Vài vị thầy học trong đời tôi (phần I)

Lưu An (Exryu Thụy Sĩ)

Lời phi lộ

Lá thư gửi qúi thầy  -   (Phát nguyên từ gịng sông đục)

Kính thưa qúi thầy,  

Con ngồi viết lá thư này, mở đầu cho bài kư sự, tâm bút của con. Lời tâm sự cuả người học tṛ sau khi rời xa ghế nhà trường bước vào đời sống làm việc. Sau mấy chục năm lăn lộn, nổi trôi với cuộc sống, sinh nhai, chợt nh́n lại những diễn tiến trong đời ḿnh, cũng như nhớ đến những kỷ niệm với qúi thầy. Con cố gắng cô đọng lại những suy tư của ḿnh, viết ra gửi đến qúi thầy như là món qùa t́nh thần của đứa học tṛ biểu lộ sự biết ơn với những sự dậy dỗ, khuyên bảo, chờ mong của qúi thầy đă dành cho con trong suốt thời gian mấy mươi năm cắp sách đến trường.

 Có lẽ một vài người trong qúi thầy cho rằng bài viết của con đă qúa muộn màng. Khi mái tóc con đă điểm sương, khi tuổi đời đă khởi đầu bước vào già nua, ngơi nghỉ ! Nhưng thầy ạ, theo con nó không muộn màng như thầy nghĩ.  Ở cái tuổi chững chạc đó con mới thực sự nh́n rơ được những ǵ mà ḿnh đă đạt được sau khi rời xa mái trường, xa sự dậy dỗ của qúi thầy. Với khoảng thời gian đó, con đă chứng kiến biết bao nhiêu sự đổi dời của quê hương, dân tộc và của riêng con cũng như của thế hệ đồng lứa tuổi với con. Theo con nghĩ, đó là một trong những giai đọan tang thương và bi đát nhất trong lịch sử của quê hương ! Trong đó người ta không dễ dàng phân biệt được những người yêu nước và phản quốc, anh hùng hay tiểu nhân ! Ngay cả đến ḷng nhân đạo và dă man vẫn c̣n la những dữ kiện mù mờ , khó hiểu  ...

Tất cả những danh từ đẹp đẽ, bóng bẩy. Những lư thuyết tuyệt vời, hấp dẫn đă được hoà trộn một cách khéo léo bằng những mánh lới của lường đảo, của tàn bạo, hận thù cũng như của tham ô, ích kỷ ... Nó tạo ra cho quê hương chúng ta thành một mớ ḅng bong, rối rắm ! Đạo đức và lương tâm đôi khi lại đồng nghĩa với sự dại khờ , ngu dốt ! Thật thà, ngay thẳng chỉ là những kết qủa của nghèo hèn, túng thiếu ! Giá trị của của hai chữ lư tưởng và ái quốc nhiều khi  không nặng hơn một thỏi vàng nhỏ bé hay vài trăm đồng tiền ngoại tệ !

Ngay đến bây giờ, ở tuổi hoa râm, với kinh nghiệm và từng trải không cho phép con nói đến chữ dại khờ,thiếu tính suy nữa. Nhưng con vẫn thấy chung quanh ḿnh, những người cùng một chủng tộc, một ngôn ngữ, phong tục... Họ đang ẩn hiện trong những đám hoả mù mà họ đă khôn khéo tạo ra chung quanh họ. Họ yêu nước hay bán quốc cầu vinh. Họ là nhà đạo đức hay chỉ là những tên đạo tặc ? Thành thật con vẫn không đủ tài năng nhận chân được! Họ che dấu giỏi quá thầy ạ !

 H́nh như con có linh cảm đời sống của ḿnh đă được tách rời khỏi vận mạng của đất nước, nơi con đă sinh ra, đă được ấp ủ, lớn lên với biết bao nhiêu kỷ niệm, ước mơ ! Bây giờ với thân phận một kẻ tha phương cầu thực đă theo con gần 30 năm nay, khoảng thời gian dài qúa! lâu qúa !... Đất nước, dân tộc mỗi ngày một mù mờ, xa lạ ! Nếu có một lần nào đó nhớ đến quê nhà, đến những kỷ niệm, những gắn bó với những người thân yêu ngày xưa đang sống ở trong nước. Con t́m về nhưng cũng chỉ duới danh nghĩa của người du khách, cưỡi ngựa xem hoa mà thôi ! Thêm vào đó trong túi ḿnh vẫn phải có vài tờ giấy từ chối quê hương ! Về thăm rồi lại sửa soạn ra đi , lại mang theo ḿnh nỗi buồn của một kẻ ly hương, lại phải từ giă người thân thương, lại vẫy tay chào xa đất nước với những ḍng nước mắt !

 Bản thân của chính con buồn tẻ như thế ! C̣n thế hệ đằng sau, những đứa con, chính ḿnh sinh đẻ ra, chúng làm sao hiểu được nỗi đau buồn của cha mẹ ! Chúng sinh ra nơi đây, lớn lên và tiếp thu nền văn hoá nhân bản nơi đây. Làm sao đ̣i hỏi chúng phải có bổn phận, trách nhiệm với một nơi mà bản thân của chúng  chẳng có một gắn bó sâu đậm nào trong tâm hồn, thể xác cũng như với thân nhân và kỷ  niệm ! Nếu có lần nào, chúng về thăm quê hương của bố mẹ , cũng chỉ là một cuộc du lịch t́m vui, không mang theo cảm xúc vấn vương của một người nh́n thấy cố hương !

 Đă thế chúng không qúa dại khờ, không nh́n thấy chính bố mẹ chúng đă mang ít nhiều hành động từ chối, trốn bỏ quê hương của chính ḿnh ! Dù sự trốn bỏ đó dưới h́nh thức nào, tạm thời hay vĩnh viễn, được che lấp dưới bất cứ một mục đích kín đáo,khôn khéo nào ! Với chúng, chỉ có cái nh́n rất đơn giản của người sống trong một xă hội thanh b́nh, thịnh vượng và được điều hành bởi luật lệ rơ ràng...Th́ làm sao chúng cảm thông được những lối biện minh ( pha trộn ít nhiều ngụy biện ) của bố mẹ chúng được ! Hoạ chăng chúng cười và im lặng để khỏi làm buồn ḷng người sinh đẻ ra chúng mà thôi !

Kính thưa qúi thầy, trong bài kư sự này con không thể viết về tất cả những vị thầy trong suốt hơn 20 năm đi học của đời con, từ lúc lên 8  cho đến ngoài 30 tuổi . Nó qúa nhiều v́ vậy con cố gắng cô đặc kư ức của ḿnh vào những kỷ niệm, những lời dậy bảo, những sự chờ mong của một vài vị thầy mà con nghĩ rằng có những sắc thái đại d́ện cho tất cả nhửng vị thầy đă dậy dỗ con.  Bên cạnh đó, con cũng viết đến những lỗi lầm của chính ḿnh cũng như cuả bè bạn trong thời gian đi học như là những ăn năn và mong đợi qúi thầy tha thứ cho những lỗi lầm đó. Con cũng đề cập đến đời sống của vài người bạn, nhất là những diễn tiến của chính đời con, với những sự hẩm hiu, cay đắng... Để qúi thầy có cái nh́n thông cảm không những cho riêng con mà cho cả thế hệ chúng con. Cái thế hệ đă sinh ra trong tiếng súng của hận thù, lớn lên bị hoàn cảnh đảy đưa và phải dành trọn tuổi thanh xuân cho máu lưả chiến tranh, cũng như đă phải chứng kiến qúa nhiều băng họai, tàn khốc của quê hương, dân tộc !

