EIHEIJI (永平寺), ZEN NO SATO (禅の里)

EIHEIJI : LÀNG THIỀN

Nguyễn Anh Tuấn

Từ tháng 6 năm nay, tôi được trở thành babysitter. Đời quả thật là một cái ṿng lẩn quẩn. Mấy chục năm trước, khi mẹ tôi qua đây, bà ở nhà trông cháu, để vợ chồng tôi đi làm … Mấy chục năm sau, tôi nối gót mẹ tôi, tôi lại trông cháu để các con (và bà nội) đi làm. Làm babysitter cũng vui, v́ tôi có đứa cháu (nội) đầu tiên, nên tôi thương nó hơn cả thương vợ và thằng con trai. Mới 2 tuổi 8 tháng, nó thích chạy hơn thích đi, nên chạy theo nó cũng hơi đừ. Ngoài việc thay diaper, làm vệ sinh cho nó, và cho nó "bú sữa", tôi thường đẩy cháu đi bộ quanh khu vùng nhà tôi ở. Khi cho nó coi TV dành cho con nít là nó đ̣i tôi phải nằm bên nó cùng xem TV. Nhờ vậy, mà tôi thuộc mấy bài ca của con nít Mỹ như "Twinkle Twinkle Little Star", “Old MacDonald Had A Farm”, etc.. Vui với cháu, và giúp con ḿnh đi làm, tôi cảm thấy một niềm hănh diện bàng bạc đâu đó. Tôi không cảm thấy mệt mỏi hay có phiền ǵ. Chỉ có điều là ḿnh không c̣n thong thả viết lách như xưa nữa. V́ mới chóm đánh vài chữ trên computer, th́ đứa cháu "Ông nội, bú " ("bú " đây có nghĩa là bú sữa , là cho con một b́nh sữa). Hay đ̣i ngồi trong ḷng ông nội. Vừa đặt nó xuống ngủ trưa th́ "Ông nội, "poop " etc. Các anh chị nào làm babysitter th́ sự thông cảm với tôi có thể dễ dàng hơn.

Tôi định viết bài về chuyến đi vài nơi trên nước Nhật mùa xuân vừa qua, mà vẫn chưa xong. Bây giờ là gần hết tháng 8 mà tôi vẫn chưa viết xong một đoạn nào cả

Cuối tháng 8, trẻ em bên Mỹ đă trở lại trường học sau mấy tháng hè. Nhật Bản tháng 8, trời vẫn oi ả trong cái nóng của mùa hạ, mà trong bài viết mấy năm trước tôi có nhắc đến cái nóng ở thành phố Kofu (Kofu bonchi), Yamanashi, nơi tôi đi học. Cái nóng của tháng 8 ở Kofu Bonchi hừng hực, không một cọng gió, mặt trời như dồn cái nóng “natsubate” trên cái thung lũng mà bên kia núi là ngọn Phú Sĩ bị đám mây trắng bồng bềnh che khuất (natsubate: cái nóng oi ả, khó chịu, làm người ta mệt mỏi không muốn làm ǵ cả). Tháng 8 cũng là tháng của giông băo, của typhoon thổi qua. Tháng 8 c̣n là những trận nhiệt đấu (熱闘) của koko yakyu (National High School Baseball Championship (全国高等学校野球選手権大会 Zenkoku Kōtō Gakkō Yakyū Senshuken Taikai) ở Koshien, mà thường được biết như là Natsu no Kōshien (夏の甲子園). Koshien: nơi mà mồ hôi và nước mắt của 17, 18 tuổi, của đội thắng, của đội bại, của giấc mơ được làm người hùng của tuổi thanh xuân .

Năm đầu tiên được làm shakai-jin (社会人), được mặc đồ tây lớn, thắc cà vạt, và tay cầm Samsonite. Vào hăng, mán cái áo vest lên ghế, và mặc cái áo đồng phục của hăng vào. V́ thuở đó ( 1975,76,77,78) có rất ít người ngoại quốc được mướn làm nhân viên chính thức (正社員採用). Một hănh diện có thật trong ḷng.

