|

Tiếng Đời Đi Rất Nhẹ
Nguyễn Anh Tuấn
Xin kính tặng mẹ tôi suốt đời hy sinh cho các con.
Thương mến gởi đến vợ tôi và các con tôi cùng các em gái tôi lúc nào
cũng đem đến cho tôi những t́nh thương gia đ́nh. Và cũng xin mến gởi
đến các anh chị ex-ryu, đặc biệt là đến các anh chị ex-ryu Bắc Cali
và Nam Cali đă đem đến cho nhau những kỷ niệm thân thương mà ḿnh
nâng niu của những ngày thanh xuân đi học ở Nhật Bản trong những dịp
"Bonenkai/Shin Nenkai" ở Bắc Cali và "Hát Cho Mùa Thu" ở Nam Cali.
Ngày tôi tṛn 63 tuổi (và welcome 64)
日本終戦記念日
(08/15)
Trước những đa đoan của cuộc
đời và cuộc sống, măi đến hôm nay tôi mới viết xong những xúc cảm về
những kỷ niệm sau ngày về thăm lại Kyoto sau gần 37 năm sau (tôi về
Kyoto tháng 12 năm 2010), và cũng để ghi lại cảm xúc về cuộc động
đất & tsunami ở Tohoku tháng 3 năm 2011. Viết xong bài viết nầy (trải
dài từ mùa xuân 2011 đến nay, 2012), tôi xin kèm theo đây những lời
xin lỗi muộn màng đến Lê Viết Chung-san (Bắc Cali, Kyoto Dai), người
đă trao đổi với tôi rất nhiều về Kyoto, chị Đào Tơ (Bắc Cali), anh
Hiền, chị Hương (Nam Cali), Nguyễn Đăng Đức-san (Nam Cali), Lê Ngọc
Thành-san (Bắc Cali), Nguyễn Tiến Quang-san (Ohio) , anh Huỳnh Trúc
Lập (Texas), gặp lại anh sau mấy mươi năm trong buổi hát cho mùa thu
ở Nam Cali (do một số exryu miền Nam Cali tổ chức) mà không có cơ
hội nói chuyện với anh nhiều, Trần Vĩnh Thuận-san (Nam Cali), Lâm
Văn Hải-san (Nhật Bản), Nguyễn Ngọc Ẩn E-san (Nhật Bản): lư do là v́
tôi đă không hoàn thành sớm hơn như đă hứa.
Thôi cứ đọc cho vui,
Tiếng đời đi rất nhẹ,
và tha thứ cho sự chậm trễ nầy.
Thủa làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo
Hoa cúc vàng chân thềm
Gió mây lưng bờ dậu
Chiều sương đầy bốn phía
Ḷng anh mấy ngă ba
Tiếng đời đi rất nhẹ
Nhịp sầu lên thiết tha.
(Thủa làm thơ yêu em, Thơ Trần Dạ Từ)
Cuối tháng 12, 2010, sau Christmas, tôi có dịp đi
shukucho qua Nhật. Đă lâu lắm rồi từ khi ngày hội ngộ ex-ryu tại
Tokyo mùa xuân 2004, tôi mới trở lại Nhật.
Một xúc cảm có thật trong ḷng cho chuyến đi nầy
v́ tôi có hứa với Kagawa Atsuko-sensei mấy năm trước là tôi sẽ qua
thăm sensei, nhưng rồi tôi thất hẹn măi, nay mới có dịp thực hiện
lời hứa đó. Tôi nhớ sensei có nói với tôi khi tôi điện thoại
chúc tết sensei mấy năm trước là "Watashi wa
94-yon sai desu yo. Anatatachi ni au
kikai ga nai ka mo shiremasen (Thầy đă 94 tuổi rồi.
Không biết có dịp gặp lai các tṛ không nữa).
