TIẾNG CHUÔNG ĐÊM TRỪ TỊCH !

Nguyễn Anh Tuấn

  Mến tặng các bạn cùng dưới mái trường "Himeji Kodai, 姫路工業大学”: Lê Ngọc Thành, Trần Vĩnh Thuận, Nguyễn Đăng Zoanh, Đặng Tuấn. Và Đặng Tấn Phát (Yamanashi Dai, 山梨大学).  

Gần cả năm nay từ ngày Coronavirus xuất hiện, rồi lệnh "Shelter -in -Place" ở trong nhà được ban hành, rồi work from home, nạn cháy rừng kinh hoàng chưa hề có ở miền Bắc Cali, đi chợ th́ sắp hàng cách 6 feet, hàng hóa thường dùng hàng ngày trở nên khan hiếm như toilet paper, sanitizer, gạo, mỗi người chỉ được mua đủ dùng cho gia đ́nh (làm tôi nhớ khoảng năm 1972, lúc c̣n ở Nhật nh́n thiên hạ đỗ xô đi mua toilet paper v́ khủng hoảng dầu hỏa). Và rồi khủng hoảng chánh trị qua cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11 vừa qua. Cả nước Mỹ đảo lộn, cả thế giới không c̣n như ngày xưa. Lệnh du hành từ nước nầy qua nước kia bị hạn chế, hay bị cấm hẳn. Chúng ta đă sống qua những sự kiện lịch sử, những giờ phút ngộp thở của thế kỷ 21. Những sự kiện dồn dập đến độ bi thảm với hàng triệu người ra đi v́ cơn đại dịch. Những cơn bảo chánh trị vẫn c̣n âm ỉ dù cuộc bầu cử đă qua đi.

Qua những cơn biến động kinh hoàng nầy, đầu óc h́nh như đi viễn du nơi nào xa xăm lắm. Tâm thần tôi không c̣n tập trung được để viết nổi một đoạn văn ngắn, một bài thơ về một con dốc nào của thời đi học. Cuộc sống không c̣n là cuộc sống của ngày xưa nữa. Loài người đă trở nên hung hăn hơn. Cái “tôi” đă tràn ngập và hùng cứ ở mọi nơi.

Tôi như một con chim nhỏ trong chiều mưa, đậu bên bờ hiên, người rung rẩy trong cơn bảo mà cả nước Mỹ, cả thế giới đang gánh chịu. Một cơn đại hồng thủy có thật đă xảy ra.

Nửa đêm thức giấc, không ngũ được, nằm nghe tiếng mưa mùa đông tí tách bên ngoài, làm tôi nhớ lại tiếng mưa rơi ngày nào ở Takahashi geshuku (下宿, gác trọ) ở Himeji, Hosaka geshuku ở Yamanashi. Có một cái ǵ gợi lại tiếng mưa rơi … như cái thuở … chờ chiếc tàu điện trên nhà ga Kyoto trong buổi chiều mùa đông, tuyết phủ đầy trên sân ga. Tôi thức dậy, làm một ly cà phê và đến bàn giấy .. để viết lại .. chuyện đời, chuyện mưa rơi, chuyện ngày c̣n đi học, chuyện nhớ nhung của tuổi hoa bướm ngày xưa. Thôi th́ viết đến đâu th́ hay đến đó. Viết để quên đi những cái nhọc nhằn của cuộc đời.

Dec 21, 2020 là ngày Đông Chí (winter solstice), ngày đầu của mùa đông, và nó cũng trùng hợp với hiện tượng của vũ trụ khi hai v́ sao Jupiter, Saturn và trái đất nằm trên một trục. Đặc biệt là khoảng cách của hai v́ sao Jupiter và Saturn là khoảng cách gần nhất kể từ năm 1623.

