MÙA XUÂN ĐI HENRO


Nguyễn Anh Tuấn
 

Bây giờ Nhật Bản đang vào mùa mưa ( 入り). Mùa mưa ở Nhật Bản thường th́ khoảng đầu tháng 6 đến trung tuần tháng 7. Trong những ngày tháng c̣n đi học ở Nhật, tôi không thích mùa mưa lắm, v́ có những ngày nó cũng nóng như mùa hạ, lại thêm cái nhột nhạt, rít chịt, ẩm của nước, khi đội mưa mà đi, làm con người khó chịu trong cái oi ả, mệt nhọc, mà tiếng Nhật gọi là "natsubate" (夏ばて). Nhưng mùa mưa cũng có cái thú vị của nó, chữ tsuyu ( ) tự nó cũng đă phản ảnh h́nh ảnh của trái ume (, plum, trái mơ). Mùa mưa đến cũng là mùa ume chín rộ. Nên tsuyu có chữ ume (, mai). Mùa mưa mà được hẹn ḥ cũng là điều mơ mộng của những kẻ vừa mới lớn, được đi trong mưa với người yêu dưới một cây dù mỏng manh. Nên trong những lá thơ t́nh, người ta thường vẽ cặp t́nh nhân dưới cây . Đă qua rồi cái thuở đôi mươi.  

Nguồn : 四国おへんろ.net

Mùa xuân năm nay, tôi có dịp tiếp tục đi "henro" (遍路, biến lộ, đi hành hương, pilgrimage), sau một thời gian gián đoạn. Thường th́ người ta "henro" vào mùa xuân hoặc mùa thu v́ khí trời mát mẻ. Kỳ nầy tôi đi từ chùa số 13, DaiNichiJi (大日寺) đến chùa số 19, TatsuEJi (立江寺). Theo protocol, luật lệ của đi henro, tôi phải trở lại chùa số 12, ShôSanJi (焼山寺), rồi từ trước cổng chùa ShôSanJi, tôi mới bắt đầu đi đến chùa DaiNichiJi.  

Trước khi tiếp tục bài viết, tôi có vài thông tin xin được chia sẻ, để các anh chị nào có ư định đi "henro" trong tương lai, có thông tin để chuẩn bị, hiểu thêm về việc đi henro và lịch sử của nó. 

Năm 804, Kobo Daishi (弘法大師, Hoằng Pháp Đại Sư ) được gởi qua Trung Hoa học về Phật Giáo. Trong thời gian ở Trung Hoa, ngài đă học hỏi và nghiên cứu Phật Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Ấn Độ cùng tiếng Phạn. Năm 806, ngài trở về Nhật Bản và truyền bá đạo Phật. Ngài đi ṿng đảo Shikoku (四国, Tứ Quốc) và lập ra 88 ngôi chùa. Cho nên khi đi "henro" ở Shikoku (tiếng Nhật gọi là “Shikoku Hachiju Hakkasho, 四国八十八箇所”, Tứ Quốc Bát Thập Bát Cá Sở) để tưởng nhớ đến 88 ngôi chùa mà Kobo Daishi đă lập nên. 

Tên của ngài là Kukai ̣(空海, Không Hải). Dân gian gọi ngài là Kobo Daishi (弘法大師, Hoằng Pháp Đại Sư). Tên trong Phật giới gọi ngài là Henjō-Kongō (遍照金剛, Biến Chiếu Kim Cang). Ngài lập ra một hệ phái trong Phật Giáo Nhật Bản gọi là Shingon-shū (真言宗, Chân Ngôn Tông). Ngài mất năm 835 tại Koya-san (高野山), Wakayama-ken (和歌山県). Koya-san cũng là bản bộ của phái Shingon Buddhism (真言宗, Shingon-shū, Chân Ngôn Tông). Năm 2004, Koya-san đă trở thành Unesco World Heritage.

Kobo Daishi cũng là người sáng lập ra hệ thống chữ "Kana" mà người ta dùng ngày nay. Đó là "Hiragana", "Katakana". 

