MƯA THÁNG 5, SAMIDARE AME (五月雨)

Nguyễn Anh Tuấn

 

 

Mến tặng các bạn cùng năm Showa 44 (昭和 44).

Nghiêm Xuân Hùng, Nguyễn Ngọc Ẩn E, Lê Thị Thanh Sơn, Nguyễn Văn Minh Châu, Trần Ngọc Phúc, Nguyễn Văn Tú (Pháp), Lê Ngọc Thành, Dương Tuấn Kiệt, Thái Văn Quang (Pháp), Trần Thành Danh (Úc), Tô Bửu Lưỡng, Nguyễn Chánh Lư (Pháp), Ngô Diệu Kế.

 

Tôi cứ hẹn măi với chính ḿnh là sẽ hoàn tất bài viết trong mùa xuân, mà sao cứ “hẹn” măi như "em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé ". Những nhức nhối của cuộc sống, thật sự đă đem đến những chấn động trong tâm thần, từ Coronavirus, "Shelter- In- Place", từ nạn cháy rừng kinh hoàng mùa hè năm 2020, những chia rẽ về chánh trị, nạn kỳ thị màu da chống người Á Châu. Nước Mỹ trong hỗn độn, trong chia rẽ đến tận cùng. Những nỗi lo âu mà tôi chỉ có nghe, chỉ có đọc được trong sách vở, chưa hề thấy trong đời, nhưng nay nó xuất hiện ở mọi nơi tưởng chừng không bao giờ có thể xảy ra. Tôi cũng như đa số người dân gốc Á sống trong lo âu với cảnh tượng đó. 

Những ngày qua đi của tháng 4 khi mùa xuân xanh tươi trên dốc đồi và những cành hoa anh đào nở rộ sau vườn không tạo nổi một mùa xuân trong tôi trong cái ngột ngạt của xă hội ngoài kia. Rồi tháng 5, rồi tháng 6 đến. Trời Cali nóng dần. Trong khi đất trời tháng 5, tháng 6 ở Nhật Bản với những hạt mưa bong bóng rơi trên một vũng nước nhỏ bên cạnh gốc cây anh đào đầy hoa rơi rụng của cuối tháng 4. Những cơn mưa dai dẳng của tháng 5 âm lịch được người Nhật gọi là "Satsuki Ame" hay "Samidare Ame" (五月雨 ). Tôi th́ thích dùng "Samidare Ame" v́ nó có vẻ lăng mạng. Cũng vào thời điểm nầy, hoa Ajisai (Hydrangea) bên hông vườn bắt đầu nở những chùm hoa màu hồng báo hiệu cho một mùa hè đến và cũng là mùa mưa hay "Tsuyu" ở Nhật Bản.

Hoa Ajisai (Hydrangea) nở rộ bên hông vườn.

Tsuyu được viết "梅雨, Mai Vũ", v́ đây là mùa mà những trái mơ (plum) đă bắt đầu chín ửng vàng. Thật ra th́ Tsuyu hay Samidare Ame cũng cùng nghĩa là mùa mưa. Tuy nhiên, "Samidare Ame"  thường được nói về các cơn mưa đầu mùa (early May rain, tháng 5 âm lịch), bắt đầu từ tháng 5 âm lịch tức là vào khoảng trung tuần tháng 6 tây lịch. Theo sự đối chiếu giữa âm lịch và tây lịch, trong thời Edo (1603-1867), mùa mưa thường bắt đầu khoảng 11 tháng 6 tây lịch, và ngày nầy được gọi là "Kasa No Hi" (傘の日, “Umbrella Day” ).  Năm đầu tiên khi đón Tsuyu, tôi có một cây dù tự động đóng mở. Khoảng 850 yen. Ngày xưa ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ có dù đi mưa, nên khi có được cây dù "tối tân" nầy, tôi thường dầm mưa đi bộ từ Kokusai đến Shinjuku qua con lộ Okubo Dori. Có lẽ cái ǵ đầu tiên mà ḿnh thích th́ làm ḿnh nhớ hoài. Và có lẽ từ đó, tôi thích ngắm những cơn mưa, thích đi trong mưa như "người đi trong mưa gió ".   

