Tên đường

Đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cầy, đợi ngày.(Bài hát cũ)

Ở Hà Nội, nơi mọi người có thói quen gọi những con đường thành phố là phố, một thành phố mà hầu như không đường nào không thấy cây hai bên vỉa hè, một thời bọn trẻ hay đố nhau : Phố nào là phố không cây?. Lại c̣n câu đố khác : Phố nào là phố chỉ có mỗi một số nhà (1)? ở cái " làng " Hà nội tuy bé nhỏ đó, hiện nay, không chỉ những con đường ven ô (Đường Tầu bay, đường Nam bộ...) hoặc nằm ngoài khu phố cổ mới bị các thần tượng anh hùng của thời đại XHCNVN chiếm lấy mất tên, mà ngay cả trong các khu Ba mươi sáu phố phường (Hàng Bột chẳng hạn ) cũng bị mất dần tên đường cổ của ḿnh. Nếu ai có hỏi các thần tượng mới ấy chiếm được mấy tên đường nọ đến bao giờ th́ có người sẽ trả lời cho anh biết là cứ chiếm được lúc nào hay lúc nấy. Tốt hơn không nên hỏi những câu hỏi kiểu này cho đỡ mệt đầu. Mà anh cũng chẳng cần thắc mắc tại sao người ta không lấy tên những con đường mới làm để đặt tên cho những thần tượng mới, v́ hiển nhiên là đường mới vốn không nhiều, lại không nằm trong trung tâm thành phố, nên không oai. Anh phải nhớ rằng những thần tượng bây giờ và những kẻ tạo ra các thần tượng ấy đều có vẻ tự đánh giá ḿnh rất oai, rất cao, tự cho công lao ḿnh rất lớn. Có một thời khi nghe các lư luận đại loại bây giờ " ta " đă đánh bại những 4 đế quốc, đứng mũi chịu sào làm tiền đồn cho tất cả phe XHCN và các nước nhược tiểu vv... ta cứ tưởng là chuyện nói đùa để chơi. Không ngờ có nhiều người cho đến bây giờ vẫn c̣n nghĩ như vậy thật, và than ôi, cái số này không phải là ít ! Dĩ nhiên những người này cho là họ đă vượt hơn ông cha họ rất xa, anh hùng và giỏi giang gấp không biết bao nhiêu lần (ở đây không ai biết số lần là bao nhiêu, nhưng dù có là ông cha họ đi nữa th́ cũng phải hiểu ngầm ít nhất khoảng trăm hoặc ngh́n lần, c̣n nếu là bọn tư bản đế quốc th́ chắc chắn phải cỡ triệu lần như khi nói về vấn đề dân chủ vậy).

 Tôi có thể bảo đảm số người đó rất thành thực khi chỉ nh́n vấn đề một cách đơn điệu như vậy, nghĩa là chỉ thấy khía cạnh giá trị mà không thấy khía cạnh phi giá trị, chỉ thấy công mà không thấy tội, chỉ thấy đúng mà không thấy sai, chỉ thấy thắng mà không thấy bại .... Tại sao như thế ? Một số người do tự huyễn hoặc và nhiều người bị tuyên truyền ? Lười suy nghĩ hoặc không có khả năng phán đoán v́ chỉ quen vâng lệnh, nghe lời ? Bị ảnh hưởng của mặc cảm tập thể ? Dù sao câu trả lời vẫn c̣n là một điều bí mật. Mà việc tự đánh giá rất cao này quả là có hơi mang tính nóng vội, phải chăng v́ chiến tranh kéo dài quá lâu, tâm lư con người không khỏi muốn sống gấp, sống vội, không ai có thể chờ đợi được nữa ? Người trong nước vốn thường không thể nào có được một h́nh ảnh đúng về quê hương đất nước của ḿnh trong bối cảnh toàn cầu, nên vẫn cho rằng nước Việt nam ngày hôm nay là một cái ǵ đáng kể nếu không nói là ghê gớm lắm, mặc dầu không thể nói rơ được là về phương diện ǵ. Cho dù có biết được Việt nam hiện không nặng kư ǵ lắm trong cộng đồng các nước trên thế giới, họ vẫn có mặc cảm nếu quê hương ḿnh không được đứng cao trên mức thang giá trị nào đó, tất cả chỉ là âm mưu và cách sắp xếp của bọn đế quốc, của các thế lực thù địch mà thôi.

