REQUIEM pour Vũ

Nguyễn Hồi Thủ (67, Keio)

Tôi nhớ nhất Vũ Thư Thanh lúc anh cầm một cây gậy dă cầu ở tư thế tự vệ tại tầng một cư xá Komaba thuở đó. C̣n thằng Karim, người Pakistan, th́ mặc x́ líp đứng trước mặt anh. Tôi không nhớ anh đă chửi ǵ nó, nó định đánh anh, và v́ anh là một người có tật (anh vẫn tự nhận anh là thằng què), anh đă vớ ngay được ở đâu đó một cây gậy yakyu để dơ lên tự vệ. V́ vậy Karim không dám đánh Thanh mới quay sang đánh Sang, nhưng v́ không đánh lại nên chạy đi kêu gọi các sinh viên Pakistan khác và bảo rằng người Việt Nam đánh hội đồng và mang cả chầy yakyu ra đánh... Ai ở Nhật giai đoạn năm 67-68 chắc đều c̣n nhớ chuyện xung đột giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Pakistan này. Nghe nói đám sinh viên Pakistan c̣n lôi kéo được cả một bộ phận người Nam Dương v́ cùng đạo Hồi với nhau. C̣n phía Việt Nam th́ các anh em ở Chiba cũng kéo lên hổ trợ. Chuyện xung đột này có thể nói là bắt đầu từ Vũ Thư Thanh, tuy không hề là lỗi của anh vậy.

Lúc tôi vừa học xong khoá tiếng Nhật ở Osaka lên th́ Thanh được bầu vào chân trách nhiệm tờ Quê Hương, báo sinh viên Việt Nam ở Tokyo. Chính Thanh đă lôi kéo tôi vào tờ báo, Thanh dịch từ tiếng Anh và tiếng Nhật, tôi th́ đôi khi bao sân, về truyện, thơ, kịch và cũng có thể nói từ đó đă đưa đến chuyện tôi cho dịch và in được tập thơ đầu tay của ḿnh trên đất Nhật. Phải nói đó là công của Thanh, người đồng thời đă giữ kín được bút hiệu của tôi cho đến ngày tôi rời bỏ xứ này. Sau đó tuy xa nhau nhưng tôi vẫn biết tin Thanh, có vợ con và sống bằng nghề dịch.

Đầu những năm 90 tôi bắt đầu quay trở lại Nhật v́ chuyện làm ăn. Lần nào cũng ghé thăm Thanh. Những lần cuối cùng tôi c̣n đến ngủ lại nhà Thanh rất nhiều đêm. Lần nào cũng căi nhau cho đến gần sáng. Dĩ nhiên chúng tôi không đồng ư với nhau trên rất nhiều điểm, nhưng sau này nghĩ lại tôi thấy Thanh có nhiều nhận xét rất độc đáo và xác đáng về con người cũng như về lịch sử. Dạo ấy phe CNXH đang trong thời kỳ tan ră, tôi cũng như nhiều người hay lẫn lộn mơ ước cùng hiện thực, mới nghĩ rằng chẳng mấy chốc rồi sẽ có thay đổi trong hướng dân chủ và tự do cho quê hương. Riêng Thanh, anh không hề có cái ảo tưởng đó, anh tiên đoán rằng cái chính quyền chuyên chính kia sẽ vẫn c̣n sống lâu ở Việt Nam với lư lẽ rằng dân Việt Nam chỉ là một đống cát rời, chỉ cần một lực lượng có tổ chức là trấn áp được một cách dễ dàng, và khi trấn áp được quá dễ dàng th́ không bao giờ họ phải nhượng bộ. Nói đến ư thức về tinh thần dân tộc anh nhắc chuyện dân ḿnh cách đây chẳng bao lâu c̣n kéo nhau đi xem quân tây đánh quân ta khi quân Pháp công thành của Hoàng Diệu.

Dạo ấy tôi hay qua lại Việt Nam và cũng muốn kết hợp làm một cái ǵ đó không phải chỉ có lợi cho bản thân ḿnh. Tôi hay gợi ư bảo anh về Việt Nam chơi với tôi, lại gợi ư anh dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt một cái ǵ đó. Cả hai việc anh đều nằng nặc chối từ, viện cớ  bảo rằng đó là những điều vô bổ. Tôi nhớ anh bảo ở Việt Nam nếu một cá nhân không có chỗ dựa, hoặc chỗ dựa không chắc th́ không thể làm được ǵ. Sau này tôi thấy hoàn toàn đúng, chỉ có cái bây giờ người ta không gọi là chỗ dựa mà gọi là ô dù. C̣n việc dịch th́ anh bảo hiện giờ anh đang làm, nhưng để sinh nhai, bao giờ không c̣n cần phải lo chuyện sinh nhai nữa th́ anh sẽ làm chuyện ấy. Vào thời điểm này anh sống một cuộc đời tĩnh tại, nếp thường, đơn điệu, ăn, ngủ, dịch, ngồi trước một cái Home cinema Sony vĩ đại, cho nên anh mập bủng và bụng to. 