Đêm nay, tôi nh́n lên bầu trời để thấy sự kiện lịch sử nầy đă xảy ra 400 năm trước khi nhà thiên văn học, toán học Galileo Galilei c̣n sống. Tôi chợt cảm thấy 400 năm trước thời ông Galileo Galilei sao quá xa vời, mà sao 400 năm trước thời Tokugawa Ieyasu, cũng 400 năm trước, nhưng đâu có xa vời như thế đâu. Th́ ra ḿnh "tiếp xúc" với thời đại "Edo" thường xuyên qua sách vở, phim ảnh, đi lại những con đường của thời đại nầy bằng đôi chân của ḿnh trên "Nakasendo (中仙道)", đi qua con đường đầy tuyết và vắng vẻ không một bóng người giữa Magome Juku và Tsumago Juku trong ngày cuối thu, đầu mùa đông của 5, 6 năm trước. Hay dừng chân lại ở Hakone Sekisho, 箱根関所, bên bờ hồ Ashi dưới rặng núi Phú Sĩ (Hakone Sekisho là một chặng (check point) của 53 chặng đường của con lộ Tokaido từ Edo/Tokyo đến Kyoto dưới thời Tokugawa Shogun), như cảm thấy ḿnh đi lại và sống lại trong bối cảnh đó. Do đó ḿnh cảm thấy gần gũi với 400 năm trước của thời Edo hơn là 400 năm trước của thời ông Galileo Galilei.

December 22, 2020 đúng 52 năm tôi rời khỏi Việt Nam trên chuyến Air France Boeing 707. Rời Sài G̣n trong ngày nắng đẹp, sau những vẫy tay của ba má tôi, của các em tôi. Ḷng tôi bồi hồi xúc động v́ đây là lần đầu tiên tôi rời khỏi mái ấm gia đ́nh, v́ đây là lần đầu tiên tôi rời xa đất nước thân yêu. Và trong cái xúc động đó, tôi cũng có cái nh́n đẹp về tương lai khi được đi học ở Nhật Bản lẫn lộn trong cái lo âu về phong tục, tập quán, ngôn ngữ trong những ngày tháng tới. Từ trên không nh́n xuống thành phố thân yêu, với nhà thờ Đức Bà cao vút ẩn hiện trong những cây xanh của đường phố Sài G̣n. Thấy thanh b́nh lạ, chứ đâu có biết là thành phố vừa trăi qua cơn khói lửa của trận Mậu Thân đầu năm nay. Trên chuyến máy bay của ngày cuối năm nầy, c̣n có Ong Trung, có Dương Tuấn Kiệt. Về sau nầy tôi có nhiều kỷ niệm với Kiệt ở cư xá Kokusai, và với Ong Trung khi Ong Trung và tôi đi trường về vùng Kansai. 52 năm qua, nh́n lại, ḷng không khỏi bồi hồi. Trên chuyến máy bay của 52 năm trước, khi máy bay cao vút trên ṿm trời xanh, nh́n qua cửa sổ máy bay, thành phố Sài G̣n xa dần lẩn trong những đám mây trắng nỏn nà. Tôi chợt cảm thấy ḿnh thật sự đă xa thành phố thân yêu, xa gia đ́nh. Mới mấy ngày hôm trước đây nghe cô Quỳnh Dao trong ca khúc "Giấc Mơ Hồi Hương" của nhạc sĩ Vũ Thành, bây giờ nhớ lại, ḷng chợt chùng xuống. Tôi ứa nước mắt.

Ĺa xa thành đô yêu dấu
Một sớm khi heo may về
Ḷng khách tha hương vương sầu thương

..........

Trong những ngày tháng dài từ tháng ba năm nay, tóc, râu tôi mọc dài ra như một cái bang, nhất là tóc, như thời hippy của tuổi đôi mươi, và dĩ nhiên ngày xưa tóc dài c̣n được người ... khác khen "tóc mềm". C̣n ngày nay th́ được vợ .. "khen" .. "râu tóc ông ra dài giống như "Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn". Tôi biết vợ tôi không biết "Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn" là ai v́ vợ tôi không có đọc chuyện tàu và chuyện kiếm hiệp của Kim Dung như tôi. Vợ tôi chỉ nghe tôi hay nói "thằng đó để tóc tai bù xù như Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ", và vợ tôi nhớ để áp dụng, để "điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa " như trong lúc nầy.

