
VIẾT CHO THÁNG BẢY
Nguyễn Anh Tuấn (exryu 69)
Thân tặng Thụ Ân và Dạ Lan, lúc nào cũng khuyến khích tôi "viết",
cùng các anh chị cựu sinh viên du học Nhật Bản ngày xưa.
Tháng bảy, nước Mỹ đón mừng ngày sinh nhật 244 năm từ khi lập quốc.
Nước Nhật th́ đang trong mùa mưa, Tsuyu (梅雨),
mai vũ, plum rain. Nó có cái tên tsuyu, plum rain, v́ nó trùng hợp
với mùa trái plum chín rộ。Mùa
mưa ở Honshu, đảo lớn nhất ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng sáu và
chấm dứt vào khoảng
cuối
tháng 7. Theo âm lịch Nhật Bản, mùa tsuyu có tên gọi là Samidare (五月雨):
Mưa Tháng Năm.

Mùa mưa, Tsuyu,梅雨.
(ảnh Internet)
Anh chị có nhớ ngày xưa khi c̣n đi học, ḿnh thấy các người trẻ Nhật
yêu nhau thường vẽ cây dù, hai bên cán dù, một bên họ ghi tên người
họ yêu và bên kia là tên của ḿnh. Thấy cũng
romantic.
Đó là "ai ai gasa" (あいあい傘
). Trong nhóm chúng ta, chắc là có ai đó cũng
một thời được viết tên và được cùng đi với, dưới một "ai ai gasa"
trong cơn mưa ngày nào.
Thôi giữ đó như là một kỷ niệm của một thời, của tuổi thanh xuân.
Kỷ niệm đó là một cái ǵ không bao giờ trở lại.

あいあい傘
(Ai Ai Gasa). (ảnh Internet)
Mùa mưa, tsuyu, đi cùng với khí hậu ẩm thấp, nhiệt độ lên cao, thân
ḿnh đẩm ướt, được gọi là asebamu atsusa (汗ばむ暑さ).
Nhưng trong cái "asebamu atsusa " đó, trong cơn mưa đó, ta t́m một
nơi
trú
mưa, dưới mái
hiên
của
một một ngôi đền (神社,
jinja), dưới mái
hiên
của một ngôi chùa (お寺,
o-tera).
Nh́n ra bên ngoài,
trời mưa, những cơn mưa đầu hè, những hạt mưa rơi trên những cành
hoa "ajisai,
紫陽花",
(Hydrangeas, tử dương hoa? ) trong khuôn viên.
Nghe tiếng mưa tí tách trên mái chùa, hay chỉ trầm ngâm nh́n mưa
bong bóng trên một vũng nước nho nhỏ trên đường đi, cũng đủ tạo cho
chúng ta một cảm giác êm ả của thiền môn. Và trong tiếng Nhật có một
tiếng gọi cho những cảm giác đó, tiếng gọi đó là amayadori (雨宿り).
Tôi cho đó là một văn hóa, v́ không chỉ đơn
thuần trú mưa, mà nó c̣n dẩn đến, cho sự b́nh thản của tâm hồn, cái
đẹp của thiên nhiên mà thượng đế tạo ra bốn mùa.

Ngắm hoa và mưa rơi trong ngày mưa từ mái hiên chùa.
(ảnh Internet)
https://www.dailymotion.com/video/xu5g8i

Amayadori (雨宿り),
Trú mưa. (ảnh Internet)
Đâu phải tháng bảy chỉ có mưa, với gió.
Tháng bảy cũng có ngày lễ hội ở Sendai, gọi là "Tanabata” (七夕).
Theo truyền thuyết hai vị thần, nữ thần
Orihime (織姫,
Chức Cơ) và nam thần Hikiboshi (彦星,
Ngạn Tinh), yêu nhau, nhưng v́ mắc tội, họ bị ngăn cách bởi Ama No
Gawa (天の川,
dải
Ngân Hà). Họ chỉ được phép gặp nhau mỗi năm một
lần trong ngày bảy tháng 7 âm lịch.

