
Kỹ
Thuật, Sản Phẩm
Và Lợi Ích Của Ngành Nuôi Ong
Nguyễn Duy Khải
Phần I. Kỹ
thuật nuôi ong mật
Lịch sử
của các loài ong
Ong mật là một dạng đặc biệt của ong bắp cày. Ong bắp
cày là tên thông dụng của một nhóm các loại tò vò, chủ
yếu thuộc chi Vespa và Provespa. Có nhiều loại ong bắp cày
có kích thước lên tới 5.5 cm. Loại được biết đến nhiều
nhất là Vespa crabo (loại bắp cày Châu Âu) với kích thước
khoảng 2-3.5 cm, phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ và
Bắc Á.
Trong tiếng Việt, ong bắp cày còn có các tên khác như ong
vò vẽ, ong bò, ong bò vẽ, ong vẽ, ong bồ vẽ, ong vàng1).
Ong mật là loại ong bắp cày biến đổi từ săn mồi côn
trùng sang phấn hoa, có thể là kết quả của việc tiêu thụ
các con mồi côn trùng có mặt trong hoa và một phần của
con mồi còn dính phấn hoa khi chúng làm thức ăn cho ấu
trùng của ong bắp cày.
Ong mật bao gồm những loài ong có bản năng sản xuất mật
ong và đời sống có tổ chức. Một tổ ong mật, gồm có một
ong chúa (queen), thân dài 20-25 mm, cánh ngắn, kim châm
ngắn, ong đực (drone) thân dài 15-17 mm, không có ngòi châm,
cánh lớn và ong thợ (worker), thực hiện tất cả công việc
của đàn ong, như bảo vệ tổ, tạo sữa chúa để nuôi ấu
trùng, hút mật hoa để tạo mật ong2).

Ong mật thuộc giống Apis như Apis mellifera, Apis cerana, Apis
ligustisca, Apis sinensis hoặc các giống Maligona, Trigona,
v.v.. thuộc họ Apidae.
Theo Natural World News, ong mật có tổ tiên ở châu Á, trái
ngược với quan điểm trước đây cho rằng chúng xuất phát từ
châu Phi. Với phương pháp phân tích gene để giải mã lịch
trình tiến hóa của các loài ong mật, cho thấy loài ong
mật cổ xưa là loài ong sống trong các hốc đá, hốc cây,
xuất phát từ châu Á khoảng 300,000 năm trước và sau đó lan
rộng sang châu Âu và châu Phi như ong Apis mellifera.
Ong là loại côn trùng giúp thụ phấn hàng đầu, ít nhất
1/3 số lượng thực phẩm thế giới là sản phẩm từ cây
trồng được thụ phấn bởi các loài ong3). Hoverfly
có hình thù giống ong nhưng không thuộc loại ong và wasp,
cũng là loại côn trùng thụ phấn quan trọng, chỉ đứng sau
các loại ong (hình 1).
Hình 1. Các loại ong.


