|

O-BON MATSURI (お盆祭り)
Nguyễn Anh Tuấn (Exryu USA)

Bây giờ
là giữa tháng 8. Bầu trời tháng 8 trong xanh, không một cọng mây
trắng. Chỉ có vầng trăng lưỡi liềm nằm giữa bầu trời mùa hạ.
Từ đầu
năm đến nay, thành phố Livermore nhỏ bé của tôi ở miền bắc Cali có
được 16 ngày mưa. Tiểu bang Cali đang trải qua mùa khô, và có những
trận cháy rừng rất lớn. Trong khi đó, mùa mưa ở Nhật Bản (tsuyu)
chấm dứt vào cuối tháng 7, đă có được "record" mưa nhiều, gây ra
những cơn lụt, và đất chuồi, lở, ở các vùng ven núi.
Như tôi
có viết trong bài viết vừa qua, "Viết Cho Tháng Bảy", mùa mưa ở Nhật
Bản cũng đă đem chúng ta về với những h́nh ảnh lăng mạn của tuổi
thanh xuân khi hai người cùng đi dưới một cây dù trong cơn mưa, “ai
ai gasha” (あいあい が さ). Thời gian trôi qua, và kỷ niệm xa dần như
những con đ̣ không trở lại bến sông xưa..
Tôi nhớ
đến lời của anh Trần Việt Hùng, một trong vài thủ môn xuất sắc nhất
của exryu chúng ta, khi anh đến thăm các exryu miền Bắc Cali, được
tổ chức ở nhà tôi mười mấy năm trước "Chúng ta bắt đầu như những
con suối nhỏ, đi qua biết bao ghềnh thác, quanh co của núi đồi.
Những con suối nhỏ đó trở thành những ḍng sông. Những ḍng sông đó
tiếp tục lớn dần theo thời gian, và trở thành già nua, chậm răi chảy
vào biển cả.”
Và, sau
bao nhiêu gập ghềnh trên ḍng đời xuôi ngược, chúng ta thật sự đă là
những ḍng sông đó.
Bây giờ
là mùa O-Bon ở Nhật Bản. Mùa O-Bon cũng đem về cho tôi những kỷ niệm
của lứa tuổi vừa mới lớn. Sau khi tốt nghiệp ở mùa xuân, và trải qua
vài tuần training, tôi trở thành salaryman vào mùa hè năm đó, mùa
Obon. Ra đời đi làm "salaryman" như ḿnh mong ước, "được xách cái
Samsonite" nhỏ, trong đựng giấy tờ về thiết kế, được đi viếng
customers, được đi cùng các salaryman khác, mỗi buổi sáng nườm nượp
đi dọc theo con đường, qua đường hầm từ nhà ga "Shinjuku Nishiguchi"
đi đến Sumitomo building. C̣n nhớ Lâm Văn Hải-san (exryu 70, lúc đó
đang theo học khóa tŕnh Ph.D ở Kyushu University, 九州大学), lên Tokyo
và có ghé thăm tôi ở Sumitomo building, Shinjuku, nơi tôi làm, và
nói "かこいいですね。" (it's cool). Tôi có một hănh diện thật sự và sung
sướng trong ḷng v́ thuở đó ít có sinh viên ngoại quốc được may mắn
đi shushoku (就職, tựu chức, nhận việc, employment) và được thu nhận
bởi công ty lớn (như công ty Sumitomo). Bên cạnh may mắn làm "salaryman",
tôi c̣n có được những người bạn thân thiết. Và tôi có tất cả. Tôi đă
sống và có được những ǵ ḿnh ước muốn trong lứa tuổi thanh xuân đó.
Mùa O-Bon
năm nay trở về trong cơn đại dịch Covid-19.
O-Bon
matsuri, お盆祭り(O-Bon Festival) là một mùa lễ quan trọng trong đời
sống của người Nhật. Nó thường kéo dài khoảng 3 ngày, nhưng có nơi
lễ được kéo dài cả tuần. O-Bon matsuri không phải là là ngày lễ
chính thức được ghi trong các ngày lễ mà chánh phủ công bố. Nhưng
hầu như các công, tư sở đều cho các nhân viên được lấy phép về quê
nhân mùa O-Bon.
O-Bon
matsuri đă hiện diện trên nước Nhật hơn 500 năm về trước.
Nguyên
thủy O-Bon là mùa lễ của Phật Giáo trong sự tích của Mokuren, (もくれ,
目連, Mục Liên), hay Mục Kiền Liên, 目犍連(もくけんれん) đi t́m mẹ, bà Thanh Đề,
và cứu bà ra khỏi địa ngục, nhờ công đức cầu nguyện của chư tăng
mười phương.
Bà Thanh
Đề bị đày xuống địa ngục làm ngạ quỷ v́ lúc sinh tiền bà rất gian ác.
Sau khi cứu được mẹ, Mục Liên (Mokuren) đă vui mừng nhảy múa, và
h́nh ảnh đó được phản ảnh qua các điệu múa “O-Bon Odori” trong mùa
O-Bon.
Ở các địa
phương, người ta dựng một đài cao gọi là "Yagura" (矢倉 ), タワー. Trên
đó có những người đứng múa và đàn hát các điệu obon. Họ đi ṿng trên
“yagura”. Và phía dưới là những người dân trong khu đó cũng đi ṿng
và cùng múa và hát chung. Đây là một buổi lễ hội dân gian.

