặt. Thế nhưng Jindayu vẫn bướng bỉnh không nghe: -Ta không chiếc chi ba đồng kẽm. Nhưng nếu Jindayu ta để lại tiếng xấu cho muôn đời sau như một samurai trước khi phục thù đă luống cuống đến nỗi tính nhầm tiền trọ th́ sẽ nhục nhă biết bao. Vậy ngươi cứ đi trước. Ta trở lại nhà trọ lấy tiền xong sẽ đến ngay. Nói xong một ḿnh Jindayu quay về quán trọ. Kisaburô trong ḷng cảm phục thái độ b́nh tĩnh của Jindayu, một ḿnh tiến về điểm hẹn đúng như lời ông ta đă dặn. Chẳng bao lâu, Jindayu cũng đă đến gặp anh ở chỗ hẹn trước cổng Tường Quang Viện. Hôm đó trời đầy những lớp mây mỏng lang thang nên ánh sáng chỉ soi nhợt nhạt, ngoài ra lại thêm mưa rơi lác đác. Hai người bèn chia tay nhau và đi về hai hướng. Họ lảng vảng quanh mấy bức tường nhà chùa nơi lá những cây táo đă úa vàng, ḷng nôn nả đợi Hyôe xuất hiện. Ngoảnh đi ngoảnh lại, trời sắp trưa đến nơi mà họ vẫn chưa thấy bóng Hyôe. Kisaburô v́ quá bồn chồn bèn đi hỏi thăm người gác chùa xem Hyôe có đến hay không. Người này cũng tỏ ra ngạc nhiên v́ không biết tại sao hôm nay ông ta vẫn chưa tới. Hai người bèn cố gh́m ḷng và đứng nh́n chăm chú ra bên ngoài chùa. Trong khi đó thời gian vẫn lạnh lùng trôi qua. Dần dà trời đă ngả về chiều. Tiếng của đàn quạ sà xuống ăn táo rụng âm vang vào trong không gian tịch mịch. Kisaburô đâm ra lo lắng, mới ghé đến bên Jindayu và th́ thầm: -Hay là ḿnh đến đứng đợi bên ngoài dinh của Onchi cho rồi, ông nhỉ? Tuy nhiên, Jindayu lắc đầu, tỏ vẻ không muốn cho phép. Rốt cuộc trên bầu trời nhà chùa, những đám mây lạnh lẽo đang trôi bỗng hé ra cho họ thấy một khoảng trời sao nhưng Jindayu vẫn dựa vào thành tường của nhà chùa, kiên tŕ chờ đợi Hyôe. Có thể là một người biết ḿnh đang bị kẻ địch săn lùng như Hyôe sẽ chọn lúc màn đêm buông xuống để tới viếng chùa để không ai hay. Thế rồi tiếng chuông sơ dạ[21] đă ngân nga. Tiếp đó là chuông điểm canh hai. Hai người vẫn đứng đó, người ướt đẫm sương đêm nhưng vẫn không có ư định rời chùa. Có cái là dù họ chờ đợi đến thế nào, Hyôe vẫn không xuất hiện.