Murder Hornet xuất hiện ở bang
Washington là một loại ong Asian giant lớn nhất trong họ
Vespidae của wasps, như vậy tất cả các loại ong trong họ
Vespidae là wasps nhưng, hornets cũng là wasps nhưng thuộc chi
Vespa, có tên là Vespa mandarinia (hình 1). Asian giant hornets
có chiều dài gần 5.5 cm, một tổ chỉ có khoảng 100-400 ong
thợ, ong chúa và ong đực. Lợi ích của ong hornets là tiêu
trừ những loại côn trùng khác đặc biệt là nhện, và cũng
giúp thụ phấn cho vài loại thực vật, nhưng cũng giết hại
các loài ong khác để cướp lấy ấu trùng.
Murder hornets có lẽ vì xuất hiện ở một môi trường mới
như ở Mỹ, chưa quen thuộc nên trở nên hung dữ và các loại
ong mật ở Mỹ cũng khác với các loại ong mật ở Á châu
như ở Nhật. Ở Nhật, mỗi khi hornets tấn công ong mật thì
các loại ong mật, đặc biệt là loại ong Asian honeybees
(Apis cerana), sẽ kết hợp, thành hình như trái banh để bao
vây chống lại hoặc làm ngạt thở để giết ong hornets
4).
Apis mellifera, loại ong mật phổ biến nhất ở châu Âu được
thế giới công nhận, nhưng thực ra còn có các loại côn
trùng khác cũng sản xuất mật ong như Stingless bees
(Meliponini), Bumble bees, ong vò vẽ (Mexican honey wasp) và
kiến (honeypot ant).
Sự khác nhau của các loài ong
Có khoảng 20,000 loại ong, chúng
khác biệt về đặc tính, cách thụ phấn và môi trường sống.
Ong mật và ong bumble thường gặp và rất dễ nhầm lẫn với
wasps. Ong mật và ong bumble đều thuộc họ Apidae, nhưng ong
bumble thuộc chi Bombus, ong mật thuộc chi Apis. Hình dáng và
đặc tính được tóm tắt trong bảng 1. Về môi trường sống,
ong mật có tổ chức xả hội rất ưu tú, trong một tổ có
hàng ngàn con, trong đó, ong chúa có thể tồn tại 2-3 năm,
ong đực chỉ sống được khoảng 1-2 tháng và ong thợ, thường
sống khoảng 2-6 tháng
Ong bumble làm tổ dưới đất hay ngoài trời, gồm chừng vài
ba trăm con. Ong bumble không sản xuất nhiều mật ong như ong
mật, chỉ sản xuất vừa đủ để dùng trong tổ của mình, và
chỉ có ong chúa bumble có thể tồn tại trong mùa đông.
Về thụ phấn thì ong bumble làm tốt hơn ong mật vì có thân
hình lớn hơn, phân biệt được các loại hoa khác nhau để
lấy mật và thường thu thập phấn hoa lâu hơn ong mật, cho
tới khi thụ phấn xong mới dời đi. Đặc biệt ong bumble còn
có thể hoạt động dưới điều kiện thời tiết không tốt như
lạnh, mưa và ít nắng5).
Bảng 1.
Những đặc điểm khác nhau của ong mật, ong bumble và wasp.
|
Ong mật |
Ong Bumble |
Wasps |
Hình dáng |
Ít lông, nhỏ và gầy hơn ong bumble. |
Lớn, tròn và có nhiều lông. |
Thon dài, ít lông hoặc không có lông. |
Màu |
Có viền đen và màu vàng da cam. |
Có màu đen, trắng, vàng. |
Có viền màu vàng đậm và đen. |
Khi bay |
Chân thường co lên để che dấu. |
Chân không co, để nguyên khi bay. |
Chân không co, để nguyên khi bay. |
Ong đốt |
Đốt khi bị khiêu khích và chết sau kho đốt. |
Có thể đốt nhiều lần mà không chết. |
Có thể đốt nhiều lần mà không chết. |
Thường sống |
Sống bầy đàn lớn trong tổ ong, lỗ rỗng trên cây hay
mái nhà. |
Sống từng đàn nhỏ dưới đất, ổ chim bỏ trống. |
Sống từng đàn nhỏ dưới đất, mái nhà. |
Thường thấy |
Thu thập phấn hoa và mật
hoa.
|
Thu thập phấn hoa và mật hoa. |
Nơi có thức ăn hay đồ uống như xung quanh chổ pinics. |
Lợi ích của ong |
Thụ phấn cho hoa quả, ngủ cốc và tạo mật ong. |
Thụ phấn cho hoa quả, ngủ cốc. |
Tiêu diệt côn trùng trong vườn, vài loại có thể tạo
mật ong. |
Kỷ thuật nuôi ong mật của vùng Bắc Mỹ
Các loại ong mật ở Bắc Mỹ
Ong mật nuôi ở Mỹ gồm có 3 loại chính là ong Italians, ong
Caucasian và ong Carniolans, được cấy từ nhiều loại ong
khác nhau đến từ Ý, Caucasian và châu Phi. Hiện nay đã có
nhiều loại ong mật lai giống, được nghiên cứu và sản xuất
để chống thời tiết lạnh, bệnh tật, sâu bọ như ong Midnite,
Starline hay Buckfast.
a) Ong Italian là loại ong
mật phổ biến nhất ở Mỹ, sinh trưỡng từ đầu mùa xuân tới
cuối mùa thu, là một quần thể lớn. Với số ong lớn có
thể thu hoạch nhanh một lượng lớn mật hoa và phấn hoa để
tạo mật ong, nhưng cũng tiêu thụ nhiều mật ong trong mùa
thu và mùa đông so với các loại ong khác. Ong Italian có
kháng thể chống được bệnh Eurofoolbrood hơn ong Causasian và
Carniolan, nhưng dễ bỏ tổ hoặc đi chiếm mật ong của những
tổ ong khác, dễ gây lây lan các loại bệnh tật cho các tổ
ong khác.
b) Ong Caucasian
được xem là loại ong dể nuôi nhất trong các loại ong mật,
có màu từ nâu sậm tới đen, bụng có các vành màu hơi xám.
Ong này cũng có khuynh hướng dễ bỏ tổ để qua những tổ
ong khác như ong Italian, và không họp thành đàn quá sức.
Ong Caucasian không phổ biến nhưng có thể mua từ những nhà
cung cấp ong.
c) Ong
Carniolan, có màu nâu và hình dạng giống như ong Caucasian,
chỉ khác có những chấm màu nâu hoặc có vành ở bụng. Ong
Carniolan họp thành từng đàn nhỏ trong mùa đông nhưng phát
triễn nhanh trong mùa xuân, khi bắt đầu có phấn hoa. Loại
ong này dần trở nên phổ biến với các loại ong Carniolan
mới có tên là “New World Carniolan Bees” (hình 2).
Hình 2. Ong Italian, Caucasian và Carniolan (từ trái sang
phải).