9 tháng qua từ ngày con "coronavirus" xuất hiện và hoành hành trên nước Mỹ, cho đến ngày hôm nay của tháng 12 đă có 320 ngàn người Mỹ qua đời v́ con virus nầy. Lệnh giới hạn đi lại được ban hành, "shelter-in-place", và mang face mask khi đi ra ngoài. Tôi th́ theo đúng lệnh ban hành, ở trong nhà, rồi đi ra sân vườn, hết trước, rồi lại phía sau.

Coronavirus thật sự đă làm thay đổi cuộc sống b́nh thường, thay đổi cách suy nghĩ, và nhất là con người tự cảm thấy như bị "tù lỏng", làm tánh t́nh người ta dễ bực bội, cau có. Có nhiều người sau nhiều ngày tháng rồi tự nhiên cắt đứt liên lạc với bạn bè, bà con. Họ sống như một "Hikikomori" (引きこもり), là sống trong một trạng thái cô lập với xă hội bên ngoài, với bạn bè, bà con. Đó là một hiện tượng xảy ra từ khoảng năm 1990’s, sau cơn khủng hoảng kinh tế , bubble economy ở Nhật Bản. Sự kiện "Hikikomori" ngày càng nhiều hơn và trầm trọng hơn.

Trong dịp đi "henro, 遍路" (đi hành hương) vào mùa thu năm 2019, sau chặng cuối, đến chùa số 23, Yakuoji (薬王寺) trong khi chờ xe điện trở về Tokushima, tôi có dịp chuyện tṛ với một cặp vợ chồng già ở cách đây vài ga. Bà đưa ông đi bác sĩ gần chùa Yakuoji. Ông kể cho tôi nghe về người trẻ bỏ quê lên thành phố t́m việc. Việc đồng áng không c̣n có bao nhiêu người đảm đang. Nhiều người già sống cô đơn không con cái gần nhà. Nhiều người chết trong cảnh cô đơn, không ai biết. Nhiều nhà bỏ hoang, gọi là Akiya, v́ không c̣n ai sống trong nhà nữa. Ông trầm ngâm nói tiếp, cái thuở mà kinh tế thành trưởng của thời 1960's, 1970’s, đă lịm dần theo thời gian. Dân số giảm dần.

Mặt ông buồn, nh́n xa xăm về phía đường rầy xe điện. Trên sân ga vắng của nhà ga nhỏ miền quê ở Tokushima, tôi chỉ nghe tiếng lá vàng xào xạc khi cơn gió thu nhè nhẹ thổi về. Ông nói tiếp cái thưở mà người Nhật cố gắng làm lụng đưa nước Nhật lên hàng cường quốc thứ hai trên thế giới chỉ c̣n trong sách vở. Nhiều người trẻ Nhật Bản ngày nay đă mất dần tinh thần đó. Những người "hikikomori" và những người trẻ không công ăn chuyện làm, sống bám vào tiền hưu trí của cha mẹ. Một số khác th́ lường gạt người già qua sự thương yêu và tin cẩn của bậc làm ông bà, cha mẹ qua h́nh thức mà ngôn từ hiện nay gọi là “furikome sagi “ (bank transfer scams), hay "ore ore sagi “...("it is me" scam) "... help, send money, hurry, please, my account number is…” .

Nhiều người trẻ không c̣n muốn đi đến trường nữa v́ bị bully hay không t́m thấy những thích thú của học đường nữa và những người trung niên bị mất việc. Những người không t́m thấy cuộc đời đẹp như hoa khi mùa xuân đến. Họ sống bám vào cha mẹ, người thân. Theo thống kê gần đây của chánh phủ Nhật, đă có khoảng 600 ngàn người hiện sống trong t́nh trạng "hikikomori “.