Lần đầu tiên được đi làm trong một xă hội nghiêm khắc, kỷ luật, nề nếp, vừa cổ kính, vừa hé mở, đủ để cho tôi chui vào. Tôi như một con chim nhỏ, vừa rời tổ đại học đi vào đời, tung tăng thấy một bầu trời rộng mở.

Tháng 8 đối với tôi c̣n có những kỷ niệm của những ngày obon ở Kyoto.

Làm sao tôi quên được mùa Obon năm đó, khi tháng 8 về, lần đầu tiên ở cố đô Kyoto, tôi được mặc yukata đi chùa và đi thần xă (jinja, 神社, shrine), được thưởng thức kakigori, somen (giống như bún làm "miến gà". Người Nhật luộc loại bún nầy, ăn lạnh, chấm nước sốt, hành lá và gừng xay nhỏ. Người ta ăn somen vào mùa hạ để dễ ăn và giảm nhiệt), takoyaki (octopus fried), suica (watermelon) ở yatai (hàng quán bán dọc trên đường vào chùa hay jinja). Và để rồi đêm 16 tháng 8 nh́n Toro Nagashi, 灯篭流し, trên ḍng sông Kamo, 鴨川. (Toro Nagashi, 灯篭流: lồng đèn thả trên sông đưa tổ tiên trở về thế giới bên kia sau sau mấy ngày đoàn tụ với gia đ́nh trong mùa obon "). Ngày hôm sau, trở về Tokyo đi làm, bỏ lại sau lưng thành phố Kyoto và người bạn cũ năm xưa. Để bẳng đi, gần 10 năm sau, khi tôi đi làm cho hăng Amdahl ở Silicon Valley, hăng gởi tôi “về Nhật” đi làm một thời gian mấy tháng với Fujitsu ở Kawasaki (川崎) và Numazu kojo (沼津工場). Và lúc đó tôi tôi mới có dịp trở lại thăm cố đô.

Toro Nagashi, 灯篭流し

cũng tháng 8, tôi rời bỏ đất nước mà tôi nhận làm quê hương thứ hai, đi qua vùng đất mới, lạ hoắc, từ h́nh dáng bên ngoài, đến văn hóa, tiếng nói: Tôi đi Mỹ.

Tôi đến Mỹ vào mùa hè của tháng 8, 40 năm trước. Một xứ sở mới, có hàng trăm ngàn người tỵ nạn Cộng Sản như tôi. Một đất nước mới, mở rộng ṿng tay đón tiếp những người yêu chuộng tự do. Trong khi nước Nhật vẫn chưa có chính sách nào cho những sinh viên VNCH, ngoài không đuổi họ đi đâu, và mỗi năm tiếp tục gia hạn visa từng năm một. Có lẽ v́ vậy, ai mà đi Mỹ, đi Pháp, đi Úc được, th́ họ đi thôi.

Tôi bỏ lại sau lưng những kỷ niệm của tháng ngày ở Yamanashi, từ campus của trường, nh́n Phú Sĩ đầy tuyết trong buổi sớm mai, mà ánh nắng mùa đông không đủ để sưởi ấm cái lạnh từ những rặng núi của Minami Arupusu (South Alps) thổi về.

Bỏ lại sau lưng buổi lễ hàng năm, khi mỗi độ xuân về, trang trọng, tuần hành với những trang phục của gần 450 năm về trước, để tưởng nhớ đến "Takeda Shingen" (武田信玄). Takeda Shingen, vị lănh chúa nổi tiếng của xứ Kai,甲斐の国, (tên cũ của Yamanashi ) trong thời Chiến Quốc (戦国時代) mà Shogun Tokugawa (徳川家康) đă từng nếm mùi thất bại khi đánh với ông.

Shingen-Ko Matsuri (信玄公祭り).
Lễ Takeda Shingen vào mùa xuân khi hoa anh đào nở (Kofu,Yamanashi)

Nếu Takeda Shingen không mất sớm, th́ chưa biết ai sẽ là "Shogun" của nước Nhật.