Người nuôi ong
có thể mua ong từ nhà cung cấp ong, gồm tổ ong package, tổ
ong nucleus (nucs) hay tổ ong established hay bắt về nuôi các
loại ong mật làm tổ ngoài trời, trên cây, tường nhà...
Người nuôi ong
chưa có kinh nghiệm, nên tránh nuôi các loại ong mật đánh
bắt ngoài trời, nên dùng tổ ong package, nucleus hay
established. Mua loại ong nucleus và established phải cẩn
thận vì ong có thể có bệnh hoặc kích thước của tổ ong
không theo tiêu chuẫn.
a) Tổ ong
package: Mục đích để tăng cường những tổ ong bị suy yếu
hay tạo một tổ ong mới. Tổ ong package gồm có 3 loại,
loại 2 lbs (0.9 kg), 3 lbs (1.4 kgs) và 5 lbs (2.3 kgs), nhưng
phổ biến nhất là loại 2 lbs và 3 lbs, mỗi lb chứa khoảng
3,500 con ong, và hoặc có thêm ong chúa. Tổ ong package có
ong chúa thường cho mục đích tạo một tổ ong mới.
Thời gian thích
hợp để đặt tổ ong package vào thùng ong, nếu đã có sẵn
các khung sáp ong đã được ong xây dựng (drawcombs), thì nên
thực hiện sớm vào đầu tháng 4, nếu chưa được ong xây dựng
(comb foudation) thì phải đặt tổ ong package này vào cuối
tháng 4 hay đầu tháng 5, và tốt nhất là vào buổi chiều
khi ong không còn bay ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Chú ý
là luôn phải chuẩn bị thức ăn cho tổ ong package từ khi
nhận được từ nhà cung cấp cho tới khi chúng có thể tự đi
tìm kiếm mật hoa và phấn hoa, đặc biệt với những thùng
ong chỉ có khung sáp ong chưa được ong kiến tạo (comb
foundation). Với loại ong cung cấp từ tổ ong package, 35% số
lượng ong sẽ bị giãm trong vòng 21 ngày sau khi đặt tổ ong
này vào thùng ong, vì trong thời gian này, ong thợ ấu
trùng cần 21 ngày để phát triễn và ong thợ già bị chết.
Sau 4 tuần, lớp ong trẽ này sẽ phát triễn và vượt quá số
ong già bị chết, tạo lại mật độ số ong như trước. Để
tránh mật độ của ong bị giãm quá nhanh, khi đặt tổ ong
package vào thùng ong thì nên giử lại trong thùng ong sẳn
một, hai khung sáp ong có chứa sẳn trứng, ấu trùng và
nhộng và đã được ong thợ dùng sáp che lại (capped brood).
b) Tổ ong
nucleus (nucs): Giống như một tổ ong nhỏ, có đủ các loại
ong như ong thợ, ong cái và ong chúa, và thức ăn cho ong.
Vào đầu mùa xuân, khi có nhiều mật hoa, tổ ong sẽ phát
triễn nhanh, và vì không có trở ngại cho chu kỳ sinh sản
của ong chúa và hoạt động của ong thợ, tổ ong này cũng
tạo ra nhiều mật ong trong năm đầu.
Điều bất lợi
khi dùng tổ ong nucs, là giá cả cao hơn loại tổ ong package
và có khả năng bị truyền nhiễm bệnh và sâu bọ vì nhà
cung cấp không bị bắt buột phải có giấy chứng nhận kiễm
tra của chính phủ, thành thữ khi mua phải chọn nhà cung
cấp được tín nhiệm.
c) Tổ ong
established: Loại sản phẫm này chỉ thích hợp cho người
nuôi ong có kinh nghiệm, muốn tăng thêm số tổ ong. Người ít
có kinh nghiệm, tốt hơn là nên dùng thữ những đơn vị nhỏ
của tổ ong package hay nucs, trước khi dùng tổ ong
established.
Thiết bị nuôi ong
Những thiết bị
dùng để nuôi ong gồm thùng ong, thiết bị phụ tùng và áo
quần bảo vệ bị ong chích.
a) Thùng ong
gồm một bảng lót dưới thùng ong và một bệ đở: Thùng ong
tiêu chuẩn là loại thùng có 10 khung ong, có cùng một
chiều ngang và chiều dọc nhưng có 4 loại chiều cao khác
nhau. Thùng ong có chiều cao dài nhất là loại 95/8 inches
(24.5 cm), gọi là deep super, thường dùng để ấp trứng, nuôi
ấu trùng và nhộng, cũng có thể dùng để ong tạo mật và
tồn trữ. Loại thùng ong này khi chứa đầy mật, trọng
lượng sẽ lên đến hơn 60 lbs (27.2kgs), rất nặng và khó vận
chuyễn, do vậy loại trung bình 75/8 inches (19.4 cm) được ưa
chuộng hơn và có thể tự làm lấy. Loại nhẹ nhất có
chiều cao 51/16 inches (13.1 cm), có trọng lượng khoảng 35
lbs (15.9 kgs) khi thùng ong chứa đầy mật ong như loại thùng
honey supper, loại thùng bề ngang và bề dọc giống như của
deep supper nhưng thấp hơn.
Thùng ong được
đặt trên một tấm bảng (bottom board) có để một kẻ hở ở
phía trước, rộng 7/8 - 3/8 inches (0.4-0.9 cm), để ong có thể
ra vào, và dưới tấm bảng này còn có thêm một bệ đở
(stand), mục đích để giãm độ ẫm trong thùng ong, cũng như
tránh các loại cỏ dại có thể gây khó khăn cho việc di
chuyễn của ong (hình 3).
b) Queen
excluder: Mảng lưới này mục đích là giữ ong chúa, ong thợ
và tồn trữ nhụy hoa trong deep super, tránh di chuyễn lên
phía trên nơi thùng honey supers tồn trữ mật ong. Nhiều nhà
nuôi ong xem queen extruder như là vật cản “honey extruder”,
khi mật hoa chưa chứa đầy trong thùng deep super, ong sẽ
không muốn di chuyễn lên trên vì phải đi qua vật cản “honey
extruder” này. Cũng vì lý do này, người nuôi ong thường cho
ong chứa đầy mật hoa trong thùng honey super trước, trước
khi đặt queen extruder vào giữa thùng deep super và thùng
honey supper.
Hình 3. Thùng nuôi ong.