O-Bon Odori, お盆踊り, (The “Bon” dance)
(source: Internet)
Một vài
tỉnh ở Shikoku, 四国 (đảo Tứ Quốc, miền nam nước Nhật), có những điệu
múa trong mùa O-Bon rất nổi tiếng như "Awa Odori” ở tỉnh
Tokushma, và "Yosakoi" ở tỉnh Kochi. Cả hai điệu múa, với các
cô gái mặc kimono, trông rất trang nhă.
https://www.youtube.com/watch?time_continue=15&v=5R1Dv2-25Kc&feature=emb_logo
(souce:
internet)

Awa Odori,Tokushima (阿波踊り, 徳島県):
Aug.12 ~ Aug. 15

Awa Odori,Tokushima (阿波踊り, 徳島県):
Aug.12 ~ Aug. 15

Yosakoi Odori, Kochi, (よさこい踊り, 高知県) (souce:
internet)
Để kỷ
niệm, ghi nhớ ngày nầy, Phật Giáo có ngày lễ Vu Lan. Ngày Vu Lan báo
hiếu, ngày cúng các vong hồn lưu lạc không người thân cúng bái, ngày
xá tội vong nhân (từ địa ngục). Và người Nhật đă biến câu chuyện báo
hiếu của Mục Kiền Liên thành ngày O-Bon, ngày mà người ta đón linh
hồn tổ tiên, người thân qua đời về đoàn tụ với gia đ́nh. V́ người
Nhật đă có ngày "Haha no Hi" (母の日) để báo hiếu, nhớ công ơn Mẹ vào
tháng 5.
Một số
thành phố Nhật Bản vẫn c̣n giữ cổ tục đón ngày O-Bon trùng với ngày
lễ Vu Lan (rơi vào khoảng 8 tây tháng 8 dương lịch, đến khoảng 7 tây
tháng 9 dương lịch, gọi là Kyū Bon, rằm tháng bảy. Tiếng b́nh
dân ḿnh ngày xưa gọi là lễ cúng cô hồn. Ngày nầy v́ theo âm lịch
nên mỗi năm mỗi khác.)
Kyū Bon, 旧盆 (“Old Bon”) : một số vùng vẫn c̣n theo Kyū Bon
như Chugoku (中国地方: Hiroshima, Okayama, Yamaguchi, Shimane, Tottori),
Shikoku (四国地方: Ehime,Tokushima, Kagawa, Kochi) và Okinawa.
Shichigatsu Bon, 七月盆 (“Bon” in July): Các thành phố ở Kanto
gồm Tokyo, Yokohama và Đông Bắc (東北地方) đón O-Bon matsuri vào khoảng
15 tháng 7 dương lịch. Shichigatsu Bon đă có từ thời Minh Trị năm
thứ 6 (1873), năm mà nước Nhật bắt đầu dùng lịch phương tây.
Hachigatsu Bon, 八月盆 (“Bon” in August) : là O-Bon matsuri được
cử hành từ khoảng 13 tháng 8 đến ngày 16 tháng 8 dương lịch.
“Hachigatsu Bon” trùng hợp với ngày chung chiến (終戦記念日,
shusenkinenbi, chung chiến kỷ niệm nhật), ngày 15 tháng 8, ngày Nhật
Bản đầu hàng, chấm dứt đệ nhị thế chiến. Đầu tháng 8 cũng kỷ niệm
hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (ngày 6 tháng 8) và
Nagasaki (ngàu 9 tháng 8). “Hachigatsu Bon” được xem như là lễ O-Bon
chính thức của Nhật Bản.
Lồng đèn
hay “chochin” (提灯, đề đăng) trong tiếng Nhật.
“Cho” có
nghĩa là treo lên, cầm lên, “Chin” là ánh sáng, là đèn. “Chochin”
như là đèn hướng dẩn (Guiding Lights) giử một vai tṛ quan trọng
trong mùa lễ O-Bon.
Mukaebon (迎え盆) — the first day of O-Bon:
Người ta
bắt đầu trang trí trong nhà bằng những thức ăn mà khi sinh tiền
người quá văng thích, đặt trên một mâm trang trí đẹp mắt. Họ dùng
dưa chuột làm “Shoryo-ma, hay Shoryo-uma, 精霊馬 ” spirit horse, tạm
dịch là “Ngựa Thần" và cà tím (eggplants) làm “Shoryo-ushi, 精霊牛 “,
spirit cow, tạm dịch là “Ḅ Thần" như là phương tiện di chuyển cho
tổ tiên.
Truyền
thuyết nói rằng, khi tổ tiên muốn về nhanh, sớm, để gặp cháu chắt,
họ sẽ cởi “ngựa thần” đi về. Khi trở về lại thế giới bên kia th́ tổ
tiên sẽ cởi ḅ thong thả, chậm răi mà về. Hai con vật thiêng liêng
của lễ hội O-Bon được trang trí trên bàn thờ O-Bon (khác với bàn thờ
Phật). Hai con vật nầy có đầu hướng vô trong nhà.
Trong
ngày chót của mùa O-Bon, đầu hai con vật sẽ hướng ra trước cửa (genkan)
như tiễn đưa tổ tiên ra đi.

"Ngựa
thần", spirit horse (精霊馬, shoryo-Ma, hay shoryo-Uma, bằng dưa chuột,
cucumbers) và "Ḅ thần", spirit cow (精霊牛, shoryo-ushi, bằng cà tím,
eggplants) (from Internet)
Người ta
có tập tục nổi lửa hay đốt lửa để đón và tiễn đưa tổ tiên. Việc nổi
lửa trong ngày đầu lễ O-Bon gọi là “Mukae-bi” (迎え火 ), và việc nổi
lửa vào ngày cuối của O-Bon matsuri gọi là "Okuri-bi” (送り火 ).
Ngày 13
tháng 8, ngày đầu của O-Bon, người ta đặt những nhành cây "O-gara",
麻がら,おがら, một loại lau, sậy, đựng trong các bọc, đă được rửa sạch, để
khô và cắt ngắn gọn, có kích thước khoảng đôi đũa lên một cái mâm
bằng sành, chịu nóng, (焙烙皿, horokusara ). Họ đốt lên, và tin rằng tổ
tiên sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa nầy để trở về đoàn tụ với thân
nhân. Nhờ đám khói nầy, tổ tiên trên đường về không bị lạc đường
(道標, Michi shirube)