1) Ai cũng có thể đi "henro" cả, không cần phải là người đạo Phật. Người ta đi henro là đi lại đoạn đường mà Kobo Daishi (弘法大師, Hoằng Pháp Đại Sư ) đă đi qua đây, để t́m hiểu, để thử thách... Có nhiều người ở Âu Châu và Hoa Kỳ, Canada, đă tham dự vào cuộc hành tŕnh nầy dài 1,200 cây số ṿng quanh đảo Shikoku, Tứ Quốc ( 四国)miền nam nước Nhật. Người đi hành hương được gọi là ohenro san. Hàng ngàn người đi hành hương có thể họ có hàng ngàn lư do khác nhau tại sao họ đi henro. Không nhất thiết phải là lư do tôn giáo. 

nhiều anh chị hỏi tôi "Tại sao anh đi ohenro?" Riêng cá nhân tôi, tôi đi henro v́ muốn ḿnh bỏ bớt cái tham sân si của ḿnh. Lúc trước, tôi thường hay giận dỗi và giận lẫy khi vợ ḿnh, con ḿnh, hay bạn bè chung quanh không nghe những lời ḿnh nói. Buồn để bụng. Trên bước đường đi henro, đi qua những ruộng đồng, leo qua núi, xuống những ngọn đồi trong lúc chiều về. Nh́n những cành anh đào phớt phơ trong gió xuân, hay đi trong mùa thu, nh́n những trái kaki (trái hồng) vàng rực dưới bầu trời trong xanh. Ḷng cảm thấy trầm xuống, thật thoải mái, và ḷng tự nhũ ḿnh có cơ duyên đi qua những chặng đường mà Kobo Daishi đă đi qua hơn 12 thế kỷ trước. Quả đó là một cái duyên. Tiếng Nhật gọi là En Ga Aru (縁がある). Th́ tại sao ḿnh không thay đổi ḿnh, khi ḿnh có cái duyên mà Kobo Daishi ban cho ḿnh. Và từ đó, tôi cảm thấy ḿnh BỚT DẦN cái tham sân si đó. Tôi cũng tự nhũ "let it go" khi cuộc đối thoại đi vào ngỏ cùng. Và cũng biết rằng, "ḿnh không thay đổi được người khác, nhưng ḿnh có thể thay đổi được ḿnh". Cuộc đời trở nên vui hơn và có ư nghĩa hơn. 

Nói tóm lại, đi "henro" không có nghĩa trong tương lai sẽ được về "miền cực lạc ". Đi "henro" là để khám phá ra "ḿnh là ai", "ḿnh muốn ǵ" trong những ngày c̣n lại, "ḿnh có những khuyết điểm ǵ để sửa chữa, để làm con người ḿnh tốt hơn" 

Hằng năm có đến hàng trăm ngàn người đi "henro". Họ đi bằng xe bus, bằng xe hơi, bằng xe đạp, đi bộ. Người ta độ chừng chỉ có khoảng 10% đi bộ. Tùy theo điều kiện sức khỏe và phương tiện, người ta thể đi hết 88 ngôi chùa, hay chỉ đi 20 ngôi chùa, hay chỉ 5 ngôi chùa. Không có một luật lệ hay giới hạn nào. Ngoài ra, đi "henro" cũng là dịp ḿnh hiểu thêm về người Nhật, về phong tục, văn hóa ở nhà quê, tiếng thổ địa. Có thêm bạn mới trên bước đường thiên lư. Có dịp thưởng thức các thức ăn của địa phương ; để thấy văn hóa Nhật Bản thật phong phú. Người Nhật thật dễ thương và hiếu khách (omotenashi), và cảnh thiên nhiên ở đồng quê Nhật Bản rất trong lành. 

Đi "Henro" bằng xe đạp

(những người đi xe đạp thường th́ không có mang Kongozue (gậy) v́ không có chỗ ) 

2) Đẻ̉ chuả̉n bị cho chuyến đi, chúng ta phải tối thiểu vài vật dụng sau đây:

Trang phục hành hương, Pilgrim Attire.

a. Áo trắng mặc bên ngoài, white vest, hakui 白衣 (bạch y) (xem h́nh dưới đây). Biểu tượng cho sự thuần khiết, 純粋さ (Junsui-sa )

đi bộ (và người bạn mới, đi "henro" bằng xe đạp (xe đạp dựng phía sau) 

 b. Nón lá, sedge hat, sugegasa, 菅笠 (gian lạp), để che nắng mưa trên đường bước hành hương. (see the picture) 

c. Cây gậy, staff, kongozue, 金剛ずえ (see the picture). Người ta tin rằng, kongozue, cây gậy nầy tượng trưng cho Kobo Daishi (Hoằng Pháp Đại Sư), là bạn đồng hành với ḿnh trong cuộc hành tŕnh nầy ( 同行二人、Dogyo ni-nin ), "You are not alone". Ngoài ra, "kongozue" dùng để, theo đó ḿnh nương đi lên đồi núi, hay xuống dốc, và để xua đuổi rắn rít, chứ không giết chúng. 