Sáng nay 29 tháng giêng, nh́n ra sân, cơn mưa đă tạnh, những tia nắng đầu ngày xuyên qua cành cây hoa anh đào như truyền cái ấm, cái nhựa sống của buổi ban mai. Nhưng c̣n quá sớm để có được những nụ anh đào cho mùa xuân sang.

Nh́n về phía núi đồi thoai thoải ở phía nam, sương trắng sau cơn mưa bao phủ cả chân đồi. Tôi chưa bao giờ có dịp bước chân đến miền cao nguyên của miền Nam thân yêu, để có dịp nh́n sương mờ ảo bên ḍng thác, những cô sơn nữ xinh xắn mang gùi, để cảm thấy cái lạnh của "Mưa Rừng". Nhưng nh́n cảnh nơi đây, cũng có sương mù, cũng có "mưa" mà an ủi ḿnh là "chắc mưa rừng nơi đó cũng giống như "mưa rừng" nơi đây. Viết đến "Mưa Rừng" cũng đem tôi về với mùa mưa năm xưa, "Tsuyu" (梅雨), thuở mà khi c̣n đi học ở "Himeji Kodai". Giữa geshuku, 下宿, gác trọ, và núi Shosha có một cái hồ nhỏ. Hồ đầy sương mù sau những cơn mưa đổ về và sương trắng lơ lững bao quanh sườn núi Shosha. Thuận (nhà thơ Thụ Ân) và tôi thường làm thơ trước cảnh đẹp của mùa mưa, hoặc ngâm nga bài "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm cho nhau nghe, hoặc ca vọng cổ bài "Mưa Rừng”:

"Thầy Cai lên ngựa đi rồi !
Sao K'Lai c̣n đứng bên đồi ngó theo
Mưa Rừng xứ Thượng đ́u hiu
K'Lai mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương "

Thế mà cũng nửa thế kỷ đă đi qua.

C̣n mấy tuần nữa là đến tết Việt Nam. Tết ḿnh và Tết Nhật cũng có những điểm tương đồng như dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, mà tiếng Nhật gọi là "Susuharai, 煤払い, house cleaning. Người Việt ḿnh th́ trang hoàng nhà cửa, dựng Cây nêu trước cổng nhà khi xuân về tết đến. Người Nhật th́ trang hoàng không bằng cây nêu, nhưng bằng "Kadomatsu" (門松), 3 khúc tre cắt ngắn, gọn ghẻ và có những lá thông (pine) và ume (plum ) chung quanh, đặt ở trước cửa nhà.

Tuy nhiên về ư nghĩa của cây nêu và "Kadomatsu" th́ hơi khác nhau. Cây nêu th́ được dựng lên để trừ ma quỹ, không bén lăng đến nhà dân gian trong những ngày tết. C̣n "Kadomatsu" tượng trưng cho "căn nhà tạm thời" cho thần (Ōtoshi-no-kami (大年神) trong những ngày tết. Vị thần sẽ đem đến những mùa thâu hoạch tốt, và những lời chúc an lành từ tổ tiên đến mọi người trong gia đ́nh. Cây thông tượng trưng cho sự trường thọ (longevity), cây trúc, cây tre tượng trưng cho sự thịnh vượng (prosperity) và cây mận (plum) tượng trưng cho sự bền chặt, gắn bó (sturdiness).

Cây nêu có điểm chúc lành là cây nêu phải cao 5, 6 thước, có nhiều đốt, những đốt nầy tượng trưng cho những bậc thang bắt lên trời, mang sinh khí từ trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất ph́ nhiều, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi.

Trong những ngày cuối năm, nhất là khoảng năm thứ ba, thứ tư đại học, tôi thường về Kyoto ở nhà người bạn quen, học ở Doshisha đón tết. Tôi cũng phụ làm công việc "susuharai”, quấn khăn lên đầu, quét dọn, lau bụi nhà cửa đón năm mới. Làm "Kadomatsu" trước cửa nhà.