Tôi có nói với Lê Ngọc Thành "ḿnh nên làm một
chuyến đi thăm sensei, thấy bà thầy nói, tội nghiệp quá ".
Tôi đến phi trường Narita vào buổi xế chiều khi ánh
nắng đang ngập ngừng trước buổi hoàng hôn.
Trời mùa đông mặt trời đi ngũ sớm.
Đông Kinh vào đông lạnh hơn mùa đông ở thung
lũng hoa vàng. Tôi khoát lên người chiếc
áo pardessus mà lâu lắm rồi không có dịp dùng đến.
Tôi c̣n nhớ áo nầy tôi mua ở Seibu Depato ở
Shibuya vào mùa đông năm 74. Tôi giặt ủi
và giữ nó kỷ lắm 36 năm sau tôi mới có dịp mặc lại.
Chiếc áo đă giữ cho tôi ấm suốt mùa đông năm đó.
Mặc lại, như thấy h́nh ảnh
ḿnh mấy chục năm trước.
Sau ba ngày làm việc, tôi lấy hai ngày vacation trước
khi trở về San Francisco, đáp shinkansen xuôi nam về Himeji thăm
Kagawa sensei.
Tôi đến nhà ga Tokyo vào sáng sớm. Ngày cuối năm sân ga đầy người về
quê ăn tết. Khi xe
điện qua khỏi Atami vào Numazu (Shizuoka ken), nh́n qua khung cửa,
núi Phú Sĩ thật đẹp và hùng vĩ với tuyết trắng phủ đầy.
Biết bao nhiêu lần rồi tôi đă đi qua đây, từ
Himeji đến Tokyo. Học tṛ , ngân sách eo hẹp , lại thích về
Tokyo thăm bạn bè trong những dịp tết , nghĩ hè, thay v́ đi
shinkansen, tôi dùng xe bus hoặc kyuko để "thượng kinh"(上京).
Giá tiền đi bus hay kyuko cũng gần giống nhau (khoảng 3500 yen.
C̣n shinkansen th́ khoảng 6,000 - 7,000 yen.
Đi xe bus th́ phải đi xe điện tới Osaka và đổi sang xe bus chạy ban
đêm, gọi là "dream bus" điều hành bởi kokuteitsu (国鉄)
đi qua hai kosoku doro: Meishin Expressway (名神高速道路
Meishin Kōsoku-dōro), từ Osaka-Nagoya; và Tōmei Expressway (東名高速道路
Tōmei Kōsoku Dōro) từ Nagoya- Tokyo. Xe bus khởi hành từ Osaka eki
vào khoảng 8:00 giờ tối và đến nhà ga Đông Kinh, Yaesu guchi, hướng
đi Nihonbashi, khoảng 7:00 – 8:00 giờ sáng ngày hôm sau (C̣n cửa bên
kia là Marunouchi guchi đi về phía hoàng
cung). Bạn c̣n nhớ không?
Ngày đó năm xưa ngồi trên xe
điện qua đây mà mong tàu điện chạy nhanh đến Tokyo để gặp bạn bè vô
ngần. Thèm được ăn một tô phở ở quán bà
Định hay được thưởng thức một tô cháo ở Yurakucho. Cái hạnh phúc
thật tầm thường và nhỏ nhoi đến đổi tội nghiệp, như hạnh phúc thật
tầm thường của lứa tuổi 18 đẹp như một phím đàn, đi qua trường Gia
Long để được quen với một tà áo dài trắng nào đó.
Xa quá rồi cái thuở mà lá me xanh
rơi lả tả trên áo trắng học tṛ trong những chiều lọng gió.
Nh́n núi Phú Sĩ đẹp hùng vĩ
phía sau những đồi trà xanh mượt nổi tiếng của Shizuoka, người tôi
như ch́m đấm trong cái đẹp mà tạo hóa ban cho.

