<Truyện ngắn trong quyển "Mua cần câu cho ông tôi - Cấp ngă lăo gia mại ngư cân" của Cao Hành Kiện, văn sĩ được giải thưởng Nobel Văn Chương năm 2000 do Liên hiệp văn học xuất bản xă xuất bản tại Đài Loan năm 1989.>

Bạn

Tôi cứ tưởng không bao giờ gặp lại anh nữa. Không ngờ 13 năm sau lại trùng phùng. Mười ba là một con số xui xẻo. Thế mà sau 13 năm ấy, anh vẫn lại là anh. Vẫn cứ đôi lúc lại cười vang, vẫn hoạt bát, tinh nhanh, rí rỏm như ngày nào. Có khác chăng là bây giờ tiếng cười của anh toát ra một âm thanh ồm oàm. .. C̣n tôi, không biết có thay đổi ǵ không ?

-Gặp ngoài đường chỉ thoáng nh́n tôi cũng nhận được anh, vẫn cái dáng ấy, ngay cả một sợi tóc bạc cũng chưa có.

-Làm ǵ ! Già rồi, mất toi đi hơn 10 năm, mà lại là cái thời kỳ quư nhất của cuộc đời, thời thanh niên, thời đáng lẽ dùng để xây dựng sự nghiệp.

Anh lại cười, nhưng ngưng ngay lại. Đúng rồi, anh th́ tóc đă hoa râm, hai bên thái dưng và trước trán rơ ràng đầy tóc bạc. Anh cũng chỉ hơn tôi hai tuổi là nhiều. Người ta bảo : nhân đáo trung niên vạn sự hưu (con người đến tuổi trung niên là mọi sự đều xong) . Thế mà anh và tôi cũng đều đă qua cái tuổi đó rồi c̣n ǵ.

-Không đâu ! Anh đoán được ư nghĩ của tôi.

-Trong ban lănh đạo, 60 tuổi vẫn c̣n được xem là trẻ, anh và tôi đều có thể được xem là loại nhóc con đấy, rồi anh cười ha hả.

-Vẫn c̣n được !

-Đúng thế, vẫn c̣n làm lại từ đầu được. Mao Mao vừa đỗ xong nghiên cứu sinh, lên học sinh cụ rồi. Anh lại cười vang làm tôi cũng cười vang theo anh.

Tôi phục anh thật, đă từng trải qua bao nhiêu thứ như thế mà vẫn cứ vô tư lự được. Tôi bảo :

-Anh kể trước đi, có đúng là anh bị xử bắn không ? Tôi nghe Mao Mao nói vậy.

-Bị xử bắn th́ đúng rồi, chỉ tí nữa đă phải đến tŕnh diện ông Các Mác. Anh nói một cách rất nghiêm chỉnh, không có vẻ đùa nghịch tí ǵ. Anh trầm ngâm một lúc rồi tiếp :

-Bị xử bắn giả.

-Anh đă biết trước là bị xử bắn giả à ?

-Nếu thế th́ c̣n nói ǵ nữa. Lúc ấy tôi vẫn đinh ninh rằng kỳ này là đi đứt. Chết thực ra th́ có mùi mẽ ǵ đâu. Đúng hơn, chết tuyệt nhiên không phải là điều đáng sợ. Vấn đề là chết trẻ như thế th́ chưa làm được việc ǵ. Anh lại cười ha hả.

-Kỳ thực, oan hồn th́ nhiều lắm rồi. Không đếm xuể.

Dáng anh trầm mặc.

-Hút thuốc đi !

Tôi đưa thuốc cho anh.

Mười lăm năm trước lúc chúng tôi vừa tốt nghiệp đại học, chưa ai biết hút thuốc. Bây giờ th́ như tôi một ngày phải hai bao. C̣n anh có lẽ không có ǵ chưa từng nếm qua.

Thuốc đốt xong, khói to mù mịt. Anh dựa vào cái ghế sô-pha mà em tôi mua gỗ nhờ người đóng. Tôi cũng dựa vào đó.