V́ nhà ở khu Demachi (出町), gần Kamogawa (鴨川), tôi thường thả bộ dọc theo bờ sông, đi qua những mảnh đá phẳng đặt từ bờ bên nầy qua bờ bên kia, gọi là "Tobiishi" (飛び石 ). Muà đông, nước sông Kamo, lưu lượng ít, nước cạn. Tôi bắt chước người ta, đi qua những mảnh đá nầy, từ bờ bên nầy qua bờ bên kia. Người bạn tôi nói đây là một đặc điểm của Kyoto với "Tobiishi", mà có lẽ không nơi nào có. Dù có đi xa Kyoto, nhưng h́nh ảnh của Tobiishi khó mà quên được trong ḷng người Kyoto (京都人). Và tôi không quên được những bước chân ḿnh đi qua những Tobiishi trên ḍng sông Kamo trong những ngày cuối năm của một thời đi học. Tôi đă trở thành một Kyoto-jin rồi sao ? Có lẽ vậy… trên một h́nh thức nào đó ở bên ngoài.

Tobiishi" (飛び石), Kamogawa, Kyoto (2016)

Đêm Giao Thừa, theo tôi, đó là giờ phút thiêng liêng nhất, quan trọng nhất, đưa năm cũ ra đi, và đón một năm mới, tốt hơn, đẹp hơn. Có về Kyoto, tôi mới cảm thấy cái thời điểm giao mùa đó, được nghe tiếng chuông vọng về trong đêm trừ tịch (除夕), tiếng Nhật gọi là Joya no Kane, 除夜の鐘, Trừ Dạ Chung.

Ở Kyoto có chùa Chion-In, trong đêm nầy, Omisoka (大晦日, Đại Hối Nhật, New Year’s Eve), chùa đổ 108 tiếng chuông do 17 vị sư hợp lực đánh vào chuông.

https://www.youtube.com/watch?v=qOwQN8zsiKk&feature=emb_logo 

Chuông cao khoảng 3.3 m, đường kính khoảng 2.8 m, nặng 70 tấn.

108 tiếng chuông của Đại Hồng Chung ở Chion- In trong đêm Giao Thừa (Higashiyama, Kyoto) (Internet)

108 tiếng chuông, trong Phật Giáo, tượng trưng cho 108 phiền năo của con người. 108 phiền năo nầy được đưa đi, phủ sạch, trong năm cũ, con người sẽ đón năm mới trong sự an lạc và trong lành hơn. Tiếng chuông thứ 108 chấm dứt khi buổi giao mùa cho năm cũ vừa đi qua, cho một năm mới đến. Có nghe tiếng chuông ngân lên trong đêm trừ tịch, trong cái không khí đón năm mới, trong cái lạnh mùa đông của Kyoto, thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thoát. Bao hờn giận, sân si, trong người dường như cất cánh bay đi.

Trong những ngày cuối của năm Canh Tư, cơn đại dịch, cháy rừng, xă hội đầy biến động, ḷng người ly tán, cầu mong 108 tiếng chuông sẽ đưa nó đi qua, và một năm Tân Sửu đầy b́nh an cho mọi người, mọi nhà.

Tôi vẫn mong, mỗi năm được nghe 108 tiếng chuông, để ḷng gội rữa những phền muộn, cái tham, sân, si, chất chứa trong người. Và cũng để ḷng thanh tịnh nhớ về những kỷ niệm đẹp của thời đi học, của những ngày đi qua, đẹp như một giấc mơ của tuổi thanh xuân ở thành phố Kyoto.

ほな、ごめんやす (では、失礼します)
さいなら (さようなら)

Nguyễn Anh Tuấn
Thung Lũng Hoa Vàng
Ngày mưa lần thứ bảy trong tháng giêng, 2021

 


® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com