Fuji-san & Shizuoka Cha-en
Khi c̣n làm cho Fujitsu, tôi thường shukucho đến
Numazu (沼津),
nơi Fujitsu chế tạo mainframe computers. Fujitsu
kojo (factory) nằm trên một đồi cao, phía trước, nh́n xuống đồi là
thành phố Numazu và biển. Phía sau
building, là Fuji-san ở xa xa. Fujitsu có một building với
pḥng ngũ tiện nghi như hotel cho nhân
viên shukucho nằm trong campus. Ngày weekend các người bạn Mỹ đáp
xe điện đi chơi ở Tokyo.
C̣n tôi nằm trên giường của ryo (dorm) nh́n biển
và Phú Sĩ mà cảm thấy tràn đầy hạnh phúc trong ḷng. Numazu
nằm trên trục lộ của Tokaido (東海道五十三次
Tōkaidō Gojūsan-tsugi) nối liền Edo (ngày nay là Tokyo) đến Kyoto.
Tôi miêng mang với những kỷ niệm xưa dọc
theo con đường Tokaido, mà đường tàu
shinkansen nầy cũng mang một phần lịch sử của nó: Tokaido Shinkansen.
Chiếc Hikari mang tôi đến Himeji khoảng 11:00
trưa.

ảnh
chụp 12/30/2010, Himeji Station

ảnh
chụp 12/30/2010, Himeji Station
Gần 7 năm qua tôi mới về lại thành phố nầy.
Nó có vẽ lớn hơn và có nhiều gaijin hơn.
Himeji jo (Himeji Castle) đang sữa sang
lại. 7 năm trước tôi về đây có Komatsu sensei ra
đón tôi ở nhà ga. 7 năm sau tôi trở lại đây th́ thầy đă ra đi sau
một cơn bịnh. C̣n Kagawa Atsuko sensei
tuổi đă cao không ra đón tôi được. Tôi
đưa địa chỉ của Kagawa sensei cho taxi và họ đưa tôi đến nhà thầy.
Thầy ra mở cửa và mừng lắm khi nhận ra tôi.
Thầy mời tôi vào nhà.
Việc đầu tiên là thầy đưa tôi đến bàn thờ của Kagawa Ken Ichi
sensei. Tôi đốt một nén hương kính bái
thầy. Thầy là thầy dạy của tôi, c̣n
Atsuko sensei là vợ của thầy. Atsuko
sensei củng là giáo sư, nhưng dạy bên trường nữ.

Bàn thờ Kagawa Ken-Ichi sensei, Himeji
Sau khi ngồi nói chuyện khoảng 1 tiếng, tôi thấy thầy
hơi mệt, nên tôi xin phép thầy đi thăm
trường. Thầy gọi taxi đến đón tôi đi đến Himeji Kodai (姫路工業大学).
Trời bắt đầu đỗ mưa, tôi không thấy rơ đường xá hai bên, nhưng bác
tài vẫn nhanh nhẹn lái xe trên con đường
nhỏ hẹp trong trời mưa to gió lớn. Trước khi quẹo vào trường, bác
tài nói với tôi "ame ga oki desu ne" (trời mưa lớn quá
nhĩ !). Chết chưa tôi không có
dù , không có raincoat.
Lội bộ từ cổng cho đến honkan (buiding chính)
đâu phải là gần đâu. Chắc là ướt như
chuột lột rồi. Bác tài nói với tôi không
có mấy ông security đứng gác và thêm nữa là cuối năm học tṛ nghĩ,
có lẽ không sao, nên bác chạy thẳng đậu trước honkan thay v́ ngừng
trước cổng. Trả tiền xong, mổ cửa ra.
Wow...Trời tạnh mưa, mà vài giây trước, mưa như trút nước.
Tôi thầm nghĩ, rơ thật là miracle.
Tôi không muốn tin dị đoan, nhưng
thầm nghĩ có lẽ Komatsu sensei và Kagawa sensei
giúp tôi, cho trời tạnh mưa.
Sensei, Domo Arigato Gozaimashita.
Vào gakkusei ka (Student Section), tôi giới
thiệu tôi là sinh viên cũ của trường, nhập học năm Showa 45, và muốn
t́m Kameoka sensei.