Thế rồi vài năm sau tôi bỗng nghe tin anh đă về Việt Nam làm việc, lần cuối cùng tôi về Việt Nam cách đây gần 10 năm, lúc ở đảo Cát Bà tôi nghe bà chủ khách sạn bảo có một ông tên Thịnh từng học ở Nhật và hiện đang làm việc với người Nhật ở trên đảo trong việc nuôi ngọc trai, hay đi tàu ra đây... Lúc đến Băi Cháy t́m gặp anh, tôi mới biết người đó chính là anh, và anh cũng khoe có một cái ca-nô hay dùng để đi ra đảo, trông anh khoẻ và yêu đời hơn, tuy phải làm, việc nhiều v́ đợt đó trai chất nhiều.

Lúc chia tay, và tôi không ngờ đó lại là lần cuối cùng tôi gặp anh, anh c̣n bắt tôi để lại cho anh cái ba lô bằng da mềm mua ở Mexicô. Không có ǵ để kỷ niệm tôi đành phải đổi cho anh để lấy cái ba lô bằng skai mầu da cam mà không biết bây giờ nó ở đâu.

Cách đây khoảng 3-4 năm ǵ đó anh có nhờ người gửi đến tôi một thư trong đó anh nhờ xem tôi có thể giúp anh bán ngọc trai mà anh có thể mua được với giá rẻ không. Cái thư ấy th́ bây giờ tôi vẫn c̣n giữ đây. Cái thư được đánh máy kèm theo danh mục vài món hàng ngọc trai ở dạng thuần. Tiếc là tôi không làm được ǵ để giúp anh mà cũng không biết làm thế nào hoặc lười nên không trả lời trực tiếp cho anh.

Bây giờ th́ anh không c̣n phải lo chuyện sinh nhai nữa rồi. Không biết việc chôn ở Bát Tràng có chắc phải là ư nguyện của anh không, một người bạn vốn hay có những ư tưởng rất gàn dở, nhưng độc đáo của tôi.

Chúng ta, càng ngày càng già như một lẽ tự nhiên, đến đoạn cuối đường đời, ở cái tuổi gần hoa giáp này, càng mất nhiều người thân, bè bạn, càng cảm thấy nhiều cô độc, tôi càng thấm thía và bây giờ mới cảm thấy biết bao cái niềm cô độc và nỗi lạnh lùng của anh vào những ngày cuối đời.

Tôi viết mấy ḍng này như một khúc nhạc tưởng niệm cho chút t́nh bạn của chúng ta. Tưởng niệm cho những giấc mơ chung của chúng ta, của thế hệ chúng ta, rồi cả những giấc mơ riêng lẻ, âm thầm trong từng góc nhỏ và sâu thẳm của tâm hồn chúng ta nữa. Chúng ta đă cúi đầu khuất phục trước thời gian, v́ cái khoảnh khắc đời của chúng ta quá ngắn ngủi, phù du.

Lần cuối anh bảo tôi với một vẻ mặt rất thành khẩn, hầu như đây là lần đầu tiên tôi thấy anh nói với khẩu khí của một người điềm đạm, không có vẻ muốn căi lư: ‘Thôi th́ ít nhất là bây giờ Việt Nam cũng có hoà b́nh, c̣n những thứ khác mà chúng ta mơ ước cho quê hương th́ không những chúng ta không thấy được mà ngay cả con cháu của chúng ta cũng đă chắc ǵ thấy được !. B́nh thường th́ tôi sẽ căi lại anh, bởi v́ đó không phải là lư luận, lại cũng không phải là thứ t́nh cảm mà một người lạc quan có thể chấp nhận được, vả lại con cái của chính chúng ta th́ chúng cần ǵ!, nhưng bỗng có một sự chán nản và mệt mỏi đến cùng cực chợt vây phủ lấy tôi, tôi giật ḿnh bởi v́ vừa nghĩ ra một điều : hoá ra chúng tôi mấy chục năm nay gặp nhau cuối cùng rồi cũng không nói với nhau được chuyện ǵ khác hơn ngoài những thứ lẩm cẩm về quê hương, đất nước đó để rồi lại cứ như đi vào ngơ cụt.

 Nguyễn Hồi Thủ,

Viết sau ngày đi thăm mộ T.T.Hiệp với Nguyễn Đức Truyến, Paris 11.04