|

Ngày Tháng Đi Qua
Nguyễn Anh Tuấn
Thung Lũng Hoa Vàng
Mùa xuân, tháng 2, 2020
Đầu năm nay, Thụ Ân có gởi cho tôi
đọc bài mới mà Thụ Ân viết, "Ở Những Ngă Ba”. Bài viết đă làm
tôi cảm hứng viết lại. Trong đêm đó, tôi miêng mang ngồi viết. Nhưng
sau đó không t́m lại được bản thảo mà tôi saved trong một folder nào
đó. Tôi bỏ lửng luôn v́ bận bịu với đứa cháu nội đầu tiên… cho đến …
ngày hôm nay... khi t́m lại được bản thảo đó.
Thụ Ân viết lại những tháng ngày
sau cơn đại hồng thủy 30 tháng 4 1975. Một số "di tản” qua Mỹ, một
số "vượt biên" qua Pháp. Số c̣n lại ở Nhật, sống trong hoang mang,
không có ngày mai.
Tôi có viết lại cho Thụ Ân:"Trong
đời người ai cũng trải qua và chạm phải những "Ngă Ba Đường" đó.
Nhiều người đă không có sự lựa chọn nào ở ngă ba đó. Thôi th́:
Cũng liều nhắm
mắt đưa chân.
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.
Một số ít khác có được cái may mắn,
là được lựa chọn. Nhưng, trong đời, đâu ai cũng được may mắn chọn
được con đường ḿnh mong muốn.
Những cơn mưa ngoài cửa kính, những
cơn mưa lạnh giá và buồn tênh trong khung trời sám sậm của mùa đông,
có một xao động nào trong ḷng khi nhớ đến những cơn mưa chợt đến
chợt đi của miền nam nắng sớm chiều mưa, của một thuở nào trên
đất nước bên kia bờ Thái B́nh Dương. Những cơn mưa rào, đứng đụt
mưa bên vỉa hè cạnh sạp báo trên đường Lê Lợi năm xưa, khi từ
Biên Ḥa về Sài Gòn ghi danh đi học ở Khoa Học, mà trong lòng
không một chút phiền muộn. Tâm hồn đầy rộn rả của lứa
tuổi 18, cho một tương lai, trong cái không khí ngột ngạt của
chiến tranh tràn về thành phố.
Trong cơn mưa ngày đó, cái radio
transistor trong hàng sách kế bên phát ra bản nhạc xưa, về một ngày
mưa, để rồi hôm nay, tôi nhớ lại bản nhạc của một thời, trong cơn
mưa mùa đông như cơn mưa chiều nay.
Chiều hành quân
nay qua lối xưa
Giữa một chiều gió mưa
Xác hoa hồng mênh mông
(Sắc Hoa Màu Nhớ (1958?), của nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông)
Ở đời, lúc nào cũng có những
hình ảnh trái ngược, vì trong cái tàn khốc của chiến tranh,
một đóa hoa thanh bình chợt nở trong tôi, trong tâm hồn của lứa
tuổi vừa mới lớn, tràn đầy nhựa sống, hồn nhiên trong cơn
mưa chiều nào trên thành phố Sài G̣n thân yêu. Nhưng, tuổi trẻ
hồn nhiên đă chạm trán với những phong ba của cuộc đời. Dù tiếng
đạn bác vọng về trong đêm, dù tiếng ḿn vẫn nổ hằng ngày bên những
mô được đấp trên quốc lộ, tỉnh lộ, không làm những hy vọng tan biến
trong tôi. Những tin tưởng vào tương lai vẫn thắp trong ḷng bằng
những hy vọng cho một ngày đại hội Long Hoa. Hy vọng cho một ngày
đất nước thanh b́nh. Những chủ nghĩa ngoại lai, độc tài Cộng Sản,
những bất b́nh đẳng của tư bản, sẽ không c̣n là những bức tường ngăn
cách người Việt.
Thế rồi những hy vọng đó đă lịm dần
và trôi nổi trong ḍng đời xuôi ngược cùng vận nước hơn 50 năm nay.
Mùa thu năm nay, một ḿnh đi qua
những con đường “Henro” (pilgrimage đi hành hương), ở Tokushima-Ken
từ chùa thứ 19 (Tatsueji, 立江寺 ) đến chùa thứ 23 (Yakuoji, 薬王寺), đi
qua đèo, vượt qua núi, bị té lăn cù mèo v́ đất lở của cơn bảo
Hagibis tháng 10 năm 2019 vừa qua để lại, tay chân bị trầy trụa. Gối
bắt đầu mơi, vai bắt đầu đau, để biết ḿnh không c̣n trẻ như ḿnh
tưởng nữa. Những ư tưởng to tát cho đất nước của lứa tuổi 17, 18,
bây giờ chỉ c̣n những ư tưởng nhỏ xíu trong đầu óc của một người 70.
Những bồng bột năm xưa đă đi qua, nhường cho một ư nghĩa nhu ḿ hơn:
ḿnh có đem niềm vui đến cho những người chung quanh ḿnh chưa ?
Và câu trả lời là chưa.
Khi gặp lại Hồ Thị Lệ Hà-san trong
buổi lễ 49 ngày Nguyễn Phong Quang-san qua đời. Tôi không gặp Hà và
Khương đă khá lâu. Bao nhiêu năm rồi nhĩ. Tôi cũng không nhớ. Chỉ
nhớ những bài viết, những bài thơ của Hà thật hay, mà dạo sau nầy
không c̣n thấy nữa. Dù chỉ nói chuyện trong chốc lát, nhưng tôi thấy
trong giọng nói, những cử chỉ, chững chạc và nhân từ thoát ra từ
trong bạn. Tôi tự hỏi ḿnh đi "Henro" đă được 1/4 đoạn đường mà sao
ḿnh không có được những khoan thai đó. Nh́n lại ḿnh, có cải thiện
con người ḿnh thật (như lời bà xă tôi nh́n thấy), nhưng tôi vẫn
chưa cải thiện đến mức ḿnh mong muốn. Tôi vẫn c̣n nhiều sân si. Khi
thấy những ǵ không theo ư ḿnh muốn (my way), dù đúng hay sai, tôi
vẫn sân si, phân trần. Cái tự kỷ (自我 ), cái tôi (ego), cái "my way"
vẫn c̣n nằm ch́nh ́nh trong tôi. Tâm tôi vẫn c̣n xao động và ĺnh
b́nh. Người ta thường nói "Phật tại tâm”. Mà "Tâm" tôi lại ĺnh b́nh
th́ làm sao tôi có được cái "ung dung tự tại", cái khoan thai đến
tầm mức mà ḿnh muốn đạt đến. Để thấy rằng, ḿnh biết ḿnh xấu và
cần cải thiện. Điều đó chưa đủ, mà cần phải rèn luyện ḿnh trong
khuôn khổ chịu đựng, nhẫn nại, đến mức độ vị tha, để đạt đến mục
đích là "our way" thay v́ "my way". Chỉ cái lẩn quẩn đó, nhỏ trong
phạm vi gia đ́nh, bạn bè chung quanh, mà tôi c̣n chạm phải và chưa
giải quyết được, th́ cái ngày đại hội "Long Hoa" đó c̣n xa vời, và
ngoài tầm tay của tôi.

