Nhân quyển Nước Nhật Bản 30 năm duy tân của Ông Đào Trinh Nhất

 mà nghĩ về nước Việt Nam trong 30 năm gần đây.

Nguyễn Hồi Thủ (*)

Vừa mới xong mấy ngày Tết Tây, mắt nhắm mắt mở đọc « meo » th́ gặp ngay thư anh Trần Thanh Việt mời lên mạng Exryu xem một quyển sách rồi lại c̣n nhờ tôi viết cho vài hàng cảm tưởng sau khi đọc quyển sách ấy, tưởng là sách ǵ đó tôi vội trả lời, hứa sẽ viết vài hàng cho xong chuyện. Báo hại hôm nay lại phải lọ mọ vào xem là quyển sách ǵ, th́ ra một quyển sách khá cũ, viết đă cách đây 70 năm, đầy những danh từ cũng đă cũ đôi khi tôi phải tra từ điển để rơ nghĩa chúng là ǵ (như kiểu Tinh Châu, Hồng Mao…).

Ông Đào Trinh Nhất vốn là một cái tên rất quen thuộc đối với tôi. Năm 1980, sau gần 15 năm ở nước ngoài trở lại Việt Nam, lúc quay về Pháp năm 1981 tôi có viết một tập hồi kư (nhan đề Trên đường về nhớ đầy), cho đăng báo sau đó tập hợp lại in thành sách. Trong quyển sách ấy ở ngay trang 1 tôi có dẫn một đoạn văn của ông Đào Trinh Nhất để mở đầu cho quyển sách của tôi. Ông Đào Trinh Nhất (ĐTN), ngoài tập truyện Liêu Trai ông dịch c̣n dang dở, không ngờ ông c̣n lắm đầu sách đến như vậy, ông c̣n viết về nhiều đề tài mà lại viết sâu sắc hơn một nhà báo b́nh thường rất nhiều. Khi viết ông c̣n cho ta thấy đầu óc thông thái của ông qua các sách Tây Tàu mà ông tham khảo. Thế mà đa số tác phẩm của ông bây giờ chẳng c̣n ai biết đến, ngoài tập truyện dịch Liêu trai chí dị, không nơi nào tái bản những quyển khác mặc dù gần đây ở Việt Nam các nhà xuất bản nhà nước và địa phương vẫn xào lại rất nhiều tác phẩm cũ, ngay cả các sách bị gọi là « thời ngụy ». Điều ngạc nhiên nữa là không hiểu bằng cách nào gia đ́nh anh Việt c̣n giữ lại được quyển sách xưa như vậy (có đúng là ấn bản năm 1936 không và của nhà xuất bản nào ?), cứ nhớ lần về lại Sàig̣n năm 1980, tôi đă rơi nước mắt khi nh́n sách vở cũ mới, tốt xấu, tây tầu ta, không biết bao nhiêu đă bị đem đi thiêu sống, số c̣n lại th́ bị đem ra bán kí lô đ gói đồ, bán hàng hoặc… xé ra làm giấy đi cầu, tưởng chừng ngoài những tập sách chính trị Mác Lê Mao … và ít quyển từ điển th́ chẳng c̣n sách nào có quyền tồn tại được.

Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết quyển sách, không có ư làm một bài điểm sách, nhất là cũng vừa chập choạng chưa đọc được kỹ lắm, chỉ muốn nói lên vài cảm tưởng, đưa ra một cái nh́n của ḿnh đối với quyển sách. Dĩ nhiên đó là cái nh́n của riêng tôi, với thân phận và bối cảnh của cuộc đời tôi, để qua đó, đưa ra vài suy nghĩ giản đơn, mong rằng chúng không làm rác tai người đọc bài này.  

Tôi muốn nói ngay một điều để tư nữa khỏi quên khi sắp đi vào câu chuyện mông lung, nói đúng hơn là tôi xin nhắc lại một số điều có lẽ ai cũng biết : dưới thời Pháp thuộc, một thời mà (các nhà sử học « cách mạng » hay nhắc lại) tên nước chúng ta không có trên bản đồ, nhưng ngạc nhiên thay, ta vẫn thấy có nhiều sách cổ động ḷng yêu nước, tuyên truyền, hô hào canh tân, đổi mới, đ̣i cái này cái nọ, thậm chí xúi dục mọi người làm cách mạng mà lại được chính quyền thực dân cho phép in ra. Thường thưng các sách bị cấm thời đó cũng được nêu rơ, thậm chí trong số những sách bị thực dân kiểm duyệt, chỗ nào bị đục bỏ, mấy chữ, bao nhiêu ḍng, mấy trang đều được ghi lại rành rành trên sách khi in ra. Ngoài ra không ít tư nhân, hoặc kẻ có tiền, cũng có thể xin ra báo, nhà xuất bản, những đảng phái chống thực dân, trốt kưt, đệ tam … đều đă ra được báo của ḿnh. C̣n nói đến việc in sách th́ lại càng dễ dàng hơn, điều mà những nhà văn nghèo cỡ Tản Đà, Vũ Trọng Phụng đều có thể làm.