Thầy tṛ Jindayu bèn thay đổi chỗ trọ và lại t́m cách truy lùng Hyôe. Được bốn năm hôm, bỗng nhiên giữa ban đêm, Jindayu bị thổ tả dữ dội. Kisaburô quá lo lắng, định mời thầy lang đến ngay nhưng con bệnh v́ sợ ṛ rĩ bí mật đại sự nên nhất quyết không chịu. Jindayu cứ nằm nguyên một chỗ, chỉ uống thuốc mua ở cửa hàng để duy tŕ tính mạng. Tuy vậy, chứng thổ tả không hề thuyên giảm. Lần hồi, Kisaburô hết chịu đựng nỗi, khuyên Jindayu phải mời thầy lang đến chẩn mạch. Nói măi con bệnh mới nghe lời. Lúc đó, họ bèn nhờ chủ trọ mời một ông lang mà người ấy quen biết. Chủ nhân tức tốc sai người đi t́m và mời được Matsumoto Rantai, một y sĩ hành nghề gần đó. Ông Rantai là người đă học nghề ở cửa Mukai Reiran và nổi tiếng là thần y. Không những thế, ông c̣n được người đời biết tới như một tay hào kiệt, ngày đêm chỉ chuốc chén làm vui và coi thường tiền bạc. Thường tự ḿnh ngâm nga: “Bay lên cao hơn cả mây trời hay lội qua ḍng nước dưới trũng sâu, cả hai đều là cách sống của một con chim hạc”[22]. Người đến xin ông bốc thuốc có đủ loại, từ những vị giữ trọng trách trong phiên cho đến hạng bần dân ăn mày ăn nhặt, khố rách áo ôm. Rantai không cần bắt mạch Jindayu cũng đă biết ngay là đương sự đang mắc phải kiết lỵ. Tuy nhiên, dù có uống thuốc của vị danh y này, bệnh của Jindayu vẫn chẳng khá ra. Kisaburô chầu chực bên giường, hết cầu Trời khấn Phật sao cho bệnh Jindayu được bớt. C̣n con bệnh th́ từng đêm khi ngữi mùi thuốc sắc ngay bên gối ḿnh, chỉ mong duy tŕ được mạng sống để thực hiện cho được ước nguyện ấp ủ từ bao năm nay. Mùa thu đă vào sâu. Trong khi Kisaburô đang trên đường đi đến nhà Rantai lấy thuốc, anh nh́n thấy những con chim di đang họp thành đàn, lâu lâu lại bay qua khung trời.Thế rồi, ngày hôm đó, khi đến trước cửa nhà Rantai, t́nh cờ anh gặp một người đầy tớ trong một gia đ́nh samurai cũng đang đến lấy thuốc cho chủ. Qua câu chuyện của người đệ tử thân cận của Rantai, anh mới biết người ấy làm việc trong dinh Onchi Kozaemon. Khi gă đầy tớ ấy về rồi, Kisaburô mới nói với người đệ tử của Rantai mà anh khá thân: “Một người tinh thông vơ nghệ như ngài Onchi mà cũng không chống nỗi dược bệnh tật, cậu nhỉ?” th́ cậu đệ tử tốt bụng ấy đă điềm nhiên trả lời: “Thưa không ạ, ngài Onchi không bệnh tật ǵ hết. Kẻ đang ốm là ông khách đang ghé qua chơi nhà ngài thôi”. Kể từ ngày hôm ấy, mỗi khi ghé lấy thuốc, Kisaburô đều khéo léo hỏi thăm để ḍ la t́nh trạng sức khỏe của Hyôe. Dần dần qua những thông tin nhận được, anh mới biết là từ khoảng ngày húy nhật của ông Heitarô, Hyôe cũng bắt đầu khốn khổ bởi chứng kiết lỵ không khác ǵ Jindayu. Nếu như thế th́ cái ngày duy nhất mà Hyôe không đến hành hương ở Tường Quang Viện chắc là ngày ông bị cản trở v́ chứng bệnh này.Khi được nghe kể lại câu chuyện, Jindayu càng ngày càng cảm thấy không chịu nỗi sự hành hạ của chứng bệnh. Nếu như Hyôe chết v́ bạo bệnh th́ cho dù ḿnh có muốn phục thù đến đâu cũng không thể nào trả thù được. Tuy nói vậy nhưng nếu Hyôe c̣n sống mà ông lại bỏ mạng th́ tất cả những gian nan ông phải trải qua trong mấy năm nay cũng chỉ là bọt nước. Tức tối, ông vừa lấy răng cắn gối vừa khấn nguyện cho ḿnh mau khỏi bệnh nhưng đồng thời mong sao bệnh của Senuma Hyôe cũng chóng lành. Ai ngờ định mệnh lại quá khắc nghiệt với Taoka Jindayu. Bệnh của ông ngày càng trầm trọng. Vừa uống được 10 ngày thuốc của thầy Rantai, tính mạng của ông giờ đây như ngọn đèn leo lét, chỉ biết được hôm nay hay ngày mai là cùng. Thế nhưng trước khổ cảnh như thế, ông vẫn không quên chí nguyện phục thù. Trong tiếng gào khóc uất nghẹn của ông, đôi khi Kisaburô thoáng nghe ông nhắc cả tên Đại Bồ Tát Hachiman, vị thần chiến thắng. Đặc biệt là có một đêm, khi được Kisaburô cho uống thuốc, Jindayuu đă nh́n chăm chú vào mặt anh và nói với một giọng yếu ớt: “Kisaburô!”