Trên đường đi đến chùa #20, Kakurinji (鶴林寺 )

Cảnh đẹp bên đường,
trên núi cao nh́n xuống thung lũng
(trên đường đi đến Kakurinji,鶴林寺, Chùa #20)

Chùa #20, Kakurinji,
(鶴林寺)

Jizo Bosatsu (Địa
Tạng Vương Bồ Tát) bên đường thiên lư bảo vệ khách lữ hành.

Mùa thu trên đường
đến chùa #21, Tairyuji (太龍寺) ....

..... bị té lăn cù
mèo v́ đất lở của cơn bảo Hagibis tháng 10 năm 2019 vừa qua
để lại tay chân bị trầy trụa.
Trên đoạn đường đi từ chùa #20 đến
chùa #21, tôi đă bị té lát cả tay khi bị trợt xuống một dốc núi. Hai
chiếc giày bám vào mặt đất để thắng mà nó vẫn không chịu "thắng lại”.
Cũng may là tôi nắm được một cành cây. Nếu không nắm được cành cây
th́ sẽ tiếp tục đi "ba te", sẽ bị trầy trụa thêm, nhưng không đến
nổi phải vào nhà thương.
Về sau nầy, tôi mới được biết đoạn
đường đi từ chùa #20 đến chùa #21 là một trong vài đoạn đường "gian
lao" nhất của cuộc hành tŕnh qua 88 ngôi chùa ở Shikoku v́ nó nằm
trên cao độ lên xuống như h́nh chữ "M" nên "henro-san" (pilgrim)
phải leo lên đèo, rồi lại xuống đèo, vượt qua núi, xuống thung lũng,
băng qua những ḍng suối. Đoạn đường "gian lao" nầy, theo tiếng đi "henro"
(pilgrimage) gọi là "Henro-Gorogashi"

Cổng vào chùa #21,
Tairyuji, 太龍寺

Chùa #21, Tairyuji
(太龍寺)
Sân chùa Tairyuji rất rộng, có
nhiều cây to. Rất nghiêm trang. Không một tiếng động. Chỉ nghe tiếng
chân ḿnh đi xào xạc trên cát và tiếng gió vi vu. Chùa được xây cất
giống như h́nh thái ở Koya san, nên được gọi là "Koya-san ở phía tây"
(Western Koya san). Koya san (高野山) là thánh địa của Chân Ngôn Tông
(真言宗, Shingon shu), ở Wakayama-ken (和歌山県).

Sân chùa Tairyuji
rất rộng, có nhiều cây to.