Lửa được
đốt trước nhà trong ngày đầu của O-Bon,Mukaebi (迎え火),
(welcoming fires) như hướng dẩn linh hồn tổ tiên, ông bà và người
thân quá cố về sum họp, small bonfire in front of their houses
(source: Internet)
Ngoài ra,
người ta treo và thắp sáng lồng đèn (chochin) trước nhà. Đi thăm mộ,
quét dọn sạch sẽ và cầu nguyện, đón tổ tiên về với gia đ́nh.
Ở một số
miền quê, lồng đèn không những được treo trước nhà, mà họ c̣n đặt
nhiều lông đèn theo con lộ vào nhà để hướng dẩn linh hồn trở về
không bị lạc lối.

Chochin (提灯), lồng đèn được treo trước nhà để linh hồn người
thân t́m đường về. (source: internet)

Thăm viếng, rửa mộ và cầu nguyện,
お墓参り, ohaka-mairi trong ngày đầu của Obon, mukaebon (迎え盆) (source:
Internet)

Các lông
đèn được treo và thắp sáng ngoài cổng và dọc theo con lộ vào nhà.
(source: internet)
Vào ngày
thứ hai và thứ ba của O-Bon, các gia đ́nh có người thân qua đời sẽ
mời một vị sư đến nhà (hoặc đến thăm một ngôi chùa) để đọc kinh và
thực hiện một nghi lễ tưởng niệm được gọi là Hoyo (法要, pháp yếu)
hoặc Kuyo (供養, cung dưỡng) trong tiếng Nhật. Họ sẽ ăn trưa và chia
sẻ những câu chuyện cũ của người quá cố. Bữa ăn chay nầy được gọi là
shojin ryori (精進料理, Tinh Tiến Liệu Lư) thường gồm đậu hầm (stewed
beans), rau spinach với nước tương (soy sauce) và vừng (sesame),
hoặc dưa chuột muối.
Okuribon (送り盆), the last daỵ of O-Bon:
Là nghi
lễ, ngày cuối của mùa O-Bon để tiễn đưa tổ tiên trở về thế giới bên
kia, thường là ngày 16 tháng 8 dương lịch.
Trong đêm
cuối của mùa O-Bon, người ta đặt những nhành cây "O-gara" lên một
cái mâm bằng sành, chịu nóng, (焙烙皿, horokusara ) như lần họ đón tổ
tiên về. Họ đốt lên và cầu nguyện, tiễn đưa tổ tiên, ông bà về lại
cơi bên kia.

Okuri-bi (送り火 ) (source: internet)
Có những
nơi, người ta tổ chức ngày cuối của mùa O-Bon trân trọng hơn, to hơn
ngoài phạm vi gia đ́nh.
"Okuribon",
lễ tiễn đưa được cử hành trọng thể ở Kyoto. Nơi đây có một lễ hội
vào đêm ngày 16 tháng 8 (dương lịch) gọi là Gozan no Okuribi
(五山送り火). Lễ nổi lửa trên năm ngọn núi, hay là Daimonji (大文字, Đại Văn
Tự), vốn được nhiều người biết đến.
Người ta
nổi lửa lên củi của các chữ, hoặc h́nh ảnh được xếp sẵn trên triền
núi của 5 ngọn núi nằm quanh Kyoto (nên được gọi là Gozan (五山, Ngũ
Sơn), Gozan no Okuribi (五山送り火 ). Nổi lửa có h́nh chữ "ĐẠI" (大 ) ở
núi Daimonji (大文字山) có lẽ là nổi tiếng nhất và là biểu tượng cho mùa
O-Bon ở Kyoto.