 Bố mẹ của con chỉ là người nông dân ít học, chất phác. Nếu không có những sôi động của chiến tranh, đẩy gia đ́nh con ra khỏi lũy tre của ruộng đồng, thôn quê. Có lẽ con cũng chỉ là kẻ chân lấm tay bùn như bất cứ một người nông dân nào khác. Đời sống cũng như kiến thức của con cũng chỉ bao quanh với ruộng đồng, con trâu như bố mẹ con mà thôi thầy ạ . Vào những năm sau thế chiến thứ hai, cuộc chiến tranh ở VN,  không c̣n thuần khiết một cuộc tranh đấu dành độc lập nữa, nó đă bước sang một h́nh thức khác phức tạp , mù mờ hơn. Trong đó những sự tranh dành quyền lực giữa các đảng phái, giữa những học thuyết với nhau,  đằng sau nó che dấu sự ích kỷ, sự độc tôn của một vài người hay phe đảng mà thôi !...

Người nông dân ở thời điểm đó là những nạn nhân đáng thương nhất. Họ không có quyền đứng ngoài sự tranh chấp quyền lực. Họ bắt buộc phải nhập cuộc vào các hoạt động chính trị ! Đúng hay sai, yêu nước hay phản quốc, họ hoàn toàn không có kiến thức để nhận biết ! Nh́n những sự trả thù, chém giết giữa các người cùng ṇi giống nhưng khác chính kiến, họ ngỡ ngàng, không hiểu lư do ! Các thế lực chung quanh họ không chấp nhận thái độ bàng quang cố hữu của họ đối với những tranh dành, chém giết kỳ lạ đó. Bắt họ nhập cuộc, họ phải hoan hô, đả đảo dù họ chẳng biết đúng hay sai !

Trong trạng huống bi đát, trên đe dưới búa đó. Năm 1951 bố mẹ con đă phải gạt nước mắt rời xa làng xă để lên Hà nội dưới danh từ đẹp đẽ '' Gíup đỡ '' của một người quen. Họ đang là một vị tai mắt trong quân đội ở Hà Nội, nhưng thực tế chỉ là một h́nh thức nuôi nô lệ không công mà thôi ! Với khoảng gần 2 năm, gần như hàng ngày con đều trông thấy những buổi dạ tiệc, khiêu vũ, những cuộc đỏ đen thâu đêm suốt sáng ! Khách là những ông tây, bà đầm, những ôngTham, ông Đốc, ông bà nghị viên,  tướng tá... Tất cả là những người có thế đứng chăn dân, cưú nước ! Mà phần lớn trong số họ, sau ngày đất nước chia đôi, họ cũng vẫn là những vị bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống... của miền Nam .

Cho đến sau năm 1975 vẫn c̣n một số người đó vẫn tự hào, họ là kẻ yêu nước thương ṇi trong cái nh́n ích kỷ, bất công của họ ! Cả đời họ toàn là rượu ngon thịt béo, vui chơi bài bạc bên cái đói khổ của đa số người dân ! Cũng với 2 năm tị nạn đó hàng ngày con đă nh́n những chàng công tử, các cô tiểu thơ xe đón, xe đưa, quần tây áo lụa với ánh mắt thèm thuồng, ước muốn ! Những hậu duệ vương giả đó lớn lên trong nhung lụa, lại tiếp nối vai tṛ lănh đạo của cha ông.  Họ không bao giờ biết đến ư nghĩa của hai chữ tổ quốc và dân tộc ! Họ cũng chưa bao giờ biết đến cảm giác của đói ăn, cực nhọc ! Con cũng đă thấy những những đứa bé nghèo khổ đi hái những trái '' Sấu '' bên đường, khóc lóc, đau đớn khi bị bắt vào sân làm những h́nh nộm cho các công tử tập dượt nhu đạo, karate !

 Trong cái nhọc nhằn nhục nhă đó, bố mẹ con lại t́m về với đồng quê khi con lên 7 tuổi . Ở cái tuổi ngây ngô đó, con lại bàng hoàng chứng kiến những h́nh ảnh đau thương, tàn bạo cuả chiến tranh dưới một h́nh thức khác !  Người ta thường viết, thường kể chuyện về đồng quê, sau lũy tre xanh là những cánh đồng thanh b́nh, thơm mùi lúa chín, với tiếng sáo diều du dương, với đứa mục đồng nghêu ngao hát ḥ dưới trăng thanh , gío mát... 

Tất cả những cái đó, với con, thằng bé 7 tuổi đời, chẳng bao giờ có thật thầy ạ ! Con chỉ thấy đ̣an quân viễn chinh xục xạo xóm làng, vắng tanh phụ nữ , thanh niên ! Những lúc đang ăn cơm, đang say ngủ, con đă bị bố mẹ nắm tay liệng vội vàng vào chiếc hố đầy bùn để tránh máy bay oanh   tạc ! Con cũng thấy cảnh chém giết nhau của những người cùng ṇi giống chỉ v́ khác lư thuyết đấu  tranh ! Con đă phải khóc thét lên trong một phiên toà án nhân dân, khi một người được cột nằm ngửa trên một chiếc cối xay với tấm bảng mầu đỏ '' Tên Việt gian bán nước ''.  Một người khác đă dùng lưỡi gươm thọc vào yết hầu như người ta giết một con thú trong ḷ sát sinh ! Trong khi những tiếng hoan hô,những tràng  pháo tay của dân làng vang dậy để đồng t́nh với cái chết của tội nhân hay để che dấu ánh mắt sợ hăi, tiếng tim đập liên hồi của chính họ !... Thầy ạ, tất cả những h́nh ảnh đó đă in sâu vào tâm hồn, kư ức của đứa trẻ 7 tuổi mà sau này đă may mắn được qúi thầy dậy bảo. Nó đă hiểu rơ ràng ư nghĩa đau thương của những chữ bạo tàn và thù hận !

Với những kinh hoàng khi trở lại đồng quê, bố mẹ con lại t́m cách ra đi. Hà nội lại là nơi gia đ́nh con t́m đến, lại tiếp nối thân phận nô lệ không công ! Măi đến đầu năm 1954, khi lên 8 tuổi, con mới được gửi đến một lớp học tư nhân, ở một xó xỉnh của Hà Nội xa hoa, hưởng thụ ! Con đến đó với vài đứa trẻ khác, cũng nghèo đói khổ sở như nhau. Người thầy giáo đầu đời của con là một cụ ǵa đói rách, thiếu ăn cũng như lũ học tṛ lớn bé,xộc xệ khác nhau ! Nơi đây con đă học xong vần ABC với khoảng 2 tháng ngắn ngủi đầu tiên trong đời !

Rồi gia đ́nh con lại theo '' chủ nhân ông '' di cư vào Nam để tiếp tục kiếp nô lệ hơn một năm nữa ở Đà lạt và Saig̣n cho đến ngày chủ nhân ông thất thế ! Lúc đó gia đ́nh con mới biết được những đồng tiền giúp đỡ người di cư đă được chủ nhân ông và bè đảng hửơng thụ trọn vẹn ! Việc học của con trong hơn một năm đầu tiên vào Nam đă bị lăng quên ! Đến năm 1955, lúc con lên 9, gia đ́nh dọn về Saigon, lúc đó mới thực sự khởi đầu thời gian đi học cuả đời con.

