NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU VỀ QUAN NIỆM SỐNG

CỦA MẠNH TỬ VÀ MATSUSHITA KÔNOSUKE

 

Nguyễn Sơn Hùng

***

Lời mở đầu

Sau khi biên dịch xong tác phẩm “Nhân Sinh Tâm Đắc Thiệp” (Những Điều Nên Ghi Nhớ Để Sống) của Matsushita Kônosuke (dưới đây chỉ viết Matsushita), được người Nhật Bản xem như một vị thánh kinh doanh của họ, người viết t́m hiểu sách Mạch Tử với mục đích lập mục lục chi tiết của sách và t́m hiểu nội dung tác phẩm Đồng Tử Vấn của Itô Jinsai (Y Đằng Nhân Trai). Mạnh tử là người được các Nho gia sắp vào hạng á thánh sau Khổng tử nên Khổng học c̣n gọi là Khổng Mạnh học.

Trong quá tŕnh t́m hiểu trên người viết thấy có nhiều quan điểm về cách sống khá giống nhau giữa Mạnh tử (TCN 372~TCN 289)và Matsushita (1894~1989) nên xin được giới thiệu. Có thể c̣n nhiều nhiều điểm tương đồng khác nhưng ở đây chỉ đối tượng giữa 2 tác phẩm nói trên.

Để quư độc giả dễ theo dơi, ở đây sắp theo thứ tự số bài trong tác phẩm  “Nhân Sinh Tâm Đắc Thiệp”.

 

1.     Sống hợp với quy luật của tự nhiên và thiên mệnh (Bài 1, 2, 4)

Trong Bài 1, Matsushita nói “Nếu hợp với quy luật của tự nhiên, không có việc ǵ mà không thành.” Điều này giúp cho chúng ta được bài học ǵ? Đó là, nếu chúng ta sống hợp với quy luật của tự nhiên chúng ta sẽ dễ thành công hơn. Ngoài ra, cách sống hợp với quy luật của tự nhiên cũng sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc cả cơ thể và tinh thần.

Trong Bài 2 của chương 13 Tận Tâm thượng sách Mạnh Tử viết (1):

Không có ǵ là không phải thiên mệnh, nên cần phải chuẩn bị tiếp nhận thiên mệnh đúng (thiên mệnh chân chính) của ḿnh. Người biết sống thuận theo thiên mệnh nhất định không đứng dưới bức tường hoặc ghềnh đá có thể đổ vỡ. Tận sức sống trọn vẹn đạo (chân lư) để làm người là tiếp nhận thiên mệnh đúng của ḿnh. (Mạc phi mệnh dă. Thuận thụ kỳ chính. Thị cố, tri mệnh giả, bất lập hồ nham tường chi hạ. Tận kỳ đạo nhi tử giả, chính mệnh dă.)

Nếu như chúng ta hiểu “thiên mệnh” là “quy luật của tự nhiên” chúng ta sẽ thấy quan niệm của Matsushita giống như của Mạnh tử.

Nói về sống với thiên mệnh đúng của mỗi con người trong Bài 4, Matsushita nói như sau:

Hăy phát huy trọn vẹn thiên phận trời đă ban cho bạn. Đó là cách sống đúng đắn có thể thỏa măn bản thân và người khác, đồng thời thành công của việc làm người cũng có trong đó.

Chúng ta cần nên hiểu cho đúng ư nghĩa của từ “thiên mệnh”. Bởi v́ “thiên mệnh” là “quy luật của tự nhiên (thiên nhiên) nên luôn luôn đúng, không sai trật nhưng nếu chúng ta biết quy luật này th́ chúng ta dễ thành công hoặc pḥng tránh được điều không tốt sẽ xảy ra cho chúng ta, chớ không có ư nghĩa là “trời kêu ai nấy dạ” rồi không làm, không cố gắng ǵ làm hoặc không cải thiện ǵ cả. Để nhắc nhở chúng ta điều này, trong Bài 2 Matsushita nói cuộc đời của chúng ta chỉ có 80~90% được quyết định bởi các yếu tố không thể thay đổi hoặc khó thay đổi, và 10~20 % được quyết định bằng sự cố gắng kiên tŕ của chúng ta. Do đó, “Tùy theo cách sống, bạn có thể phát huy hữu hiệu hơn vận mệnh trời cho bạn”, nghĩa là “tùy theo cách tận sức nỗ lực, 10~20 phần trăm này của con người quyết định 80~90 phần trăm c̣n lại của vận mệnh tỏa sáng đến đâu”.