d. Nôkyôchô 納経帳 (Nạp Kinh Trướng), Pilgrimagebook, tạm dịch là cuốn album để đóng dấu các ngôi chùa sau khi ḿnh lễ Phật và Kobo Daishị. Trong cuốn album " Nôkyôchô " có 176 trang cho 88 ngôi chùa. Nhà chùa sẽ viết tên chùa và đóng mộc vào trang giấy kế bên h́nh chùa. Nét chữ rất đẹp như rồng bay, phượng múa, rất trang nhă. Ḿnh sẽ phải trả 300 yen như là tiền cúng dường (hay thù lao cho người vẽ và đóng mộc)

 

 

 

e. Osame Fuda, 納札, Nameslips : dùng để viết tên, địa chỉ, ngày tháng và những đièều ước nguyện, và bỏ vào "nameslip box" đặt trước bệ thờ ớ chánh điện Phật và ở điện thờ Kobo Daishi.

 

f. Đèn cầy và nhan : để lễ Phật và Kobo Daishi. 

Trước khi vào chùa, người ta phải purify ḿnh bằng cách rửa tay và súc miệng ( rinse your mouth) ở bể nước đặt sau cổng vào chùa. Nơi rửa tay và purify nầy được gọi là temizuya (手水舎). 

Temizuya (手水舎)

 

Temizuya (手水舎)

 

cầu nguyện

Sau khi lễ Phật và Kobo Daishi xong, người Nhật đọc kinh "HANNYA SHIN-GYO", 般若心経, Bát Nhă Tâm Kinh. Tôi thắc mắc và có dịp hỏi Tùng Sơn Nguyễn Quang Dục-san (Exryu 70, Texas), là tại sao người ta không đọc kinh nào khác khi đi henro, mà chỉ đọc kinh "Bát Nhă", th́ được Tùng Sơn Nguyễn Quang Dục-san trả lời như sau : 

“Bộ kinh này gồm có 600 quyển được ngài Huyền Trang cô đọng lại c̣n 262 chữ được xem như tư tưởng triết học cao siêu, kết tinh trí tuệ Đông Phương vượt thời gian và không gian, giúp cho vô số người chứng ngộ về thế giới vô thường. 

do tại sao các chùa chọn bộ kinh này để đọc cho O Henro san, có nhiều lư do, thứ nhất Kobo Đaishi người sáng lập Shingon-shū (真言宗, Chân Ngôn Tông ) cũng đă viết quyển "Bát Nhă Tâm Kinh Bí Kiện" (Ch́a khóa bí mật của Bát Nhă Tâm Kinh"), thêm vào đó bộ kinh vừa mang tính chất ngắn, gọn, tiện mang theo trên đường đi hành hương, ngoài đặc tính linh thiêng như đă tŕnh bày ở trên.” 

Theo tự điển Thiều Chửu, Bát nhă (般若) dịch âm chữ Phạn, nghĩa là trí tuệ, trí tuệ thanh tịnh. Như vậy, người ta đọc kinh "Bát Nhă " khi đi "henro" là dùng trí tuệ để đưa con người từ chỗ tối ra chỗ sáng, đi đến bờ Giác. 

Sau khi tôi xong công chuyện của ḿnh và sau khi chu du vài nơi ở vùng Nihonkai, 日本海, Japan Sea (tôi sẽ viết một bài về chuyến đi nầy trong một dịp khác). Một sáng mùa xuân của tháng tư, tôi đáp chuyến kaisoku "Marine Liner" từ Okayama (岡山) đi Tokushima (徳島). Gọi là kaisoku (快速 ), nhưng thật ra nó giống như express train (Tokkyu hay kyuko) v́ người ta phải mua vé mới có chỗ ngồi chứ không phải loại kaisoku thường mà ḿnh thường đi "Chuo sen" từ Tokyo station về Yotsuya hay Shinjuku. "Marine Liner" có hai tầng, tầng trên là "green car".