Cố gắng leo lên tảng
đá, nơi Kobo Daishi ngồi tụng kinh trong 50 ngày (Chùa #21, Tairyuji)

Kobo Daishi ngồi
tụng kinh 50 ngày trên tảng đá nầy (Chùa #21, Tairyuji).

Đoạn đường từ đây đến chùa Byōdōji,
平等寺 (chùa #22) là 13 cây số, và nếu đi đến chùa Yakuōji,, 薬王寺 (chùa
#23) là 35 cây số. Gambarimasho !

Đường đi đến Byōdōji
(平等寺 ), chùa #22.

Đi qua những xóm
vắng không một bóng người.

Một ḿnh trên đường
thiên lư (selfie).

Hoa nở bên đường.

Byōdōji (平等寺 ), chùa
#22

Đường vào chánh điện,
Byōdōji (平等寺 ), chùa #22

Chùa thứ 23 (Yakuōji,
薬王寺)

Bên trong khuôn viên
chùa Yakuōji, phía xa là biển
Trong kỳ đi "Henro" ba ngày trong
mùa thu vừa qua đến chùa 20, đến chùa 21, 22, 23 như đă nói, tôi có
cơ hội làm bạn với một cặp vợ chồng tương đương tuổi tôi. Ông bà đă về hưu và ở
Aichi-ken. Khi tôi về lại Cali th́ nhận được email ông, kèm theo
h́nh ảnh bà chụp cho ông, tôi và một người trẻ trên bước đường "henro".
Trong email, ông cho biết ông bà đă bắt đầu bước qua Kochi-ken, đó
là lúc tôi đi đến chùa 23. Ngôi chùa cuối của "Henro" trong địa phận
Tokushima-ken. Tôi dự định bước vào địa phận Kochi-ken mùa xuân năm
nay (nếu có cơ hội). Ông mời tôi đến thăm gia đ́nh ông và nghĩ lại
đây. Ông sẽ hướng dẫn tôi đi thăm những thắng cảnh ở Nagoya, và "Hikone"
castle ở Shiga-ken gần Nagoya, là nơi nên đi.
Đi "Henro" có cái thú v́ đó là thời
gian riêng cho ḿnh, suy nghĩ về ḿnh, Who Am I ? What I want ?
trong cảnh núi rừng. Có khi đi qua cánh đồng ruộng đầy ấp nước khi
mùa xuân tới. Có đi vào thành phố nhỏ xíu mà trong phố chỉ có một
cây đèn xanh, đèn đỏ. Hay đi qua những đồi núi, hoặc đi dọc theo bờ
biển như chùa 23 (Yakuoji, ngôi chùa cuối của "Henro" trong địa phận
Tokushima-ken). Đi, như để sống với thiên nhiên, ḥa ḿnh trong gió
xuân, hay nh́n những trái kaki (trái hồng) đầy trên cây dọc theo
đường đi, trong bầu trời xanh ngắt của mùa thu. Dọc theo con đường
đi "Henro" (pilgrimage, đi hành hương), "Ohenro-san", お遍路さん,
(pilgrims, người đi hành hương) được tiếp đón bởi những người dân
trong thôn, trong xóm bằng những trái cây, những tách trà xanh, gọi
là "Osettai" (接待).
Đi qua những xóm làng của vùng quê
Nhật Bản để nh́n thấy một nước Nhật với xă hội già nua. Người trẻ bỏ
làng mạc lên thành phố, bỏ lại sau lưng cha mẹ già. Tôi có gặp được
một ông bà ở nhà ga Hiwasa (日和佐), Tokushima, trước khi tôi trở về
Okayama. Ông bà cho biết, bà đưa ông đi bác sĩ v́ ông đau lưng và
không c̣n lái xe được nữa nên đi xe điện. Ông bà có hai người con và
cả hai bỏ quê lên thành phố đi làm. Một đứa ở Kobe và một đứa ở
Osaka. Một năm nó về thăm nhà vài ba lần.

Tôi hân hạnh gặp
được một ông bà ở nhà ga Hisawa (Mugi-sen, Tokushima)
Đi về quê Nhật Bản cũng để thấy "Akiya"
(空き家). Những căn nhà bỏ hoang, hoặc v́ người chủ qua đời. Không ai
tiếp nhận. Thành phố (city) phải cai quản. Những căn nhà nầy được
bán rẽ với giá tượng trưng vài chục ngàn đô la. Hoặc cho không đến
những người trẻ, để họ trở về gầy dựng lại xóm làng. Cái thuở "phồn
hoa đô hội" của thời kỳ "Izanagi" (kinh tế thành trưởng cao độ của
khoảng 1970's) đă đi vào lịch sử như một câu chuyện ngày xưa : "Once
Upon a Time in Japan..."
Và đi "Henro" cũng là cơ hội kết
bạn. Trao đổi văn hóa và học hỏi thêm về người Nhật và xă hội Nhật.