Himeji Kodai (Gakusei-Ka building), Dec 30, 2010
Họ check tên thầy trong list của nhà trường và nói,
Kameoka-sensei đă về hưu 3, 4 năm trước và họ không có số phone của
thầy để cho tôi. Khi tôi nhập học th́ thầy là
trợ thủ. Năm 2004 khi tôi về thăm trường th́ thầy là giáo thụ
và cũng là Kogaku Bucho (工学部長).
Thầy nói vài năm nữa thầy về hưu.
Tôi cám ơn Gakusei ka và sayonara. Tôi
rời trường mà ḷng buồn tênh như cơn mưa chiều hôm nay. Những người
thầy thân kính đă ra đi: Sekiguchi sensei, Kagawa sensei, Komatsu
sensei, và nay tôi mất liên lạc với người thầy cuối cùng, Kameoka
sensei. Ai cũng có một thời để thương và một
thời để nhớ. Quăng đời đó đă xa dần... xa dần... tầm
tay.
Có một vị mặn nào đọng lại trên vành môi.
Tôi rời Himeji, bỏ lại thành phố sau lưng với mưa
buồn có mây xám về xây thành.
Cố nh́n lại geshuku Takahashi (dorm) mà nhớ lại
nơi đó những mùa hè năm xưa tôi cùng Trần Vĩnh Thuận, người bạn thơ
của ngày tháng cũ, đă cùng tôi làm những bài thơ của tuổi học tṛ.
Nh́n lại cửa kính phía sau xe bus, tất cả
đă nhạt nḥa sau đám mưa mờ của ngày cuối năm.
“Áo em trắng quá,
.... mà tôi th́ khờ khạo.
Áo trắng đi rồi,
... tôi ngơ ngẫn nh́n theo.”
(thơ làm khi nhớ áo trắng
ngày xưa)
Đến Kyoto trời đă tối.
Đêm nay tôi ngũ tại Kyoto Tower Hotel,
nằm đối diện với nhà ga Kyoto. Kyoto Tower Hotel
không lớn nhưng rất tiện lợi và giá phải chăng (khoảng 6,000 yen một
đêm). Lâu lắm rồi mới nghe lại giọng nói
dể thương và yarawakai của Kyoto no onna. Honma
ni onna rashisa na.
“Ee oheya oshiemasse!” (Có nghĩa là oheya oshiemasu yo), hay
“oki ni arigato!”

ảnh
chụp 12/30/2010, from Kyoto Station
Ngày hôm sau tôi dậy sớm v́ tôi chỉ có một ngày đi
thăm lại cố đô.
Sương mù buổi sớm của mùa đông c̣n đang che khuất Tower trên nóc
hotel va`mấy nóc chùa gần đó.
Đến Shijo dori, Gion bus stop, tôi thả bộ đi ngang
qua Yasaka jinja, Maruyama koen và đến Nigen, Sangen Zaka,
Kiyomizu-dera.
Những con dốc nầy tôi đă đi qua nhiều
lần. 40 năm qua, con dốc vẫn như xưa, vẫn nhộn
nhịp với những tiếng rao hàng Issaimase. Rời Kiyomizu-dera,
tôi trở lại Kyoto eki để lấy Nara-sen đi Arashiama, nơi mà tôi rất
yêu thích. Ngày xuân, hoa anh đào nở dọc theo bờ sông “Oi” (大堰).
Trên ḍng sông "Oi" có một cây cầu có một cái tên rất lăng mạn: "Togetsukyo"
(渡月橋,
Moon Crossing Bridge). Cầu được kiến trúc vào thời Heian (平安時代).

Togetsukyo (渡月橋)
& Oi River (大堰
川)
Trời mùa đông, du khách không đông như mùa hè.
Tôi bước lần theo con đường dẫn vào
"Bamboo Forest" Nhớ ngày xuân, năm xưa khi c̣n đi học, tôi đến đây
vào ngày weekend, ngồi dọc theo bờ sông Oi hay đứng trên Togetsukyo
nh́n hoa anh đào nỡ rộ. Rồi bước theo ḍng người đi xem hanami, vào
Sagano Bamboo Forest để ngước nh́n những cây tre cao ngất tầng xanh
rung ring trong làn gió xuân và những cô thiếu nữ mặc kimono sặc sỡ
ngồi trên chiếc xe kéo (Jinriki sha) như đưa tôi trở lại thời Meiji.

ảnh
chụp ngày 12/31/2010, Asakusa, Tokyo
Ngày cuối năm (31 tháng 12), tôi rời Kyoto về Tokyo
và đi thăm người bạn thân, học cùng đại học viện và pḥng nghiên cứu
ở Yamanashi Daigaku, ở Kofu (Yamanashi). Trưa
hôm đó tôi đến Kofu. Machiko-san , vợ người bạn, ra đón tôi ở
cửa bắc nhà ga. Trước cửa nhà ga là Takeda Dori, con đường dẩn lên
trường đại học Yamanashi và Takeda Shigen (武田
信玄)
Jinja, người nổi tiếng với chiến thuật "Fu Rin Ka Zan" (風林火山)
trong thời chiến quốc Nhật Bản (戦国時代
Sengoku jidai).

