Lưu An Tạp Bút

Rượu vang một vấn đề cần hiểu biết 

&

(bản sửa chữa )

 

Vài hàng khai bút.  

            Trong phạm vi bài này, tôi sẽ cố gắng thu gọn kiến thức của ḿnh ( có lẽ không tránh được phần nào chủ quan và lỗi lầm ) để viết về 3 chủ đề liên quan đến rượu vang sau đây : 

            -Chủ đề đầu tiên : “Thể thức uống rượu trong tiệc tùng”.  mô tả thể thức uống rượu vang, một kiến thức rất căn bản cần thiết cho bất cứ ai khi tham gia những bữa tiệc tùng, giao tế với bạn bè hay những đối tác trong làm ăn.           

 -Chủ đề thứ hai: “ Quốc gia sản xuất rượu nho và vài loại rượu vang tiêu biểu”. Đề cập đến vài loại rượu vang tiêu biểu của 9 quốc gia hàng đầu thế giới và Thụy sĩ.  

-Chủ đề thứ ba: “ Phẩm chất rượu vang và thời gian tồn trữ “.  Chữ “ NGON ” trong thưởng thức rượu vang trong lănh vực khoa học và chuyên môn.

 

 

Chủ đề một.   

Thể thức uống rượu vang trong tiệc tùng   

H́nh ảnh những tên say xỉn đánh vợ, đá con xẩy ra gần như hàng ngày trong cái xóm lao động mà gia đ́nh tôi cư trú đă nhấn sâu vào kư ức, tạo cho tôi những thành kiến không tốt đẹp vể rượu từ khi tôi c̣n ở tuổi ấu thơ. Nhưng lớn lên, khi bước vào cái nhă thú của văn chương, thơ phú, tôi đă có cái nh́n về rượu với một tí khác lạ hơn ( dù chỉ trong lănh vực văn chương, thực tế đến nay tôi vẫn rất xa lạ với rượu ! ). H́nh ảnh lăng mạn của Phạm Thái, nghĩa sĩ thời Lê mạt đă v́ cái chết của người yêu Trương Quỳnh Như mà rời bỏ chí lớn về với rượu say và thơ phú :” Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt mỹ nhân “ . 

Hay khi đọc bài thơ  “Lương Châu Từ “ của Vương Hàn, thời Đường, mang cho tôi cái cảm khoái với nét hào hùng của người chiến binh, uống vài ly rượu trước khi ra chiến trường ( giống như những Kamikaze uống ly sake trước khi lên máy bay ra đi nhưng không bao giờ trở lại !) : 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm t́ bà mă thượng thôi

Tuư ngoạ sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chính chiến kỷ nhân hồi. 

Đâu đó, có ai thích thú mà dịch rằng : 

            Rượu ngon kèo chén lưu ly

            Uống th́ trên ngựa, tiếng t́ dục sôi

            Say sưa ngă ngựa chiến trường

            Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về ! 

            Trong cái tâm trạng lang thang thi phú đó, sang Thụy Sĩ, ít hay nhiều trong nghề nghiệp chuyên môn kiếm sống, tôi cũng có liên hệ với rượu. Rồi v́ muốn có được sự hoà nhập trôi chẩy vào xă hội, con người Thụy sĩ… tôi đă phải học hỏi và tham gia để có tí chút hiểu biết về rượu. H́nh ảnh đẹp đẽ, lịch lăm chất đầy tính ngoại giao của người Thụy sĩ khi uống rượu trong những cuộc gặp mặt, tiệc tùng đă cho tôi cái nh́n khá đẹp về rượu. Cũng chính nhờ hiểu biết của tôi về rượu ( dù tửu lượng của tôi rất kém, nếu không muốn nói là quá kém) tôi đă có được những người bạn rất chân t́nh thân thiết. Chẳng có ai trong số họ là những tên bợm rượu hay điên khùng v́ rượu như tôi đă từng gặp trong quá khứ và cả hiện tại như ở Việt Nam.            

 Trong bài này tôi muốn mô tả cái phong thái uống rượu vang rất chuẩn của người Thụy sĩ trong tiệc tùng to lớn hay trong những cuộc họp bạn nhỏ bé b́nh thường tại gia. Theo tôi nó cần thiết cho bất cứ ai nếu muốn t́m đến cái khoái cảm khi uống rượu vang với bạn bè hay khách khứa. 