Trong Bài 3 của chương 3 Công Tôn Sửu thượng Mạnh tử cũng chủ trương rằng “Họa phúc đều do bản thân của chúng ta tạo ra.” (Họa phúc vô bất tự kỷ cầu chi giả).

 

2.     Sống với tâm tự nhiên (Bài 5)

Trong Bài 5 Matsushita đă đề xướng để có thể t́m ra thiên phận của bản thân nên có tâm tự nhiên (sunao na kokoro), là tấm ḷng trung thực một cách tự nhiên. Mười đức tính của tâm tự nhiên (2) là không vị kỷ, biết lắng nghe ư kiến người khác, khoan dung, nh́n thấy thật tướng của sự vật, hiểu biết đạo lư của sự việc, hiếu học, thung dung tự tại, điềm tĩnh, biết giá trị sự vật, và bác ái.

Trong Bài 12 chương 8 Ly Lâu hạ, Mạnh tử nói như sau: “Hạng người bậc đại nhân không đánh mất tâm hồn của con người vừa lúc chào đời(Đại nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm giả dă) .

Về nội dung chi tiết của “tâm tự nhiên” của Matsushita và “xích tử chi tâm (tâm trẻ sơ sinh)”(cũng có thể hiểu là lương tâm) không giống nhau hoàn toàn nhưng sự giống nhau ở mặt tổng thể đáng để chúng ta suy nghĩ. Người viết nghĩ rằng 2 cách suy nghĩ này cũng có điểm tương đồng với với “tâm bất sinh” của thiền tăng Benkei hoặc “phật tâm” của Thích Ca.

 

3.     Đút kết kinh nghiệm hàng ngày để sống tốt hơn (Bài 10,19)

Như đă tŕnh bày ở Mục 1, sống thuận theo quy luật của tự nhiên giúp chúng ta dễ có được hạnh phúc và thành công. Ngoài ra, chân lư là điều luôn luôn đúng bất cứ ở đâu và thời điểm nào cũng có thể xem là quy luật tự nhiên, hoặc quy luật tự nhiên cũng có thể xem là chân lư. Nhưng làm thế nào để biết được những quy luật tự nhiên hoặc các chân lư? Có nhiều cách, thí dụ như:

- Thường thức (phương pháp 1). Thường thức phần lớn là các điều đúng một cách hiển nhiên. Đôi khi v́ quá hiển nhiên nên chúng ta thường khinh thường không để ư đến! Thí dụ “Nếu bạn không bắt đầu đi th́ chắc chắn bạn không bao giờ đến đích!” Ư tưởng câu này không có ǵ lạ nhưng nó không sai. Câu này nhắc nhở cho chúng ta biết “Nếu chúng ta không bắt đầu th́ không có việc thành công”. Một câu khác của Matsushita trong Bài 18: “Thành công là tiếp tục sự việc cho đến khi thành công”, không sai một cách hiển nhiên!

- Kiểm điểm việc làm, đúc kết trải nghiệm hàng ngày của bản thân, kể cả sự kiểm chứng kinh nghiệm hoặc kiến thức đă có được với sự kiện đă  hoặc đang xảy ra trong cuộc sống (phương pháp 2).

- Nghe ư kiến hoặc t́m hiểu, học hỏi trực tiếp kinh nghiệm của người khác hoặc qua sách vở, tài liệu (phương pháp 3).

Tuy nhiên một điều rất quan trọng nên lưu ư là những quy luật tự nhiên hoặc chân lư được chứng minh bằng phương pháp khoa học th́ mức độ đúng có tính cách tuyệt đối nghĩa là luôn luôn đúng với mọi thời điểm và địa điểm nhưng đối với những kinh nghiệm có được do các phương pháp trên chưa được kiểm chứng bằng phương pháp khoa học, đặc biệt đối với các hiện tượng xă hội không phải là hiện tượng tự nhiên th́ mức độ đúng có tính cách tương đối, nghĩa không phải thời điểm nào hoặc bất cứ trường hợp nào cũng đúng.

Phương pháp 2 là cách thực tế và có hiệu quả v́ cách này đi sát với nội dung sống và sinh hoạt của chúng ta, hợp với khả năng của chúng ta. Ông Shibusawa Eiichi, người được người Nhật Bản xem là cha xây dựng nền kinh tế tư bản của họ, cũng áp dụng phương pháp này cho đến lúc ông qua đời. Matsushita đă đề nghị phương pháp này cho chúng ta trong Bài 10:

Thể nghiệm của đời người không phải chỉ là những đại thành công hoặc những đại thất bại. Tùy theo cách suy nghĩ của bạn, bạn có thể tích lũy được nhiều thể nghiệm trong đời sống yên ổn hàng ngày của bạn”.