Hoá ra chỉ từ cái việc cỏn con là đổi tên đường này mà cứ suy nghĩ h́nh như ta cũng đă đến gần được một trong những lư do chính có thể giải thích tại sao lănh đạo Việt Nam đă đưa nước Việt Nam đến hoàn cảnh như ngày hôm nay. Cái ngày hôm nay trong bài hát " chưa có bao giờ đẹp như hôm nay " vẫn hoàn toàn đúng với tầng lớp lănh đạo và Đảng Cộng Sản khi vẫn c̣n may mắn nắm được trong tay đặc quyền, đặc lợi.

Cách đây hai năm, sau cái chết của Trịnh Công Sơn, đă có một số ư kiến đề nghị, bàn về chuyện nên đặt tên đường hay không cho nhà nhạc sĩ. Tôi không theo dơi việc này nên không rơ nó đă đi đâu, về đâu ; chỉ xin nhắc lại một chuyện vui cũng đă được nhắc đến trong dịp này để mào đầu câu chuyện.

Chuyện Liệt sĩ Yersin  do Hoàng Thiếu Phủ kể lại (2) :

Sau 75, một vị Thủ trưởng ở Đà Lạt hỏi các cán bộ dưới quyền trong một buổi họp : " Vậy chứ ở đây, có ai biết Y-ẹc-Xanh là thằng nào mà bọn địch lấy tên đó đặt cho con đường lớn nhất của thành phố, một số trường học, nhà thương, công viên ? C̣n bày đặt tạc tượng y dặt tùm lum ". Sau khi bàn căi với nhau, vị thủ trưởng ra lệnh băi bỏ tên trên đường phố này cũng như trên tất cả các công t́nh công cộng khác có tên Yersin mà một người trong đám cán bộ cho là một loại nhà văn phản động nào đó...

            Mười lăm năm sau, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, một phái đoàn doanh nhân Pháp tỏ ư muốn đến thăm Đà Lạt và tham quan các di tích liên quan đến Yersin. V́ có khả năng phái đoàn này sẽ kư kết những hợp đồng mang tính cách chiến lược và béo bở, nên lại một buổi họp được triệu tập về vấn đề này. Buổi họp đi đến quyết định phục hồi tên cho con đường cũ, và để dư luận khỏi hoang mang, thắc mắc về việc băi bỏ và lấy lại tên đường, đồng chí thủ trưởng liền ra lệnh cho Pḥng Thương Binh - Xă Hội thành phố soạn thảo một công văn gửi các điạ phương, xác nhận rằng : " Đồng chí Năm Yersin là liệt sĩ cách mạng đă hy sinh trong kháng chiến chống Pháp ", đồng thời yêu cầu các cơ quan, đoàn thể, chính quyền và cấp Uỷ địa phương cùng nhân dân tích cực làm tṛn công tác " Đền ơn đáp nghĩa " đối với Yersin.

            Dĩ nhiên, Bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Yersin, kẻ đầu tiên sáng lập ra viện Pasteur ở VN, có công lớn trong việc chế ngự bệnh Bạch hầu và Dịch hạch, phát hiện ra cao nguyên Lâm viên, khai sinh cho thành phố Đà Lạt, chưa hề bao giờ là một nhà văn, lại càng không phải là người từng tham gia kháng chiến chống Pháp !