1.- Ly uống rượu.

                        Có thể trong những bữa tiệc phức tạp, người ta xử dụng nhiều loại ly uống rượu, nhưng theo tôi có thể chia ra làm 3 loại ly, tuỳ thuộc vào mục đích xử dụng trong tiệc tùng tại nhà hàng hay trong gia đ́nh.

            a. Ly uống rượu khai vị:Thông thường rượu khai vị thường là rượu vang trắng, vang hồng hay Sâm-Panh. Với những loại rượu này chai rượu được để trong xô nước đá hay đă được làm lạnh trước khi uống. Ly uống rượu h́nh tulip, hơi hay không chụm phần miệng, ly không to nhưng thon và cao. Lư do là rượu dùng lạnh nên diện tích của ly ít tiếp xúc với không khí chung quanh sẽ giữ được lạnh lâu hơn. Chính v́ ly thon nên khi uống rượu trắng hay Sâm-panh lạnh người ta không lắc, lư do là lạnh không làm cho rượu bốc hơi nên không có mùi hay rất ít mùi. Đặc biệt với Sâm-panh khi rót rượu vào lư thường nổi bọt v́ vậy ly dài sẽ tránh được sự tràn rượu.

Trong các bữa tiệc đông người, trong đại sảnh, dĩ nhiên những bàn ăn h́nh tṛn hay quả trám có ghi số bàn cho khách cố định. Nhưng tại các góc đại sảnh hay dọc theo chiều dài đại sảnh có vài ba cái bàn trên đó có rượu khai vị. Người phục vụ mang rượu đến tận bàn rót rượu rượu vào ly cho khách, hay khách tự đến lấy rượu và tự rót rượu cho ḿnh ( trong những bữa tiệc có tính cách đoàn thể , không quá ngoại giao ). Nhưng cũng khi có 2,3 loại rượu, khách chỉ loại rượu nào th́ người phục vụ sẽ rót cho khách . Nhưng cũng có thể những người phục vụ bưng những khay có những ly rượu khai vị, họ đi ṿng ṿng trong đại sảnh để tiếp rượu cho khách. Trong trường hợp này với ly khai vị trên tay, khách đi gặp gỡ người quen biết nói chuyện hỏi thăm ..v..v..

Nếu bữa tiệc tại gia th́ rượu khai vị thường thường tại pḥng khách, với vài ba món ăn thêm nho nhỏ như fromage cuộn hoa ( Têt de moine ), trái olive lên dấm, hạt dẻ ..v..v.. 

b. Ly rượu chính uống trong bữa ăn: Nếu rượu dùng trong bữa ăn là vang trắng hay hồng th́ cái ly lớn hơn ly rượu khai vị tí chút nhưng ly dài . Nếu là rượu đỏ th́ ly lớn hơn khá nhiều, có thể bằng trái cam, miệng ly chụm. Lư do là vang đỏ được uống ở nhiệt độ khá ấm ( thường từ 20 – 26 độ ) v́ vậy diện tích bề mặt ly lớn nên tiếp xúc với không khí ấm áp trong pḥng càng làm cho rượu ngon hơn. Ngoài ra ly ṿm để người uống rượu có thể lắc làm rượu tiếp xúc với thành ly, rượu bốc mùi thơm khi uống.  

c. Ly uống nước : tại góc hay ở giữa bàn( nếu là chiếc bàn to rộng ), xen kẽ các khay thức ăn trên bàn ăn trong đại sảnh của nhà hàng hay trong pḥng ăn gia đ́nh, người ta để một vài chai nước suối hay nước trai cây như táo, cam…v…v.. Nhưng thường là nước suối  kèm theo vài ba cái ly , thường là ly thông thường bằng thuỷ tinh trong và h́nh ống. Ly này dành cho người nào khát nước hay không uống được rượu nhiều, dùng để uống trong lúc ăn tiệc ( cá nhân tôi phải có, chỉ vài ngụm rượu đầu tiên cho thủ tục cụng ly, chúc tụng là tôi phải dùng đến nó để kéo dài đến cuối bữa tiệc !). Không ai ép hay buồn ḷng khi thấy bạn không uống được rượu nhiều mà uống nước suối ! Dĩ nhiên lúc cụng ly khai mạc bữa tiệc th́ phải nâng ly rượu để cụng ly sau đó ḿnh uống hay không uống là chuyện của ḿnh. Ngoài ra bạn không nên đưa ly nước suối lên cụng ly với người khác khi họ uống rượu. Nếu thân thiện bạn có thể giơ ly nước lọc lên và mời họ ( không cụng ly )va nếu tốt hơn nói vài lời xin lỗi v́ không uống được rượu ( ly do lái xe chẳng hạn !)