-Nửa đêm tôi bị chúng kéo từ  "chuồng ḅ" ra. Bọn chúng lôi tôi đi ! Tôi mặc áo quần, vội vàng theo bọn chúng đi. Bởi chuyện ra hầu toà ban đêm không phải đây là lần đầu. Đúng là một thứ chiến tranh tâm lư. Những lúc như thế chỉ cần doạ một tí là cung khai hết. Lại c̣n bao nhiên đêm liên tục mất ngủ đă không chịu nổi, thế mà vẫn phải chịu đựng. Tôi không nghĩ được bọn nó có thể đem tôi ra mà bắn. C̣n đánh đập th́ là chuyện cơm bữa. Tôi đă chuẩn bị sẵn, nên lúc mặc quần áo, trên dưới đều chuẩn bị những thứ dầy để đỡ đ̣n.

Anh lại nhếch mép cười.

-Bọn chúng lôi tôi đến cái chỗ gọi là "Bộ tư lệnh phản cách mạng Đông phương hồng" của đội địa chất chúng ta. Cũng giống bộ chỉ huy tiền chiến trong thời ḱ chiến tranh. Chỉ có cái là không phải ở tiền tuyến mà ở cách nhà ăn một bức tường, lúc trước là pḥng kế toán. Thẩm tra xong, th́ ăn khuya cũng tiện mà. Một lũ bọn tôi bị nhốt vào chuồng ḅ để hỏi cung..., những thứ trợ cấp xa nhà của chúng tôi đều bị chúng nó ăn hết cả.

Lúc kể chuyện, anh vẫn giống như thời ḱ ở trung học. Đối với anh chuyện ǵ cũng có thể trở thành chuyện khôi hài để làm tṛ cười được. Nhưng thủa đó nó là t́nh cảm chân thật của anh. Điều này tôi nghĩ mà không nói ra, thế mà anh như có vẻ hiểu ngay ư tôi bèn hỏi ngược lại :

-Anh thấy chuyện này có quá khôi hài không ?

-Người đă từng trải dùng con mắt hôm nay nh́n lại th́ quả nó như thế.

-Nhưng ngay lúc ấy tôi đă cảm thấy đó là một tṛ hề rồi, những tội danh họ trút lên đầu tôi đều không có ǵ lạ cả. V́ tôi có chú ở bên Mỹ nên tôi trở thành gián điệp ư ? V́ tôi c̣n một cái đài hiệu Panda ba băng ư ? V́ thế mà tôi nghe những chưng tŕnh phát bằng tiếng Anh ư ?

Anh lại nhếch mép, nhưng không cười.

-Lúc vào, tuy tôi không bị đánh, nhưng lại bị chúng treo ngược lên như một con lợn chết. Cái món này th́ không có ǵ hay ho cả. Thật khó mà chịu nổi. Tôi chỉ c̣n cách nhắm nghiền mắt lại, mồ hôi đầm đ́a khắp người, lúc ấy mới thấy ân hận đă mặc quá nhiều áo quần len. Đó đúng là t́nh cảm chân thật lúc bấy giờ.

Anh chờ phản ứng của tôi. Rồi tôi nghe anh kể tiếp.

-Sau đó đến màn thẩm vấn. Tiếp theo, tuyên bố tội trạng, phán xử : tử h́nh và lập tức chấp hành. Tôi c̣n nghe tiếng kéo quy-lát súng. Họ hạ tôi xuống. Bẻ đầu tôi dậy cho xem cái cáo trạng viết tội xử bắn. Hỏi tôi có nhận đúng là tên ḿnh không ? Dĩ nhiên là tôi nhận. Có một điểm mầu hồng, một nét bút đỏ, viết lên tên tôi. Chẳng khác nào trên bố cáo thường dán ở cửa toà án đối với các phạm nhân bị xử bắn. Nhưng tôi vẫn không thể nào tin họ lại có thể quyết định xử tôi như vậy được.

Tất cả đều là người làm khoa học với nhau mà thành ra chuyện như thế này th́ anh nghĩ xem là bi hay hài kịch ?

-Đây là một thời đại không có một tính lôgích nào.

-Cuộc đời thường không lôgích như thế đấy, mà nó cứ thế, đến độ tự ḿnh cũng không thể nào tưởng tượng được nó ra nông nỗi đó.

-Không bị đem đi bắn thật sự th́ đúng là số anh c̣n lớn lắm.

Cả anh và tôi cùng trầm tư. Cảm thấy căn pḥng hơi lạnh, tôi mở cánh cửa ḷ than.