Tôi tưởng Haba-san, người bạn tôi, bận không ra đón
tôi được, nhưng Machiko-san cho tôi biết Haba bị stroke và ngồi
xe lăn nên không ra nhà ga đón tôi được.
Machiko-san chớ tôi về nhà, th́ đă thấy Haba ngồi trên
xe lăn đợi tôi ở genkan. Nh́n bạn ngồi
trên xe lăn thấy tội nghiệp quá.
Ngày xưa bạn ở trong yakyu-bu mà.
Bạn rất khỏe mạnh và chơi baseball rất giỏi.
Cuộc đời không ai biết được ngày sao sẽ ra sao?
Có tôi đến, hai vợ chồng mướn một chef cook về
nhà làm sushi và sasami cho tôi ăn. Hai
vợ chồng quư tôi quá. Haba nắm lấy tay
tôi và nh́n tôi từ đầu đến cuối, mà nói "genki so ne. Yokatta".
Tôi cảm động đến ứa nước mắt. Machiko-san
một mặt lo gắp đồ ăn đút cho Haba , một
mặt lăng xăn lo cho tôi , tôi bảo Machiko-san lo cho Haba đi , tôi
biết cách ăn sushi và sasami mà. Tôi ở chơi với Haba được khoảng 3
tiếng th́ Haba phải trở về bịnh viện .
Tôi giă từ gia đ́nh Haba trở về Tokyo.
Haba cầm lấy tay tôi " Antuan-kun, genki
de ne . Mata Nihon ni kite kudasai".
Tôi ôm lấy Haba mà xót xa trong ḷng.

H́nh chụp ở
Kofu, Yamanashi, 12/31/2010

Haba-san và Machiko-san
Về đến Mỹ, tôi đi làm đều đặng, sáng vác ô đi,
chiều vác ô về. Cuộc sống trầm lặng trôi đều như thế cho đến ngày
thứ sáu 11 tháng 3, 2011.
Lái xe đi làm buổi sớm thứ Sáu có cái thú, vừa ít
kẹt xe và mong đợi giây phút cuối ngày cho một weekend. Sau những
cơn mưa mùa đông, cảnh vật xanh mướt trên những rặng đồi bao quanh
thành phố Livermore.

mùa xuân ở
Livermore.
Những chú ḅ sữa,
trắng đen đang gặm cỏ trên cánh đồng chạy dài đến bờ hồ Del Valle.
Tôi định weekend nầy sẽ viết một bài để gởi cho các bạn thân nói về
chuyến du hành đi Kyoto tháng 12 vừa qua .Tôi làm việc trễ tối thứ
sáu. Về đến nhà vặn TV NHK của Nhật lên coi, Oh my God !! a big
earthquake in Japan 40 phút trước. Lúc đó là M 7.9, tương đương với
6 triệu tấn TNT. Vài ngày sau người ta biết chính xác hơn, độ địa
chấn lên tới 8.9 Richter scale. Nh́n thấy những đứa bé nằm mẹp người
trên đường v́ động đất, những người già nước mắt chảy dài trên má
khi trở về nhà, đă tan hoang, t́m xác con. Nh́n thấy tsunami cuốn
trôi xe cộ, nhà cửa, tôi thấy sao kinh hoàng và tội nghiệp quá. Một
tội nghiệp hiển hiện và có thật trong ḷng. Nhật Bản, nơi mà tôi đă
một thời đi học ở đó. Nơi mà tôi đă trải dài tuổi thanh xuân vừa mới
lớn. Sendai là thành phố đầu tiên tôi được đi đến thăm trong những
ngày đầu đến Nhật. Tôi c̣n nhớ đứng trên đồi cao nh́n xuống thành
phố Sendai và trường đại học Tohoku mà mơ ước đất nước thanh b́nh và
thịnh vượng như ở đây. Lúc đó là khoảng tháng 2, tháng 3 năm 1969.
Ngày nay Sendai không c̣n là Sendai của 42 năm trước. Sendai bây giờ
của tang thương và đầy nước mắt.