c) Bảng che phía trên thùng honey
super: Gồm có 2 bảng, một che ở phía trên honey super (inner
cover) và một che ở phía trên cùng (outer cover). Bảng che
inner cover thường đặt ngay phía trên thùng ong honey super,
có lỗ thông hơi, và nằm ngay phía dưới của tấm che ngoài
cùng outer cover. Tấm che phía dưới giúp ngăn ngừa bảng che
phía trên dính với thùng ong do chất nhựa và sáp ong gây
ra, và có lổ thông hơi để ong có thể di chuyễn ra vào
thùng ong honey supper để chứa mật ong, và cũng để thùng
ong cách nhiệt với bên ngoài trong mùa hè hay không khí ẫm
ướt trong mùa đông.
Hình 4. Thiết bị nuôi ong (đồ nạy và máy phun khói)

Bộ quần áo bảo hộ tránh bị ong chích gồm mạng che mặt
và cổ, và áo quần che từ cổ tới chân. Loại mạng che mặt
cũng có vài loại nhưng loại bảo hộ phổ thông nhất là
loại có mũ, nhẹ, rộng vành, làm bằng vải hay sợi. Loại
quần áo che từ cổ tới chân, kết hợp với mạng che mặt
vừa tránh bị ong chích vừa tránh để quần áo bị dính keo
của ong (proposis). Áo quần có màu trắng hay màu rám nắng
thích hợp nhất, nhưng các loại màu khác cũng chấp nhận
được trừ có màu tối và làm từ vật liệu mờ hay từ lông
của động vật. Cổ chân và cổ tay cũng phải chú ý vì cổ
chân là nơi dễ bị ong chích nhất vì gần chổ ra vào của
ong. Ngoài ra cũng phải tránh dùng nước hoa cạo râu,
colognes, khi tiếp xúc với ong vì mùi của nước hoa sẽ thu
hút sự tò mò của ong khiến ong tụ lại.
Cách quản lý tổ ong
Tháng 1: Đặt vài khung sáp ong có chứa mật ong, sugar candy
hay đường khô trong thùng ong nếu ong cần thêm thức ăn. Trong
thời gian này, cũng cần tu sữa dụng cụ nuôi ong và mua
thêm ong packages, nucs, ong chúa, nếu chưa mua từ tháng 12
vừa qua.
Tháng 2: Kiễm tra lượng mật trong tổ ong, tiếp tục cung
cấp thức ăn cho ong và dọn dẹp các tổ ong chết.
Tháng 3: Nếu cần thiết, tiếp tục cung cấp thức ăn, kiễm
tra thùng ong chứa ấu trùng và trứng. Dọn dẹp các tổ ong
chết và chuẩn bị các thùng ong chứa mật ong (honey
supper).
Tháng 4: Kiễm tra ong chúa, các loại bệnh tật và sâu bọ
trong tổ ong. Đây cũng là thời gian đặt tổ ong packages vào
thùng ong có chứa các khung sáp đã được ong kiến tạo và
thay ong chúa nếu ong chúa hết khả năng sinh đẽ. Thêm thùng
ong để chứa mật khi mùa hoa bắt đầu nỡ, và điều chỉnh
các tổ ong bị suy yếu với các tổ ong khỏe mạnh.
Tháng 5: Theo dõi các ổ chứa ong chúa trong tổ ong, quản
lý ong tụ tập tại một chổ, đặt thêm thùng ong chứa mật,
và đặt tấm ngăn queen excluder giữa thùng ong có ong chúa