Nhân tiện đây tôi xin kể một chuyện rất ngượng ngùng của tôi khi tôi mới đến Thụy Sĩ, lần đó vợ chồng tôi được một nhóm bạn mời ăn tiệc và dĩ nhiên có rượu vang. Sau một lúc uống tí rượu, tôi chuyển sang uống nước suối. Rồi v́ vui vẻ, tôi cẩm ly nước suối của tôi giơ lên mời cụng ly với một bà Thụy Sĩ ngổi cùng bàn ăn, đối diện. Bà ta nh́n tôi, mỉm cười và nói thẳng : “ Xin lỗi! Tôi không thể cụng ly với mineral được ! “ Với ngượng ngùng tôi im lặng! Đó là bài học ngu ngơ của thời gian đầu tiên tôi mới đến Thụy Sĩ.   

2.- Chọn và thử rượu. 

            Thông thường trong các bữa lớn, tổ chức tại nhà hàng hay đại sảnh th́ không có giai đoạn chọn và thử rượu v́ đă được đặt trước rồi. Nhưng trong các bữa tiệc nḥ một hay hai bàn ăn tại nhà hàng hay tại tư gia. Giai đoạn này mới có, khi mọi người ngồi quanh bàn ăn chuẩn bị cho ăn uống.           

-Chọn rượu: Nếu rượu chưa được đặt trước, nhân viên phục vụ hay quản lư nhà hàng đă biết người nào là “ chủ xị “ ( người đặt bàn hay chủ nhân mời khách ). Họ sẽ mang ra một bảng menue, ghi danh sách rượu, kèm theo giá cả cho người chủ xị xem, lựa chọn loại rượu. Có vài trường hợp, bữa tiệc tổ chức để mừng thọ cha mẹ hay kỷ niệm ngày cưới...v..v.. người chủ xị sẽ dành sự chọn lựa rượu cho cha hay mẹ hay vợ.            

 -Thử rượu: Sau khi chọn rượu xong,  phục vụ sẽ mang chai rượu đến người chọn rượu, cầm 2 tay (một tay đỡ cổ chai, một tay đỡ thân chai ) và ngửa mặt Êtiket lên đưa cho người chọn rượu nh́n và xác định có đúng loại rượu được chọn không. Nếu đúng chỉ gật đầu nhẹ là chai rượu được mở .           

 Mở chai rượu xong, người phục vụ sẽ rót ra ly của người thử rượu khoảng 20 hay 30cc và đứng chờ kết quả. Người thử rượu sẽ cầm ly rượu lên , lắc nhẹ cho rượu sóng lên thành ly ( với rượu đỏ rất quan trọng v́ nhờ độ ấm của ly làm cho rượu bốc mùi. Rượu trắng việc lắc chỉ là h́nh thức v́ rượu lạnh ở khoảng 5-10 độ coi như không bốc mùi ). Người thử rượu sẽ để sát mũi vào ly để ngửi sau đó uống một ngụm nhỏ ( khoảng 2, 3cc ) cho rượu chan hoà trong miệng và uống nhẹ nhàng qua cuống họng để cảm nhận cái thơm, cái dịu ngọt của rượu! Nếu bằng ḷng, nh́n người phục vụ ( họ đang chờ đợi ) gật đầu nhẹ, thế là xong, rượu sẽ được rót cho mọi người .           

 Đôi khi, trong bữa tiệc tại gia hay có khi tại nhà hàng, người chủ xị đă đặt rượu rồi. Người chủ xị mở ra và tự ư rót một tí vào ly của ḿnh và tự thử ! Lư do là trước khi đem rượu ra đăi khách họ kiểm chứng cho chắc ăn mà thôi ( thực sự ngon, vừa ư hay không) sau đó họ mới rót rượu cho khách.    