Thời gian con cắp sách đến trường, đời sống vật chất của gia đ́nh con là những điều ray rứt nhất.Sống ở một ngơ hẻm, bùn lầy nước đọng, cờ bạc, đĩ điếm, ma cô và lính tráng là cư dân chính trong cái xóm nghèo, lao động. Con đă t́m ra những đồng tiền để cung ứng cho tuổi thơ ḿnh bằng tất cả những việc làm của một đứa bé đói khổ ! Đứng báo hiệu khi cảnh sát bố ruồng cờ bạc, dẫn dắt những khách t́m hoa cho những cô gái bán trôn nuôi miệng... Thời gian im lặng lướt qua cái tuổi ấu thơ, con khôn lớn hơn, biết kiếm đồng tiền, giúp đỡ gia đ́nh trong sạch hơn bằng những công việc bán báo, dậy kèm hay chở các cô gái bán bar, lính Mỹ vào những buổi tối về khuya... Những đồng tiền đó không những giúp cho  việc học của chính con mà c̣n cho bố mẹ, những đứa em nghèo đói của con nữa ! Bước vào đại học, với cái khôn lanh của lăn lộn, con đă biết lợi dụng nghành chuyên môn, sự chăm chỉ, quyết chí của ḿnh để kiếm ăn. Con đă kéo cả gia đ́nh ra khỏi cái ṿng của nghèo túng, khổ cực. Sự may mắn lại đến, với những đẩy đưa và nhất là nhờ  được sự giúp đỡ của những người thương yêu con.  Đầu năm 1974, con sang Nhật bản tu nghiệp cho măi đến năm 1977 mới thực sự chấm dứt cuộc đời đi học khi con vừa 32 tuổi.

Kính thưa qúi thầy, cuộc đời đi học của con đă được tóm tắt đơn giản như trên, con không thể tŕnh bầy tất cả những nổi trôi trong thời gian đi học của con được.Nhưng con có thể nói rất trung thực là con đă gặp qúa nhiều may mắn, nếu không có những may mắn đó có lẽ con chẳng c̣n sống sót đến ngày nay, ngồi viết kư sự này gửi đến qúi thầy được !

Bên cạnh sự kiếm sống và học hành con cũng như những người đồng lứa khác, trong tim cũng chứa những say nồng tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết của thanh niên... Con cũng biểu t́nh,hoan hô, đà đảo. Cũng tham gia những đêm không ngủ để chống độc tài, bất công, thối nát... Nhưng tuổi trẻ chúng con đă lầm thầy ạ ! Chúng con không đủ kinh nhiệm và khôn ngoan nh́n thấy những phù phép của những tên phù thủy chính trị, của những kẻ măi quốc cầu vinh . Họ có những bộ mặt, phong thái của những người ái quốc, thương dân. Tuổi trẻ của chúng con đă bị lợi dụng và phung phí một cách đớn đau. Kết qủa đất nước và dân tộc vẫn ngụp lặn trong những khổ ải của một quốc gia nghèo đói và chậm tiến !

 Với lá thư mở đầu thiên kư sự này, có lẽ qúi thầy đă hiểu được phần nào sự nổi trôi của đời một người học tṛ mà ít hay nhiều, thể hiện cho những đau xót của những người bạn cùng lớp, cùng trường và cùng thế hệ của con . Con hy vọng qúi thầy sẽ dành cho chúng con những sự cảm thông với  cái thân phận hẩm hiu của một thế hệ đă sinh ra và sống trong một giai đoạn bi thương của đất nước. Dù sự cảm thông của qúi thầy ở bất cứ mức độ nào cũng mang cho con sự cảm động và biết ơn. Nó chính là những nụ cười tha thứ, những lời nói an ủi của qúi thầy dành cho cả thế hệ của con cũng như cho những người học tṛ đang sinh sống ở bất cứ phương trời nào trên thế giới.

 Con biết chắc chắn khi thiên kư sự này đựơc viết ra đă có rất nhiều thầy không c̣n trên thế gian này nữa ! Nhưng con hy vọng những người thân của qúi thầy sẽ đọc được.  Thay cho con đốt một nhúm hương thơm của t́nh nghĩa thầy tṛ, để tưởng niệm và cũng để gửi đến linh hồn những vị thầy qúa văng tất cả sự kính mến và biết ơn của con. Đối với những thầy c̣n khỏe mạnh, bài viết này lại là những lời chúc mừng sức khỏe và an b́nh. Nó c̣n chứa đựng ḷng biết ơn và tôn vinh cho những ǵ thầy đă dậy dỗ con trong những năm con cắp sách đến trường vừa qua. 

 

Tiểu học Chí Ḥa

Thầy Hà Mai Anh

Người thầy học cho tôi một hướng đi

( Hạt mầm trổ mộng )

    Măi đến năm 1954, trước ngày di cư vào miền Nam. Khi đó tôi đă hơn 8 tuổi, bố mẹ tôi mới có đủ điều kiện để cho tôi đi học. Người thầy học đầu tiên của đời tôi là một ông giáo già, nghèo khổ sống ở một căn nhà tồi tàn, lụp xụp trong một xó xỉnh nào đó ở thành phố Hà nội mà tôi bay giờ không c̣n nhớ rơ. Lớp học là một căn buồng chật chội cùng với vài chiếc bàn gỗ xốch xếch cáu đen mầu mực đổ. Học tṛ là một lũ trẻ con nhiều lứa tuổi khác nhau, cũng nghèo đói như thầy giáo, từ các vùng lân cận gửi đến. Vị thầy học đầu tiên này đă dậy tôi đọc và viết vần ABC trong 2 tháng trời ngắn ngủi, trước ngày gia đ́nh tôi di cư vào Nam.

     Sau khi vào Nam, việc học của tôi lại bị gián đoạn, không được nghĩ tới khoảng hơn một năm. V́ bố mẹ và anh em chúng tôi cùng với ông nội tôi phải theo gia đ́nh chủ nhân ông lên Đà lạt, làm rẫy, lập trang trại. Những sự giúp đỡ, cứu trợ của các cơ quan từ thiện và chính phủ cho người di cư, đă được chủ nhân khéo léo nuốt trọn. Măi đến cuối năm 1955, khi sự tham nhũng , lường đảo tiền cứu trợ của người di cư bị khám phá, chủ nhân ông thất thế. Gia đ́nh tôi mới trở về Sàig̣n, hoà nhập với đời sống b́nh thường của những người nghèo khổ trong xă hội.

Lúc di chuyển về Sàig̣n, v́ thấy tuổi tôi đă lớn, bố tôi đă xin ngang cho tôi vào lớp tư trường tiểu học Chí Hoà, nhờ đó tôi đă có một may mắn đầu tiên trong đời. Năm 1957, lúc tôi 12 tuổi, khi lên lớp nh́, lớp của thầy Hà mai Anh. Nếu kể cả vị thầy đầu tiên, nghèo túng đă dậy dỗ tôi 2 tháng trời ở Hà nội th́ thầy Hà Mai Anh là người thầy học thứ 4 trong đời đi học của tôi. Vị thầy kính yêu và cũng là vị thầy đă ảnh hưởng rất nhiều đến bản chất, hướng đi suốt cuộc đời sau này của tôi.

 Có lẽ đến nay, ở cái tuổi xế chiều, khi mà những ước muốn đă được coi là ảo vọng, dang dở muộn màng. Khi mà sự nồng nàn, hăng say của tuổi thanh niên đă chớm mầu buồn bă. Tôi tự cảm thấy lương tâm ḿnh không bị ray rứt, xấu hổ với những tháng năm học hành và làm việc của ḿnh. Có lẽ phần lớn nhờ vào những bài học đạo đức, cũng như những lời khuyên nhủ mà tôi đă thấm nhuần từ vị thầy kính yêu này.