và thùng ong chứa mật honey supper. Đây cũng
là lúc đặt ong packages vào thùng ong có chứa khung ong
chưa được ong kiến tạo và chia tổ ong khỏe mạnh ra các tổ
ong khác.
Tháng 6: Tiếp tục kiễm tra ong chúa, bệnh tật và các
loại sâu bọ trong thùng ong. Đồng thời thay thế những
thùng ong đã chứa đầy mật và quản lý ong tụ thành đàn.
Tháng 7: Tiếp tục di dời các thùng ong chứa đầy mật,
kiễm tra ong chúa, thêm thùng ong chứa mật, đặt phía dưới
những thùng ong chứa mật khác. Những khung chứa đầy mật,
nếu lấy ra sớm từ những thùng ong, cần giữ đông lạnh để
đề phòng hư hại từ các loại sâu bọ như sâu ăn sáp ong wax
moth.
Tháng 8: Kiễm tra và theo dõi cũng như xử lý các tổ ong
bị bệnh hay có sâu bọ. Bắt đầu chế biến mật ong (mật ong
mùa hè), thêm thùng ong chứa mật nếu cần.
Tháng 9: Tiếp tục kiễm tra, theo dõi và chuẩn bị đặt thêm
thùng ong chứa mật. Lúc này có thể thay ong chúa nếu cần
và hợp nhất lại những tổ ong yếu.
Tháng 10: Chuẩn bị tổ ong cho mùa đông, bắt đầu cung cấp
heavy syrup từ mùa thu nếu cần, chế biến mật ong (mật ong
mùa thu), và bổ sung những tổ ong yếu với tổ ong mạnh
khỏe, đồng thời đặt tấm che ở chổ ong vào ra để ngăn
ngừa sâu bọ.
Tháng 11: Lúc này không còn lấy mật nữa, là lúc mua thêm
dụng cụ mới chuẩn bị cho mùa ong tới và cung cấp thức ăn
cho tổ ong vào dịp cuối thu.
Tháng 12: Sữa chữa và làm thêm dụng cụ cho thùng ong, mua
thêm ong nếu cần.
Các loại bịnh của ong và cách xử trí
Các loại bịnh
của ong và cách xử trí
Để phòng ngừa
ong bị bệnh tật, sâu bọ phá hoại v.v., cần khả năng chuẩn
đoán và xác nhận nhanh các triệu chứng.
1. Các loại
bệnh tật gây ra bởi vi khuẩn:
a) American
Foulbrood (AFB, bacterial desease): Loại bịnh truyền nhiễm phổ
biến nhất của ong ở Mỹ, gây ra bởi Paenibacillus larvae
(spore-forming bacterium), chỉ ảnh hưởng ấu trùng dưới 53
giờ sinh nở. Ấu trùng chết sau 2 ngày khi nhiễm AFB, biến
đổi từ màu trắng sang màu nâu và màu cà phê đậm, và sau
3 tuần thì thi thể sẽ tạo ra chất nhờn và lưởi của ấu
trùng thò ra ngoài, đó là dấu hiệu bệnh tính của loại
ong bị nhiễm AFB (hình 5). AFB có thể lây qua các tổ ong
gần kề và các ấu trùng qua thức ăn của ấu trùng bị
nhiễm AFB, và cuối cùng cả tổ ong đều bị nhiễm. AFB không
truyền nhiễm qua người hay qua người dùng mật ong, tuy nhiên
những bào tử (spores) của AFB có thể tồn tại nhiều năm
trong mật ong hay bánh mật (honeycomb).
Hình 5. Ấu trùng nhiễm bịnh American Foulbrood.