. Thế rồi một lát sau, ông lại th́ thào: “Ta nào có muốn chết bây giờ đâu!”. Nghe thế, Kisaburô chỉ biết chống hai tay xuống mặt chiếu, không dám ngẩng lên nh́n. Ngày hôm sau, bất chợt Jindayu lấy quyết định. Ông gửi Kisaburo đi dón thầy Rantai. Thầy ta hôm ấy rượu cũng hơi ngà ngà nhưng đă tức tốc đến bên giường con bệnh. “Xin lỗi đă bắt thầy chờ đợi bấy lâu!”...Ông nh́n vào mặt của người thầy thuốc và ráng cất ḿnh ngồi dậy ngay ngắn rồi nặng nhọc nói với ông như sau: “Tôi muốn là khi c̣n một hơi thở yếu ớt, sẽ xin gặp thầy để nhờ giúp tôi một chuyện. Chẳng biết thầy có chịu nghe hay không?” Rantai bèn gật đầu tỏ ư vui ḷng chấp thuận. Thấy thế, với một giọng ngắt quảng v́ mệt mỏi, Jindayu thuật lại từng chi tiết sứ mệnh ḿnh được giao phó là đi t́m Senuma Hyôe để trả thù. Tuy giọng nói của ông chỉ thều thào làm Rantai đôi khi hơi nhíu mày nhưng người thầy thuốc vẫn cố theo dơi câu chuyện một cách chăm chú. Đến khi câu chuyện ông kể đă chấm dứt, Jindayu mới lấy chút hơi tàn để nói: “Nguyện vọng cuối cùng của tôi bây giờ là làm sao cho Hyôe giữ được mạng sống. Chẳng hay, hắn ta có thể qua khỏi không, hở thầy?” Kisaburô đă cất tiếng khóc tự năy giờ. C̣n Rantai th́ với câu nói cuối cùng này, ông cũng hết nén nỗi nước mắt. Tuy vậy, ông vẫn lết gối tới sát bên con bệnh và thầm th́ vào bên tai Jindayu: “”Xin ông an tâm! Sáng nay vào đầu giờ Dần[23], ông Hyôe đă qua đời rồi ạ. Xin thưa với ông là chính lăo phu đă chứng kiến cảnh đó đến phút cuối.” Mặt Jindayu bỗng thoáng hiện một nụ cười mỉm và cùng lúc đó trên g̣ má xanh xao, mệt mỏi của ông, có đọng lại một ngấn nước mắt lạnh lẽo. -Hyôe, cái tên Hyôe này, sao mà mi may mắn thế! Kisaburô th́ thào như tiếc rẻ, rồi gục cái đầu rũ rượi của ḿnh lên trên mặt sàn như muốn bày tỏ ḷng cảm tạ đến Rantai. Rồi sau đó, anh bất chợt nh́n mông lung như kẻ vừa đánh mất mục đích. Cuối tháng mười âm lịch năm Khoan Văn thứ 10 (1680), Một ḿnh Kisaburô đến bái biệt Rantai để lên đường về lại cố hương Kumamoto. Trong mớ hành lư anh quẩy trên vai, có món tóc c̣n lại của ba chiến hữu: Sakon, Motome và Jindayu.
Chuyện về sau Năm Khoan Văn thứ 11 (1681) trong nghĩa địa chùa Tường Quang Viện thuộc phiên Matsue xứ Unshuu (Vân châu), người ta đă dựng xong bốn ngôi thạch tháp (bia mộ bằng đá). V́ vị thí chủ giữ bí mật rất chặt chẽ nên không ai biết là bốn ngôi mộ ấy được dành cho ai. Duy có một điều là cái hôm tháp đá được dựng xong, có hai người mặc áo tăng lữ đă đến cúng một cành mơ hồng rồi nhanh chân rời cổng chùa vào lúc trời vừa mới sáng. Một trong hai người là Matsuki Rantai, vị danh y hành nghề ở xóm dưới chân thành. Điều này không thể nào nhầm lẫn. Con người thứ hai, cũng ăn mặc kiểu nhà sư th́ tướng tá giống như kẻ đang lâm bệnh, không c̣n một chút phong độ ngày xưa, nhưng đâu đó vẫn toát ra vẻ lẫm liệt của một samurai. Hai người này đă cầm cành mơ làm lễ và sau đó lần lượt tưới nước lên từng tấm bia rồi mới ra về. Về sau, trong đám môn sinh lui tới cửa thiền sư Hoàng Bá Huệ Lâm, có một lăo nạp tử (thiền gia) vóc dáng giống như nhà sư mắc bệnh vừa nói tới. Người đó pháp danh Junkaku (Thuận Hạc), c̣n như tên thật của ông th́ không ai biết cả.