ở đây, thành phố Kofu của xứ Kai, c̣n có đầy ấp t́nh người, đủ làm ấm ḷng kẻ xa nhà, xa xứ như tôi.

Thôi th́ trở về mùa xuân với hoa anh đào, với tiết xuân, với ḍng nước, với tơ liễu, với bóng chiều êm ả:

Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha

Tôi đến thành phố Fukui (福井) khi mặt trời chiều xuân đă đổi màu đỏ sẩm bên kia đồi. Thành phố Fukui nằm về phía Nihon-Kai (日本海, Japan Sea). Fukui-ken (福井県), Ishikawa-ken (石川県), Niigata-ken (新潟県) và Toyama-ken (富山県), được gọi là Hokuriku chiho (北陸地方). Mùa đông nơi đây đầy tuyết, nhiều đến nổi, khi tôi định đi thi trường ở Kanazawa-Daigaku, th́ có một sempai hù tôi "mầy lên đó, mùa đông phải vác xuổng đi học". Trong 4 tỉnh ở Hokuriku th́ Fukui có lẽ là tỉnh nhỏ nhất, nhưng nơi đây có một ngôi chùa nổi tiếng : Eiheiji

Đây là lần tiên tôi mới có dịp đi thăm Fukui. Nhớ ngày xưa trước khi về Yamanashi (山梨大学) tiếp tục việc học, tôi đi học học bộ ở Himeji Kodai (姫路工業大学). Mỗi dịp nghĩ đông, tôi thường về Tokyo. Để tiết kiệm "xăng nhớt”, thay v́ đi shinkansen, tôi dùng Shin-kaisoku (新快速) từ Himeji đi Kyoto, rồi từ Kyoto dùng kyukoo (急行, cấp hành, express train) đi Nagoya, và cứ như thế đổi tàu, hết kaisoku, rồi kyuko về đến Tokyo. Khi chiếc kyuko dừng lại nhà ga "Maibara (米原)" để hành khách đổi tàu qua Hokuriku-Honsen, 北陸本線, đi Fukui, Kanazawa. Giửa đêm khuya, tuyết rơi ngập đầy sân ga. Thấy buồn chi lạ. Và tự hỏi không biết có exryu nào đi học ở Fukui không?

Ngôi chùa "Eiheiji" (永平寺, Vĩnh B́nh Tự, Temple of Eternal Peace), thuộc tông phái Soto-Zen (曹洞宗, Tào Động Tông). Nói nôm na đây là một tông phái về "Thiền" của Phật Giáo.

"Thiền" hay “Zen” du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 7 từ Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng măi đến thế kỷ thứ 13, "Zen" mới phát triển mạnh. Soto-zen/Soto Shu (曹洞宗 Sōtō-shū: Tào Động Tông) do Dōgen Zenji (道元禅師, Đạo Nguyên Thiền Sư) sáng lập năm 1244 ở Echizen (Fukui-ken ngày nay) khi ngài 45 tuổi, mà đại bản sơn là chùa Eiheiji (大本山永平寺, Daihonzan Eiheiji, Đại Bản Sơn Vĩnh B́nh Tự). Ngài là một nhà sư, một thi sĩ, một văn sĩ và là một triết gia.

Dogen Thiền Sư, v́ cha mẹ mất sớm năm ngài 8 tuổi, nên ngài hiểu được thân phận trẻ mồ côi và cuộc đời vô thường nầy nên ngài xuất gia tu ở chùa Hiei (Hieizan, Shiga-Ken). Sau đó Dōgen qua học Zen với Eisai Zenji (栄西禅師, Vinh Tây Thiền Sư). Nhưng chưa được một năm th́ Eisai Thiền Sư qua đời (1215). Hai năm sau, ngài tiếp tục học Zen với Myōzen Thiền sư (明全, Minh Toàn, người nối nghiệp Eisai Thiền Sư).