Người kể lại cái chuyện cười ra nước mắt này, Hoàng Thiếu Phủ, trước là một sinh viên thuộc Đại Học Y Khoa Huế, bỏ học năm 1966 để theo Mặt Trận Giải Phóng và vẫn c̣n làm việc ở trong nước cho đến ngày nay, đă nh́n thấy những vấn đề này, vừa như một chứng nhân, vừa như một người trong cuộc. Viết về vấn đề tên đường ở VN sau 75, ông đă nhại tên bộ tiểu thuyết của A. Tôn-xtôi và đặt tên cho những chuyện của ḿnh là " Con đường đau khổ tập 1-5 " , trong đó ông tự nêu lên những nghi vấn kiểu : Bà Đoàn Thị Điểm có làm ǵ nên tội mà tên đường bị xoá bỏ ? Cụ Đồ Chiểu làm ǵ hơn cụ Phan Đ́nh Phùng mà cụ Phan phải nhường tên đường của ḿnh cho cụ Đồ ? Nhiều nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản, Mạc Đỉnh Chi, Đoàn Thị Điểm, Yên Đỗ, Phan Đ́nh Phùng, Trần Quư Cáp sao lại phải nhường tên cho những người như Huỳnh Văn Bánh, Lê văn Tám, Doăn Đinh Bộ, Trần Đ́nh Xu, Nguyễn Văn Dũng, Vơ Văn Tần, Trần Quốc Thảo... Những nhân vật mà một người Việt b́nh thường từ nam chí bắc chẳng ai biết rơ họ là ai mà h́nh như cũng chẳng ai thấy họ trong cái Who is who ? của lịch sử cận đại đang được bầy bán trong các tủ kính. (Theo tôi, nếu tự nêu ra vấn đề này, không hiểu Hoàng Thiếu Phủ đă tự lư giải nó như thế nào ? Riêng tôi, thật t́nh tôi không hiểu nổi !).

Nếu bỏ ra một bên 21 năm cách biệt vừa qua, một con số thật vô nghĩa đối với cái 4.000 năm văn hiến mà một số người Việt hay vỗ ngực tự hào, th́ cái nền-bệ văn hoá và lịch sử giữa miền Nam và miền Bắc chỉ là một, nhưng đối với một số nhà " cách mạng " th́ 21 năm đó lại là tất cả, và họ muốn làm cho nó ra nhẽ trên mọi phương diện, thậm chí muốn nó trở thành nền bệ cho văn hoá XHCNVN mới. Sau 75, tất cả đường phố ở miền Nam đều bị các hội đồng duyệt xét, đánh giá lại và nếu cần th́ sửa đổi cho hợp thời. Không biết hội đồng này gồm những người nào, nhưng đại khái nó phải gồm một số người danh giá của chính quyền vừa chiến thắng. Đó là một hành vi biểu dương chủ quyền, áp đặt căn cước chính trị, lịch sử của người chủ mới trên mảnh đất vừa chiếm được. Công việc này không phải không đầy cam go và nhầm lẫn, v́ có những tên anh hùng đă được đặt thành tên đường, nhưng sau này người ta mới khám phá ra là nói dậy mà không phải như dậy, nên lại phải sửa sai. Điển h́nh là trường hợp đường Nguyễn Văn Bé, một dạo vẫn được lấy ra để làm gương cho các trẻ em miền Bắc về tinh thần quật cường của anh hùng Nguyễn văn Bé mà sau này chính quyền mới mới phát hiện ra đó là một cán binh đă được chiêu hồi.

Ngoài việc cân nhắc trật tự to nhỏ, ngắn dài của từng anh hùng và của mỗi con đường để cho ăn khớp đúng kích cỡ, c̣n phải xem đến phong thái của chúng nữa. Phong thái ở đây vốn là cái thiên hướng tự nhiên của từng con đường, nhiều đường có thiên hướng văn hoá chẳng hạn như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Huy Liệu, Điện Biên Phủ ...Tất cả những đường này có đường từ ngày xưa đă nổi tiếng là những phố bán sách cũ. Mà hiện nay cũng vẫn thế, không có ǵ thay đổi, điều hơi khác chỉ là hiện chúng đang bị tràn ngập bởi sách báo cũ do các quan chức chôm chỉa từ mấy thư viện do nhà nước quản lư (xem báo Tuổi Trẻ tháng 2 /2003). Ông Bộ trưởng văn hoá Nguyễn Khoa Điềm đă từng rất lấy làm vinh hạnh thấy ở Thành Phố mang tên Người một con đường mang tên bố ḿnh -Hải Triều tức Nguyễn Khoa Văn (ngày xưa cũng từng là chủ của một trong hai tiệm sách nổi tiếng ở Huế, hiệu kia là của ông Đào Duy Anh), nhưng lại hơi buồn khi đặt chân đến thăm cái con đường mà thiên hướng văn hoá bây giờ là bán toàn nịt vú và quần xịp ấy.