Tháng 4 năm Taishô thứ 9 (1920) Dịch ngày 28/5/2021 (Nguyễn Nam Trân)
Trích Tuyển tập Toshishun, Nankin no Kito. Kadokawa văn khố, Kadokawa Tokyo.
[1] Lănh chúa Hosokawa Tsunatoshi (1672-1714) là vị chủ phiên đời thứ 5 của ḍng họ Hosokawa được gia phong đất ở Kyushu . Ông cố của Tsunayoshi là một vũ tướng thời Chiến Quốc Nhật Bản và cũng là công thần sáng nghiệp Mạc phủ Edo. [2] Một phái kiếm nổi tiếng thời Chiến Quốc Nhật Bản do gia đ́nh Yagyu xây dựng nên. Họ Yagyu từng đóng vai tṛ cố vấn kiếm thuật cho các nhà lănh đạo thời đó như Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu. [3] Tuần thứ nhất, gọi là sơ tuần (7 ngày). [4] Nguyên văn là nen’yuu (niệm hữu). Nó đồng nghĩa như nennja (niệm giả) hay “ư trung nhân”. Có thể hiểu đây là một quan hệ đồng tính luyến ái giữa đàn công con trai. [5] Lănh chúa một phiên nằm ở vùng Aki (nay là Hiroshima) [6] Nay là cửa biển Moji, cửa ngỏ của đảo Kyushu trên con đường đi Honshu. [7] Tức thành phố Matsuyama tỉnh Ehime trên đảo Shikoku. Yoshu (Dự châu là tên cổ). [8] Amigasa: Nón rộng vành, đan bằng nan tre hay cói, che kín cả mặt, chỉ chừa một khung vuông đan như lưới để nh́n bên ngoài. [9] Phạm luận tử (Boronji) là những nhà sư du hành phái Phổ Hóa (hư vô tăng), ăn mặc và hành tung kỳ dị. [10] Mùa thu chim nhạn bay từ Siberia xuống miền Nam để trốn lạnh vào khoảng sau ngày Thu Phân (Higan). Ư nói lúc đó trời đă lạnh nhiều. [11] Hatamoto: người thuộc tầng lớp hầu cận tín cẩn trực thuộc gia đ́nh Shôgun. [12] Khu vực tập trung các nhà chứa trong thành Edo bắt đầu được chính quyền Mạc phủ lập ra từ năm 1617, bị cháy nhiều lần nhưng được xây cất lại. Với đạo luật cấm mại dâm ban hành năm 1956, nay không c̣n nữa. [13] Sancha Jorô (Tam trà nữ lang). Nguyên lai, ở xóm lầu xanh Yoshiwara, kỹ nữ thường được chia làm 4 hạng, cao nhất là Dayu, sau đến Kôshi, Sancha và Umecha, tùy theo sắc vóc, tài nghệ và sự yêu chuộng của khách. [14] Tên một giống anh đào trồng ở khu Shibuya, một địa điểm thưởng hoa vùng Edo, từng được nhắc đến trong các cuốn sách du lịch thời đó. [15] Phiên nằm ở vùng Shimane, phía biển Nhật Bản, ngó qua Hàn Quốc. [16] Unshuu (Vân châu) tên chữ của vùng Izumo tức thành phố Matsue. [17] Khu có nhiều rạp hát của Edo. [18] San.in (Sơn Âm) ám chỉ cả một vùng phía Tây Nhật Bản, mà Matsue chỉ là một bộ phận... [19] C̣n gọi là sarusuberi (crape myrtle) [20] Rai Kunitoshi là một thợ rèn kiếm có tiếng thời Kamakura (thế kỷ 13). Dịch giả chưa rơ về Hasagawa Norinaga. [21] Chuông gióng lên vào giờ Tuất (đầu hôm, khoảng 8 giờ tối). [22] Dưới h́nh thức một bài thơ Waka 31 âm tiết. [23] Khoảng trước 3 giờ sáng.
* Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của anh Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: dhdungjp@yahoo.com ......................... ®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả (dhdungjp@yahoo.com) |