Ông và bà Saruwatari
ở tỉnh Aichi
Khi mùa xuân về, tôi hy vọng sẽ có
cơ hội đi qua địa phận của Kochi-ken. Với cái packbag nhỏ đủ đựng
một bộ đồ “sơ cua” và áo quần lót, vài vật dụng cần thiết, tôi sẽ
lên đường thiên lư. Nghe nói đường đi "Henro" ở Kochi-ken sẽ băng
qua nhiều đồi núi, và sẽ có nhiều đoạn đi dọc theo bờ biển thật đẹp.
Sáng nay tôi đáp chuyến xe điện từ
nhà ga Tokushima đi Naruto cho biết ḍng nước
xoáy nổi tiếng Naruto
whirlpools (鳴門の渦潮, Naruto no Uzushio) ở eo biển Naruto (Naruto
Kaikyo, 鳴門海峡).
Đó là một buổi sáng nắng ấm, bầu
trờ́ xanh ngắt của buổi đầu thu, tôi đến nhà ga Naruto. Nhà ga tỉnh
lẻ. Trước nhà ga đặc biệt có một hồ nhỏ nước nóng onsen để lữ khách
ngâm chân vào đó, quên đi nổi nhọc nhằn trên đường thiên lư. Cho
chân cẳng khỏe ra để tiếp tục đoạn đường c̣n lại. Xe điện đến vừa
đúng lúc, 10 phút, trước khi chuyến xe bus khởi hành đưa hành khách
đến Naruto Kaikyo. Nơi đây, tôi mua vé lên chiếc du thuyền tên là
"ワンダーなると (Wonder Naruto) đưa khách ra chỗ có ḍng nước
xoáy
(whirlpools). Nơi nầy nằm dưới cầu Naruto Ohashi (the Great Naruto
Bridge なると大橋, Naruto Ōhashi) nối liền Naruto và đảo Awaji (淡路島) của
tỉnh Hyogo. Nh́n ḍng nước xoáy như thấy một sự kỳ diệu mà tạo hóa
ban cho con người. Những con kamome (chim biển) bay lượn trong cảnh
trời nước bao la. Tôi cảm thấy dễ chịu trong ḷng. Một cảm giác b́nh
yên của đất trời như ḥa hợp trong buổi đầu thu.

Ḍng nước xoáy ở eo
biển Naruto, Uzushio (Naruto whirlpools)
Sau đó tôi về Okayama, ngũ qua đêm
ở nhà Sakamoto, người bạn cũ khi c̣n đi học ở Himeji, để sáng hôm
sau, tôi cùng vợ chồng Sakamoto đi Kyoto. Lúc nào cũng vậy, sau khi
chào hỏi xong là vợ chồng Sakamoto mời tôi sang pḥng khách để chị
Sakamoto pha matcha trước mặt tôi và mời tôi dùng như một thủ tục
phải có.
Sáng hôm sau, chúng tôi ra nhà ga
Fukuyama đi Kyoto khoảng 1 tiếng 20 phút. Chị Sakamoto là người "của"
Kyoto. Tôi dùng tiếng "của”, v́ chị lớn lên nơi đây và đi học ở
Kyoto -dai. Khi lấy chồng, chị xuất giá ṭng phu, về miền Okayama.
Hôm nay anh chị Sakamoto hướng dẫn tôi đi thuyền trên ḍng sông
Katsura dọc theo Saga-Arashiyama.
Chúng tôi đến nhà ga Kameoka trên
đường tàu điện đi Nara. Từ đây chúng tôi mua vé lên thuyền đi từ
Kameoka đến Arashiyama. Những con thuyền nầy dược gọi là "Hozugawa
Kudari (保津川下り), Hozugawa River Cruises". Tôi là một trong những
người trên chiếc thuyền nầy, là những người đi t́m lá vàng, để ngắm
mùa thu qua những màu lá momiji dọc theo ḍng sông Hozugawa. Người
Nhật gọi là momijigari (紅葉狩, red leaf hunting).

Đi thuyền trên ḍng
sông Hozugawa (Hozugawa Kudari (保津川下り )
Mấy năm trước, tôi đă từng đáp
chuyến tàu điện "Sagano Romantic Train" "đi t́m lá vàng”. Chuyến tàu
năm đó quá đông người, có thấy lá vàng đẹp thật, nhưng cái vẻ
"romantic" như tôi thầm nghĩ, là được ngồi yên lặng bên song cửa,
nh́n lá vàng óng ánh trong ánh nắng bên ḍng sông Hozugawa, thay v́
phải chạm phải một thực tế là chen chúc nhau, tranh nhau t́m chổ tốt để bấm máy.
Đi thuyền trên ḍng sông Hozugawa
là cả một h́nh ảnh khác hẳn. Được ngồi yên lặng trên con thuyền chầm
chậm trôi trên ḍng sông. Những con thuyền được
làm và đóng lại như h́nh
ảnh của con thuyền dưới thời Edo, 400 năm về trước. Được nghe giải
thích về những đoạn đường, những chiếc cầu đi qua. Lá vàng bóng bẩy
trong ánh nắng ban mai. Có những khúc, con thuyền đi qua ḍng nước
chảy siết, để thấy cái tài của những người điều khiển con thuyền.
Được nghe những điệu hát của Kameoka. Được nghe những câu hỏi của
nhiều người khách trên khắp miền nước Nhật, từ Hokkaido, Tohoku,
Kanto, Kyushu. Đó cũng là dịp cho tôi học hỏi thêm từ những câu hỏi
và câu trả lời đó. Khi con thuyền gần đến Arashiyama, ḷng sông rộng
ra, không c̣n đi quanh những ngọn đồi, vách đá như hai tiếng trước.
Nước sông, một màu xanh biếc (green), và con thuyền đi dưới những
cành momiji đẹp vô ngần. Và từ Arashiyama, sông Hozugawa đổi tên là
Katsura.