b) European Foulbrood (EFB,
bacterial disease): Loại bịnh thường xảy ra trong mùa xuân
hay đầu mùa hè, gây ra bởi Mellissococcus pluton và
biến mất sau đó. EFB thường không giết ong, nhưng nếu
ong bị nhiễm nặng EFB, sẽ làm giãm đáng kể số ong sinh
sản. Ong ấu trùng bị nhiễm EFB chết khi được 2-4 ngày
tuổi. Khác với ong ấu trùng bị nhiễm AFB, ấu trùng nhiễm
EFB, hầu hết chết trước khi ô sáp (cells) trên khung ong
được đóng. Màu sắc của ấu trùng khi chết sẽ từ trắng,
đổi sang vàng, nâu và cuối cùng xám đen, và không tạo ra
chất nhờn từ tử thể (hình 6).
Hình 6. Ấu trùng nhiễm bịnh Europian foulbrood.
 
c) Sacbrood (viral disease): Loại
bịnh này gây ra bởi virus, không gây ra những tổn thất lớn,
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và thường xảy ra giữa thời kỳ
đầu của ấu trùng. Tử thi của ấu trùng hóa thành dung
dịch và phình ra như cái bao đựng nước, loại bịnh này
thường biến mất vào cuối mùa xuân khi mật hoa bắt đầu
xuất hiện. Các tổ ong khỏe mạnh và thường xuyên thay đổi
ong chúa sẽ ngăn ngừa được loại bịnh này (hình 7).
Hình 7. Ấu trùng nhiễm bịnh Sacbrood.
d)
Chalkbrood (fugal disease): Loại bịnh này gây ra bởi loại
nấm Ascophaera apis, các loại ấu trùng của ong
thợ, ong đực và ong chúa đều có thể bị nhiễm. Ấu trùng
bị bệnh này thường xảy ra vào cuối mùa xuân, tổ ong tuy
bị nhiễm nhưng không bị hủy diệt, chỉ gây cản trở việc
sinh sản và giãm lượng sản xuất mật ong. Loại bệnh này
sẽ biến mất khi thời tiết trở lại ấm áp như trong mùa
hè. Triệu chứng của loại bệnh này là xuất hiện nhiều
sợi và nhiều điểm màu nâu hay đen ở dưới bụng của tử thi
của ấu trùng. Tử thi của ấu trùng thường tìm thấy phía
trước thùng ong, trên bảng lót dưới thùng ong hay trên khay
đựng phấn hoa. Độc tố của bào tử của loại nấm này tồn
tại nhiều năm trên dụng cụ nuôi ong, hiện tại chưa có
phương pháp hửu hiệu để quản lý loại bịnh này trên ong
(hình 8).
Hình 8. Ấu trùng nhiễm bịnh Chalkbrood.