Với thầy, tôi biết ư nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lá cờ biểu tượng cho những ước mơ được phục vụ suốt đời và được chết cho nó như một người ái quốc. Tôi cũng đă từng lịm người đứng nghiêm trang kính cẩn, hát vang những câu hát hào hùng của bản quốc ca mỗi buổi sáng chào cờ ở sân trường trước khi vào lớp học. Cũng với thầy, tôi biết đồng bằng Bắc phần rộng 15 ngàn km vuông, được đắp bồi phù sa bởi con sông Hồng Hà phát nguyên từ Vân Nam đổ xuống. Đồng bằng Nam phần, bát ngát với 40 ngàn km vuông, có gịng sông Cửu Long,đỏ ngầu phù sa mầu mỡ từ Tây tạng chẩy qua. C̣n miền Trung, núi đồi trùng địệp với dẫy Trường Sơn chạy dọc theo chiều dài đất nước gồm những cánh đồng nhỏ hẹp, rải rác ven bờ biển khoảng 25 ngàn km vuông...

Rồi những bài lịch sử,thầy đă dẫn tôi vào những cảm giác ngất ngây, đầy hào khí với những chiến công vĩ đại của các vị anh hùng của quê hương. Lư Thường Kiệt phạt Tống , b́nh Chiêm. Trần Hưng Đạo với những nắm tay bô lăo trong hội nghị Diên Hồng cùng với bản văn Hịch Tướng Sĩ oai hùng sát đuổi quân Nguyên. Rồi Nguyễn Trăi, khóc tiễn cha bên ải Nam Quan, gạt nước mắt trở về với Lê Lợi. Sau 10 năm nếm mật, nằm gai, ông lưu truyền lại muôn thu bản B́nh Ngô Đại Cáo. Cuối thế kỷ 18, đúng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, cùng với năm cách mạng dân quyền tại Pháp. Vua Quang Trung khóac chiếc áo ngự bào thấm đen thuốc súng đánh đuổi quân Thanh như lũ chuột đồng.Tất cả những âm thanh oai hùng của tổ quốc ngàn năm đó. Đă được thầy êm ả đưa vào tâm tư non nớt của hơn 50 đứa học tṛ lớp nh́, năm 1957, hơn 40 năm về trước, chẳng bao giờ tôi quên !

Rồi những bài Đức dục, Cách trí, Vệ sinh và cả trong giờ Toán pháp với giọng nói ấm cúng hiền hoà. Thầy gọi học tṛ là con và xưng thầy ( lúc đó ở miền Nam, tṛ và thầy giáo gọi nhau bằng em ! ) đă làm cho t́nh thầy tṛ gần gũi, thân t́nh hơn . H́nh dáng cao hơi ốm, mái tóc muối tiêu, rẽ ngôi ở giữa trán ( có lẽ lúc đó thầy khỏang trên 50 tuổi ?) da rất trắng, nét mặt hiền hoà thân ái. Trang phục của thầy đơn sơ, nhưng gọn ghẽ luôn luôn với chiếc áo dài tay mầu trắng bỏ trong quần, chiếc cà vạt lủng lẳng trước ngực. H́nh ảnh người thầy nghiêm trang đă làm cho hơn 50 đứa học tṛ chúng tôi kính nể, nghe lời chỉ dậy.

Với vị thầy yêu kính này, kư ức tôi vẫn c̣n ghi đậm khá nhiều kỷ niệm, mà có lẽ trọn đời tôi chẳng bao giờ quên. Đến nay đă hơn 40 năm rời xa sự dậy dỗ của thầy, tôi có cảm tưởng thầy vẫn c̣n là một biểu tượng trong kư ức, làm khuôn mẫu cho tôi suy nghĩ và học hỏi. Để dành riêng cho vị thầy học muôn thủa, một nhà giáo dục gương mẫu đó. Tôi xin đề cập đến vài dữ kiện kỷ niệm như là sự tôn vinh một người đă trọn đời tận tụy đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.  

Thỉnh thoảng trong những giờ dậy học liên quan đến lịch sử hay địa lư, thầy thường nhắc nhở học tṛ về đất nước VN lấy sự phát triển nông nghiệp làm căn bản.  Thầy khuyên chúng tôi nên hướng sự học của ḿnh vào kỹ thuật và nhất là về Nông nghiệp. Với hướng đó sự đóng góp vào quốc gia tích cực và thực tiễn nhất . Tôi không biết lời khuyên đó của thầy có ảnh hưởng nhiều đến các bạn bè khác của lớp học không. Nhưng với tôi, nó đă đi vào trí nhớ của tôi, chi phối sự ước mơ và nghề nghiệp sau này của tôi một cách qúa sâu đậm.

Tôi có cảm tưởng với cái tuổi 12, thời gian thơ ấu trước khi gặp thầy, tôi đă qua biết bao nhiêu gío băo của cuộc sống với lọan ly, nghèo túng. Tôi đă từng nh́n thấy máu lửa, hận thù, chém giết. Tôi đă sống chui rúc nơi bùn lầy nước đọng, bên những ṣng bài. Chơi đùa với những kẻ du đăng, đâm thuê chém mướn. Quen biết những cô gái ăn sương trong một xóm nghèo khổ lao động...

Nhưng có một điều kỳ lạ, tâm hồn ấu thơ của tôi h́nh như vẫn được khép kín đối với những điều không đẹp đó! Tôi không uống rượu, không thuốc lá, không biết và cũng chẳng thích cờ bạc !  Nhưng khi tôi học với thầy, tác phong trong sáng của thầy đă là chiếc ch́a khóa đầu tiên mở cửa tâm hồn tôi. Những lời chỉ dậy của thầy như là ḍng chữ đầu tiên trong sáng  ghi đậm vào tâm hồn, trí nhớ của tôi !Tôi ôm ấp những ước mơ từ đó, tôi đă hướng tất cả say mê của đời ḿnh vào nghành nông nghiệp. Trong mấy chục năm làm việc ở VN cũng như ở ngoại quốc.Tôi cố dành tất cả sự thông cảm và giúp đỡ cho những thành phần lao động, đói khổ dưới quyền ḿnh !

Tôi biết rất kỹ giá trị của sự nhục nhằn, của những giọt mồ hôi của người lao động. Tôi chưa một lần nào có những câu nói tỏ vẻ khinh rẻ đối với những người ít học, thua kém tôi. Rất có thể sự thông hiểu đó cũng được đến với con người tôi ,v́ tôi t́m thấy trong sự cực nhọc, nghèo túng của người khác là h́nh ảnh của bố mẹ và cũng cuả chính cá nhân tôi .

Tôi c̣n nhớ rất rơ, trong một giờ đức dục vào buổi sáng. Thầy dậy chúng tôi về bài học thương người tàn tật, nghèo khổ và ǵa lăo. Thầy đọc cho chúng tôi nghe một truyện ngắn của ngoại quốc nói về ḷng nhân đạo ( không biết lúc đó thầy đă dịch cuốn Tâm Hồn Cao Thượng và cuốn Vô Gia Đ́nh chưa ? ). Rồi thầy kể chuyện vua Lư Thánh Tông ( 1054 - 1072 ) lấy áo ngự bào đắp cho một người ăn mày trên đường đi tuần thú vào một ngày mùa đông lạnh gía. Cả lớp hơn 50 đứa học tṛ im lặng nghe thầy kể chuyện trong sự say mê và  cảm động bởi ḷng từ ái của vị minh quân trong thời thịnh trị ! 