-Cũng rất có thể tôi bị đem bắn thật chứ. Có người đă bị bắn chết kiểu đó rồi.  May là tôi không có tư thù với ai, b́nh thường ngoài việc đi thực địa, làm công việc thăm ḍ, đối với những người cùng đội tôi không có mâu thuẫn ǵ. Họ vốn đều là những người tốt, chẳng qua chỉ sợ thành cháy, vạ lây, lại tưởng là lập được công to, cũng có ít động cơ muốn làm cách mạng nữa.

Anh lại nhếch mép cười, nhưng cái cười khan này ngày xưa anh không hề có, chỉ thấy ở anh những năm gần đây, lúc tâm tính anh đă trở thành thâm trầm kín đáo.

Anh gặp phải những điều không may chẳng qua cũng v́ tính hài hước của anh, bởi v́ hài hước vào thời đó là một thứ tội lỗi.

Tôi nhớ lại lần cuối, cách đây 30 năm, anh đưa cho tôi một phong thư, trong đó có viết :

-Nếu Mác thấy được người ta lấy kinh nghiệm bán rau để làm thành triết học của ông th́ chắc ông cũng phải run sợ.

Tôi vẫn c̣n chưa đưa lại cho anh phong thư này. Nhưng luôn luôn tôi nghĩ phải làm sao, bằng thư hoặc bằng lời, nhắc khéo anh không nên có thái độ cười cợt như vậy để tránh khỏi bị rắc rối, v́ bầu không khí chính trị lúc đó đă rất căng thẳng. Thế rồi hai tháng sau cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá  bùng nổ, chẳng ai c̣n biết được vận mệnh ḿnh sẽ như thế nào, tôi ngưng không dám viết thư, nhưng linh cảm thế nào tai họa cũng sẽ xẩy đến cho anh. Qu nhiên sau đó tôi bặt vô âm tín về anh.

Anh bảo :

-Chết thật ra cũng chẳng có ǵ đáng sợ. Bất quá chỉ là một thứ tiếc nuối mà thôi.

-Họ trói giật cánh khuỷu, dùng khăn mặt bịt mắt, rồi lôi tôi lên một xe ti, đi được một đoạn, xuống xe, giam lại. Họ hỏi tôi có nhận khai ḿnh là đặc vụ không. Bọn chúng nói cho tôi một tiếng đồng hồ để suy nghĩ. Tôi nghe thấy tiếng gió núi thổi qua cây rừng. Không xa lắm lại nghe có tiếng nước khe róc rách và tiếng lên c̣ súng. Tôi nghĩ lần này th́ chắc là toi rồi. Mà dù có đúng là lần này, thật t́nh tôi cũng không thấy sợ hăi, chỉ cảm thấy buốt lạnh ở xưng sống, ḷng quặn đau, rồi ngă bịch xuống đất. Trong óc tôi ong lên một tiếng, tưởng chừng vừa bị ai đánh vào đầu. Trong giây phút mặt tôi bị úp sấp xuống bùn ẩm ướt, anh thử đoán xem tôi nghĩ đến ǵ ?

Anh nh́n về phía tôi.

Nếu là tôi, mà phải đối mặt với cái chết th́ không thể nào b́nh tĩnh đến độ đó. Tôi phải kêu gào, phản kháng cái chết ngu xuẩn và phi lư. Tôi sẽ phải la hét ầm vang.

Anh lại cười.

-Anh c̣n nhớ không ? Thời đại học, mùa hè năm đó, lúc ôn bài có lẽ v́ mệt anh mới mở một đĩa hát. Tôi ở pḥng bên cạnh đă gọi anh đem máy hát ra ngoài để ở chân tường trước mặt, v́ lúc ấy tôi cũng đang muốn nghe.

Anh có ư gợi lại cho tôi chút kỷ niệm thời xưa.

Tôi rất tiếc là không nhớ nổi nữa, tôi thẳng thắn thú thực.

-Không phải hồi đó anh có một bộ đĩa concerto cho violon E thứ  của Mendelssonn (1)  à ?

-Làm sao không nhớ được ? Đó là những khúc nhạc mà tôi đặc biệt ưa thích. Chỉ tiếc là vào giai đoạn ô chống bốn điều cũ ằ. Hai chúng ta đều ở xa nhà, người gia đ́nh sợ liên luỵ, đă đem đống đĩa hát ấy tống khứ đi c rồi.