Mặc dù những kinh nghiệm đúc kết được của chúng ta chưa hẳn là quy luật tự nhiên, là chân lư muôn đời nhưng cũng là những chân lư thiết thực tạm dùng được và tránh được những thất bại, lỗi lầm mà chúng ta đă phạm phải. Để hiệu quả hơn chúng ta nên so sánh kết quả đúc kết hàng ngày của chúng ta với thường thức và của người khác mà chúng ta thu thập được bằng phương pháp 3 nói trên.

Trong Bài 11 chương 7 Ly Lâu thượng sách Mạnh Tử viết:

Mặc dù đạo (chân lư) làm người có ở bên cạnh ḿnh nhưng con người lại đi t́m kiếm nơi cao xa. Ngoài ra, việc con người nên làm rất dễ thực hiện nhưng lại cố t́nh t́m kiếm những thứ khó thực hiện.” (Đạo tại nhĩ, nhi cầu chư viễn; sự tại dị, nhi cầu chư nan)

Như đă nói trên đạo làm người của Khổng Mạnh chỉ là  của đời xưa chưa được kiểm chứng bằng phương pháp khoa học nên nội dung của đạo Khổng Mạnh không phải luôn luôn đúng với mọi thời đại, tuy nhiên điều nhắc nhở chúng ta rằng chân lư nên áp dụng để có cuộc sống tốt hơn luôn luôn hiện hữu ở bên cạnh của chúng ta và nếu chúng ta lưu tâm để ư th́ chúng ta có thể t́m thấy, là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Trong Bài 5 chương 13 Tận Tâm thượng sách Mạnh Tử viết:

Trong thực tế mặc dù thực hiện đạo (chân lư) mà không hiểu rơ đạo (chân lư); lúc nào cũng thực hiện đạo (chân lư) theo thói quen mà không rơ tường tận đạo (chân lư) của việc làm; trong cả đời người sinh sống với đạo (chân lư) mà không ư thức đạo (chân lư) rơ ràng. Phần lớn con người chúng ta là như vậy, thật đáng buồn thay! (Hành chi nhi bất trứ yên, tập hỹ nhi bất sát yên; chung thân do chi nhi bất tri kỳ đạo giả, chúng dă).

Từ “đạo” có thể làm chúng ta khó hiểu rơ ư muốn nói trong lời của người xưa nhưng nếu chúng ta hiểu “đạo” là điều mà người xưa cho là chân lư sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể ư người xưa muốn truyền đạt hơn. Trong bài trên, chúng ta có thể thấy đôi lúc “thường thức” chính là “đạo” (chân lư). Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ư rằng “đạo” tức là điều mà người xưa cho là “chân lư” không phải là thứ tuyệt đối như “quy luật tự nhiên” nên chúng ta chỉ nên áp dụng những ǵ c̣n thích hợp với thời đại ngày nay và cho trường hợp của bản thân chúng ta.

 

4.     Tự kỷ quán chiếu (Bài 19)

Tự quan sát bản thân một cách khác quan cũng là một phương pháp có hiệu quả cao để  kinh nghiệm và t́m ra chân lư để sống tốt hơn. Đại ư của Bài 19 như sau:

Nên biết đúng năng lực và năng khiếu của bản thân. Bằng cách b́nh tĩnh quan sát bản thân từ bên ngoài với thái độ như tiếp xúc với người ngoài.

Trong Bài 4 chương 7 Ly Lâu hạ sách Mạnh Tử viết:

Nếu chúng ta thương yêu người mà người không thân thiết lại th́ nên xem lại ḷng thương yêu của ḿnh có đầy đủ không?

Nếu hướng dẫn, quản lư người mà không hướng dẫn, quản lư được th́ nên xem lại có phải do trí tuệ của ḿnh chưa đủ chăng?

Nếu tận sức lễ phép đối với người mà người không đối ḿnh lễ phép th́ nên xem lại có phải do ḷng kính trọng của ḿnh đối với người chưa đủ không?

Đối với những trường hợp hành động của đối phương không được như ḿnh kỳ vọng th́ nên xem xét lại ḿnh và t́m ra nguyên nhân. Nếu làm được như vậy th́ cả thân và tâm của ḿnh sẽ trở nên đúng và nhất định mọi người trong xă hội sẽ quy phục.

    Kinh Thi nói “Hăy không ngừng hành động theo thiên mệnh t́m hạnh phúc vô biên của ḿnh”. Nội dung nói trên là điều mà kinh Thi muốn nói đến.”