 Sau đó là giờ ra chơi. Tôi cũng như rất nhiều bạn bè cùng lớp, chúng tôi ra băi trống đằng sau trường học, vây quanh cái hố khá to dùng đễ đốt những giấy tờ, sách báo của nhà trường thải ra. Tôi nhớ lúc đó, đứng bên cạnh tôi là một người bạn cùng lớp. Cậu ta là con một tiệm vàng khá lớn ở đường Lê Văn Duyệt. Cậu bé cũng như tôi và nhiều đưá trẻ khác chú ư xem ngọn lửa bập bùng cháy trong hố rác. Một người học tṛ khác cũng cùng lớp với tôi. Bố là một người đạp xích lô, hàng ngày ông ta vẫn lấy xích lô chở con đến trường học ! Chú bé nhà nghèo, con người xích lô lấy vài cục đá liệng vào đống lửa đang cháy dưới hố. Hành động nghịch phá của chú bé làm cho chúng tôi không mấy vui, cậu bé nhà giầu gắt lên bực bội để cản ngăn. Thay v́ chấm dứt, chú bé nhà nghèo lại liệng đá nhiều hơn !  Không làm sao được với thái độ gia tăng nghich ngợm đó, cậu nhà giầu bực bội bỏ đi sau khi quay sang tôi phân trần với một câu chửi :

-   Đ. m. nó! mày xem nó ngu muội như thế. Thằng bố nó là một thằng xích lô và nó cũng sẽ là một thằng cu li như bố nó mà thôi !

    Đến nay thời gian đă qua hơn 40 năm rồi. Tôi vẫn không quên được âm thanh và thái độ khinh rẻ của cậu bé nhà giầu khi phát ra câu chửi đó ! Tôi không biết cậu bé nhà nghèo có cảm thấy đau và nhục với câu chửi đầy khinh rẻ đó không ? ! Nhưng lúc đó con tim non nớt, tuổi thơ ngây của tôi chợt nhói đau, tôi ngẩn ngơ nh́n cậu bé nhà giầu bỏ đi với một tâm hồn xót xa !

Tôi chợt h́nh dung lại bố mẹ tôi có lẽ cũng chẳng hơn ǵ người đạp xích lô ( nếu không muốn nói là c̣n thua kém nữa ). Những bữa cơm của gia đ́nh tôi hàng ngày, vẫn là những dĩa rau muống luộc đơn sơ đạm bạc ! Tôi tự hỏi, chỉ hơn 10 phút đồng hồ trước đây thầy giáo vừa dậy cả 3 chúng tôi bài học về ḷng nhân đạo, thương người già lăo, nghèo khổ. Trong khi tôi bị bài học thấm trọn vẹn vào thân xác và cảm xúc của tôi. C̣n người bạn khác tại sao lại vô t́nh, chóng quên và tàn nhẫn như thế ! Dù lúc đó tôi mới chỉ  12 tuổi ! Nhưng sự ngây thơ của tôi đă bị một mũi dao sắc nhọn cắt xé đớn đau ! Có lẽ đó cũng là một trong những lư do, làm cho cả đời tôi chưa bao giờ dám chửi bới khinh rẻ người dưới quyền ḿnh chăng ? .

 Với thời gian, cuối niên học tôi cũng như tất cả hơn 50 người bạn trong lớp nh́, năm 1957 cuả thầy Hà Mai Anh. Giầu hay nghèo, quan tước hay xích lô, xe kéo... chúng tôi cùng lên lớp nhất rồi xa nhau. Có đứa học cao hơn, có đứa phải ra đời bươn trải đễ t́m kế sinh nhai. Cho măi đến năm 1971 khi tôi sửa sọan tốt nghiệp đại học và đi làm, tôi chỉ  c̣n liên lạc với 8 người bạn khác cùng lớp của thầy. Trong số đó, 6 người đă trả nợ cho đất nước trong mùa tao loạn binh đao !  Hai người c̣n lại ,tôi liên lạc với họ trong một trạng huống khá đặc biệt. Tôi viết ra đây như là một kỷ niệm để vun đắp t́nh thầy tṛ của tôi  một cách trọn vẹn hơn.

Năm 1971 sau khi tốt nghiệp đại học tôi đă may mắn đươc tuyển làm việc cho Đại học Cần Thơ. Tôi có quen một cô bạn gái, một cô giáo ở Vĩnh Long. Gia đ́nh của cô ta không đồng ư với sự quen nhau của chúng tôi,v́ gia thế tôi qúa thấp c̣n tương lai cũng chỉ mù mờ, chậm chạp... Tuy nhiên v́ thương con, ba mẹ cô bạn vẫn không có thái độ chống đối qúa quyết liệt.

Một lần, tôi được mời tham dự bữa tiệc tại tư gia của cô bạn gái, tôi đă phải chứng kiến cảnh giới thiệu người bạn gái của tôi với vị sĩ quan, người mà gia đ́nh nàng mong muốn ! Trong sự xót đau v́ thua kém, nhất là người sĩ quan đó lại là người bạn khá thân cùng lớp nh́ tiểu học với thầy Hà Mai Anh của tôi, gần 14 năm về trước ! Thay bằng vui mừng với t́nh bạn cố tri, chúng tôi đă trao đổi nhau những câu nói bóng gío, xỏ xiên !.. Nhưng kết quả v́ thua sút, tôi im lặng ra đi của một người chiến bại ! (dù chỉ là chiến bại đầu tiên trong t́nh trường ).

Nhưng sau đó người bạn cô tri, mă thượng của tôi đă nghĩ lại. Anh đă dùng đủ mọi cách để giúp đỡ mối t́nh của tôi và cô bạn gái trở lại đẹp đẽ, gắn bó hơn. T́nh bạn hữu giữa tôi và người bạn đó lại trở lên thắm thiết. Sau đó không lâu tôi cũng bị nhập ngũ vào trường sĩ quan Thủ Đức, nhờ may mắn tôi lại được biệt phái trở lại với đại học Cần thơ. Rồi vơí những đưa đẩy tiếp theo. Lúc tôi sửa sọan đi tu nghiêp dài hạn ở Nhật bản th́ một tin đau buồn đến với tôi. Người bạn mă thượng, tốt ḷng đó đă hy sinh ở chiến trường vùng 4. Anh để lại người vợ trẻ mới cưới với đứa con trai gần 2 tuổi !

Cái chết của anh đă làm tôi ngẩn ngơ v́ xúc động. Tôi và anh khá thân nhau lúc trẻ thơ, thời tiểu học. Lớn lên, tuổi yêu đương, chúng tôi gặp lại nhau trong t́nh trạng đối kháng, ghen tỵ v́ một nhan sắc. Nhưng cuối cùng với con người rộng răi, cao cả của anh, chúng tôi lại thân nhau, gắn bó với nhau... Nhưng rồi định mệnh và hoàn cảnh của đất nước đă lấy mất cuộc sống của anh, làm chúng tôi vĩnh biệt, đau buồn! 