Những việc ấy ngày nay ở nước Việt Nam th́ ra sao ? Không nói ǵ đến các vấn đề cao xa, chỉ nói đến chuyện công khai viết về vấn đề đa nguyên, đa đảng, nhân quyền…đă là những chuyện không một phương tiện chuyển tải nào dám làm dù báo chí, sách vở thậm chí lời nói chỗ đông người. Chỉ cần một bài báo đụng chạm đến lănh đạo một tư (như kiểu nhà báo Kim Hạnh) hoặc bài dịch một tài liệu về định nghĩa thế nào là dân chủ (như Vũ Chí Quang) là cũng có thể đưa con người đến chỗ tù tội. Trong cái thị trường sách vốn đă nghèo mà lại toàn những sách vô bổ, thậm chí có hại đang được in ra bừa băi hiện nay, loại  sách nào, những quyển ǵ bị các ban tư tưởng, các lănh đạo văn hóa cấm, kiểm duyệt bỏ th́ cũng chẳng ai được biết. Sách dịch th́ phải đến 99% là loại best seller, trinh thám, chuyện t́nh và những thứ rẻ tiền khác c miễn là chúng không đụng đến vấn đề chính trị, lịch sử, nhân văn, trong đó sách dịch của Tàu càng ngày càng chiếm một số lượng khổng lồ như chưa bao giờ, dĩ nhiên v́ người ta yên tâm bởi chúng đă được cấp giấy bảo đảm của chính quyền TQ.

Người ta chỉ biết là có những quyển sách tuy được phép xuất bản, nhưng vừa mới in ra đă vội bị thu hồi (như kiểu Chuyện kể năm hai ngh́n chẳng hạn của Bùi Ngọc Tấn), mà thật ra cũng chỉ là những quyển sách nói lên vài sự thật nào đó mà thôi. Ngoài ra, tuy các tác giả đă luôn luôn phải tự kiểm duyệt khi viết, thế mà vẫn c̣n không biết bao nhiêu quyển có vấn đề bị đục bỏ chỗ này chỗ nọ, nhưng điều xảo quyệt đáng nói ở đây là ngoài người viết ra th́ độc giả sẽ không thể nào đoán biết được phần nào, đoạn nào, trang nào, chữ nào bị kiểm duyệt, và v́ sao chúng bị kiểm duyệt, v́ người viết phải tự làm cho chúng mất dấu tích đi (Có lẽ để cho mọi người tưởng rằng chuyện kiểm duyệt không hề có trong chế độ hiện nay ư ?). Than ôi ! Những vấn đề tabu cứ bàng bạc khắp nơi không ai nhận diện được rơ ràng, cũng giống như những tội danh vậy (kiểu để lộ bí mật nhà nước, lợi dụng cách mạng, bôi bác lănh đạo…), trong một đất nước mà tất cả phương tiện thông tin, tuyên truyền, tất cả các cơ quan ngôn luận, báo chí, rađiô, truyền h́nh, Internet, cũng như các nhà xuất bản đều nằm trong tay một nhà nước độc tài, một đảng chính trị tŕ trệ, thoái hóa, đui mù và độc tôn, đang t́m cách giăng lưới, bủa vây đầu năo, tâm hồn của 80 triệu người, công an hóa cả lĩnh vực tư tưởng, tri thức, tinh thần, không muốn cho ai nghĩ được cái ǵ mà họ cho rằng có thể phương hại hoặc làm lung lay cái ghế ngồi của họ. Họ có làm được chuyện họ muốn đó hay không, trong chừng mực nào và đến bao giờ th́ tôi không biết được, nhưng tôi thương cho dân tộc tôi đang bị rơi vào cái cảnh như vậy, tưởng chừng c̣n tuyệt vọng hơn cả thời thực dân mà lại mang tiếng là đang được độc lập, tự do.