Marine Liner chạy từ Okayama (岡山) đến Takamatsu (高松) 

Nếu ḿnh có JR Pass th́ không phải trả tiền đi loại kaisoku nầy v́ nó nằm trong "ṿng đai" của JR Pass, nhưng không được ngồi ở "green car". Sau khi xe điện đi qua Kojima 児島, nơi sản xuất quần jean nổi tiếng nhất Nhật Bản, thuộc thành phố Kurashiki (nơi mà exryu chúng ta đă đi thăm viếng trong chuyến đi mùa thu năm 2012), xe điện sẽ chạy trên Seto Ohashi Bridge (瀬戸大橋), nối liền Kurashiki/Okayama (đảo Honshu) và Takamatsu/Kagawa (đảo Shikoku). Ngày xưa, người ta phải đi ferry từ Kurashiki qua Takamatsu. Nhưng từ năm 1988, Seto ohashi đă hoàn thành và giúp cho việc di chuyển giữa Honshu và Shikoku trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Khi xe điện đến Takamatsu (高松), tôi phải đổi qua chuyến kyuko, "Uzushio" (うずしお), đi Tokushima.  

Kyuko "Uzushio" ( うずしお) chạy từ Takamatsu (高松 ) đến Tokushima (徳島 )

 Xe điện đến nhà ga Tokushima khoảng 2 giờ chiều.

Tôi check-in hotel và đi ṿng ṿng nhà ga để ḍ đường đi nước bước cho chuyến đi ngày mai đến chùa số 12, ShôSanJi (焼山寺). Sáng hôm sau, lúc 7:05, tôi có mặt tại trạm xe bus tên là Kamiyama Basu (神山バス) để đi ShôSanJi. Xe bus đi về phía núi chập chùng, mà tiếng Nhật gọi là "yama no oku". Dọc đường xe ngừng lại hai, ba trạm chính để học tṛ lên xuống. Xe đi qua những con đường nhỏ dọc theo sườn núi, bên dưới là thung lũng có những ḍng sông nhỏ chảy qua. Đôi khi xe nhà nhỏ bé phải ép sát vào sườn núi để xe bus đi qua. Người ta lái xe và nhường nhau thật hay. Một h́nh ảnh thật đẹp trong một xă hội theo một tinh thần hài ḥa (harmony) theo đúng ư nghĩa của nó.

Hơn một tiếng sau (nói đúng ra là 1 tiếng 12 phút), xe bus đến trạm cuối. Tôi hỏi bác tài đường đi đến chùa ShôSanJi. Bác cho biết tôi phải đi dọc theo con đường làng bên tay phải dẩn lên núi. Từ đây lên đó đi bộ khoảng 2 tiếng. Con đường làng nầy có trải nhựa cho xe lên xuống. Trên đường không một bóng người. Đường đi ngày càng lên núi cao, chân bắt đầu mơi. Thỉnh thoảng có một vài xe chạy vụt qua, tôi muốn ra dấu “hickhike”. Nhưng đây là Nhật Bản, chứ đâu phải là ở Mỹ đâu, nên tiếp tục “đường lên núi rừng”. Đi một chập sau, có một bảng có dấu hiệu nghĩ chân, có tên gọi là "O Henro Eki", và có rest room bên kia đường. Bên trong "O Henro Eki" có vài bàn nhỏ để "o henro san" ngồi nghĩ chân. Trong khi ngồi nghĩ chân, tôi có dịp chuyện tṛ với một thanh niên khoảng trên dưới 30 đến từ tỉnh Okayama, đi henro bằng xe đạp. Người thanh niên có việc mới và lấy cơ hội để đi henro trước khi đi làm, đi henro để tạ ơn và cầu nguyện gặp được người lư tưởng. Cậu để xe đạp ở "O Henro Eki", đi bộ lên núi, và tôi có bạn đồng hành. Từ đây lên núi c̣n khoảng 1 tiếng nữa.

 

Cậu thanh niên đi henro bằng xe đạp đến từ Okayama 

Hoa anh đào nở rộ hai bên đường thật đẹp. Trời thật xanh và vài đám mây trắng lũng lờ trong cái tĩnh mịch của núi rừng.

 

 

Người tôi thật b́nh an. Một b́nh an có thật trong ḷng và một b́nh an có thật trong cảnh vật quanh đây.Tôi đến trước cửa chùa ShôSanJi (焼山寺). Vào bên trong lễ Phật và chia tay người bạn đồng hành. Tôi đi xuống núi, đi đến chùa số 13, DaiNichiJi (大日寺). Đường đi xuống nhanh hơn. Nhưng mất khoảng 2 tiếng mới xuống chân núi. Nơi đây, tôi gặp một người Mỹ. Gặp một người Mỹ nơi chốn sơn lâm nầy là một chuyện hiếm. Điều làm tôi kinh ngạc là anh lập một quán cà phê nơi đây có tên là "Buddha Cafe", California Style Food, với cô vợ người Nhật. Anh từng là một kỷ sư điện tử tại Silicon Valley. Anh cũng ngạc nhiên khi biết tôi là một người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, sống và làm việc tại thung lũng hoa vàng, và đang đi henro nơi đây. Anh đưa cho tôi một tấm business card. Và tôi hy vọng lần tới tôi sẽ có dịp uống cà phê và tṛ chuyện với anh nhiều hơn. Thật là một cái duyên thật hy hữu.