(Ái nhân bất thân, phản kỳ nhân. Trị nhân bất trị, phản kỳ trí. Lễ nhân bất đáp, phản kỳ kính. Hành hữu bất đắc giả, giai phản cầu chư kỷ. Kỳ thân chính nhi thiên hạ quy chi. Thi vân: “Vĩnh ngôn phối mệnh, tự cầu đa phước.”)

 

5.     Sống với thành ư và nhiệt tâm (Bài 14)

Người ta thường nghĩ rằng để sống thành công, các yếu tố quan trọng nhất là kiến thức, trí tuệ và tài năng nhưng trong Bài 14, Matsushita cho rằng:

Kiến thức, trí tuệ và tài năng cả 3 đều quan trọng nhưng quan trọng hơn tất cả là nhiệt tâm và thành ư. Có 2 điều này th́ bất cứ việc ǵ cũng có thể hoàn thành được.

Trong Bài 12 chương 7 Ly Lâu thượng sách Mạnh Tử viết:

Là quan chức (hoặc cấp dưới) mà không được vua (hoặc cấp trên) tín nhiệm th́ không thể nào quản trị được dân chúng (hoặc cơ quan). Có phương pháp tốt để được tín nhiệm của vua (cấp trên). Trước nhất, nếu không được đồng nghiệp hoặc bạn bè tín nhiệm th́ không thể nào được tín nhiệm của vua (cấp trên). Có phương pháp tốt để được tín nhiệm của đồng nghiệp hoặc bạn bè. Trước nhất, nếu sự phụng dưỡng của ḿnh không thể làm cha mẹ vui vẻ từ đáy ḷng th́ không thể nào được tín nhiệm của đồng nghiệp hoặc bạn bè. Có phương pháp tốt để cha mẹ ḿnh vui vẻ từ đáy ḷng. Tự ḿnh kiểm điểm nếu bản thân ḿnh thấy rằng bản thân có giả đối, không có thành ư th́ cha mẹ không thể nào vui vẻ từ đáy ḷng. Có phương pháp để bản thân không giả dối mà chân thành. Nếu không biết phân biệt rơ ràng phải trái tốt xấu th́ không thể nào chân thành với bản thân. Do đó, chân thành (thành tâm, thành ư) là đạo của trời (chân lư), là căn bản của mọi sự việc. Cố gắng phát huy ḷng chân thành đầy đủ là đạo (chân lư) của con người. Chân thành hết mức mà không cảm động được người là việc chưa hề có. Giả dối, không chân thành mà cảm động được người nhất định không bao giờ xảy ra.”

(Cư hạ vị nhi bất hoạch ư thượng, dân bất khả đắc nhi trị dă. Hoạch ư thượng hữu đạo: bất tín ư hữu, phất hoạch ư thượng hỹ. Tín ư hữu hữu đạo: sự thân phất duyệt, phất tín ư hữu hỹ. Duyệt thân hữu đạo: phản thân bất thành, bất duyệt ư thân hỹ. Thành thân hữu đạo: bất minh hồ thiện, bất thành kỳ thân hỹ.

Thị cố thành giả, thiên chi đạo dă. Tư thành giả, nhân chi đạo dă. Chí

thành nhi bất động giả, vị chi hữu dă. Bất thành, vị hữu năng động giả dă.)

Trong Bài 3 chương 13 Tận Tâm thượng sách Mạnh Tử viết:

Nhiệt tâm t́m kiếm chắc chắn sẽ có được. Nếu không t́m mà bỏ đi th́ sẽ không có được.(Cầu tắc đắc chi; xả tắc thất chi. Thị cầu hữu ích ư đắc dă, cầu tại ngă giả dă.)

 

6.     Ảnh hưởng của môi trường chung quanh trong giáo dục (Bài 24)

Trong Bài 24 nói về trách nhiệm của bậc làm cha mẹ, Matsushita viết:

Trách nhiệm của cha mẹ là có tư thế sống vững chắc và nhân sinh quan rơ ràng. Hai điều này đủ có sức thuyết phục đối với con cái.

Ngày nay trong việc giáo dục con người, chắc không có ai phủ nhận vai tṛ rất quan trọng của: 1) việc giáo dục trẻ em từ trong bụng mẹ hoặc từ lúc chào đời, và 2) giáo dục trong gia đ́nh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cha mẹ lấy việc bận rộn sinh kế để tránh sự thiếu trách nhiệm của ḿnh! Đối với trường hợp vất vả bận rộn v́ sinh kế này, Matsushita đề nghị “có tư thế sống vững chắc và nhân sinh quan rơ ràng.