Tôi có một người
bạn rất thân khi c̣n đi học ở Nhật. Sau ngày động đất, tôi có phone
nói chuyện với anh. Tôi có khuyên anh nên trở về Mỹ (anh đi học và ở
Nhật làm việc từ khi tốt nghiệp). Tôi nghe như một chuỗi pause...
kéo dài trên phone. Anh không trả lời mà nói sang chuyện khác. Vài
ngày sau, tôi nhận được email của anh. Anh vẫn không trả lời điều
tôi nói với anh. Nhưng anh copy email mà anh viết cho một người. Tôi
đọc xong. Một niềm xúc cảm tràn ngập trong tôi. Tôi kính trọng những
những điều anh viết, những điều anh làm. Tôi nghĩ ḿnh không có được
những cao thượng và hy sinh như anh. Một sự thương yêu vượt trên những
tầm thường của một người nam đối với một người nữ, mà là một t́nh
nhân loại và trách nhiệm thiêng liêng như những h́nh ảnh Bushido (Vơ
Sĩ Đạo) tưởng như đă đi vào lịch sử. Anh viết ngắn nhưng nó đẹp và
lăng mạn hơn cả h́nh ảnh của Tom Cruise và Koyuki Kato trong "The
Last Samurai" trong cái buổi giao thời dưới thời Minh Trị Duy Tân.
“Tuan men,
Cám ơn mày đă điện thoại hỏi thăm. Tao copy
mail tao gởi cho một người bạn kể chuyện động đất để mày đọc.
Thân mến,
Some of my friends asked me to leave Japan for
the US or Vietnam as Japan has become a dangerous place, but I have
made up my mind to stay and share the difficulty and rebuild the
country and the economy with the Japanese people, my second
homeland.
As a human being, one cannot come when the
country is rich and happy and leave when it faces danger or
difficulty.
Even if I have to die here, I will, with the
Japanese people who have been sharing their happiness and comfort
with me since the day I landed in Japan.
I hope my friends can understand why I will not
leave until the country has overcome this danger and difficulty. "
Mấy ngày qua tôi không viết được một chữ ǵ để gởi
cho các người bạn. Một nổi buồn như đang xảy ra cho chính ḿnh. Một
bất hạnh chung cho nhân loại. Bây giờ những cánh đồng xanh không tạo
nổi một mùa xuân trong tôi. Mặt khác tôi cảm thấy hối hận v́ không
làm đúng như điều đă hứa với các bạn. Làm sao viết được khi tâm c̣n
bồng bềnh và đầy dao động.
Đợi đến hết mùa xuân năm 2012, tôi mới ngồi lại
bàn để tiếp tục viết những điều ḿnh muốn viết.
Khi miền Nam mất, tôi ở lại Nhật học cho xong khóa
tŕnh Master. Rồi đi làm ở một công ty về design ở Sumitomo Building
(Shinjuku). Lúc đó chỉ có hai building cao nhất Shinjuku là Mitsui
Building và Sumitomo Building. Trong những buổi làm "zangyo" (hầu
như ngày nào cũng làm zangyo cả), trời về khuya, nh́n ra khung cửa
kính ở tầng lầu 12, trong những ngày mưa, để thấy h́nh ảnh ḿnh trên
khung kính, để thấy một nổi cô đơn trong ḷng. Tôi dối niềm cô đơn
đó với chính tôi. Tôi vẫn chưa nhận được tin tức ǵ về gia đ́nh tôi
từ tháng 4, 1975. Đêm nay cũng như mọi đêm, tôi đứng trên ga
Shinjuku đón chuyến xe điện cuối đi đến Shibuya, rồi đổi qua
Toyoko-sen, về ryo của hăng ở Den-en Chofu (田園調布). Trời mùa đông
Tokyo, gió lạnh thổi về, tôi thèm nh́n một chút trăng sao như những
ngày năm xưa ở trung học nh́n trăng lên ở nhà thủy tạ trước dinh
tỉnh trưởng cạnh bờ sông Đồng Nai:
Nơi em có trăng soi
Anh một ḿnh ở lại
Trời mùa Đông (Paris) Tokyo
Suốt đời thèm trăng soi
(Tiễn Em, Cung Trầm Tưởng)
Tôi đến Mỹ, khoảng cuối năm 78.
Trong những năm đầu, tôi sống với một đám bạn
cùng thời trung học, cù lần v́ dân ở nhà quê mà.
Nhưng tính t́nh rất tốt và thương người, thương