 Người bạn thứ 2 , có một lối sống đặc biệt hơn ! cũng học cùng lớp nh́ với tôi, nhưng tôi và anh ta không thân lắm. H́nh như lên lớp nhất anh ta chuyển sang trường tiểu học khác th́ phải ? Nhưng ngẫu nhiên khi lên trung học Chu Văn An, tôi và anh ta lại cùng học một lớp, kéo dài cho đến hết năm đệ nhị. Anh ta không đậu tú tài bán phần và phải rời trường, c̣n tôi vẫn tiếp tục học lên đệ nhất.Ở thời điểm đó, phần lớn những bè bạn không đậu tú tài bán phần đều bị động viên vào các khoá hạ sĩ quan hay binh sĩ ( nếu không có bằng trung học ) .

Nhưng một thời gian sau, khi tôi lên đại học, thỉnh thoảng tôi gặp anh ta trên đường phố Saigon,ở các chốn ăn chơi. Anh ta với chiếc Vespa đời mới, quần áo sang trọng, chở những cô gái rất đẹp và hở hang. Chúng tôi gặp nhau cũng chỉ chào nhau sơ sài. Tôi nghĩ rằng anh ta đang đi làm việc cho một cơ quan hay một công ty to lớn nạ đó ở thành phố. Tôi  cũng không thắc mắc về chuyện ăn chơi sang trọng và t́nh trạng hoăn dịch của anh ta. Mải đến năm 1969 một ngẫu nhiên tôi gặp anh ta ở đường Nguyễn Huệ Sàigon. Chúng tôi nói chuyện với nhau, anh ta mời tôi vào một quán ăn ở đường Ngô Đức Kế. Trong khi chúng tôi ăn cơm,hàn huyên với nhau,thỉnh thoảng có vài người đi xe Honda, họ đến thủ thỉ nói chuyện với anh ta. Đôi khi họ dùng các tiếng '' lóng ''  làm tôi cũng chẳng hiểu  họ nói ǵ ! Hơn nưă tôi cũng chẳng muốn ṭ ṃ chuyện của anh ta khi mà nhiều năm chúng tôi chưa một lần nói chuyện với nhau ! Cho đến một lúc có hai người khác cưỡi Honda vội vàng chạy vào quán nói với anh ta trong vẻ sợ sệt :

-'' Đi mau anh Hai ! chúng nó đến rất đông ! ''( thêm một tràng tiếng lóng, mà tôi cũng mù tịt !)

Vừa nghe xong, anh ta tái mặt, đứng ngay dậy,móc túi liệng ra một tấm giấy 500 đồng về phía tôi,rồi nói với tôi :

-'' Tao phải đi ngay ! lần tới gặp lại mày nhé !''

    Chỉ có thế, rồi anh ta vội vàng quay đi ngay. Trong ngạc nhiên, ngơ ngác, tôi cũng đứng dậy với ư định đi theo anh ta ! Nhưng anh ta quay lại chửi thề và nói với tôi :

-'' Đ. M. mày muốn chết hả ? ngồi xuống đó, hăy nói không quen với tao là hơn !''

    Tôi ngẩn ngơ, chẳng hiểu tí ǵ, đành ngồi xuống im lặng nh́n anh ta cùng 2 người lái Honda rồ máy vội vàng biến mất ở góc đường ! Chỉ vài phút sau, khi anh ta vừa biến mất, có khỏang 8, 9 người chạy bổ vào quán ăn vây lấy cái bàn của tôi. Mỗi người  xách một cái bao che dấu những chiếc dao dài, cán dao c̣n tḥ ra ngoài. Họ nh́n tôi với những con mắt dữ tợn trong khi tôi run v́ sợ và ngạc nhiên ! Một người hùng hổ đến nắm cổ áo tôi và hỏi :

-''  Đ. M. nó đâu rồi ? nó vừa ngồi đây với mày phải không ?''

    Tôi lắp bắp nói không ra lời, cho họ biết tôi là bạn học của anh ta từ tiểu học, mới gặp lại lần đầu. Anh ta mời tôi đi ăn cơm mà thôi ! Nh́n sự sợ sệt, ngơ ngác của tôi, biết tôi nói thật và vô can. Họ liệng tôi ngồi xuống ghế rồi cả nhóm ra khỏi qúan ăn, trong khi mặt tôi tái xanh như tầu lá !

 Sau này ḍ hỏi ra, tôi được biết anh ta là một trùm của một nhóm chuyên môn ăn cắp xe Auto, xe gắn máy và buôn bán bạch phiến ở Saigon. Đằng sau anh ta có cả một thế lực bảo vệ v́ vậy việc quân dịch, tù tội được coi như chẳng c̣n thành vấn đề ! Rồi từ lần gặp nhau kinh hoàng đó, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy anh ta trên đường phố Saigon. Vẫn sang trọng với chiếc Vespa đời mới nhất, bóng láng. Vẫn chở các cô gái đẹp xinh, hấp dẫn, hở hang... Nhưng tôi không bao giờ dám cười hay chào anh ta nữa. Anh ta cũng chỉ nh́n tôi thoáng qua như kẻ không quen ! Sau này, từ khi tôi rời xa VN  đi Nhật bản tu nghiệp (đầu năm 1974)  tôi không biết tin tức ǵ về anh ta cả.

 Rồi những lần về thăm VN vào cuối thập niên 1980, tôi đi lại Sàigon rất nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ tôi gặp lại anh ta ! Theo tôi  nghĩ anh ta không thể chết được trong thời gian đổi dời, sôi bỏng của đất nước vừa qua. Con người đó, với cá tính khôn lanh, luồn lọc ở mức siêu thượng đó, không thể chết được ! Thời điểm nào của xă hội VN trong mấy mươi năm nhiễu nhương, loạn lạc, đói khổ vừa qua đều là môi trường ưu ái cho anh ta hoạt động ! Hiện nay, anh ta không lộ diện có lẽ anh ta đă chuyển hướng đến một lănh vực khác . Hay với tuổi đời và kinh nghiệm có thể đă đưa anh ta đến một vị trí kín đáo nào đó để chỉ huy mà thôi ! Anh ta dư sức t́m cho ḿnh một chỗ đứng sung túc và khoái lạc ( c̣n vấn đề đạo đức có nghĩa lư ǵ khi mà người ta chấp nhận câu, Đời là thế ! ) .

Rất có thể anh ta đang sống ở một nơi nào trên thế giới. Với luật lệ, ngôn ngữ, xă hội... cuả chốn định cư sẽ gây cho anh ta ít nhiều khó khăn ban đầu. Nhưng dù thế nào, theo tôi con người ấy chẳng bao giờ sống lương thiện, ăn lương tháng  b́nh thường như mọi người khác được!  Biết đâu anh ta đang cầm đầu một băng đảng ở vùng Bắc Mỹ, Âu châu , ở Hồng Kông, Ma Cao... Hay ở một vùng đất nào đó của Đông Nam Á ! Nhưng cũng có thể anh ta vẫn c̣n sống ở trong nước, với hiện trạng xă hội đày rẫy các hoạt động thối nát, đĩ điếm, sike, ma túy, anh ta lại đang là một ông trùm nào đó ! Với con người đó chẳng có chuyện ǵ được coi là không có thể cả ! Chỉ đáng thương cho tôi một lần súyt vỡ mật v́ sợ hăi. Cũng đáng buồn cho người thầy yêu kính cuả tôi, đă có một người học tṛ mà thầy tôi có nằm mơ cũng không bao giờ ngờ được ! 