Đi thuyền trên ḍng
sông Hozugawa (Hozugawa Kudari (保津川下り )

Đi thuyền trên ḍng
sông Hozugawa (Hozugawa Kudari (保津川下り )
Đêm đó chúng tôi nghĩ đêm tại một
ryukan ở Ashiyama gần Togetsukyo. Sau khi ăn tối, chúng tôi thả dọc
theo con đường chánh trước nhà ga Randen Asrashiyama (嵐電嵐山 ). Trong
sân ga, người ta làm những cột đèn nhỏ rất dễ thương, những cột đèn
nhỏ giống như một cây trong cánh rừng. Mỗi cột đèn có h́nh của một
mẫu vải kimono. Chị Sakamoto giải thích thêm những mẫu vải nầy được
nhuộm theo lối cổ truyền gọi là Kiyo-Yuzen.

Kimono Forrest,
Randen Arashiyama (嵐電嵐山), Kyoto

Kimono Forrest,
Randen Arashiyama (嵐電嵐山), Kyoto
Sáng hôm sau, khoảng 6 giờ sáng là
vợ chồng Sakamoto đă đánh thức tôi để đón b́nh minh trên cầu Togetsu.
Đây có lẽ là một văn hóa mà không có quốc gia nào có. Tôi chưa từng
đón mặt trời mọc trong những ngày c̣n đi học ở Nhật v́ chưa biết, và
cũng không có cơ hội đón mặt trời mọc trong những ngày tháng sau nầy.
Đây là một dịp cho tôi biết thêm về cái mà ḿnh chưa biết. Khi chúng
tôi đến cầu Togetsu, mặt trời c̣n đang ngũ yên. Trên cầu đă thấy có
khoảng mười mấy người. Phần lớn họ mang theo những máy ảnh lớn và
đắt tiền. Lần đầu tiên mới thấy cái đẹp của cầu Togetsu, cái đẹp của
Arashiyama, v́ đường xá thật vắng. Du khách c̣n đang ngái ngủ. Hoặc
c̣n quá sớm để xe bus đổ khách về đây. Những cây tùng và những cây
anh đào nằm dọc theo bờ sông Katsura, vẫn như xua, cái thuở mà mấy
chục năm trước khi tôi đến đây vào những mùa xuân để nh́n hoa anh
đào nở rộ, hay nh́n hoa bay trong làn gió xuân. Xa quá rồi của một
thuở thanh xuân.
Khoảng 6 giờ rưỡi, khi nghe mọi
người ồ lên, mặt trời đă bắt đầu ló dạng từ ngọn núi ở phía đông.
Tôi nghe anh Sakamoto nói với bà xă anh: "Saiko desu ne" (最高ですね,
thật là tuyệt vời. Không có ǵ hơn bằng)

Đón b́nh minh trên
cầu Togetsu, Arashiyama, Kyoto

Đón b́nh minh trên
cầu Togetsu, Arashiyama, Kyoto
Rời Arashiyama, chúng tôi đi về
phía nam, nhà ga Kyoto. Rồi từ đó chúng tôi thả bộ qua chùa Tō-ji
(東寺), gần nhà ga Toji của đường tàu Kinteitsu . Toji là một trong ba
chùa cổ nhất ở Kyoto thời bấy giờ: Toji (東寺, Đông Tự), Saiji (西寺,
Tây Tự) và Shingon-In (真言院, Chân Ngôn Viện). Ngày nay, chỉ c̣n lại
ngôi chùa Toji. C̣n Saiji và Shingon-In không c̣n nữa. Toji được xây
cất và hoàn tất khoảng năm 796 và những năm đầu của thời kỳ Heian
(平安時代, Heian Jidai, B́nh An Thời Đại: 794- 1185). Kinh đô nước Nhật
lúc đó gọi là Heian-Kyo (平安京, B́nh An Kinh), Kyoto ngày nay. Năm
823, thiên hoàng Saga ban ấn lệnh Kobo Daishi thuộc Chân Ngôn Tông
(真言宗, Shingon-shu) về trụ tŕ chùa Toji. Ngài là vị sư trụ tŕ đầu
tiên của chùa. Ngày nay trong campus của Toji, có một building thờ
phụng ngài.