Nghĩ đến ông ĐTN và quyển sách của ông, tôi ngậm ngùi cho rằng cuộc đời ông ĐTN cũng là một cuộc đời tương đối ngắn ngủi (nếu đem so với tuổi thọ và tuổi tại chức của các lănh đạo ta thời nay), thế mà quyển sách của ông được viết đă 70 năm rồi, cái 70 tuổi « cổ lai hi » là cả một quăng thời gian một đời người thật đáng kể, tôi tự hỏi nếu ngày hôm nay ông ĐTN c̣n sống (Ở bên Nhật h́nh như cũng có thể t́m được những người cao niên như vậy) th́ ông có c̣n tiếp tục viết về cái gương, cái kiểu mẫu, cái môđen Nhật bản này nữa không ?

Tôi sợ rằng không, bởi v́ Nhật Bản đă đi quá xa, dù có muốn « đón đầu » (Chữ này rất hay được dùng báo chí bên nhà hiện nay có ư muốn nói rằng tuy ta đi sau nhưng ta sẽ đến trước các nước khác, bởi v́ ta biết đi tắt, ta đón đầu và họ sẽ giật ḿnh ngạc nhiên đến chết được khi thấy ta đứng trước mặt họ, đi phía trước họ !  Như kiểu Chân trời 90 vào năm 75) chắc cũng không biết họ ở chỗ nào để mà đón. Đă quá xa đi rồi cái thời Ta đứng ngang hàng lịch sử với Nhật bản, cũng cùng bế môn tỏa cảng, đánh giết giáo sĩ như họ. Ông ĐTN có nhắc lại sự kiện tàu chiến Perry của Mỹ bắn vào cửa biển Phố Hạ của Nhật năm 1853 và năm 1858 nghĩa là chỉ có 5 năm sau tàu Pháp bắn vào cửa biển rồi chiếm Đà nẵng. Về sự kiện này ông c̣n viết thêm : «… đoàn tàu Mỹ vào cửa biến Phố-hạ, làm cho Nhựt-bổn tỉnh-ngộ tự-tân ; năm 1858, đoàn tàu Pháp tới cửa Đà-nẳng, giúp cho nước Nam ta trở nên lănh-thổ bảo-hộ của Pháp-quốc. Chớ chi thuở đó vua quan ḿnh giỏi, dân-tộc ḿnh khôn, th́ có lẽ nước Nam đă nhờ Pháp-quốc có ḷng tốt chạy sang đánh thức mà được tỉnh-ngộ tự-tân như Nhựt-bổn kia rồi ». (xem Chương 2, Một đoàn tầu Mỹ). Dĩ nhiên ông phải viết như vậy để tránh né lưỡi kéo kiểm duyệt chứ chẳng bao giờ lại nghĩ rằng Pháp quốc “có ḷng tốt chạy sang đánh thức …», nhưng đồng thời cũng để nói khéo rằng « nếu vua quan ḿnh mà tồi, dân tộc ḿnh ngu » th́ nước Nam không bao giờ tỉnh ngộ mà tự tân được, và vẫn cứ tiếp tục là một nước đói nghèo, yếu đuối để trở thành con mồi ngon cho bất cứ một thế lực nào muốn đến bắt làm nô lệ, cho dù h́nh thức nô lệ bây giờ không c̣n như ngày xưa nữa.

Ta lại tự hỏi lại, nếu ông không viết về Nhật bản nữa th́ ông sẽ viết về nước nào ?

Nh́n thấp hơn một tư cho cập nhật, ta có thể nghĩ rằng ông sẽ viết về Đại Hàn, Đài Loan, Singapo, những nước cũng đă không may vướng vào ṿng đô hộ của đế quốc Tây phương và Đông phương sau đó như ḿnh, nhưng bây giờ họ đă trở thành con rồng con cọp và có thể làm gương cho ta lắm chứ?

Tôi cũng không chắc lắm, bởi v́ các nước này cũng lại đă đi quá nhanh trong lúc ta đang bị chiến tranh (có giọng điệu của một số người vẫn cho rằng các nước này đă được hưởng lợi về tinh thần cũng như vật chất đến từ cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam, nếu nói thế th́ phải thấy rằng Việt Nam cũng là nước được hưởng cái lợi đó đến từ cuộc giải phóng của Trung Quốc ở biên giới phía bắc năm 1949 chứ), họ chỉ cần khoảng thời gian xấp xỉ 30 năm để xây dựng một nền công nghiệp, một chế độ và chính quyền tương đối dân chủ, trong sạch, một dân trí với tŕnh độ giáo dục lành mạnh và đạo đức tốt đẹp. Và nếu nói về GDP, về chỉ số tin cậy và chỉ số trong sạch của các lănh đạo th́ các nước này lại c̣n ở quá xa so với Việt Nam rồi.