3. Rót rượu và cụng ly: 

            -Rót rượu :Sau khi chai rượu đă được vừa ư, người phục vụ sẽ rót rượu ( thông thường chai rượu được quấn một chiếc khăn coton quanh cổ chai để tránh rượu chảy xuống cổ chai, không nhỏ vào khách và cũng để cho mỹ thuật ). Khi rót rượu chú ư những điểm sau đây :           

 -Luôn luôn rót cho phụ nữ trước. Nếu người thử rượu là phụ nữ ( là bà mẹ của chủ xị, là người quan trọng của bữa tiệt ) th́ rót cho bà ta sau đó mới rót cho các phụ nữ khác. Nếu bà ta không có vị trí cao nhất ( chẳng hạn là vợ của chủ xị mà trong bữa tiệc có bà mẹ, quan trọng hơn ) th́ có thể rót cho bà mẹ trước sau đó tới phụ nữ khác rồi mới đến quư ông.           

 -Khi rót luôn luôn để mác chai rượu lên mặt trên.           

 -Rót không quá 2/3 ly , nếu ly tṛn và to ( để uống rượu vang đỏ th́ khoảng 1/3 hay quá lắm 1/2 là nhiều, lư do để chai rượu dư đủ cho khoảng 8 hay 10 người !)           

 -Khi rót rượu không để cổ chai rượu tựa vào miệng ly rượu.Lư do không đẹp và rượu chảy ra làm lem nhem ly của khách.            

 -Cụng ly : Nếu bữa tiệc nhiều người, nhiều bàn, trong đại sảnh th́ cụng ly chi thực hiện với vài ba người ngồi gần ḿnh hay cùng bàn với ḿnh và trong tầm tay ḿnh mà thôi. Sau đây là những điều cần biết khi cụng ly :           

 -Phải cầm ly rượu tại khoảng giữa cán ly , tuyệt đối không cầm lên thành ly , quá rơ ràng là không đẹp và  ly không đụng vào nhau va cũng không tao ra âm vang khi cụng ly.( với những ly uống rượu loại mắc tiền thường là thuỷ tinh rất rất đặc tạo ra tiếng vang trong !  Ly ưống rượu được nhiều người thích nhất là loại tuỷ t́nh của Tiệp Khắc)               

-Khi đưa ly rượu lên, hơi nghiêng ly về phía người cụng ly với ḿnh, cho 2 phần đầu của ly gơ nhẹ vào nhau.           

 -Khi cụng ly phải tuyệt đối nh́n vào mắt người ta với vẻ thân thiện vui vẻ! rất vô duyên và bất lịch sự nếu nh́n ra chỗ khác hay quay mặt nói chuyện với người khác khi cụng ly. Với những cặp vợ chồng hay bạn trai gái… họ cụng ly xong, ghé đầu sát vào nhau kèm theo nụ hôn nhẹ phớt qua trên môi.            

 -Khi cụng ly nên nói một vài cầu chúc tụng như chúc sức khoẻ ( zum Wohl ; Santé ) hay chúc ăn ngon ( guten Appetit ; bon appetit ) , có thể nói thêm vài câu gia tăng thân thiện như cám ơn đă có lời mời, hay chúc mừng sinh nhật..v..v.. 

4. Uống rượu và tiếp thêm rượu :           

            Uống rượu phải từ tốn chậm răi, tỏ vẻ biết cảm nhận cái ngon của rượu và món ăn. Tuyệt đối không uống kiểu VN, hô hoán “ 100% dzô “ một lối “ ngưu ẩm”, tốn rượu , rất khó coi (nói ra các bạn không tin chứ với kiểu khách uống 100% th́ tôi cũng t́m lư do nào đó để than hết rượu! Rượu chứ có phải nước đâu !).  

 Nếu ḿnh muốn mời rượu ai , chi cần cầm ly rượu lên hướng về người đó với thái độ và ánh mắt mời họ. Người ta sẽ cầm ly lên và cụng nhẹ riêng biệt với ḿnh và uống ( ít hay nhiều không thành vấn đề ). Nếu người đó ngồi xa, ngoài tầm tay ḿnh chi cầm ly rượu lên giơ về phía họ ra ư mời, họ sẽ cầm ly rượu lên và cả hai chào nhẹ và uống rượu.            