e) Stoneboard (fugal disease): loại
bệnh này gây ra từ các loại nấm thuộc họ Aspergillus. Hai
loại nấm phổ biến nhất là A. flavus và A. fumigates, A.
flavus gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với ấu trùng và
nhộng. Tử thi của ấu trùng hay nhộng nhiễm A. flavus
thường phủ một lớp phấn màu xanh do các bào tử của A.
flavus sinh sản. Loại bệnh này ít khi gặp và ít ảnh
hưởng đến tổ ong nên không cần xử lý (hình 9).
Hình 9. Ấu trùng nhiễm bịnh Stoneboard.

f) Nosema disease (Protozoan
disease): Bịnh Nosema gây ra bởi những bào tử của Nosema
apis, xâm nhập vào đường tiêu hóa của ong thợ, ong đực và
ong chúa. Ong bị bịnh này thường xảy ra trong mùa đông, vì
ong không bay ra ngoài được để bài tiết, và tụ lại thành
đàn để giử ấm cho nhau, nên dễ gây nhiễm cho toàn tổ ong (hình
10). Bệnh này rất phổ biến nhưng khó phán đoán, phải
dùng kính hiễn vy để quan sát các bào tử của loại fungus
này có tồn tại hay không.
Cách quản lý là dùng chất hóa
học fumidil-B (Fumagillin), tuy nhiên fumagillin không hiệu qủa
đối với bào tử của nosema parasite, nên không hoàn toàn
loại trừ được loại bịnh này, chỉ áp chế bịnh nosema
phát triễn
Hình 10. Ong bị nhiễm bịnh nosema.

2. Ký sinh trùng (Parasitic):
a) Varroa mites (Varroasis):
Hội chứng ký sinh trùng này gây ra bởi sự chồng chéo
giữa virus của bịnh foulbrood và sacbrood. Varroa mite được
xem là loại bệnh nguy hiễm nhất của ong, xảy ra ở mọi nơi
nuôi ong. Ký sinh trùng varroa mites sống bên ngoài ấu trùng,
nhộng hay ong trưỡng thành, với số lượng lớn có thể làm
suy yếu hay giết chết tổ ong. Triệu chứng nhiễm varroa
mites, rất khó phát hiện khi bị nhiễm nhẹ, nhưng nhiễm
nhiều sẽ gây khó khăn cho ong thợ và ong đực khi bay vì
cánh bị biến dạng. Cuối mùa nuôi ấu trùng là lúc mites
sinh trưỡng nhiều nhất (hình 11).
Hình 11. Varroa mite.

b) Tracheal mite (Acarapis woodi):
Loại ký sinh trùng này sống trong khí quản hay trong ống
hô hấp nằm bên trong lồng ngực của ong trưỡng thành.
Tracheal mites cũng tìm thấy trong túi khí trong ngực, trong
bụng và đầu của ong. Loại mites này sống nhờ hút máu
của ong từ ống thở (hình 12).
Hình 12. Honey bee tracheal mite

3. Bệnh tê liệt (Paralysis) và
kiết lỵ (Dysentry):
a) Bệnh tê liệt: Bệnh này liên
quan tới 2 loại virus, loại tê liệt mãn tính, chronic bee
paralysis virus (CBPV), và loại tê liệt cấp tính, acute bee
paralysis virus (ABPV), liên quan tới mật hoa, phấn hoa của
vài loại thực vật như rhododendron, laurel, buttercup, hay
phấn hoa bị lên men trong thời kỳ nuôi dưỡng ấu trùng.
Khi bị tê liệt
nặng, một số lượng lớn ong có thể thấy rơi rớt ở chổ ra
vào của thùng ong hoặc trên mặt đất gần thùng ong. Loại
bệnh này xảy ra đối với ong trưỡng thành, và có thể hồi
phục trong một thời gian ngắn.
Số ong bị tê
liệt nhiều có thể xử lý với hóa chất fumagillin (Fumidil-B),
giúp ong sinh tồn qua mùa đông (hình 13).
Hình 13. Ong bị bịnh tê liệt (CBPV và ABPV).
 
b) Bệnh kiết lỵ: Là tình trạng
khi ong có quá nhiều nước trong cơ thể do ăn những thức ăn
có nhiều nước hay bị ức chế trong thùng ong quá lâu trong
mùa đông và đầu mùa xuân. Ong bị nhiễm bệnh Nosema hay tổ
ong ẫm ướt cũng ảnh hưởng tới tình trạng này. Triệu
chứng ong bài tiết trên bánh mật trên khung ong, bên ngoài
cửa ra vào của thùng ong hay trên đất gần tổ ong. Để ngăn
ngừa ong bị bệnh kiết lỵ, thùng ong phải được giữ ở chổ
thoáng khí và cung cấp thức ăn cho ong có phẩm chất tốt (hình
14).
Hình 14. Ong trong tình trạng bị kiết lỵ.