 

Trước cổng chùa số 12, ShôSanJi, 焼山. Có lẽ là chùa đẹp nhất..

v́ có những hàng cây to trong khuôn viên..

 

và chùa rất cổ kính

 Tôi đến chùa DaiNichiJi khoảng 3- 4 giờ chiều.V́ ryokan tôi ở đêm nay chỉ cách chùa DaiNichiJi khoảng 5 phút đi bộ nên tôi check in sớm. Ông chủ nhà cẩn thận dặn ḍ tôi nhớ trở về ryokan đúng 6:00 giờ để ăn cơm tối. Sau khi lễ Phật và Kobo Daishi và đóng mộc vào nôkyôchô xong, tôi thả bộ dọc theo đường quê. Trời tháng 4 ở Shikoku tương đối ấm, người dân quê đă bắt đầu cày đất, vài ba ngày nữa, họ cho nước vào ruộng và họ sẽ trồng mạ. Nơi đây, người ta cũng c̣n trồng cabbage và broccoli.

 

 

Tôi trở về ryokan đúng giờ. Trong pḥng ăn có tất cả là 8 người. Tôi được sắp ngồi chung bàn với một ông ở Osaka đến. C̣n 3 bàn kia là họ đi có đôi với nhau : 4 người đàn bà và hai người đàn ông. Hai cô ở Tokyo, hai cô ở Brazil qua, c̣n hai ông kia là ở Hokkaido. Tất cả đều lái xe đi, trừ hai cô ở Brazil và tôi là đi bộ. Không khí thật vui và cởi mở. Họ share với nhau những kinh nghiệm trên bước đường đi henro. Ăn xong, ông chủ nhà chỉ dẫn chỗ tắm furo, chỗ giặt đồ. Tôi ăn xong th́ đi giặt đồ v́ chỉ có đem theo hai bộ, nếu mà không giặt tối nay, th́ ngày mai không ai dám lại gần. Sáng hôm sau, mới 6:00 giờ sáng, ông chủ nhà đi gơ cửa từng pḥng : "Chôshoku jikan desu yo" (朝食): Tới giờ ăn sáng rồi. Cho chắc bụng, tôi làm tới những ba chén cơm v́ hôm nay tôi phải đi bộ hơi nhiều : chùa 14, 15, 16 và 17.

Trở về pḥng, packed đồ xong, tôi xuống trả tiền và cám ơn ông chủ nhà. Tôi đến genkan lấy "Kongozue". Ông cười và nói "Itte Irasshai". Tôi mĩm cười, cúi đầu chào ông và nói "Itte Kimasu".

Đi một chập, tôi thấy hai cô người Brazillian đi trước tôi. Thế là chúng tôi nhập bọn, đi đến chùa 14, 15, 16 và 17.

Hôm nay ai cũng mệt lă. Sau chùa 17 là mạnh ai đi t́m ryokan của ḿnh, v́ hai cô kia và tôi booked ryokan khác nhau. Ăn tối xong, tôi đi ngũ sớm v́ ngày mai đi từ chùa 17 đến chùa 18 khá xa, gần 18 km.

Tôi thức sớm để ăn sáng sớm v́ phải đi trên đoạn đường dài 18 cây số để đến ryokan trước khi trời tối. Đường đi khá khó v́ phải leo núi, có những đoạn phải theo nương theo dây mà đi v́ đường đi không có chỗ để vịn, và dể bị trợt té. Không biết v́ đường đi khó hay v́ ḿnh "đă già hơn xưa", hay là cả hai lư do, tôi cảm thấy đuối sức.  