Kính thưa thầy, qua vài trang giấy mà con vưà viết về thầy. Về những bài học,những nhắn nhủ cũng như kể lể về vài người bạn mà con c̣n liên lạc sau ngày rời xa thầy, cuối năm học lớp nh́ trường tiểu học Chí Hoà, hơn 40 năm về trước... Con hy vọng những điều con vừa viết, có một cơ duyên lạ kỳ nào đó để thầy đọc được bài viết của con. Viết như thế có nghĩa là trong ḷng con đang ao ước thầy vẫn c̣n an khang trên cơi đời này. Dù con biết rằng thời gian đă gọt dũa một đứa học tṛ 12 tuổi ngày xưa, thành một người đứng tuổi trên 50, nó cũng mang đến cho thầy h́nh ảnh một ông lăo trên dưới 100 ! 

 Nhưng dù thế nào, con muốn gửi gấm vào bài kư sự này, sự đợi chờ sự tha thứ  của thầy cho những ǵ không trọn vẹn trên đường đi của con trong mấy mươi năm vưà qua ! Con đă tưởng rằng với nghành nông nghiệp mà thầy đă định hướng cho con từ lúc ấu thơ. Con cũng đă từng ấp ủ nó bằng ngọn lửa nồng ấm trong tim. Đă nghĩ rằng ḿnh sẽ sống và chết với nó trong sự sinh nhai và phục vụ, mơ ước được đóng góp vào mảnh đất h́nh chữ  S, nơi đó 95% là nông nghiệp ( như thầy đă nói ) ! Nhưng đến nay chỉ c̣n là vô vọng thôi thầy   ạ ! Con đă đổi hướng nghề nghiệp ! Con đă từ bỏ hướng đi của thầy uốn nắn ! Con đang xa dần, quên lăng quê hương yêu qúi, mà một thời con đă đến vơí nó bằng những ước mơ !  Thầy ơi, bây giờ chẳng c̣n ǵ ngoài một nỗi chán chường của một kẻ lưu vong mà ngày về có lẽ chỉ c̣n là những ảo mộng mà thôi !

Hăy tha thứ cho con thầy nhé ! Với 7 trong số  8 người bạn cùng lớp ( nếu kể cả con vào đó là 9 người ) đă bỏ ḿnh trong buổi loạn ly của đất nước!  Qủa là một giá cả quá mắc và khổ đau thầy nhỉ ! Thế hệ của chúng con có tội t́nh ǵ mà phải hy sinh như thế  ? Những hy sinh đó đă mang đến cho gia đ́nh, cho tổ quốc chúng ta cái ǵ khi mà ngày nay quê hương vẫn lầm than, dân tộc vẫn khổ nghèo !? Mỗi lần về nước thăm lại gia đ́nh,quê hương là một lần lịm người buồn bă. Dân chúng vẫn nghèo xác xơ với những thối nát , tham nhũng đầy đường. Quê hương đang nhem nhuốc với bia ôm, ś ke, má túy... Thầy kính mến hăy dành cho con những tiếng thở dài và tha thứ  thầy nhé !

Vài hàng viết thêm : ( năm 2001) :

 Một ngẫu nhiên, tôi có dịp quen biết một vài người bạn trong hội ái hữu Chu Văn An - trường Bưởi ở Hoa kỳ. Tôi được biết sau năm 1975 thầy Hà Mai Anh và đại gia đ́nh, con cháu của thầy đă may mắn được định cư ở Mỹ. Nhưng một tin đă làm tôi buồn đau khi người bạn cho tôi biết, thầy đă mất ngay sau vài tháng định cư tại Mỹ v́ tai biến mạch máu năo gây bởi những buồn đau v́ vận nước . Tôi hy vọng bài kư sự này được các anh chị, cháu chắt, thân nhân của thầy đọc được. Coi nó như là một nén hương ḷng của tôi, đứa học tṛ kính gửi đến hương hồn của thầy sự biết ơn dậy dỗ của thầy ngày xưa.

Với những làn khói tỏa mùi thơm của nén hương t́nh thầy tṛ. Với tâm tư cảm động của những bài học xa xưa đă hun đúc tôi lên người, có tí chút khả năng và lư tưởng ( dù nó chưa làm được ǵ tạm gọi là hợp với ước mơ của ḿnh ).Tôi nghĩ rằng ở một nơi linh thiêng nào đó. Người thầy học kính mến của tôi sẽ dành cho thế hệ mất may mắn của chúng tôi một niềm thông cảm thân thương, v́ hiểu rơ hoàn cảnh và uớc mơ của chúng tôi chỉ toàn là âm vang trắc trở !  . /.

 

Trung Học: Chu Văn An

Thầy Bạch Văn Ngà

( Ân hận, một lầm lỗi )

    Viết về vị thầy này tôi mang tâm trạng của người học tṛ vô giáo dục với những sự đùa nghịch vô ư thức! mặc dầu tôi không phải là kẻ chủ chốt trong những hành động đáng tiếc đó ! Một vị thầy mà tôi không hề biết ǵ về đời sống riêng tư cũng như chưa bao giờ được nói chuyện với thầy. Dù chỉ là một câu nói ngoài môn toán h́nh học mà thầy giảng dậy ! Một vị thầy mà có lẽ tất cả học tṛ đồng lứa với tôi chưa bao giờ thấy trên môi thầy nở một nụ cười ! Con người của thầy toát ra một bản tánh ít nói, khô khan và nghiêm  khắc ! Trong lớp học của thầy, chỉ có những tiếng giảng bài , tiếng phấn xiết mạnh trên tấm bảng xanh cùng với những tiếng gơ khô khan của cục phấn, của những ngón tay của thầy trên bảng gỗ... c̣n ngoài ra hoàn toàn yên lặng ! yên lặng một cách nặng nề khó thở ! Trên mái tóc hoa râm, trên cánh tay viết bảng và trên cả bộ quần áo của thầy toàn là bụi phấn !

Nh́n lối giảng dậy của thầy không một ai  không nhận thấy ḷng say mê, sự tận t́nh qúa sức của thầy ! Với tuổi khá già yếu, kèm theo những tiếng gơ bảng ồn ào qúa mạnh của thầy có lẽ bất cứ một ai ( kể cả học tṛ ) đều phải im lặng và tôn trọng hay ít ra cũng phải lịch sự  thương hại sự nhiệt tâm giảng dậy của thầy. Nhưng lớp học của chúng tôi đă đi ngược lại tất cả sự ngay ngắn tối thiểu đó với những tṛ chơi vô ư thức! Để rồi đến nay thầy đă ra người thiên cổ,  để rồi tôi  suốt đời  mang một nỗi hối hận, ăn năn của đứa học tṛ ngổ ngáo !

   Tôi nhớ có một lần, lúc giảng bài, thầy gơ và xiết quá mạnh vào tấm bảng. Có lẽ với một cục phấn qúa nhỏ hay v́ trên tấm bảng gỗ có vài sơ gỗ nổi lên đă chọc vào đầu ngón tay trỏ của thầy đến nỗi máu chảy

ra có giọt ! Cả lớp im lặng nh́n sự đau đớn lộ rơ trên nét mặt khô khan và nghiêm khắc của thầy !  ( chúng tôi biết làm ǵ hơn là im lặng khi bản chất của thầy qúa khô khan, gần như chưa một lần nào tỏ lộ sự thân cận hay tâm sự với chúng tôi . Chúng tôi không dám làm ǵ hơn là sợ sệt im lặng ngồi nh́n ! ).