Tō-ji (東寺 ), Kyoto
Đă đến giờ ăn trưa, anh Sakamoto
hỏi tôi muốn ăn ǵ trưa nay. Tôi nói tôi thèm một tô ramen. Thế là
chúng tôi kéo nhau vào một quán ramen b́nh dân gần đó.
Ăn xong, cũng là giờ giă biệt. Anh
chị Sakamoto đi về Okayama, ở hướng tây. C̣n tôi, tiếp tục rong ruổi
trên con đường thiên lư. Tôi đi về hướng đông.

Kyoto Ramen
Tôi đi Izu-Hanto. Tôi đi t́m bóng
dáng của chàng sinh viên 19 tuổi của trường Đông Kinh Đế Quốc Đại
Học và nàng kỳ nữ Kaoru của xứ Izu. 50 năm trước, tôi có đến đây khi
Hội Sinh Viên Việt Nam tại Nhật Bản thời bấy giờ tổ chức đi du ngoạn
Izu-Hanto. Tôi đi cùng Dương Tuấn Kiệt và Vũ An Ninh. Lúc đó tôi
không có một khái niệm ǵ về xứ Izu. Mà lại không biết ǵ về văn hào
Kawabata Yasunari, người viết về "Izu No Odoriko" (The Dancing Girl
of Izu). Chỉ thấy một nơi có những bải biển đẹp, và mùa xuân về có
những bông hoa nở nộ, mỹ miều như các cô gái mặc kimono với những
cành kanzashi hoa anh đào lủng lẳng cài trên mái tóc.
V́ chỉ có shinkansen loại Kodama (ngừng
mỗi ga) mới dừng ở Atami và tôi không có lựa chọn nào khác hơn. Thời
gian từ Kyoto đến Atami khoảng gần 3 tiếng, dài hơn thời gian đi
bằng "Hikari" từ Kyoto đến Tokyo (2:40). Đến Atami, tôi phải đổi qua
Itō-sen (伊東線) đi Ito. Xe điện mà tôi đi, tên là "Kurofune Densha"
(黒船電車). Có lẽ họ lấy tên "Kuro(i)" từ các chiếc tàu màu đen, Black
ships, của lịch sử dưới thời Edo, khi các chiếc tàu nầy, Kurofune
(黒船), của Commodore Matthew Perry, đến hải cảng Shimoda năm 1854.

The “Black Ship”
Train, Kurofune Densha" (黒船電車)
Chiếc "Kurodensha" rộng răi và
thoải mái, được design cho du khách. Có những băng ghế có thể ngồi
được 6, 7 người, dọc theo cửa sổ xe điện, để thưởng thức những cảnh
đẹp, những băi biển chạy dọc theo đường xe điện.

Bên trong Kurofune
Densha" (黒船電車)
Khi đến nhà ga Ito cũng là trạm
cuối của Ito-sen. Tôi phải đổi qua Izu-Kyuko (伊豆急行線), đi Imai Hama
Kaigan (今井浜海岸駅) là nơi tôi nghỉ hai ngày ở đây.
Khi đến khách sạn th́ trời đă tối.
Tôi được hướng dẫn lên pḥng. Trời ơi ! Sao mà pḥng rộng quá : một
pḥng 8 chiếu, ở giữa pḥng có một cái kotatsu. Trên bàn có một b́nh
trà với một lọ đựng trà Shizuoka (Izu-Hanto thuộc về Sizuoka-ken,
nơi nổi tiếng với trà xanh (green tea), mấy cái bánh Daifuku mochi (loại
bánh bên ngoài là mochi, nhân bên trong là "anko, đậu đỏ ngọt, sweet
red bean paste), và một pḥng 4 chiếu rưỡi. Lại có một cái bàn nhỏ
và hai cái ghế ngồi ở balcony. Khi tôi booked pḥng nầy 3 ngày trước
giá $50 một đêm, room: Japanese style. Nhưng đâu có ngờ nó rộng đến
thế. Tôi hỏi ở lobby là họ có lộn pḥng hay không ? Th́ họ cười và
trả lời là Izu-Hanto bị ảnh hưởng nặng của trận bảo vừa qua, khách
cancelled quá nhiều, nên họ phải có giá deep discount th́ mới có
khách.