Đi hoài mà sao chưa thấy lên đến đỉnh hay ra người đường cái. Tôi hơi lo. Không biết ḿnh có bị lạc hay không. Nhưng may quá, đi một đoạn tôi nghe có tiếng xe chạy. Th́ ra ḿnh sắp sửa ra đường cái rồi. Tôi thở phào. Ra đường cái xong, tôi đi được một đoạn nữa th́ đồng hồ đă chỉ 1 giờ trưa. Tôi tấp vào một công viên nhỏ xíu, chắc là cho "o henro san", v́ chung quanh không có nhà cửa, dân gian nào ở đây. Ở công viên nầy có một tượng nhỏ của "Jizo Bosatsu"(Địa Tạng Bồ Tát). Người Nhật yêu mến ông gọi là "O Jizo Sama". O Jizo Sama thường được đặt và thờ bên vệ đường để yểm trợ, ban phước lành cho kẻ lữ hành và bảo vệ trẻ em. Tôi mở pack back ra, lấy cơm và yakisoba c̣n left over tối qua. Ngồi nh́n hoa anh đào bay lả tả theo gió để nhớ bài viết năm xưa của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, "Gởi Hương Cho Gió ". Ngày hôm nay, ngồi nơi đây giữa chốn núi rừng ở Shikoku mà thấy như ḿnh cũng "Gởi Hương Cho Gió ".

Ngôi chùa 18, OnZanJi (恩山寺), để lại trong tôi một ấn tượng thật gần gũi khi ông từ trong chùa đến offer chụp h́nh cho tôi và giải thích thêm cho tôi biết là ngày xưa người ta không cho giới nữ vào chùa. Khi Kobo Daishi tu ở "Onzanji", th́ mẹ của ông đến thăm. V́ là nữ giới, bà không được vào chùa. Với ḷng hiếu thảo muốn mẹ được vào chùa, Kobo Daishi đă phải cầu nguyện trong 17 ngày liên tục và ngài dùng phép hoán thông để nữ giới được phép vào trong các chùa. Do đó mẹ của ngài đă được vào chùa. Sau đó bà đi tu trong chùa Onzanji. Kế bên đền thờ Kobo Daishi một ngôi am thờ mẹ của Kobo Daishi. Cũng nhờ sự cầu nguyện của Kobo Daishi, từ đó các nữ giới được vào trong các chùa. 

chùa 18, OnZanJi (恩山寺)

Khi rời Onzanji, tôi xin phép được chụp h́nh ông, th́ ông mĩm cười trả lời v́ ông không c̣n răng nữa, nên chụp h́nh có sao không? Tôi mến cái chất phát, thành thật và hiếu khách của ông. Cũng như được nghe ông thuật lại câu chuyện hiếu thảo của Kobo Daishi.

 

"Ông Từ" ở chùa 18, OnZanJi (恩山寺), và tượng Kobo Daishi ở phía sau. 

Ngày mai tôi phải đi cho xong đoạn đường từ chùa 18 đến chùa 19 v́ phải trở lại Tokyo trước khi JR Pass hết hạn.

Ở chùa số 19, Tatsueji (立江寺), tôi có dịp gặp một số o henro san, họ là một group 7-8 người đến từ Oita ken (大分県 ), đảo Kyushu, một tỉnh nằm miền nam nước Nhật, dưới sự hướng dẩn của một vị sư. Biết tôi là người ngoại quốc, họ tíu tít thăm hỏi và vị sư cho tôi nhiều trái cây và thức uống để mang theo trên bước đường henro. Tiếng Nhật gọi là "osettai". Họ cho nhiều đến nổi tôi không c̣n chỗ để bỏ vào pack back nữa. Tôi phải chia cho các "o henro san" khác.

 

Vị sư đến từ Oita-ken (大分県 )

 

Đọc kinh cầu nguyện

  dịp đi henro. Có dịp đi về miền quê. Có tiếp xúc với các tầng lớp khác nhau của người miền quê, mới thấy ḿnh có phúc, có được những ǵ đẹp nhất của t́nh người mà ta có được.

cũng trong cái tận cùng của đi henro là ḿnh sẽ thay đổi được ḿnh, ít nhất ở một level nào đó.

Dọc theo đường đi "henro" : "Akiya" : nhà bỏ hoang bên đường (Tokushima-ken)

 

"Đường lên núi rừng"

 

 

Ra đến "Con Đường Cái Quan"

 

Nghĩ trưa bên đường

 

Dừng chân đứng lại trời non nước

 

Cám ơn trời, cám ơn Kobo Daishi, đă cho tôi được những diễm phúc đó. 

Thung Lũng Hoa Vàng

Tháng sáu, đầu hạ, mùa tốt nghiệp.

Nguyễn Anh Tuấn

 

© "Khi phát hành lại bài này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ
www.erct.com"