   Vào dịp gần tết, sau giờ ra chơi là 2 giờ h́nh học của thầy. Một anh bạn khá nghịch và phá trong lớp. Anh ta lấy một đọan hương đốt cháy rồi cột dính vào một chiếc pháo nhỏ, để vào một góc lớp học, gần chỗ thầy ngồi ! Cả lớp chúng tôi không ai ngăn cản mà c̣n tỏ lộ thích thú với  sự nghịch ngợm độc ác đó ! Thầy vào lớp vẫn dáng điệu quen thuộc. Giảng bài với tất cả tấm ḷng nồng nhiệt.  Trong khi lũ học tṛ vô ư thức chúng tôi im lặng đợi chờ một diễn tiến ! Khi tiếng pháo nổ tung chúng tôi  thấy nét mặt thầy tái xanh, hơi thở dồn dập ! Măi một lúc sau thầy mới lấy lại được b́nh tĩnh và hét lên với tất cả sự giận dữ :

   -  Đứa mất dậy nào nghịch như thế ? Bước ra khỏi lớp mau 

    Nhưng cả lớp chúng tôi im lặng ! thầy cũng biết chẳng làm ǵ hơn được với cái lũ học tṛ qúa quắt đó !  Nh́n cả lớp với cái nh́n tức giận rồi thầy lại tiếp tục giảng bài !

    Cũng không lâu sau lần nghịch ngợm thiếu lễ độ đó! Cũng lại là anh học tṛ tinh nghịch đạo diễn ! Vào giờ của thầy dậy, khi thầy vừa quay lên bảng giảng bài th́ dưới lớp một số học tṛ cùng hát nhè nhẹ bài quốc ca:  '' Này công dân ơi.... '' ! Khi thầy quay xuống th́ tiếng hát im ! Thầy bực bội quay lên bảng giảng bài tiếp tục. Tiếng hát lại nổi lên ! : '' quốc gia đến ngày giải phóng... '' Thầy quay xuống tiếng hát lại im ! và cứ thế lũ học tṛ qủi quái chúng tôi đă liên tục chọc thầy cho đến một lúc thầy mắng chửi , bực tức đến mức bỏ giờ dậy ngày hôm đó ! 

Lần khác, không phải là một tṛ chơi tập thể nửa, mà là một sự chọc giận thầy có tính cánh cá nhân. Tuy nhiên cả lớp chuíng tôi đă có thái độ cười đùa vô ư thức trong sự bực tức tột độ của thầy ! Một anh học tṛ trong lớp, một con người rất nhiều tài năng, đặc biệt là vẽ và đùa dỡn ! Về tài vẽ, cả đời đi học của tôi chưa thấy một người nào vẽ giỏi như anh ta ! Lúc c̣n học ở bậc trung học đệ nhất cấp trong giờ học vẽ cuả thầy Thịnh Del ( một họa sĩ nổi tiếng vào những thập niên 50 và 60 ở Saigon ) anh ta luôn luôn được chấm nhất với đỉểm 18/20. Chưa bao giờ người học tṛ nào có được ! Cái lối vẽ nghệch ngoạc, rất mau, không g̣ nắn cuả anh ta, có lẽ chỉ  một ḿnh thầy Thịnh Del hiểu được mà thôi !

    Măi về sau này khi lớn lên có dịp đi và sống nhiều. Nhờ những sự giải thích của vài nhà mỹ thuật tôi mới hiểu được cái lối vẽ mờ ảo, không rơ nét ở vài góc cạnh của anh ta biểu lộ hướng nh́n có ánh sáng và bóng mờ tham dự ! Đó là tài vẽ. C̣n tài diễu, chọc cười của anh ta cũng không thua kém ai !  Hôm đó thầy kêu anh ta lên bảng sửa bài tập, không biết anh ta có hiểu hay không nhưng anh ta nhún vai, chọc cười cả lớp với những bước chân khập khễnh, tiếng cười hể hể... Thầy nh́n anh ta với con mắt tức giận đến tột độ trong khi anh ta vẫn tiếp tục sự diễu cợt ! Đến một lúc, thầy không thể chịu nữa! Thầy phát ra một câu chửi  mà không bao giờ tôi quên được trước khi đuổi anh ta về chỗ :

.  Thằng ốm đói ! Tao đuà với thằng bố mày đăy à ! đi về ngay !

   Cả lớp cười vui với cái nham nhở cuả bè bạn trong sự tức giận tràn hông cuả một vị thầy quá nhiệt ḷng nhưng qúa khô khan để rồi gặp lũ học tṛ quá nghịch và vô ư thức !

    Vào năm 1979 tôi ngẫu nhiên đọc một tờ báo đăng tin Thầy Trần Đ́nh Ư, Thầy Lê ngọc Huỳnh, thầy Vũ Ngọc Quỳnh và thầy Bạch văn Ngà ( tất cả những vị thầy này đều dậy tôi trong suốt 7 năm học của tôi tại Chu Văn An ) không c̣n nữa ! Bài báo đó đă mang đến cho tôi một cảm giác nhói đau v́ nỗi ân hận về những sự đùa nghịch vô ư thức ( dù tôi không phải là kẻ chủ động ! ).

    Kính thầy, Mặc dầu khi viết thiên kư sự này con biết rằng thầy không c̣n trên thế gian này nữa. Thầy cũng sẽ chẳng bao giờ đọc được những ḍng chữ chứa đựng sự hối hận, nỗi ăn năn mà con đang ngồi viết cho thầy nữa ! Nhưng con nghĩ rằng bài viết của con như là một nén hương ḷng gửi đến thầy. Kính chúc thầy có được tất cả những ǵ tốt đẹp nhất ở nơi thế giới siêu h́nh mà người ta thường nói đến nó như là nơi chẳng c̣n ǵ để âu lo, buồn phiền, giận dữ nữa. Con cũng mong thầy chấp nhận cho con được thay mặt các bạn bè con.  Lớp đệ nhị nghịch phá ngày xưa, gửi đến thầy lời cầu xin sự tha lỗi nơi thầy cho những lỗi lầm của sự đùa nghịch vô ư thức của chúng con.

Con cũng phải đau xót báo tin cho thầy biết, người bạn của con. Người đă gài chiếc pháo ngày tết để làm thầy giật ḿnh đă chẳng c̣n trên thế giới này nữa ! Sau khi rời khỏi nhà trường vào cuối năm đệ nhị, anh ta bị động viên vào trường hạ sĩ quan, chẳng bao lâu sau đó đă bỏ ḿnh trong một cuộc hành  quân ! C̣n người bạn thứ hai cũng chẳng may mắn hơn ! Trong một buổi tối ngồi ăn nhậu ở một tiền đồn hẻo lánh để từ giă bạn bè trở về tham dự khoá học sĩ quan vào sáng ngày hôm sau. Chỉ v́ đóm lửa của điếu thuốc lá trên môi, anh ta đă phải trả sinh mạng ḿnh bởi một phát súng bắn sẻ của bên kia ! Tất cả là nước mắt và tang thương phải không thầy 

  Tuổi trẻ của chúng con đă phải trả giá qúa nhiều cho những tṛ chơi của những triết thuyết, những sự phân hoá mà chính ra chúng con chẳng có nợ nần ǵ ! Con nghĩ rằng với cái tin đau buồn đó có lẽ thầy cũng chẳng c̣n nỡ trách mắng hay buồn giận những đứa học tṛ ngỗ nghịch ngày xưa nữa thầy nhỉ ? Tất cả thế hệ của chúng con đều rơi vào một thời đ́ểm bi đát như vậy thầy ạ. Sự đùa phá đôi khi nó cũng chỉ là một h́nh thức phản kháng sự bi đát ẩn tàng trong thân phận của chúng con trước thời cuộc mà thôi !