Cũng chuyện "kasa", cũng chuyện cây dù, ông bạn Nghiêm Xuân Hùng gởi cho tôi h́nh ông chụp với "người ta" của ông mà từ đó "mới có " danh từ  "Ai Ai Gasa" (相合い傘), là hai người "đội mưa mà đi” dưới cây dù cỏn con. Dù có bị mưa làm ướt áo, "người ta" cũng cảm thấy ấm cúng, và muốn được đi hoài dưới chiếc dù mỏng manh.  

Ai Ai Gasa" (相合い傘)

H́nh như mưa xuân, trời tháng 4, và rồi tháng 5, đă tạo ra nhiều cảm hứng cho nhiều người.

Không những mưa xuân xuất hiện trong nền văn hóa Nhật Bản, mà tôi "thấy" có những "giọt mưa xuân" trong văn thơ Tây phương. Trong những ngày "Shelter- In- Place", lần đầu tiên tôi đọc được vài bài thơ bằng tiếng Anh, trong đó có tập thơ "The Waste Land" của T. S. Eliot. Tập thơ nầy gồm có 434 ḍng, được xuất bản năm 1922. Và dĩ nhiên tôi không đủ khả năng đọc hết 434 ḍng thơ nầy. Ở thơ ông Eliot, tôi bất chợt t́m thấy ông cũng có cơn mưa mùa xuân, và "tháng tư " cũng là "tháng 4 đen" của ông. Trong những câu thơ mở đầu, ông viết :

April is the cruellest month, breeding
Lilacs out of the dead land, mixing z
Memory and desire, stirring z
Dull roots with spring rain.
 

(Ông Eliot được giải thưởng Nobel Prize in Literature năm 1948 do những đóng góp cho nền văn thơ hiện đại (modernist poetry).  

Trở về với cái thế giới nho nhỏ của chúng ta,  bài thơ "Tháng 5" mà Dạ Lan viết từ Montreal :  

Sao lạ nhỉ  ? Tháng 5 trời c̣n tuyết ?
Để ḷng buồn nhớ lại mỗi mùa đông
Ngày đông dài với những chuỗi chờ mong
Mong nắng ấm sẽ rồi mau trở lại  

và Mỹ Nga (*) từ Texas cũng băng khoang:  

Tuyết rơi đầu tháng 5
Trời lạnh ngắt hàn băng
Buồn hiu len vào mộng
Trời âm u bạc ḷng

Phù du bay mỏi cánh
Rồi ch́m vào mênh mông
Ta cười trong mê hoặc
Sắc sắc và không không.  

Mưa tháng 5 cũng mang đến cho tôi vài kỷ niệm về nền văn hóa Nhật Bản. Sau khi đi shushoku (就職, tựu chức) và nyūsha (入社, nhập xă) đi làm cho một công ty ở Shinjuku đầu tháng 4, tôi được ông Hon-bucho (本部長, Bản Bộ Trưởng, General Manager ?) mời tôi đến nhà ông ở Setagaya -ku, coi như ăn mừng v́ tôi là người ngoại quốc thứ hai được nhận vào company (người đầu tiên là một anh Mỹ ). Đó là một buổi chiều mưa tháng 5, tôi hơi vất vả t́m đường đến nhà ông ở Komazawa, Setagaya -ku v́ lâu lắm, cả lẽ 5, 7 năm rồi, tôi mới đi lại con tàu nầy, đường tàu điện Tokyu Den En Toshi (東急田園都市線). Ông đến nhà ga “Komazawa Daigaku” đón tôi. Nhà ông không lớn lắm, nhưng với những cây thông cắt tỉa đẹp  như bonsai và khu vườn Nhật đẹp với con suối nhỏ, có những con cá koi tung tăng dưới cây cầu màu đỏ, thật trang nhă. Bước vào genkan, th́ bà vợ ông xúng xính trong kimono vội vả chạy ra, quỳ xuống chào tôi " ようこそ、いらっしゃいませ ", Yokoso Irassaimase. Xin chào mừng ông.  