Pḥng ở ryukan nh́n
ra biển
Bỏ backpack vào closet, thay bộ đồ
yukata vào, để đi tắm onsen. Sau khi tắm rửa xong bên ngoài, tôi
bước vào bể onsen và từ từ ngồi ngâm người trong nước ấm. Một cảm
giác dễ chịu sau một ngày dài trên đường thiên lư. Sự "tắm" onsen nó
có ư nghĩa sâu rộng hơn, sâu sắc, và sâu xa hơn ư nghĩa là tẩy sạch
thân thể. Ngồi trong bể nước ấm nh́n ra ngoài trời, những cánh hoa
anh đào rơi trong gió xuân, hay những cành momiji tươi đỏ dưới ánh
trăng 16. Đi tắm onsen và ngồi trong nước ấm thả hồn vào một mộng mơ,
một tư tưởng nào đó và khoan thai với sự hài ḥa của tâm hồn ḿnh
với ḍng nước ấm của onsen và khung cảnh hiện hữu ngoài trời. Đó là
một biểu tượng của nền văn hóa "onsen" Nhật Bản. Đây cũng là dịp bạn
bè, co-worker, vừa tắm onsen, vừa nói chuyện đời, tâm sự những ǵ
ḿnh không có dịp, hay không nói được trong không khí, môi trường
làm việc ở sở. Một thông cảm và hiểu biết nhau nẩy nở. Có hiểu được
như vậy, có "enjoy" như vậy, ḿnh chẳng những ngâm ḿnh trong ḍng
nước onsen, mà c̣n "ngâm ḿnh trong ḍng văn hóa Nhật Bản”. Mới hiểu
được tại sao người Nhật thích đi tắm onsen, và giúp ḿnh hiểu đây là
một trong những cái văn hóa của người Nhật.
Sau đó tôi dùng cơm tối và uống một
b́nh sake nóng, "atsukan" (熱燗 ). Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp dùng
sake nóng trong cái lành lạnh của trời mùa thu.

B́nh minh trên biển
ở Izu
Sáng hôm sau, tôi c̣n đang mơ màng
trong nệm ấm, ánh nắng chói, chan ḥa trên mặt. Tôi thức dậy, đẩy cánh cửa fusuma (襖 ), sliding door, tôi ngạc nhiên kêu thầm "Oh
boy", bên ngoài là biển. Biển phản chiếu ánh nắng của đầu ngày đẹp
như một bức tranh "Ukiyoe" (浮世絵 ) nào đó của Hokusai hay Hiroshige.
Nó gợi lại cho tôi h́nh ảnh của mười mấy năm trước khi đến Phú Quốc
lần đầu với Thái Văn Quang và Lê Ngọc Thành, đứng trên băi biển "Ngàn
Sau" nh́n ánh nắng cuối ngày trên biển để nhớ đến h́nh ảnh "Phú Quốc
Cảnh Nắng Chiều" trong quyển Địa Lư lớp nh́ năm xưa. Có lẽ đêm qua
khi tôi đến khách sạn check-in trời đă tối, nên không thấy biển bên
ngoài. Tôi không c̣n cảm thấy buồn ngủ nữa.
Tôi muốn ngày dài hơn để được ngồi bên cạnh balcony nh́n biển và
nghe sóng biển vỗ về.

Izu No Odoriko,
伊豆の踊子, trước nhà ga Kawazu, Izu-Hanto
Ăn sáng xong, tôi hỏi đường đi đến
nhà ga Kawazu. Nhân viên khách sạn cho biết đi xe điện khoảng 5 phút,
nhưng 30 phút mới có một chuyến. C̣n đi bộ khoảng 20 phút. Thôi th́
đi bộ cho khỏe chân và hít gió biển. Đường đi đến nhà ga từ khách
sạn là một con đường núi, có một trail nhỏ chạy dọc theo sườn núi,
bên dưới, khoảng 30 thước là biển. Những ghềnh đá như những ḥn đảo
nhỏ đầy bọt trắng khi sóng biển từ khơi đánh vào. Gió buổi sáng và
ánh nắng ấm làm người sảng khoái, một chút yêu đời, một chút lăng
mạn trong người khi nhớ đến cái lăng mạn trong "Izu No Odoriko" mà
nhà văn Kawabata Yasunari ghi lại trong quyển tiểu thuyết ngắn nầy
mà ông viết năm 1926, hai năm sau khi ông tốt nghiệp từ Đông Kinh Đế
Quốc Đại Học (東京帝国大学, Tōkyō Imperial University). Câu chuyện nầy đă
phản ảnh h́nh ảnh tuổi thanh xuân của ông khi ông đến thăm Izu,
Taisho năm thứ 7 (1918), trên đường đi từ Shuzenji, giửa đường, ông
gặp một đoàn hát dạo và cùng đi với họ đến hải cảng Shimoda. Trong 8
ngày sinh hoạt đó ông yêu một một cô ca kỷ trong đoàn tên là Kaoru
(薫 ), khoảng 17-18 tuổi và t́nh yêu đầu đời nầy đă được ghi lại
trong bài bút kư "Izu No Odoriko" (The Dancing Girl Of Izu).

Odoriko Trail (踊子歩道)
Tôi đi lại con đường mà 100 năm
trước đây, cũng vào mùa thu, ông Kawabata và nàng du nữ Kaoru đi
qua. Con đường nầy ngày nay được gọi là "Odoriko Trail".
Con đường mùa thu thật vắng. Hàng
cây với lá vàng dọc theo bờ suối như gợi lại những rộn ràng của
chàng sinh viên trẻ, 19 tuổi, lần đầu tiên, con tim biết đập mạnh
khi chợt thấy người con gái xinh xinh kia với cái trống phiá sau
lưng trên đường ṃn.