Núi Hiei (Hieizan), Shiga-Ken (Hieizan nằm về hướng Đông Bắc của Kyoto).
Từ trên đỉnh Hieizan người ta có thể nh́n thấy Kyoto và Biwako phía bên dưới

Năm 1223, ngài cùng Myōzen Thiền Sư vượt sóng dữ qua Trung Hoa học hỏi thêm về Phật Giáo và Thiền. Ở nơi đây, lúc đầu ngài và Myōzen Thiền Sư theo học ở Keitokuji (景德寺, Cảnh Đức Tự của Lâm Tế Tông mà ngày xưa Eisai Thiền Sư (栄西禅師, Vinh Tây Thiền Sư) đă đến đây.)

Nhưng sau đó, Dogen t́m được một vị Thiền Sư khác thuộc Tào Động Tông (曹洞宗), và đă thụ giáo với Như Tịnh Thiền Sư ( 如淨 禅師). Dưới sự hướng dẫn của Như Tịnh Thiền Sư, Dogen đă t́m thấy câu trả lời về sự giải thoát "Thân" (Body) và "Tâm" (Mind), khi ngài nghe Như Tịnh Thiền Sư nói rằng “Muốn giải thoát Thân Tâm là hăy xả bỏ Thân Tâm" ("Cast off body and mind", 身心脱落). Câu nói nầy ảnh hưởng suốt cuộc đời của Dogen Thiền Sư. Người ta t́m thấy ảnh hưởng mạnh mẽ đó trong một đoạn văn nổi tiếng mà ngài viết trong "Genjōkōan" (現成公案, Hiện Thành Công Án) về cái "Thân Tâm"

To study the Way is to study the Self. To study the Self is to forget the self. To forget the self is to be enlightened by all things of the universe. To be enlightened by all things of the universe is to cast off the body and mind of the self as well as those of others. Even the traces of enlightenment are wiped out, and life with traceless enlightenment goes on forever and ever (from Wikipedia)

Một thời gian ngắn sau khi Dogen Thiền Sư đến học đạo với Như Tịnh Thiền Sư, th́ Myozen Thiền Sư người cùng đi qua Trung Hoa với ngài qua đời. Dogen Thiền Sư gọi Myozen Thiền Sư và Như Tinh Thiền Sư là “senshi” (先師, Tiên Sư). Năm 1227, Như Tịnh Thiền Sư chứng nhận Dogen Thiền Sư đă đạt được sự cao thâm về Thiền và trao cho ngài “inka shōmei” (印可證明, Ấn Khả Chứng Minh). Sau đó ngài trở về Nhật Bản, lập ra Soto Zen và truyền bá Thiền tông cho đến khi ngài qua đời năm 1253.

Thiền tông Nhật Bản gồm ba tông phái : Rinzai Zen (臨済宗, Lâm Tế Tông ), sáng lập bởi Eisai Thiền Sư (栄西禅師, Eisai Zenji,Vinh Tây Thiền Sư). Ngài cũng là người đem hạt giống trà (green tea) từ Trung Hoa về trồng và có công trong việc phát triển nền văn hóa trà ở Nhật Bản).

Một thiền phái khác mà ta đang nói là Soto Zen (曹洞宗 Tào Động Tông) mà Dogen Thiền Sư (道元禅師, Dogen Zenji, Đạo Nguyên Thiền Sư) là người sáng lập Soto Zen mà Eiheiji là Đại Bản Sơn của tông phái nầy. Một Đại Bản Sơn khác nữa của Soto Zen là chùa Sōji-ji (總持寺, Tổng Tŕ Tự) ở Yokohama. Nhưng Eiheiji thường được nhắc đến nhiều hơn, có lẽ v́ lâu đời hơn và là Đại Bản Sơn đầu tiên của Soto Zen chăng ?

Ngoài ra c̣n một tông phái thiền khác đó là Ōbaku Zen (黃檗, Hoàng Bách ), là tông phái nhỏ so với Soto Zen và Rinzai Zen.

Ở Eiheiji có tổ chức các lớp học về Thiền cho các người thường như chúng ta, nhưng phải ghi danh càng sớm càng tốt v́ lớp học hết chỗ nhanh chóng.