Nữ thần Orihime
(織姫, Chức Cơ), Nam thần Hikiboshi (彦星, Ngạn Tinh),
và Ama No Gawa (天の川, dải Ngân Hà). (ảnh Internet)
Cũng giống như chuyện "Ngưu Lang, Chức Nữ" và dải
Ngân Hà trong chuyện thần thoại mà ta nghe khi c̣n nhỏ với
tháng bảy mưa Ngâu. Nhưng trong truyện thần thoại Nhật, th́ người ta
không thích có mưa trong ngày Tanabata v́ nếu trời mưa
lũ chim không làm cầu qua
dải Ngân Hà
được v́ nước dâng cao. Orihime và Hikiboshi
không gặp nhau được. Lại phải chờ đến năm
sau. Tội nghiệp quá. Cơn mưa trong
ngày nầy
được
cho là những giọt nước mắt của "Orihime" và "Hikiboshi".
Trước
ngày nầy và trong ngày nầy, người ta treo "Teru Teru Bozu" (照る照る坊主)
khắp nơi, cầu nguyện trời không mưa để Orihime và Hikiboshi gặp nhau,
và cho ngày Tanabata Matsuri được đông đảo và thành công.

Teru Teru Bozu.
(ảnh Internet)
Teru Teru Bozu là một câu chuyện buồn.
Thuở xưa, ở một vùng có mưa nhiều, làm hư hại
mùa màng không kể xiết. Vị lănh chúa và
các nông dân mời một vị sư đến cầu nguyện cho trời bớt mưa, cho mưa
thuận, gió ḥa. Vị sư cầu nguyên và tin
rằng lời cầu nguyện sẽ được thần linh nghe thấy.
Nhưng trời vẫn tiếp tục mưa, vị lănh chúa và các
nông dân tức giận, chém đầu vị sư. Đầu vị
sư được bọc vào trong mảnh vải, treo ngoài đầu ngỏ.
Và lạ thay, trời tạnh và không c̣n mưa nữa.
Người ta "nhớ ơn " ông, nên khi các học tṛ đi field trip, hoặc
trong các ngày lễ lộc (nhất là vào mùa mưa) người ta thường làm
những con búp bê bằng vải trắng, đầu nhẳn nhụi, treo ở mái hiên, hay
cửa sổ, cầu nguyện cho ngày mai trời không mưa.
Nếu chúng ta cầu nguyện Teru Teru Bozu, và nếu lời nguyện cầu được
đáp ứng, đừng quên "cám ơn" "Teru Teru Bozu" bằng cách mua sake (đừng
mua loại rẻ tiền) đổ trên “người” của Teru Teru Bozu và rửa sạch
Teru Teru Bozu trên ḍng sông cho đúng truyền thống.
Các học tṛ mẫu giáo thường được dạy hát bài hát "Teru Teru Bozu"
(童歌) như sau :
https://www.youtube.com/watch?v=eMlguyeKek8&feature=youtu.be
|
Japanese
てるてるぼうず、てるぼうず
明日天気にしてをくれ
いつかの夢の空のよに
晴れたら金の鈴あげよてるてるぼうず、てるぼうず
明日天気にしてをくれ
私の願いを聞いたなら
甘いお酒をたんと飲ましょてるてるぼうず、てるぼうず
明日天気にしてをくれ
それでも曇って泣いてたら
そなたの首をちょんと切るぞ
|
Romaji
Teru-teru-bōzu, teru bōzu
Ashita tenki ni shite o-kure
Itsuka no yume no sora no yo ni
Haretara kin no suzu ageyo, teru-teru-bōzu, teru
bōzu
Ashita tenki ni shite o-kure
Watashi no negai wo kiita nara
Amai o-sake wo tanto nomasho teru-teru-bōzu, teru
bōzu
Ashita tenki ni shite o-kure
Sore de mo kumotte naitetara
Sonata no kubi wo chon to kiru zo |
English
Teru-teru-bozu, teru bozu
Do make tomorrow a sunny day
Like the sky in a dream sometime
If it’s sunny I’ll give you a golden
bellTeru-teru-bozu, teru bozu
Do make tomorrow a sunny day
If you make my wish come true
We’ll drink lots of sweet sakeTeru-teru-bozu, teru bozu
Do make tomorrow a sunny day but if it’s cloudy and I find you
crying (i.e. it’s raining)
Then I shall snip your head off |
|
(from Internet)
Tôi nhớ có lần Vĩnh Trường cầu nguyện "Teru-Teru Bozu” (てるてる坊,
shine shine monk),
cho trời không mưa,
để các anh chị đi chơi ở Hokkaido năm ngoái (2019).
C̣n nếu trời hạn hán, người nông dân treo ngược "Teru Teru Bozu"
thành "Ame Ame Bozu", cầu cho trời mưa:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Cho đầy bát cơm
Lễ Tanabata Matsuri th́ có ở mọi nơi trên nước Nhật, nhưng "Sendai
Tanabata" là lễ hội lớn nhất và nổi tiếng nhất Nhật Bản. Các anh chị
c̣n nhớ không, chúng ta có dịp làm quen với "Sendai Tanabata" trong
cuốn "Nihogo Dokuhon II".
Sendai Tanabata bắt đầu từ 08/06 đến 08/08.
Đó là một trong ba lễ lớn nhất về mùa hè ở vùng Tohoku (東北地方).
Hai lễ kia là :
Aomori Nebuta Matsuri : từ 08/02 đến
08/06
Akita Kanto Matsuri (Lantern Festival) :
từ 08/03 đến 08/06
Những người trẻ đón ngày Tanabata với những lời cầu nguyện.
Các cô thiếu nữ th́ cầu nguyện cho thêu thùa nội
trợ giỏi hơn. Các thanh niên th́ cầu
nguyện ḿnh được vẽ đẹp hơn, viết đẹp hơn.
Ngày xưa, người ta dùng những hạt sương đọng
trên những lá môn (taro) để làm ra mực.
Những lời cầu nguyện được viết trên những mảnh giấy h́nh chữ nhật
nho nhỏ có màu sắc.
Những mảnh giấy nầy được gọi là Tanzaku (短冊,
đoản sách) và treo trên các cành tre.