Tôi nghĩ ông chỉ c̣n có cách là viết về những nước ở gần ta hơn nữa, gần cả về mặt địa lư lẫn phát triển, đó là và Philíppin, Malaysia, Thái Lan chẳng hạn (Cứ xem trên Erct bài Giáo sư Trần Văn Thọ nói về kinh tế và GDP của mấy nước này so với Việt Nam hiện nay, một nước th́ gấp 2 lần, nước gấp 3 và  gấp 4 lần th́ chẳng phải là họ vẫn c̣n gần gũi với Việt Nam nhất ư ? )  Thế nhưng nếu viết về các nước này th́ viết cái ǵ đây, họ nào có những thứ đặc biệt như tinh thần vơ sĩ đạo của Nhật, lại không phải là Thần quốc… th́ họ có được ǵ đáng để cho ta học, để ĐTN nghiên cứu và viết ? Thậm chí có nhà lănh đạo Việt Nam cách đây gần 30 năm đă bảo rằng Thái Lan chỉ là một ổ điếm, không bao giờ ta đi theo con đường của họ. (Người đó giờ đây đă mồ yên mả đẹp, không biết ở bên kia thế giới có bao giờ tự hỏi rằng hiện giờ ta đi trên con đường nào, và so sánh về mặt « ổ điếm » th́ ta khác được Thái Lan là bao nhiêu, thậm chí không biết ông có biết rằng hầu hết điếm ở Phnôm Pênh, Campuchia đều là con gái Việt Nam không ? Một anh bạn exryu tôi gặp lại năm 87 trong một buổi tối đi chơi Tokyo đă chỉ cho tôi những người con gái Phi mà người Nhật gọi là « Nihon yuki » ra vẻ rất thương tâm, anh có biết đâu rằng ngay lúc đó nhà nước Việt Nam cũng đă gi không biết bao nhân công Việt Nam đi lao động ở các nước XHCN rồi, và hiện nay số lượng nước có người Việt Nam đi làm công và đi « lấy chồng » th́ không thể nào kể xiết. Than ôi, đấy không phải là một cách đi làm nô lệ ư ?). Theo ư tôi chắc chắn nếu ông ĐTN muốn t́m cái hay cái đẹp của những nước này tất sẽ phải nói đến vấn đề dân trí và dân chủ. Mà h́nh như ông cũng đă có đề cập đến vấn đề này trong quyển sách về Nhật Bản của ông trong Chương IV, Mở cuộc duy tân, Chương V, Công phu giáo hóa khi ông nhắc về các ông Gia Đằng Cao Minh, người làm cho số dân có quyền tuyển cử được tăng lên nhiều, Bản viên Thoái Trợ, người vận động dân quyền và tạo lập ra chánh đảng, Phúc Trạch Dụ Cát, Thắng Lân Thái Lan, về mặt cách tân văn hóa…

Trong lịch sử cận đại, nhất là những năm gần đây, chúng ta thường thấy khi xẩy ra những biến cố chính trị ở Phi, Mă Lai và Thái Lan, khi có bất đồng ư kiến về một vấn đề ǵ đó nhất là chính trị, những người dân thường cũng có thể một lúc tự phát kéo xuống đường biểu t́nh đến cả mấy trăm ngh́n người mà không cần nhà nước tổ chức, lại không sợ sự đàn áp của nhà nước (mặc dù vẫn có sự đàn áp của cảnh sát, công an), đó là một điều mà người dân Việt Nam không biết đến thế kỷ nào mới có thể làm được. Có lẽ c̣n có nhiều tính chất tốt đẹp khác nơi mấy dân tộc đó mà ông ĐTN c̣n có thể viết được như thức thời, mềm dẻo, trọng lễ độ, đạo đức, tôn giáo, thậm chí c̣n giữ được cả vua như Thái Lan (vẫn từng can thiệp khi có vấn đề tranh chấp giữa dân chúng và nhà nước) vv…Nhưng nếu sống vào thời buổi này chỉ cần ông ĐTN nói đến mỗi một điều đầu tiên tức ư thức dân chủ của người dân là sách của ông đă không thể nào thoát khỏi sự kiểm duyệt của Ban tư tưởng rồi, c̣n nói ǵ đến các chuyện khác nữa. Cho nên để kết luận, có lẽ cuối cùng chỉ c̣n lại một nước mà ông ĐTN có thể viết mà may ra thoát được lưỡi kéo kiểm duyệt thôi, đó là Trung Quốc. Quyển sách của ông lúc ấy sẽ là « Nước Trung Quốc sau 30 năm duy tân ». Nói 30 năm ở đây là tôi bỏ cái cuộc Đại cách mạng văn hóa ra mà chỉ đếm từ năm chết của Mao chủ tịch là năm 1976. Tôi cũng hy vọng ở Việt Nam có được một chủ tịch nào đó mà năm chết có thể làm cột mốc để đếm cho cái 30 năm duy tân của nước nhà như vậy.