-Lúc ấy tôi cho rằng thể nào kỳ này cũng bị đánh chết. Trong thâm tâm nghĩ rằng không c̣n dịp đến nhà anh nghe nhạc nữa, nên mới vọng qua tường bảo anh đem máy hát vào viện, sợ rằng không bao giờ c̣n nghe được cái khúc này của Mendelssonn nữa.

Tôi khe khẽ hát lên điệu nhạc ấy, tha thiết t́m về chủ đề của nó. Anh gật đầu lia lịa. Đó là một giai điệu lên rất cao và nhanh, rồi ngắt quăng, rồi lại lên cao, nhanh. Đó là một lời kêu gọi, gợi t́nh về một cuộc sống sáng lạn cho lư tưởng, cho tưng lai. Đúng rồi, đúng rồi, nó đă làm cháy bỏng lên trong tôi, trong anh một ngọn lửa. Mười ba năm đă trôi qua. Anh và tôi cùng tri bao sinh ly tử biệt, thế mà tinh thần tôi và anh vẫn khắng khít như ngày nào.

Tôi bảo :

 -Tôi nằm m thấy anh hai lần, một lần lúc đội xoá bỏ giai cấp, không nhớ là năm 67 hay 68, giữa bầu không khí khủng bố, ngày hôm nay không biết ngày mai sẽ ra sao, mọi người chỉ lo vùi đầu, bận rộn vào những cuộc phê phán, đấu tố người khác, đọc tài liệu hoặc tư tưởng Mao. Đọc sai một chữ cũng có thể bị lôi ra hội trường tố là phần tử phn cách mạng. Những ngày hôm đó tôi m thấy anh, mà này, anh đang chỉ huy c một dàn nhạc giao hưởng c đấy.

-Hay nhỉ !

-Mà lại c̣n dựa lưng vào tôi, nằm ng dài trên ghế, hu tay, lắc đầu.

Anh vỗ vào thành ghế, nghiêng người cười bảo :

-Tuyệt diệu !

- Cái tuyệt diệu là chính anh chỉ huy làn điệu đó, giữa những giai tầng kết cấu phức tạp, những âm hưởng ầm vang không hài hoà, nhạc điệu của một cung bậc bán âm vút lên một cách nhọc nhằn, khó nắm bắt, vừa mới đến gần chợt đă biến đi, nhưng lại tức khắc xuất hiện trong tiếng ầm vang ấy, rồi vừa rơ ràng ổn định dâng lên th́ liền bị cái thanh âm dũng mănh, dời non lấp biển xua đuổi đi. Nhưng làn điệu này, giữa sự phân tán và rời rạc lại trỗi lên một cách ngoan cường, cố gắng thể hiện, mở ra một sinh lộ.

-Chẳng khác nào một bài th, anh cảm thán.

-Chỉ có thể nói như t́nh tự một bài th, nhưng lại không có cách nào diễn t được nó một cách chính xác.

-Có khác nào những điều mà thế hệ chúng ta tri qua đâu, anh đáp lại.

Cái ấm trên ḷ bỗng sôi sùng sục, bừng bừng nh khói. Chúng tôi châm thêm mỗi người một điếu thuốc.

Anh bảo :

-Đă hơn mười năm nay tôi chưa nghe nhạc giao hưởng.

-Tại sao anh không mua lấy một cái đài. Nói xong tôi chợt nhớ ngay đến cái đài đă mang đến tai hoạ cho anh.

-Đă bị một lần hiểu lầm lớn như vậy nên vẫn c̣n lo không biết có ai nghi ḿnh là đặc vụ nữa không. Nhưng sắp tới tôi cũng chuẩn bị mua một cái để học tiếng Anh, thời này để làm việc, tất cả đều phải biết đọc ít tư liệu tiếng nước ngoài.

Anh nói tiếp :

-Anh mua dùm tôi quyển từ điển Anh-Hoa của nhà xuất bn Trịnh Dịch Lư, quyển nào cũng được. Sách vở của tôi mất c rồi. Sau khi trở về tôi sẽ gửi anh 50 đồng, nhờ anh mua cho tôi một số sách để làm việc.