Những
lời cầu nguyện
được
viết
trên
Tanzaku (短冊,
đoản sách)
và
được
treo trên các cành tre. (ảnh
Internet)

Tanzaku (短冊,
đoản sách)
được
treo trên các cành tre trong lễ Tanabata
C̣n các thiếu nữ th́ dệt vải đẹp dâng lên cho Kami (thần) cầu nguyện
cho mưa thuận gió ḥa, cho được mùa, và cầu nguyện cho ḿnh được
thêu thùa, nội trợ giỏi
dang hơn.
Mùa hè ở Nhật có thể chia ra làm hai phần :
1) Phần đầu, là mùa mưa (tsuyu), từ tháng 6 cho hết tháng 7.
2) Phần thứ hai, là mùa nóng. Tháng 8 là tháng
nóng nhất trong năm. Nhất là ở những nơi bị đồi núi bao bọc
chung quanh như Kyoto (Kyoto-Fu), Kofu
(Yamanashi-Ken).
Cái nóng của tháng 8 làm người ta uể oải, không muốn làm ǵ cả.
Trong một bài nào đó tôi viết mấy năm trước, tôi
có viết về cái nóng tháng 8 ở Kofu Bonchi (thung lũng
Kofu).
Cái nóng của "natsubate".
Để làm "dịu" bớt cơn nóng, và để làm đường phố bớt bụi và "mát hơn",
người ta có tục lệ dùng gào nước rải nước xuống đường
phố,
gọi là "Uchimizu" (打ち水).
Thường là những cô gái mặc "Yukata" (loại áo kimono đơn giản mặc vào
mùa hè) có một sô nước và gào nước rải nước
trước nhà hay tiệm của ḿnh để làm mát đường phố.

Uchimizu (打ち水
Sprinkling water).
(ảnh Internet)
Các trẻ em cũng tham gia vào việc "Uchimizu".
Có thể có vài thành phố dành một ngày nào đó
trong tháng 8, và kêu gọi toàn dân trong thành phố cùng tham gia vào
"Uchimizu".

Trẻ em cũng tham gia vào việc "Uchimizu".
(ảnh Internet)
Tháng tám cũng là tháng của Obon.
Ngaỳ 15 tháng 8 là ngày lễ chánh.
Ngày mà người ta làm lễ tưởng niệm ông bà tổ
tiên, và những người thân qua đời, những người mất trong trong trận
chiến Thái B́nh Dương.
Tôi đă viết về Obon trong bài viết trước nên trong bài nầy tôi không
viết lại nữa.
Mỗi khi mùa Obon về, tôi thèm được mặc Yukata,
tay cầm uchiwa (quạt) trên đường đi vào jinja (thần xă), ghé
vào ăn “Somen” (cold noodles), ăn "Kakigori" (tương
tự như nước đá nhận),
nh́n pháo bông trong đêm 15 tháng 8
bên ḍng Kamogawa ở Kyoto năm nào.
Xa quá rồi những ngày của tháng 8 năm xưa !
Mùa Đại dịch Covid-19, July 2020.
Nguyễn Anh Tuấn
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com
|