chữ "ĐẠI"
(大 ) ở núi Daimonji (大文字山), đêm 16 tháng 8, đêm cuối của mùa O-Bon
(source: internet)
Trong đêm
đó, 16 tháng 8 dương lịch, một h́nh thức khác của "Okuri-bi", người
ta làm những lồng đèn nhỏ, rất dể thương gọi là toro (灯籠), viết tên
họ và những lời cầu nguyện trên các mảnh giấy hay mảnh vải đầy màu
sắc bao quanh sườn của lồng đèn. Những toro nầy nằm trên các bệ vững
chắc, không sợ bị ch́m v́ gió hay sóng nước. Họ thả những toro nầy
trên sông, trên hồ, như tiễn đưa người quá cố trở về thế giới bên
kia. Buổi lễ thả lồng đèn toro trên nước nầy được gọi là "Toro
Nagashi" (灯籠流し).

"Toro Nagashi" (灯籠流し) (source:
internet)
Tôi nhớ
mùa O-Bon năm 1977, tôi về Kyoto đón O-Bon ở nhà một người bạn. Tôi
được mặc Yukata, tay cầm uchiwa (quạt), đi thăm bái một jinja (神社,
thần xă) nhỏ gần nhà, ghé vào hàng quán, gọi là "Yatai" (屋台), dọc
theo thần xă. Họ treo lủng lẳng các chochin đầy màu sắc, nơi đây tôi
mua cà rem, đá nhận (kakigori), ăn yakitori(焼き鳥, skewered chicken),
rồi đi về phía bờ sông Kamo ( 鴨川), giữa Sanjo và Imadegawa, nơi có
thể nh́n Daimonji nổi lửa.
Có hai "Yatai"
nổi tiếng nhất ở Nhật Bản : một là hàng quán "Yatai" ở "Susukino"
Sapporo, mà tôi có dịp đi đến vài lần. Một nới khác ở phía nam, là
hàng quán "Yatai" ở Fukuoka. Có lẽ các anh học ở Kyuu Dai (九州大学 )
biết nơi nầy. Hy vọng một ngày nào đó sẽ có dịp đi thăm Fukuoka và "Yatai"
ở đây
O-Bon ở
nước Nhật là thế. Họ nhớ về người quá cố trong êm đềm.
Mỗi năm
khi tháng 8 về, khi mùa hạ đến, người Nhật tay bế, tay bồng, d́u
nhau đi về quê, thăm cha mẹ, họ hàng, bạn bè, "sum họp" với tổ tiên,
ông bà, người thân quá cố trong ba ngày.
Dù là
quốc gia tân tiến vào bậc nhất trong thiên hạ, người Nhật vẫn giữ
trong người những truyền thống đẹp, trong sáng, uống nước nhớ nguồn.
Những truyền thống nầy h́nh như làm cho con người "hiền ra" v́ họ
hiểu v́ sao họ làm như vậy. Có bao nhiêu dân tộc trên thế giới đạt
được cái tinh thần như vậy ? Có hiểu như vậy, mới biết tại sao có
rất nhiều người yêu nước Nhật, yêu nền văn hóa Nhật Bản, và có rất
nhiều người ngoại quốc đă nhận Nhật Bản làm quê hương, không phải v́
kinh tế, mà chính v́ nền văn hóa, chính v́ cái êm đềm, ḥa b́nh của
người Nhật, của nước Nhật.
Mùa O-Bon
13 tháng
8, 2020
Nguyễn
Anh Tuấn
References:
1)
https://en-park.net/books/8113
2)
https://www.msn.com/en-xl/news/other/what-is-obon-a-guide-to-the-japanese-halloween/ar-BB17LueU
3)
Govoyagin.com
4) Bon
Festival, Wikipedia,
https://en.wikipedia.org/wiki/Bon_Festival
®
"Khi phát hành lại bài viết
của trang này cần phải có sự đồng
ư của tác giả
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com
|
|