 

 

Phạm vi của Eiheiji rất rộng lớn gồm có 70 ṭa nhà bằng gỗ, lớn, nhỏ, cổ kính nằm trong một vùng đồi núi yên lặng. Theo quy luật của Eiheiji, đây không phải là nơi để du lịch, mà là nơi đến để học hỏi, đến đây để thực tập, thực hành những điều mà Dogen Thiền Sư để lại, để giải thoát cái thân tâm.

 

Con phố nhỏ,đường đi vào Eiheiji (Fukui-Ken)

 

Cổng vào chùa Eiheiji

Sau khi vào cổng chùa, chúng ta sẽ đi vào một building, tên gọi là “Kichijokaku” (吉祥閣, Cát Tường Các), giống như Adminitration building: nơi bán vé và nơi các vị sư giải thích về điều lệ khi viếng chùa (như không được chụp h́nh các sư nếu có gặp trên đường đi, không làm ồn, không được vào các nơi không cho vào etc) cũng như toàn thể địa đồ ở đây. Khi vào đây, mọi người phải tháo giày ra.

Trước khi vào khuôn viên của Eiheiji, ta đi ngang qua một nơi gọi là “Sanshokaku” (傘松閣, Tán Tùng Các) có 230 bức họa rất đẹp đă được 144 họa sĩ tài hoa, nổi tiếng, vẽ trong những ngày đầu của thời đại Showa (khoảng năm 1930). Các bức họa trên trần nhà nầy đa số đều dựa vào những tiêu biểu truyền thống tranh Nhật Bản như Hoa (花, hoa ), Điểu (鳥, chim), Phong (風, gió) và Nguyệt (月, trăng).Tuy nhiên, trong số 230 bức họa nầy có 5 bức họa vẽ cá “Koi” (鯉,carp, cá chép), “Sư Tử” và “con sóc” (栗鼠 (りす), a squirrel). Một trong những chương tŕnh luyện tập và học đạo ở Eiheiji là các vị sư trẻ phải t́m thấy 5 bức họa nầy.

“Sanshokaku” (傘松閣, Tán Tùng Các) (1)

 

“Sanshokaku” (傘松閣, Tán Tùng Các), với 230 bức họa trên trần

 

“Sanshokaku” (傘松閣, Tán Tùng Các), với bức họa trên trần

 

“Sanshokaku” (傘松閣, Tán Tùng Các) (4)

Trong campus nầy có 7 ṭa nhà được gọi là “Shichidogaran” (七堂伽藍, Thất Đường Già Lam) được coi là cốt lơi, mà sinh hoạt hằng ngày cho việc học đạo không thể thiếu được.

1) San-Mon, 山門, Sơn Môn, cửa chánh, Main Gate :

 

San-Mon,山門,Sơn Môn (the picture from the brochure of The Eiheiji Temple)

 

Phía sau cổng San-Mon nh́n từ phia trước của “Phật Điện”

 

Tháp chuông trước San-Mon (chụp từ phía bên trong chùa chụp ra)

Eiheiji được design theo thứ tự "Phật Pháp Tăng”. Từ cổng San-Mon vào, là Phật Điện (Butsuden, 仏殿, Phật Điện), sau Phật Điện là Pháp Đường (Hatto, 法堂 , Pháp Đường), và bên trái là Tăng Đường (Sodo, 僧堂, Tăng Đường).

Không ai có quyền đi qua cửa "San-Mon". "San-Mon" chỉ mở cửa cho các vị sư thực tập (gọi là unsui, 雲水, Monks in Training) đến Eiheiji để học đạo và phải hoàn tất chương tŕnh của Eiheiji mới được ra khỏi "San-Mon", 山門, Sơn Môn.