bạn. Ngày xuân tết đến, cả bọn rũ
nhau đi dự một buổi tất niên do một anh bạn tổ chức tại một cái hall
của một trường học. Được ăn bánh tét,
được nghe nhạc xuân, cả một niềm vui trong ḷng.
Trong buổi đó, tôi có dịp được làm quen với một cô rất dể thương
trong chiếc áo dài màu vàng, cô là bạn của anh bạn đánh đàn ngày hôm
đó. Tôi xin được số phone và dĩ nhiên là
tên nữa. Lâu lắm rồi tôi mới có được một cái tết tương đối
đầy đủ hương vị quê hương và giọng cười của người con gái nhỏ.
Cả bọn đứa nào cũng mê tít tḥ ḷ.
Tưởng tôi quen lớn, và đứng ngoài "ṿng chiến",
đứa nào cũng nói "giới thiệu cho tao đi".
Và dĩ nhiên, làm sao tôi giới thiệu cho nó được. Mấy ngày sau
, vỡ lẽ ra, mấy thằng bạn chửi quá , nhưng tụi nó bạn hiền mà, đứa
nào cũng nói , mầy làm quen được rồi , cố gắng thoát ra khỏi cái "ổ
chim" nầy được đứa nào hay đứa đó . Tôi bắt đầu
viết thơ t́nh, và gởi cho người con gái đó.
Chúng tôi quen nhau khi trời vào xuân.
Đến mùa hạ, th́ cả gia đ́nh người con gái đó đi
New Mexico. Vừa đi vacation, vừa đi thăm ông bà sponsor, và
quan trọng hơn là đi thăm mộ người em út qua đời ở đây trong những
năm đầu đến Mỹ. Mỗi weekend là tôi lên thăm người con gái đó ở San
Francisco. Vẫn biết người ta đi vacation ở tiểu bang New Mexico, tôi
theo thói quen vào weekend, lái xe từ San
Jose đi SF theo đường 19. Không thấy em, ḷng
tôi nhớ em đến độ điên cuồng. Mới có mấy
ngày mà tôi cứ ngỡ ḿnh xa nhau lâu lắm rồi em hỡ.
Tôi đếm từng cột đèn trên đường 19 dẫn đến nhà
em. Ôi! Cả ngàn đời em cũng không hiểu
được t́nh yêu đó.
Viết lại để thấy một tuổi trẻ bồng bột và ngông... cuồng.
Chờ em ở góc cây xăng
Em không thấy tới ta nằm trong
xe
Nhạc buồn ta vặn thật to
Sao buồn không vỡ sao ta vẫn c̣n?
(Chờ Em, thơ Nguyên Sa)
Người đó la` ... Cẩm Vân, bà xă tôi ngày nay.
Thế mà 33 năm rồi nhĩ !!
Không có Vân, tôi lái chiếc xe 8 máy cồng kền "Delta
88", mua lại từ người quen ở tiểu bang Ohio, đến cầu Golden Gate,
chiếc xe mà Vân bảo là xe tăng.Thế mà chiếc xe tăng nầy làm được
việc lắm , nó chở tôi đi đết tồ (date) với Vân biết bao nhiêu lần.
Sương mù vẫn c̣n lăng đăng trong cái mát lạnh của mùa hè San
Francisco, cầu Golden Gate đẹp và thơ mộng vô cùng. Nh́n sóng biển
chập chùng ngoài khơi, những nhớ nhung, oi ả trong ḷng như tan biến
trước cái bao la của biển rộng và cái mùa thu
trong mùa hè San Fran. Nhưng một cảm giác, ừ một cảm giác "hờn dỗi
", như vẫn c̣n đọng lại trong ḷng:
Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Tuổi học tṛ em làm khổ ai chưa?
(Thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Bây giờ trời vào hạ.
Tháng 7, ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, cũng là ngày hội ngộ của trường
trung học Ngô Quyền Biên Ḥa của tôi. Tôi mong gặp lại những người
bạn cũ đă cùng tôi sống trong những ngày khói lửa chiến chinh, những
đêm nghe tiếng pháo kích rơi vào thành phố, những đêm hỏa châu,
những đêm học đến trời hừng sáng. Có những thằng bạn nằm xuống cho
quê hương khi tuổi c̣n rất trẻ, 19 tuổi, nhập
ngũ, đi Biệt Động. Chưa một lần được yêu và có người yêu để
khóc.
Chỉ có má nó khóc ..
nước mắt chảy dài trên hai má nhăn nheo.
Ba Kiếp lang thang ngồi
chụm lại
Chúng ḿnh mất hết chỉ c̣n nhau.
(Ba Kiếp Lang Thang, Vũ Hoàng Chương)
Thung Lũng Hoa Vàng
Mùa Hạ 2012
Nguyễn Anh Tuấn
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com
|
|