-Này, cái chết mà doạ không nổi anh, chắc là anh đă chiến thắng được nó đấy.

-C̣n một giấc m nữa th́ sao ? Anh chẳng bảo là m đến tôi hai lần c mà.

-Đó là một giấc mộng tôi nhớ rất rơ. Lúc tỉnh dậy, nhiều khi mở mắt mà vẫn c̣n nhớ lại được ấn tượng của nó ; thậm chí tôi đă đi t́m một cây bút cố ghi lại đại thể tất c tiết tấu, giai điệu nhưng tiếc rằng không có cách nào nắm bắt được những âm tiết. Tuy nhiên cũng ghi lại được c cái ấn tượng tưi sáng của nó.

Tôi nghĩ măi, nếu gặp được lại anh, thế nào cũng phải kể cho anh nghe giấc mộng này. Sau giấc mơ, tất cả đều thật mơ hồ, tôi không rơ nhà anh ở đâu nữa. Trước khi gia đ́nh anh bị đuổi đi th́ nhà anh cách sân nhà tôi một bức tường. Nhưng để đến nhà anh, trong m tôi lại phải đi ṿng một con đường không nhớ như thế nào, trông hơi giống cái sân trước ni nhà tôi đă ở thuở bé.

Rồi cuối cùng tôi cũng đă đến được nhà anh, gặp được anh tôi rất mừng, v́ đang có đôi điều muốn nói với anh. Nhưng lại thấy trong nhà anh đầy người, không tiện nói chuyện với nhau, nên phải rủ anh cùng ra phía sân sau, bắt dế trong đống gạch ngói vụn ở chân tường. Sau cn mưa trời c̣n âm u lắm, trong sân đọng một vũng nước lớn. Tôi đào bới măi dưới khe tường, rồi bỗng dưng không thấy anh đâu nữa. Tôi không có cách nào t́m lại được anh, mà cũng không có cách nào đi đến được con đường quanh co khúc khuỷu dưới mái hiên nhà đó.

-Đó là một giấc m buồn và không lành, anh nói như có vẻ bào chữa, cũng lại là một giấc m đă cũ, nhưng trong thâm tâm chúng tôi đều cảm thấy đó là một thứ hoài niệm êm đềm.

Căn pḥng đă ấm hẳn lên, trên kính cửa sổ đọng mờ mịt hi nước, bên ngoài chắc rất lạnh.

-Mùa thu năm 73, tôi trở lại một lần, đi qua trước nhà anh nhiều bận mà không dám vào. Một phần ngờ rằng gia đ́nh anh đă dọn đi, một phần sợ nhỡ có người biết tôi đến sẽ phiền cho gia đ́nh anh. Bởi v́ lúc đó, tôi cũng chưa được hoàn toàn tự do, vấn đề gác lại vẫn c̣n. Nói chung chỉ được ô ân sủng ằ cho phép về nhà thăm thân nhân.

Hồi đó tôi đang bị điều đi lao động ở miền núi xa lắc l, đến năm 75 mới về được lại Bắc Kinh. Có lần về thăm nhà, tôi nghe bố tôi kể có gặp bố anh đang quét đường ở phía nam thành phố. Tôi đoán t́nh h́nh của anh chắc cũng đang bi đát lắm. Lúc đó chẳng ai biết gia đ́nh anh sau khi bị đánh đă trôi dạt về đâu, mà nào dám đến hỏi thăm ni Uỷ Ban Cách mạng khu phố.

-Bố tôi bị bệnh đă mất ba năm trước đây rồi.

Chẳng khác ǵ đă tri qua hơn 10 năm chiến tranh, đấy là tất c thời thanh niên của chúng ḿnh.

-Anh có nhớ truyện ô Con đường đau khổ ằ của Tôlxtôi không ?

Hồi đó trước khi thi đại học, anh có nhớ chúng ta đă từng tranh luận xem nên thi vào ngành nào. Tôi muốn rủ anh theo văn học, anh đă căi lại, bảo :

 -Chẳng ai c̣n cần đến chúng ta để t́m ra con đường tiến thủ của xă hội nữa. Thời đại Đại cách mạng đă hoàn thành rồi. Những biến đổi xă hội to lớn đă không c̣n th́ cũng chẳng c̣n loại văn chưng sâu sắc. Con đường trước mặt chúng ta sẽ quá bằng phẳng. Thời đại chỉ c̣n để lại cho chúng ta sự lao động mang tính sáng tạo mà thôi. Anh c̣n nhớ không ?