4. Côn trùng:
Small hive beetle (Aethina tumida):
Lần đầu phát hiện ở Florida vào đầu xuân năm 1998, loại
côn trùng giống như con bọ hung, có nguồn gốc từ Africa.
Loại trưỡng thành có độ lớn chừng 1/3 của ong, màu đen
hay nâu và che phủ bởi các sợi lông nhỏ (hình 15).
Hình 15. Small hive beetle (SHB).

a) Kiến: Không phải là loại côn
trùng gây tác hại nhiều cho tổ ong, tuy vậy kiến có thể
tìm vào tổ ong để kiếm thức ăn hay làm tổ. Kiến thường
tìm thấy ở giữa 2 tấm che phía trên hết của thùng ong
(inner và outer cover) và khay đựng phấn hoa. Mặc dầu kiến
ít gây phiền phức cho ong, nhưng cũng gây ít nhiều khó
chịu đối với ong.
Hình 16. Kiến trong thùng ong.

b) The greater wax moth (Galleria
mellonella) và the Lesser wax moth
(Achroia grisella): Là 2 loại
bướm ăn sáp ong nên gây nhiều tai hại cho ong. Wax moth có
thể xuất hiện nếu mảng ong trên khung tồn trữ ở những nơi
tối tăm, ấm áp và không thoáng khí. Greater wax moth có
chiều dài 13-19 mm, xuất hiện mọi nơi trên thế giới, lesser
wax moth, có chiều dài 10-13 mm, cùng màu với greater wax
moth, đầu màu vàng và thân hình màu xám tro (hình 17).
Hình 17. Greater wax moth (trái) và Lesser wax moth (phải).
Kỷ thuật nuôi ong của Việt nam
Cũng như kỷ thuật nuôi ong mật
của Bắc Mỹ, cách nuôi ong của Việt nam cũng được nhấn
mạnh đến kỷ thuật nuôi, cách chăm sóc và quản lý. Ở
Việt nam, để tăng ong, thì cứ khoảng 2 năm tiến hành thay
ong chúa đã già một lần, thường xuyên làm vệ sinh thùng
ong và thùng ong được chọn loại gỗ không mùi như sung ,
gạo, sau sau...và mùa đông phải che đậy cẩn thận, tránh để
ong bị lạnh hoặc thùng ong bị thấm nước. Mỗi thùng ong
chỉ để khoảng 3-4 tấm khung sáp ong (cầu ong), đến mùa
xuân, khi lượng mật hoa nhiều hơn thì có thể đặt thêm 6-7
tấm 6).
Theo văn phòng thống kê tổng hợp,
trong năm 2017, Việt nam có 1.2 triệu đàn ong mật, gồm loại
ong của Ý và địa phương. Việt nam đứng thứ 6 thế giới và
thứ 2 ở châu Á về xuất khẩu mật ong. Mỗi năm, Việt nam
sản xuất hơn 55,000 tấn mật ong và hơn 1,000 tấn sáp ong,
85-90% những sản phẩm này được xuất khẩu sang Mỹ, Âu châu
và Nhật bản 7).
Gần đây, theo số liệu thống kê
của Ủy ban thương mại quốc tế (ITC), sản lượng mật ong
của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2021 đạt 56,133 tấn với
kim ngạch khoảng 82.1 triệu Mỹ kim.
Tham khảo
1.
Vi.m.wikipedia.org/wiki/Ong_bắp_cày
2.
Vi.m.wikipedia.org/wiki/Ong_mật
3.
https://phys.org/news/2015-09-insects-pollinators.html
4.
Science.thewire.in/environment/understand-the
-alarm-around-asian-giant-hornets-in-the-us/
5.
Beeloved-co-uk/buzzfeed-1/2016/6/21
6.
Baotintuc.vn/nguoi-tot-viec-tot/nuoi-ong-khong-kho-2015-1228-223705.152.html
7.
BeeCulture: The Magazine of American Beekeeping. Sept. 04, 2018
|