Vào nhà, ông bà mời tôi ngồi vào bàn. Ông nói với tôi, hôm nay trời mưa, hơi lạnh. Uống atsukan nghe (sake hâm nóng). Không đợi tôi trả lời, bà mang "atsukan" từ nhà bếp lên mà h́nh như ông bà hâm nóng sẳn. Ông rót rượu cho tôi, và tôi đáp lễ lại, rót rượu cho ông, và cùng "kanpai" (cụng ly). Vài phút sau, bà mang đồ ăn lên, nhiều lắm, mỗi thứ một chút, đầy bàn. Đợi bà ngồi vào bàn, ông rót rượu cho tôi lần nữa. Tôi đáp lễ lại, rót rượu cho ông và bà, và cụng ly. Bà nói đây là những món ăn của Kyoto, gọi là "Kyo-ryori". Lúc đầu tôi c̣n e dè, ngó trước. ngó sau. Nhưng thấy ông bà thân t́nh, cởi mở, tôi cũng cảm  thấy "nhẹ nhàng" hơn, không c̣n g̣ bó của phút ban đầu. Món nào tôi cũng thử, món nào cũng lạ. Nhớ 2 tháng trước, tháng 3, sáng th́ soba ở shokudo của trường, trưa th́ cũng ăn ở pḥng ăn của trường. Tối th́ ăn ở tiệm b́nh dân cho sinh viên gần trường. Hôm th́ teishoku (定食, cơm phần),  hôm th́ chahan (cơm chiên) với soup. Chứ đâu có thịnh soạn, "nề nếp", như buổi cơm chiều nay. Bà th́ đốc tôi ăn, "món nầy ngon lắm, ăn thử đi ". Ông th́ cứ "châm" sake cho tôi. Mà lạ nhĩ, hôm đó tôi uống sake hơi nhiều, mà không thấy say. Về sau mới biết đó là loại sake đắt tiền, uống ngon mà lâu say (chứ không phải không say). Ông bà hỏi tôi ăn ngon không. Và dĩ nhiên, món nào cũng ngon cả. Tôi thích nhất là món soup có cá hamo (Conger Pike Eel), cắt đẹp như một chùm bông, có taro, có okra, có trứng. Tôi cám ơn bà. Ông vui lắm, và nói, bà là người Kyoto. Bà lên Tokyo học. Hai người gặp nhau ở một buổi dance party tổ chức ở trường Todai. Ông hảnh diện nói với tôi ông là sinh viên khóa cuối của trường "Đông Kinh Đế Quốc Đại Học" (東京帝國大學), The Tokyo Imperial University, và ông là Edokko (江戸っ子), có nghĩa là gia tộc ông đă là cư dân của Edo (Tokyo) 3 đời. Ông hỏi tôi có bao giờ nghe câu nói (kotowaza ?) "東男 に京女 " (azuma otoko ni kyo onna). Tôi lắc đầu, thưa "không". Ông giải thích là "Trai th́ phải khỏe mạnh, lịch lăm như đàn ông, con trai của chốn Edo (Tokyo ngày nay). C̣n đàn bà, con gái th́ phải thùy mỵ, dể thương như con gái chốn kinh đô (Kyoto) ". Ông chỉ ông là đàn ông Edo và chỉ vợ ông là đàn bà Kyoto. Có nghĩa là "trai tài gái sắc". Bà vợ ông nh́n ông cười và nói "mukashii no hanashi" (ông chỉ nói chuyện đời xưa).