-Thôi chúng ta không nên tranh luận làm ǵ. Anh gi tay chặn tôi lại, tốt hơn là anh nói cho tôi nghe về hoàn cnh của anh đi.

-T́nh cnh của tôi chẳng có ǵ đáng nói, tôi không hề bị xử bắn, lại cũng không bị đấu tố, phê b́nh. Chỉ có một lần do khuynh hướng bè phái, bị xử phạt phải theo lớp học tập một tháng, lúc ấy ngay c đi nhà xí cũng bị theo dơi, v́ họ sợ tôi xâu chuỗi, chỉ có thế thôi.

-Đúng rồi, lúc xẩy ra sự kiện Thiên An Môn, anh có ở tại Bắc Kinh không ?

-Có.

-Năm 69, lúc tôi bị xử bắn, hoá ra lại không phải là thời kỳ gay go nhất. Chỉ về sau này, thời mà chính trị biến động liên tục, phn rồi phục, phục rồi phn, một sự chờ đợi hầu như vô cùng tận, bất cứ chuyện ǵ cũng chẳng dám làm, th́ đúng là không chịu nổi. Măi đến thời gian tôi nghe đài loan tin về sự kiện ô Bạo lực ở Thiên An Môn ằ, đột nhiên tôi mới thấy lại được ít hy vọng. Lúc ấy tôi cho rằng may ra mới có thể sẽ gặp lại được anh và mới quyết định t́m hiểu t́nh huống thật của anh.

-Tôi th́ cứ ngày nào cũng phải đi thực địa, lại phải chụp rất nhiều nh.

-Bằng trực giác tôi cũng có thể nghĩ rằng anh đang ở Bắc Kinh, nhất định như vậy. Anh đă là người làm văn học th́ không thể nào bỏ lỡ một c hội như thế.

Tôi cười rồi nói :

-Đôi khi v́ phải chọn góc nh́n của ống kính, không thể không lên cao ; lúc th́ đứng trên lan can, hoặc trèo lên cột đèn, nên vẫn thường xuyên bị có đuôi (theo dơi).

-Làm sao anh phát hiện được ?

-Ngày nào tôi cũng đi ra ngoài, bọn nó lúc nào cũng có mặt, lại thêm vào đó là việc chúng toàn mặc chiếc áo ngoài mầu chàm do nhà nước phát. Bên này bên kia nh́n đều nhẵn c mặt nhau.

-Sau đó bọn nó có theo điều tra anh không ?

-Ḿnh nào phải là trẻ con đâu, tôi tháo gỡ biển xe đạp đi chứ.

Anh cười ha h.

-Bất quá chỉ cần một tháng đầu sau sự kiện là tôi không cưỡi xe đạp đi đâu nữa, tháng thứ hai xin nghỉ để về thăm nhà, sống trà trộn độ gần hai tháng rồi mới lộn về lại Bắc Kinh.

-Những bức nh ấy anh c̣n giữ không ?

-C̣n phim, có thể hi bị mốc một tư, v́ chụp xong, tôi bọc chúng trong giấy thiếc bỏ vào túi ni-lông chôn trong đất bồn hoa.

Anh gật gù:

-Thời đại chúng ta đă sống là như thế !

Tôi hiểu ư anh muốn nói ǵ ?

-Những năm ấy anh có viết không ?

Tôi không biết tr lời thế nào cho phải.

-Có, tôi đáp. Tôi tự nguyện xin định cư ở vùng núi cũng v́ không muốn cuộc đời ḿnh đi đến chỗ hoàn toàn bị chôn vùi vào việc học tập ở Trường Cán bộ. Tôi muốn t́m một xó xỉnh yên tĩnh nào đó để viết về cái thời đại mà ḿnh sống và cảm nhận được. Nhưng rồi cũng không thể viết nổi, tất c chỉ là một đống giấy lộn mà tự ḿnh không lấy ǵ làm vừa ư.

-Tại sao anh không kiên tŕ mà viết đi ?