Trong Bài 6 chương 7 Đằng Văn Công hạ, Mạnh tử mượn thí dụ dạy trẻ học ngôn ngữ nước ngoài để cảnh giác việc quan đại phu nước Tống là Đái Bất Thắng dự định đặt một ḿnh Tiết Cư Châu bên vua, để vua làm việc tốt là việc vô ích không có hiệu quả; điều quan trọng là người chung quanh vua như thế nào.

Đối với địa vị vua mà c̣n chịu ảnh hưởng của môi trường chung quanh th́ nói chi đến trẻ em. Điều này làm cho người viết nghĩ đến ảnh hưởng của môi trường xă hội đối với công cuộc giáo dục trong một nước. Dù cho giáo dục ở trong gia đ́nh, ở nhà trường được tốt đẹp nhưng nếu môi trường sinh hoạt xă hội không đàng hoàng liệu hiệu quả tốt của giáo dục của gia đ́nh và của nhà trường có phát huy được không? Câu nói sau của Mạnh tử trong Bài 5 của chương 7 Đằng Văn Công hạ sách Mạnh Tử làm chúng ta phải suy nghĩ nhiều:

Người của thế gian có thói quen mở miệng ra là “Thiên hạ quốc gia” nhưng lại quên căn bản của quốc gia là nhà, và căn bản của nhà là bản thân của họ.” (Nhân hữu hằng ngôn giai viết: “Thiên hạ quốc gia.” Thiên hạ chi bản tại quốc; quốc chi bản tại gia; gia chi bản tại thân.” )

 

Thay lời kết

1. Công lao to lớn của khoa học kỹ thuật là t́m kiếm phát minh ra những quy luật của tự nhiên để nâng cao đời sống con người càng ngày càng được cải thiện. Một phương pháp hiệu quả của khoa học kỹ thuật là thí nghiệm. Ngoài khoa học kỹ thuật, trong đời sống con người cần c̣n cần những chân lư (đạo) để sống theo và có được hạnh phúc. Tuy nhiên, sinh hoạt con người trong xă hội không đơn thuần như hiện tượng trong thiên nhiên nên rất khó dùng phương pháp thí nghiệm để kiểm chứng những cái có thể là chân lư (đạo) để sống. So sánh những ǵ của người xưa và người đời nay cho là chân lư (đạo) để sống có thể nói là một cách để kiểm chứng mặc dù không hoàn hảo như phương pháp thí nghiệm. Nội dung trên cho chúng ta thấy một số điều vẫn c̣n có thể áp dụng.

2. Theo thiển học của người viết, có 2 tác phẩm tiếng Việt đă biên dịch hết sách Mạnh Tử là:

(1) Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích do Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục biên dịch đăng trên tạp chí Nam Phong từ số 78 (năm 1923) đến số 158 (năm 1931), tất cả là 41 lần đăng, mất gần 8 năm dài.

   (2) Mạnh Tử trong sách Tứ Thư B́nh Giải do Lư Mạnh Tuấn biên dịch và b́nh giải của nhà xuất bản Tôn Giáo năm 2010. Ngoài sách Mạnh Tử c̣n có Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung.

Phan Bội Châu, Nguyễn Hiến Lê chỉ giới thiệu một số nội dung của sách.

Trong quá tŕnh t́m hiểu sơ bộ 2 tác phẩm trên, người viết nhận thấy có lẽ do dịch sát với nguyên bản nên có nhiều điểm khó đọc, khó hiểu. Một phần có lẽ do khả năng từ vựng tiếng Việt của người viết có giới hạn. Tuy nhiên không thể phủ nhận công lao biên soạn của các dịch giả đă giúp hậu thế biết được nội dung của sách. Người viết có cảm tưởng Lư Mạnh Tuấn không có tham khảo nội dung biên dịch của Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích.

Khi so sánh với bản dịch tiếng Nhật, người viết nhận thấy rằng nội dung biên dịch của tiếng Nhật dễ hiểu hơn nhiều, và có nhiều điểm nội dung hiểu khác nhau.

 

Nguyễn Sơn Hùng

25/8/2023

Ghi chú

(1)  Số thứ tự của các bài trong chương, ở đây theo sách sau:

Kobayashi Katsundo (1994): Mạnh Tử (thượng, hạ), Iwashoten.

(2)  Theo “Để có được tâm tự nhiên”, Matsushita Kônosuke (2004, 2006), Viện nghiên cứu PHP).