Hoàng Thiếu Phủ c̣n kể : " Hiện tượng có nhiều nhà trùng số lộn tùng phèo, như ở đường Nguyễn Huy Lượng không phải là cá biệt. Nguyên nhân thường là do việc đổi tên đường. đường Trương Công Định từ Quận 1 nhập vào đường Đoàn Thị Điểm quận ba, đổi tên thành Trương Định. Đại lộ Trần Hưng Đạo nhập vào đại lộ Đồng Khánh, khúc th́ gọi là Trần Hưng Đạo A, khúc th́ Trần Hưng Đạo B (làm như thể trong lịch sử Việt Nam có đến hai ông Trần Hưng Đạo). Đường Hồng Thập tự nhập với đường Bạch Đằng thành đường Xô Viết Nghệ Tỹnh, Phan Thanh Giản kéo dài đến Tân cảng đổi thành Điện Biên Phủ, Vơ Tánh đổi thành Nguyễn Trăi... Đổi tên đường mà không điều chỉnh số nhà ". Sau khi khúc đường Đoàn Thị Điểm phía bên kia vườn Tao Đàn bên Quận 1 bị bỏ đi và đổi lại là Trương Định bèn xẩy ra chuyện hai số nhà 68 Trương Định (cũng như nhiều số nhà trùng lặp khác trên đường này), với một bên là Bệnh viện và một bên là quán cà -phê Ba Cô (cho nên nhiều bà bầu lúc sắp đẻ hoặc bệnh nhân bị bệnh nặng vẫn bị chở nhầm vào quán cà phê là v́ vậy), vấn đề đă được đưa lên báo chí nhiều lần mà đến nay h́nh như vẫn không có ǵ thay đổi.  

Về việc đổi tên đường, nhà văn Nguyễn Tuân sau lần đi chơi miền Nam về cũng có kể một chuyện tiếu lâm đại khái như sau :

Nguyễn Tuân vẫn cho rằng xe kéo thời thực dân là một h́nh thức lao động rất bệ rạc, thời nay xe xích-lô, tuy có khá hơn, nhưng cũng chả khác là bao. V́ vậy, ở Hà Nội, ông vốn không bao giờ đi xe xích-lô, chỉ khua cái ba-toong đi bộ, theo ông, vừa khoẻ vưà đỡ tốn tiền ! Nhưng khi vào Sài G̣n, v́ kích thước thành phố không như Hà Nội, lại tương đối xa lạ, nên một hôm từ đường Ba tháng Hai (Trần Quốc Toản cũ) đến thăm một người quen ở đầu đường Phan Thanh Giản (bây giờ là đường Điện Biên Phủ), Nguyễn đă phải kêu một xe xích-lô.

Ngồi xe trên con đường dài, Nguyễn tỉ tê hỏi chuyện anh xích lô :

-Này, từ ngày " cách mạng " vào miền Nam, anh có sợ chính quyền xă hội chủ nghĩa quốc hữu hoá hoặc trưng dụng cái xe của anh không ?

Anh xích-lô lắc đầu :

-Cụ bảo, cái xe của cháu th́ cũng chỉ là 1 phương tiện cá thể rẻ tiền để kiếm ăn qua ngày của từng lớp lao động chứ có phải là một công cụ sản xuất ǵ đâu mà sợ.

-Thế anh không sợ họ bắt tất cả các phu xích lô vào hợp tác xă, vào tổ hợp lao động à ?

Anh xích-lô lại lắc đầu :

-Cháu thấy cũng khó, nghề này khó đổi công, chấm công điểm,... cháu chả sợ chuyện đó.

-Thế đối với chính quyền cách mạng, giới xích lô các anh chẳng có ǵ để lo sợ à ?

-Dạ có chớ, chúng  cháu hăi nhất là việc đổi tên  đường, nếu họ cứ tiếp tục đổi linh tinh như thế này th́ chúng cháu sẽ chẳng c̣n biết đường nào mà ṃ để kiếm cơm !