-Tại v́ lúc ấy cũng chẳng thấy những thứ ḿnh viết rồi sẽ đi đến đâu.

-Điều đó th́ tôi cũng hiểu được. Cô độc là một thứ không dễ ǵ chịu nổi. Bị bắn th́ cũng chỉ là chuyện trong giây lát. Cô độc là một t́nh huống triền miên, chiến thắng được nó không phải là chuyện dễ. Gần đây sự qun lư tôi cũng được nới lỏng một ít, lúc nào có c hội, cũng có thể đi loanh quanh ra các thị trấn nhỏ cách địa phưng khoảng dăm mười cây, la cà ở các nhà tắm tập thể để nghe người ta tán gẫu với nhau, cũng v́ chẳng t́m được ai để nói chuyện. Này, anh phải viết quyển sách ấy đi, đó là một đoạn đời của chúng ta đấy.

-Sau sự kiện Thiên An Môn, một buổi tối tôi đă đốt toàn bộ nó đi rồi, tôi nói.

-Tiếc thật ! Cái bn ấy anh viết được bao nhiêu ?

-Khoảng 40 vạn chữ. Chương kết ở đoạn cuối là : Nhân vật chính sau khi leo trèo trong vùng núi cao quá lâu, quá mệt mỏi mới vào nằm trong túp lều tranh của người canh rừng. Nh́n ra bên ngoài lều, y không nghe thấy tiếng chim kêu, cũng chẳng có tiếng côn trùng rỉ rả, bốn bề tĩnh mịch, chỉ có một ḿnh trời trong sáng dị thường ở khoảng không gian giữa hai đỉnh núi. Dưới sườn núi, gai góc mọc dầy không lối đi. Nhưng anh ta nghĩ phải làm sao đem hết sức ḿnh, leo lên đến được cái vách núi xám cheo leo kia, để đứng trên đó nh́n xuống. Trời nhất định sẽ sáng, sẽ trong veo.

-Tuyệt diệu ! Tưởng tượng được như thế thật là đẹp đẽ. Anh phải làm sao viết lại nó đi ! Anh có vẻ kích động ra mặt, đi tới, đi lui trong pḥng, sau đó đến đứng trước cửa sổ, lấy tay chùi hơi nước đọng trên kính rồi thừ người nh́n ra ngoài.

-Cần phải viết đi thôi, tôi nói, bây giờ cái kết của bộ tiểu thuyết này đă có rồi.

Có hồ không nghe thấy tiếng tôi nói, vừa lấy tay đẩy cánh cửa ra, anh vừa bảo :

-Tuyết rơi rồi !

Hi khói tràn đầy pḥng, xoay tṛn rồi dùng dằng do dự trước cánh cửa mở như không muốn bay ra.

Anh bảo :

-Chúng ta ra ngoài cái đi.

Trên đường đi không gió. Hoa tuyết nhẹ nhàng lặng lẽ ri lên cổ áo. Đôi bốt da lột nặng nề của anh dẫm lên mặt đường vừa phủ một lớp tuyết trắng xoá. Ngấn giầy vừa bước lập tức đă bị thấm ướt. Tôi vượt lên đi cạnh anh trên con đường mà chúng tôi cùng đi với nhau ngày c̣n học tiểu học, sau đó lại cùng nhau đi học trung học, tưởng chừng như đó là con đường mà không ngày nào chúng tôi không phải đi qua.

Anh đột nhiên dừng lại nh́n sang tôi, dáng nghiêm nghị, rồi nói :

-Vẫn chưa bị giết là sung sướng rồi, có đúng không ?

-Dĩ nhiên là thế, cái mạng sống của anh th́ cũng cứ xem như vừa nhặt lại được, tôi nói.

-Đúng là Đù m ... Anh dừng lại không chửi tiếp ra ngoài miệng.

Chúng tôi bỗng bật cười, cười ầm vang, cười đến nỗi những kẻ bên đường, chẳng hiểu mô tê ǵ, nh́n chúng tôi ngơ ngác.

 

Một ngày ở Bắc Kinh, 31-03-1980.

 

(1) Mendelssohn-Bartholdy(Felix), Nhà soạn nhạc cổ điển Đức, thời kỳ tiền lăng mạn, 1809-1847.


® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của dịch giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com"