Trời mưa tháng 5 năm đó, lần đầu tiên tôi được thưởng thức “Kyo-Ryori”, thức ăn chốn kinh thành, và  học được "Azuma Otoko ni Kyo Onna".

Trong những chiều lộng gió như những buổi chiều hè ở Cali, không một cọng mưa, chỉ có gió thay mưa. Trong lúc bên kia bờ Thái B́nh Dương, những buổi chiều mùa hạ ở Nhật Bản bầu trời mây đen vần vũ với những cơn mưa rào trong giờ tan học, tan sở, gọi là "Yudachi" (夕立 ).

Có lắm khi, trời đang trong sáng, mặt trời c̣n đang soi sáng thế gian, bổng có một cơn mưa đột ngột rơi xuống, mà tôi học đuợc, gọi là "Kitsune no Yome iri" ( 狐の嫁入り). Những cơn mưa của buổi chiều hè, Yudachi, những cơn mưa "trời trong mà mưa rơi”, Kitsune no yome iri, gợi lại trong tôi h́nh ảnh của "nắng sớm, mưa chiều" ở miền Nam thân yêu xa xưa. Xa quá rồi những h́nh ảnh cũ.

Tôi có dịp nh́n lại ḿnh, thấy ḿnh có quá nhiều thói hư, tật xấu. Những bồng bột, quá khích, cái tôi, cái ảo vọng mà ḿnh cho là đúng, cho đến giờ phút nầy vẫn c̣n nằm trong người, vẫn chưa lột nó ra ngoài được. Cái Tham Sân Si đă có dịp trở về trong những ngày tháng "Shelter- In- Place ".   

Tôi thèm đi trong cơn mưa qua chiếc cầu gỗ trong Naigu ở Ise Jingu (Mie-ken), hay chầm chậm đi qua con đường vắng ở Hakone Jinja bên cạnh bờ hồ Ashi (芦ノ湖), hoặc nh́n những hạt mưa rơi rụng trên trái kaki (trái hồng) từ một quán cà phê nào trong một chiều mưa ở Takayama (Gifu-ken) để thấy tâm hồn ḿnh lắng động như sống cùng mưa

... mưa ở Hakone Jinja (箱根神社)

 

mưa ở Ise Jingu (伊勢神宮 )

....  mưa ở Takayama,高山,(Gifu)

Mưa và con người ... để thấy mưa giúp đất trời điều ḥa, giúp con người có lúa gạo, hoa quả, nuôi sống con người, mưa cũng c̣n là một vị thuốc an thần vỗ về con người. Do đó mới thấy tại sao người ta làm những tiếng mưa rơi trong âm nhạc, là để làm tâm hồn ta thư thả. Thấy người Nhật sống gần gũi với thiên nhiên : biển cả, cỏ cây, núi rừng, v́ đó là cách sống ḥa họp (harmony) giửa con người và thiên nhiên, làm con người h́nh như "hiền ḥa hơn ", " nhă nhặn hơn ". Con người tôi cảm thấy mưa như là một chất vị mang ḿnh về với một cơi sống tốt hơn. Mưa, nước, đóng một vai tṛ quan trọng trong đời sống người Nhật như ta đă thấy : người Nhật dừng ở trước "Temizu-ya" (手水舎 ) để "tẩy sạch" tâm hồn ḿnh được trong lành trước khi bước vào thần xă, hay chùa. Người Nhật cũng có những vị giúp điều ḥa mưa. Mưa nhiều quá th́ cầu xin "Teru Teru Bozu" cho trời ráo tạnh. Không có mưa th́ cầu xin "Ame Ame Bozu", hay "Fure Fure Bozu".  

Cách đây vài hôm, tôi nhận được email của người bạn Nhật, trong đó người bạn nói năm nay mùa mưa đem quá "nhiều nước", lụt lội, ở nhiều nơi bị đất lỡ, người chết, mất tích, trong đó Atami, Kyushu, Tottori bị thiệt hại nặng nề. Anh viết : “xin cầu nguyện cho Nhật Bản”.  