Đối với việc đổi đường này, thật ra, dân Sài G̣n không lấy ǵ làm lạ, mấy ông già ở đây thậm chí vẫn c̣n thói quen gọi đường Nguyễn Huệ là đường Bô-na, đường Trần Hưng Đạo là đường Sạc-ne. Mọi người  hoặc mặc kệ, hoặc chấp nhận, và lâu dần cũng thích nghi với những tên mới mà không hề quên những tên đă ch́m sâu trong kư ức của họ. Tuy nhiên, không khỏi đôi khi vẫn vang lên đâu đó một nụ cười mai mỉa không kém chua cay, điển h́nh qua câu ca dao mới nổi tiếng hầu như ai cũng biết v́ cách chơi chữ tài t́nh và thâm thuư của nó :

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công lư,

Đồng Khởi vùng lên mất tự do.

(Khi tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa thay cho tên đường Công Lư, và Đồng Khởi thay cho tên đường Tự Do)

Hiện tượng lấy tên danh nhân đặt tên đường có lẽ mới chỉ bắt đầu từ thời Tây. Phải chăng v́ trong văn hoá VN không có thói quen lấy tên cúng cơm ra để cho mọi người gọi, điển h́nh nhất là việc kỵ huư, (Tôi nhớ thủa bé đứa nào cũng phải giữ thật kín tên tục của bố mẹ ḿnh, để chẳng may nếu có xung đột với bạn bè th́ khỏi bị tụi nó đem ra mà tế). Đôi khi có một số tên hiệu, tên tự được lấy làm địa danh, nhưng chỉ được gọi tắt như kiểu Ngă ba Ông Tạ, Ngă ba chú ía, Bà Điểm, Bà Đen, gịng ông (Tố) này ông nọ ... C̣n chuyện lấy tên danh nhân để đặt cho một thành phố quả là việc quá thời thượng đối với một nước ở á đông như Việt Nam (Ai cũng đều biết Sài G̣n từ năm 75 được chính quyền hiện nay đặt tên chính thức là Thành Phố Hồ Chí Minh). ở Nga, có thời người ta đă bắt thành phố St. Petersburg mang tên của Lenin (Leningrad), ở Đông Đức th́  thành phố công nghiệp Chemmitz mang tên của K. Marx (Kark Marx Stad), nhưng gần đây đều đă lại phải đổi trở về tên cũ, v́ không c̣n hợp thời nữa, và rồi trong thùng rác lịch sử sẽ c̣n chồng chất không biết bao tên thành phố kiểu Stalingrad (Volgograd), Sihanoukville (Kompong Som), Brazzaville ...?

Ở Nhật, thậm chí ở cả Trung Quốc Đông phương hồng , cũng chưa hề có một thành phố nào mang tên một nhân vật lịch sử, có lẽ v́ những nhà lănh đạo của họ có tầm nh́n xa, không muốn lôi kéo các nhân vật lịch sử của ḿnh vào những tranh chấp nhất thời đầy vẻ hợm hĩnh và lố bịch này. Hoặc giả, họ là những người biết khiêm tốn hơn để thấy rằng việc luận công, định tội đối với những nhân vật lịch sử không phải là việc nhất thời, lại càng không phải là việc của những người làm chính trị.

Con đường có lẽ to rộng nhất Sài G̣n, nơi trước kia vẫn được dùng để diễn binh, nằm từ mặt tiền toà nhà trước kia gọi là Dinh Độc Lập kéo dài đến Thảo Cầm Viên vốn có tên là Đại lộ Thống Nhất, bây giờ mang tên mới : Đại lộ Lê Duẩn. Đối với việc đổi thay này, cách đây hơn mười năm tôi đă nghe một câu, nói ra tuy chỉ có vẻ bâng quơ: Đường Lê Duẩn bắt đầu từ Dinh Độc Lập và kết thúc ở Sở Thú., nhưng có lẽ chưa có câu nào nghe thấm thía và hàm xúc được như vậy để tóm tắt sự nghiệp của một ông Tổng bí thư của một Đảng và của một thời này.

                                                                                                NHT

                                                                                                Paris, 03-06-2002


Đường Tràng Thi là đường không có cây hai bên vỉa hè, đường Hoả Ḷ là đường chỉ có mỗi một số nhà là nhà tù Hoả ḷ.

Trong Tuyển tập truyện cười, Hoàng Thiếu Phủ, (tức Hoàng Phủ Ngọc Phan, em Hoàng Phủ Ngọc Tường),  Nhà XB Trẻ, TP HCM, 1995, tr.112-120.