Nói tóm tắt là các vị sư chỉ có thể đi qua cổng nầy hai lần: khi nhập môn và khi xuất môn. Ngoài ra không ai được đi qua cổng San-Mon nầy, trừ những ngày lễ (matsuri) mà nhà chùa định sẳn .

có những kỷ luật và điều lệ mở cửa San-Mon như thế, nên đường lên phía trước cổng San-Mon bị chận lại từ xa, nhưng ta có thể đứng phía trong cổng nh́n ra phía ngoài (cũng từ xa). Có nghĩa là có một phạm vi cho vùng "cấm địa". Vùng "cấm địa" nầy nằm ở giữa phía trước cổng và phía sau cổng. Một vùng không ai có thể vượt qua.

lẽ đây là nơi có "hồn thiêng " nhất của Eiheiji v́ nó đượm cái cổ kính, uy nghi (được xây cất năm 1749). Nó cũng phảng phất mơ hồ cái lăng mạn của "người đi trong mưa gió " : h́nh ảnh của các vị sư đi trong tuyết rơi trắng xóa trên đường dẫn đến San-Mon, đứng trước cổng chùa trong cơn lạnh mùa đông, chờ đợi cổng mở để được bước vào trong, tu học, những bước đi nhỏ mà lớn cho cuộc đời từ đây.

Các vị sư trẻ (unsui) đứng trước cổng San-Mon chờ cổng mở, dưới trời đầy tuyết của mùa đông (the picture from the brochure of The Eiheiji Temple)

2) Butsuden, 仏殿, Phật Điện, Buddha Hall :

Nơi thờ ba vị Phật : Quá Khứ, Amida Butsu (阿弥陀仏, A Di Đà Phật), Hiện Tại, Shakamuni Butsu (釈迦牟尼仏, Thích Ca Mâu Ni Phật ), và Tương Lai, Miroku Butsu (弥勒仏, Di Lặc Phật)

Butsuden, 仏殿, Phật Điện

 

Những Roka (hành lang, corridor) dài nối liền toà nhà nầy qua ṭa nhà kế

 

Những Roka (hành lang, corridor) cao nối liền toà nhà nầy qua ṭa nhà kế

3) Hatto,法堂, Pháp Đường, Dharma Hall :

nơi các thiền sư thuyết pháp, giảng dạy về Phật Học, Thiền môn, tương đương với chánh điện (本堂, Hondo) ở các chùa khác.

Hatto, 法堂, Pháp Đường, Dharma Hall

4) Sodo,僧堂,Tăng Đường, cũng được gọi là "Undo" (雲堂, Vân Đường), Monks Hall :

nơi hoạt động chánh của các vị sư "unsui" như ngồi thiền (座禅, zazen), dùng cơm hằng ngày (食事), và ngủ (就寝, shushin)

Zazen, 座禅 (from Internet about Eiheiji Temple)

Sodo,僧堂,Tăng Đường

 

Sodo,僧堂,Tăng Đường, cũng được gọi là "Undo" (雲堂, Vân Đường)

 

5) Kuin (庫院, Khố Viện), Nhà bếp (Kitchen)

Mô h́nh của Kuin (庫院), Nhà bếp (Kitchen)

 

Kuin (庫院, Khố Viện), Nhà bếp (Kitchen)

 

6) Yokushitsu (浴室, Dục Thất), Nhà Tắm (Bathing Room)

 

 

Nhà Tắm (Bathing Room)

 

7) Tosu (東司, Đông Ty),Toilets

Theo điều luật, mọi người phải giữ im lặng và tuyệt đối không được nói chuyện ở Sodo (僧堂, Tăng Đường), Yokushitsu (浴室, nhà tắm) và Tosu (東司, toilet )

Cũng trong khuôn viên nầy có một nơi gọi là “Joyoden” (承陽殿, Thừa Dương Điện) là nơi mà tro, linh cốt của Dogen Thiền Sư được lưu giữ.

 

Joyoden (承陽殿, Thừa Dương Điện) là nơi
tro, linh cốt của Dogen Thiền Sư được giử nơi đây.

 

Cổng "Karamon" (唐門, Đường Môn)

Ra khỏi khuôn viên chính của chùa và "Kichijokaku" (Admin Building), ta đi ngược về phía núi chừng dăm ba phút, ta sẽ thấy có một dốc xây gạch dẩn lên một cổng chùa. Hai bên đường lên cổng chùa là những cây Sugi (杉, Sam) cao vút, thật đẹp. Những cây "sugi" nầy có trên 500 tuổi và vẫn c̣n đứng đây trơ gan cùng tuế nguyệt

Trời đă về chiều, tôi rời Eiheiji trong cơn mưa xuân lất phất. Xe bus cuối ngày chỉ có tôi là hành khách. Đường đến chùa xa dần, xa dần trong đám mưa bụi mờ phía sau. Có một cái ǵ buồn len lén trong tôi. Không biết chỉ v́ ḿnh là hành khách duy nhất trong xe khác với chuyến xe đầy khách sáng hôm nay, hay cơn mưa xuân làm phong cảnh buồn thêm trong cái vắng vẻ của miền núi khi chiều về. Hay là cả hai ?