Tuy vấn đề cũng là vật chất, kinh tế, nhưng không chắc chỉ là chiến lược mở cửa như thế nào, kỹ thuật sắp xếp, tổ chức, điều động ra làm sao, không chỉ là khoa học, kỹ thuật và công nghiệp, thậm chí cũng không phải là phát triển kinh tế, làm giầu, nó c̣n hơn thế nữa, nó cần một văn hóa của sự khoan dung, chấp nhận, nếu không nói đến một văn hóa t́nh thương, để cho mọi tâm hồn đều được b́nh an, yên ổn, không ngạo mạn, tham tàn, ch́ chiết, hận thù lẫn nhau ; làm sao để cho con người Việt Nam được sống cho ra con người, con người tự do, dám suy nghĩ, dám nói, dám làm trong mọi lĩnh vực, ngửng đầu ngẩng mặt, không c̣n phải sợ sệt, nịnh bợ, đút lót, bán buôn những cái thiêng liêng nhất của con người.

Tại sao 30 năm ??? Tại sao ông ĐTN cũng lấy thời gian là 30 năm ? Th́ ra đại khái đó là khoảng thời gian từ lúc người Nhật bị bắt buộc mở cửa và bắt đầu cuộc canh tân cho đến lúc đánh bại Trung Quốc rồi Hải quân Nga.

Tính từ 1975 của Việt Nam đến nay cũng đă là hơn 30 năm rồi !!!

Có ai c̣n nhớ không ? Chúng ta ngày ấy, cũng như biết bao người, vẫn c̣n trẻ lắm, những giấc mơ của những người trẻ tuổi nào mà không đẹp ? Dù sao Ḥa B́nh năm 1975 cũng mang đầy hẹn ước. (Không biết người Exryu trẻ nhất năm nay đă bao nhiêu tuổi ? Những người già đă ra đi th́ càng ngày càng thêm nhiều !)

Người Tây phương cho rằng một thế hệ có chiều dài cuộc đời của chúa Jêsu (33 năm). Nhưng b́nh thường, quăng thời gian khớp với khoảng cách chia cắt từng thứ bậc trong quan hệ cha con, nghĩa là một thế hệ, được ước lượng là 30 năm. Ở những nơi mà cuộc đời ngắn ngủi hơn, tuổi thọ trung b́nh thấp hơn, trai gái tảo hôn hơn, có lẽ một thế hệ c̣n ngắn hơn nhiều ! Nhưng chúng ta cứ lấy con số phổ cập 30 năm này làm chuẩn.