Yamaguchi Momoe (山口
百恵) trong phim “Izu No Odoriko” (from internet)
Con đường ṃn dẫn đến đường hầm nổi
tiếng "Old Amagisan Tunnel" (旧天城山トンネル). Con đường hầm nầy ngày nay
không c̣n dùng nữa v́ đă có một tunnel mới, rộng hơn cho cả hai
chiều lưu thông. "Old Amagisan Tunnel" nay đă trở thành di tích, một
sự kiện lịch sử mà người Nhật gọi là Juyo Bunkazai (重要文化財, Important
Cultural Property). "Old Amagisan Tunnel" được khai thông năm Minh
Trị 38 (1905). Tên lúc đó được gọi là "Amagisan Zuido" (天城山隧道 ). Tôi
nh́n lên phía trên tunnel, chợt thấy cái tên "Amagisan Zuido" của
ngày xưa, c̣n ẩn hiện dưới hàng rêu xanh.
Nơi đây đă gợi hứng cho bài hát "Amagi
Goe, 天城越え" mà cô Ishikawa Sayuri tŕnh diễn trong những năm cuối của
thời đại Showa.
https://www.youtube.com/watch?v=yvc0LadtZUk
(Amagi Goe, Ishikawa Sayuri, 天城越え
石川さゆり 昭和歌謡)

Amagi Tunnel (Old
Amagisan Tunnel) (旧天城山隧道 )

(天城山隧道), Amagisan
Zuido" của ngày xưa c̣n ẩn hiện dưới hàng rêu xanh
Câu chuyện "Izu No Odoriko" cũng
bắt đầu từ đây, khi ông Kawabata gặp đoàn hát lưu động trong đó có
nàng du nữ Kaoru, và cùng đi từ đây xuống thành phố Shimoda. Và nơi
đây, thành phố Shimoda, ông giả từ nàng Kaoru, trở về Tokyo. Họ hẹn
gặp nhau ở đảo Oshima, quê của Kaoru. Nhưng ông biết, ông không c̣n
gặp lại Kaoru một lần nữa.

Người Du Nữ xứ Izu,
Yoshinaga Sayuri, 吉永 小百合 (from internet)

Nơi đây, bên bờ suối
Shohei Daru, t́nh yêu đă bắt đầu chớm nở (Izu No Odoriko).

Kaoru, Người Du Nữ
xứ Izu trên bến Shimoda (From Internet)
Trên bến tàu Shimoda, tôi có dịp
đến thăm tượng của Commodore Matthew Perry mà thành phố Shimoda kỷ
niệm ông, khi ông đem một hạm đội gồm bảy chiến hạm màu đen, chạy
hơi nước (steam ship), và 1265 binh sĩ, cập bến Shimoda năm 1854 sau
khi Tokugawa Shogun đồng ư mở hải cảng Shimoda giao dịch với Hoa Kỳ.
Shimoda được mệnh danh là thành phố đầu tiên của Nhật Bản mở cửa với
phương tây (日本最初の開港地, Nihon saisho no kaikō-chi) v́ sau đó Anh, Pháp
cũng lần lượt huy hiếp Shogun phải mở cửa cho họ vào buôn bán, sau
200 năm "bế môn, tỏa cảng " (tiếng Nhật gọi là Sakoku (鎖国, tỏa quốc).
Dọc theo đường ra nhà ga Shimoda, có những cửa hàng c̣n giữ lại
nguyên nét từ thời Taisho (1912), và những năm đầu của Showa.

Onsen (hot spring)
Showa Yu, Shimoda

At Matthew Perry’s
Monument in Shimoda,Izu Hanto

Matthew Perry’s
Monument, Shimoda, Izu-Hanto

Shimoda được mệnh
danh là thành phố đầu tiên của Nhật Bản mở cửa với phương tây
(日本最初の開港地)
Hôm nay tôi trở về Tokyo bằng
chuyến Tokkyu, Limited Express, mang tên "Odoriko". Nh́n qua khung
cửa, ngoài khơi nắng vẫn chan ḥa và sóng biển vẫn ŕ rào như trăm
năm trước. Khi ông Kawabata rời Shimoda, có người con gái đứng trên
bờ vẩy khăn tay từ giă ông. Riêng tôi th́ mang theo trong người một
h́nh ảnh đẹp về xứ Izu, về những di tích đi qua, và được nh́n thấy.
Có một nàng "odoriko" nào ở trong tôi ?
Trời tháng giêng đă qua, tháng hai
trước đầu ngỏ, ngày ấm dần và chuyện ngày xưa đă xa dần với tháng
ngày qua:
Tháng giêng hết,
thôi giận hờn đă muộn
Khi xa em, vai mới biết đau buồn
(Một tháng Giêng, thơ Trần Dạ Từ)

Tokkyu (Limited
Express train) Odoriko
Thung Lũng Hoa Vàng
Mùa xuân, tháng 2, 2020
Nguyễn Anh Tuấn
|
|