Tôi đến sân ga Fukui, và đi bộ về hotel th́ thành phố đă lên đèn. Vào bên trong lobby thấy người ta trưng bày một tràng hoa to, thật đẹp với hàng chữ "Reiwa" (令和), th́ mới chợt nhớ ra, nước Nhật đă có vị Thiên Hoàng mới.

Khi tôi c̣n đi học ở Nhật Bản là thời đại Showa, và Thiên Hoàng Heisei lúc đó là Hoàng Thái Tử. C̣n Thiên Hoàng Reiwa là một cậu con trai nhỏ đang học "Chugakko", 中学校, (Middle school), th́ phải ? Thời gian đi qua nhanh như bóng chim câu, nh́n lại, chợt giật ḿnh. Ḿnh đâu c̣n trẻ nữa. Thế là tôi có được vinh hạnh "sống" qua thời đại của ba Thiên Hoàng. Ngoài thời đại Thiên Hoàng Showa ra, là thời gian tôi đă trải dài tuổi thanh xuân đi học và đi làm nơi đây. C̣n thời đại Thiên Hoàng Heisei và Reiwa th́ tôi chỉ được may mắn "ăn ké" khi ḿnh đến Nhật đúng lúc trong bối cảnh giao thời, một thời đại đang đi qua, và một thời đại đang đến. Xin cầu chúc nước Nhật sẽ phồn thịnh và hạnh phúc như những ngày tôi sống trên xứ sở nầy.

"Reiwa" (令和), vị Thiên Hoàng mới.

Đêm nay là đêm cuối ở Fukui, tôi đi ra ngoài, thay v́ quẹo phải đi xuống phố. Tôi quẹo trái đi lên con dốc nhỏ.

Vừa lên trên con dốc, th́, wow, tôi ngạc nhiên trong cái thỏa măn v́ ḿnh đă chọn đúng đường. Đây là một chiếc cầu bắt ngang qua một ḍng sông có cái tên mỹ miều như cảnh vật nơi đây. Chiếc cầu có tên “Sakura Bashi”. Mà bên kia, dọc theo bờ sông là những hàng cây hoa anh đào đang nở rộ và đèn được chiếu vào hàng cây (illumination, light-up) thật đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi mới có dịp xem hoa anh đào light-up về đêm. Thành phố nhỏ, không thấy có nhiều người tấp nập ra xem hoa như ở Kyoto hay Tokyo. Được biết đêm nay là đêm cuối người ta light-up hàng cây anh đào.

 

Sakura Bashi (Fukui)

 

Ḍng sông Asuwa chảy qua thành phố Fukui

 

Hàng cây hoa anh đào dọc theo sông Asuwa

 

Hitori botchi dọc theo hàng cây anh đào

Tôi đi một ṿng dọc theo bờ sông. Hoa anh đào đẹp thật, nhất là khi có một cơn gió thoảng qua, hoa anh đào rơi lả tả dưới ánh đèn đẹp vô ngần. Đúng 9:00 giờ, người ta tắt đèn, tôi mới trở về hotel.

Cám ơn Fukui đă cho tôi một chuyến đi êm đềm, học hỏi được nhiều điều mà ḿnh chưa biết. Thế là tôi có được diễm phúc học và biết được Kobo Daishi với 88 ngôi chùa ở Shikoku, và bây giờ, được biết thêm về Soto Zen của Dogen Thiền Sư với ngôi chùa Eiheiji.

Miền Bắc California tháng 9, 2019

Nguyễn Anh Tuấn

 

® "Khi phát hành lại bài viết của trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ www.erct.com