Bây giờ th́ không c̣n là SAMIDARE AME (五月雨), mưa tháng 5 nữa, mà là những cơn mưa lớn, thật lớn, của tsuyu. Người ta gọi những cơn mưa lớn làm long trời, lỡ đất là Doyo Ame (土用 雨).

Ngoài ra, chúng ta cũng nghe vài cơn mưa "quen quen" qua vài bài hát nổi tiếng của thời đi học như Tori Ame, 通り雨 (mưa rất nhanh rồi tạnh ngay ) trong bài "Minato Machi Burusu", 港町ブルース, của Mori Shinichi, hay Niwaka Ame (にわか雨) qua Koyanagi Rumiko san trong "Kyo no Niwaka Ame", 京のにわか雨 ( mưa rào), “Haru Ichiban”, 春一番(cơn mưa mùa xuân đầu tiên. Cũng c̣n được gọi là Ame Ichiban) qua tiếng hát của Candies.  

背のびして見る海峡を
今日も汽笛が遠ざかる
あなたにあげた 夜をかえして
港、港 函館 通り雨

森進一&水森かおり&田川寿美 港町ブルース - YouTube

雨だれがひとつぶ頬に 
見上げればお寺の屋根や 
細い道ぬらして
 にわか雨が降る

石原詢子 - 京のにわか雨 - YouTube

Nước Nhật mùa nào, năm nào cũng chịu những điêu tàn do thiên nhiên mang đến.

Xin "Teru Teru Bozu" cho ngừng những cơn mưa ở Atami, ở Kyushu, ở Tottori, ở Akita, cho trời nắng hanh, cho đàn chim ô thước bắt cầu cho Ngưu Lang được gặp Chức Nữ  trong những ngày lễ Tanabata của tháng 7

Teru Teru Bozu. Onegai shimasu !

Teru Teru Bozu

Chùa Kakurinji,鶴林寺, Tokushima-ken
( Chuà số 20 trong 88 ngôi chùa ở Shikoku Henro )
四国第二十番札所, 88shikokuhenro.jp

Và chúng ḿnh th́..  ai nấy đều cũng sẽ khuất dần như bóng dáng của henro-san bước qua cổng chùa, cũng mờ dần theo gió bụi thời gian. Chỉ có t́nh người, tấm ḷng nhân hậu đối xử cho nhau sẽ sống măi trong ta.

“Đời c̣n có bao nhiêu mà hửng hờ “

Nguyễn Anh Tuấn

Tsuyu (Mùa mưa) 2021

.......

(*) Ngày tháng cứ qua đi một cách lạnh lùng, cái giá lạnh nơi tâm hồn của mỗi người chợt đến khi nghĩ về một thời mà không ai muốn nhớ. Con người là vậy, vẫn luôn ích kỷ nhỏ nhen nhưng nào có nhận ra được điều ấy. Từ trong sâu thẳm, sự vật vă đớn đau hay oằn ḿnh chống lại với mọi thứ, con người đă dần cải thiện và văn minh hơn nhưng sẽ c̣n rất lâu nữa thế giới phẳng mới có thể được công nhận. Thôi th́ ai hoàn thiện đến đâu th́ người đó sẽ có kết quả tốt đến đó. C̣n chúng ta, những con người luôn muốn có một thế giới hoà b́nh, văn minh, hạnh phúc th́ hăy cứ tiếp tục sống tốt, đôi khi hoài niệm về những điều tốt đẹp xưa cũ để lại thấy ḿnh như hoà vào những vần thơ dịu kỳ.

Cảm ơn anh Tuấn đă để bài thơ của mỹ nga vào bài viết này, sự tản mạn vẫn sẽ c̣n và t́nh yêu thơ ca luôn đong đầy.

Mỹ nga


® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com