Nhiều nước kém phát triển như Israel, Đại Hàn, Trung Quốc và bao nhiêu nước khác nữa đều thay đổi ghê gớm sau 30 năm gần đây. Nó làm cho ta có cảm tưởng là thời gian đi qua nhanh như vũ băo.(Nói như ông ĐTN khi than về việc duy tân của nước Nhật là sao mau chóng lạ lùng !). Nhưng cái kích thước thời gian đó lại hầu như dừng lại ở Việt Nam. Mốc thời gian của các nhà lănh đạo chúng ta c̣n nằm ở năm Ất Dậu, năm có nạn đói làm chết bao nhiêu người, mà họ hay nhắc lại để lấy làm hănh diện, để răn đe, để thấy thời gian của họ là loại thời gian gần như phi thời gian. (Chả trách người ta bảo có nhiều không – thời gian (espace-temps), và thời gian th́ có nhiều kích thước : thời gian sôi động, vũ băo, bồn chồn của con người phố thị, của những siêu đô thị (megalopolis) và thời gian ngưng đọng, dằng dặc, vo ve tiếng muỗi, ruồi của ông nông dân trong buổi trưa hè hay đêm thanh vắng. Có những lúc mà một phút có thể kéo dài cả một đời người như thể thời gian có thể giăn nở, có thể ngưng lại để cho con người có thể…ngược, xuôi thời gian. Nói thế xem ra cũng có vẻ lư giải được, nhưng thật ra đó chỉ là thời gian của các ông  nhà văn đi t́m thời gian đă đánh mất mà thôi. Không phải các nhà lănh đạo của chúng ta không muốn đem bản thân, đem cuộc đời ḿnh ra để « đo » thời gian như người ta nói đâu. Ai trong chúng ta cũng muốn làm việc đó, bởi v́ hầu như đều đă mơ hồ biết chắc rằng ḿnh chỉ có mỗi một cuộc đời mà thôi. Nhưng họ bất chấp thời gian bởi v́ họ chỉ sống trong thời gian của họ, cái thời gian trong đó họ cảm thấy thoải mái, giải thích được sự chậm lụt, tŕ trệ của họ. Họ chủ ư quên đi rằng dù ta có loay hoay không làm được việc ǵ th́ khách quan thời gian vẫn trôi đi cho tất cả. Sống trong thời đại toàn cầu (đă hơn 5 thế kỷ rồi c̣n ǵ !) ta không thể không nh́n ra chung quanh, chạy đua với các nước bên cạnh, trong khu vực, trên thế giới, bắt buộc phải xem xét vận tốc của mọi người để thích ứng. Những thế kỷ trước con người đă luôn luôn tin vào một tương lai, hoặc lặp lại như một ṿng tuần hoàn hoặc tiến bước rồi lại quay về cái thế quân b́nh cũ. Nhưng việc này không c̣n nữa từ khi loài người có khả năng tự tiêu diệt ḿnh bằng vũ khí hạt nhân, bằng khoa-kỹ. Thế kỷ XX, như Edgar Morin nói, đă khám phá ra sự đánh mất tương lai, nghĩa là tính không thể đoán trước được tương lai của ḿnh sẽ ra sao nữa).

(Ông ĐTN c̣n nhấn mạnh là nước Nhật : « Âu hóa mặc ḷng, nhưng Nhật bản vẫn là đông phương như ngàn năm trước » Chương IX, Văn hóa Đông Tây. Đối với các lănh đạo Việt Nam th́ việc này thật chẳng có ǵ là khó làm cả, cho nên gần đây ta vẫn có câu ca dao mới :

Bốn ngh́n năm ta vẫn là ta
         Từ trong hang đá nhẩy ra,
         Vươn vai một cái rồi ta chui vào).

Ba mươi năm sau nữa, khi chúng ta, hầu hết những người đang đọc những ḍng này chắc không c̣n tại thế nữa, nếu may mắn có một trí thức Việt Nam ưu thời mẫn thế nào đó lại muốn viết một quyển sách cổ động người ḿnh theo gương người Lào hoặc Capuchia để trở thành một nước văn minh, phát triển, thoát khỏi ṿng nô lệ mới th́ điều đó đối với tôi cũng chẳng lấy ǵ làm lạ (Tôi nói điều này hoàn toàn không có ư khinh thị những dân tộc trên, nhất là đối với một nước với đền đài như Angkor, chỉ muốn đề cập đến kích thước thời gian mà thôi).

Tiếng Việt khi nói về một hiện tượng chưa xác định, một tư duy không rơ ràng người ta thường dùng chữ mông lung, dĩ nhiên đây là một từ đến từ tiếng Hán, nhưng mông lung trong tiếng Hán lại có thể viết hai cách và mang hai ư nghĩa thật khác nhau, nếu hai chữ đều được viết với bộ nhật th́ chỉ cái mờ ảo của buổi sáng sớm, hứa hẹn cho một b́nh minh, một ngày mới mẻ ; nhưng nếu viết với bộ nguyệt th́ lại chỉ sự mờ ảo của buổi tối khi màn đêm sắp phủ xuống, e rằng sự mờ ảo của chúng ḿnh khi nh́n vào tương lai nước Việt với những lănh đạo bất tài, tham nhũng th́ chỉ là cái mông lung của đêm tối mà lại không biết trăng có lên không.

 

                                                          Nguyễn Hồi Thủ, Paris, 10-01-2006.


® Phải có sự đồng ư của dịch giả (tác giả) cũng như ghi rơ nguồn "www.erct.com
khi phát hành lại thông tin từ bản điện tử này.