 Khi ly rượu của ḿnh đă cạn, muốn uống thêm, nên nh́n vài người chung quanh thấy ly của họ cũng cạn. Ḿnh nhắc chai rượu lên ( Êtiket hướng lên trên ), nh́n họ ra ư muốn tiếp rượu cho họ, nếu họ đang nói chuyện ḿnh nên chờ để cho họ nh́n thấy ư định của ḿnh. Nếu họ cầm ly nghiêng nhẹ về ḿnh hay gật đầu có ư muốn ḿnh rót th́ ḿnh mới rót. Nếu họ nói cám ơn và đưa bàn tay lắc nhẹ hay che lấy miệng ly có ư không muốn th́ không nên rót. Nếu họ đưa 2 ngón tay ra dấu tí chút, th́ rót ít như người ta muốn. Ngược lại nếu người ta rót cho ḿnh th́ sau khi họ rót xong ḿnh nên nói câu cám ơn.           

 Tuyệt đối không có chuyện cưỡng bách uống hay chê bai, xỏ xiên khi người ta chối từ hay người ta chỉ chạm môi v́ lịch sự ..v..v.. 

5. Thay đổi loại rượu khác: 

T́nh trạng thay đổi loại rượu đang uống bằng một loại rượu khác có thể v́  lư do: 

-Loại rượu đang dùng trong bữa tiệc v́ lư do nào đó, không hợp với khẩu vị  

-Loại rượu đang dùng không c̣n nữa nên phải mang loại rượu khác ra thay thế.  

Thông thường tại các nhà hàng sang trọng ( Hotel cỡ 4 hay 5 sao chẳng hạn) ly uống rượu cũ được thay bằng ly mới, nghĩa là khách được thưởng thức rượu mới không pha trộn (dù chỉ một tí rượu cũ trong ly cũ). Tuy nhiên trong các bữa tiệc tại gia (v́ rượu cũ không c̣n ?), khi chủ nhân mở chai rượu mới, nhưng tuyệt đối không bao giờ rót rượu mới vào ly của khách vẫn c̣n rượu cũ (dù ít hay nhiều)! Phải ra hiệu cho khách hay chờ cho khách uống hết rượu cũ mới rót rượu mới vào. Nhất là với những loại rượu khác nhau như vang trắng, vang đỏ hay vang hồng…  

6.- Vài ư kiến riêng tư : 

 Để kết luận cho chủ đề này tôi xin viết ra đây vài ư kiến riêng tư mà tôi đă từng gặp đôi lần với vài người bạn VN. Viết ra để mọi người suy nghĩ đúng sai.  

 Một lần vợ chồng anh bạn VN đến nhà tôi chơi. Tôi dẫn hai người đến nhà người bạn Thụy sĩ của tôi ở gần khu trượt tuyết, một căn nhà truyền thống của Thụy sĩ ( vách khung bằng cây xen kẽ beton, cửa sổ nhỏ xinh xinh có những chậu hoa sặc sỡ… ). Tôi muốn giới thiệu cho người bạn một dạng văn hoá rất độc đáo của Thụy sĩ. 

Vào bữa cơm tối, 6 người quay quần quanh chiếc bàn gỗ cổ xưa trong không gian ấm cúng với ánh đèn nến bập bùng, lăng mạn. Người vợ Thụy sĩ rót rượu vang trắng khai vị ra 6 cái ly, rồi họ cầm ly lên để cụng ly. Vợ chồng tôi và anh bạn cũng cầm ly lên, nhưng người vợ không cầm ly. Vợ chồng người Thụy sĩ ngạc nhiên nh́n bà ta, ra dấu mời bà ta cầm ly. Bà bạn VN im lặng nh́n họ rất vô tư ! Tôi hiểu là bà ta chưa biết phong tục, nên nói vài lời rất gọn, giải thích là họ mời chị cụng ly đó! Bà ta quay sang, trả lời là không uống được rượu! Người chồng của bà ta h́nh như đă thấy khó chịu nên nói : 

 -Th́ em cứ cầm ly lên cụng ly với họ, chỉ đụng vào môi tí chút, không uống  có sao đâu ! 

 Bà ta có chút bực ḿnh nh́n thẳng vào mặt chồng và nói : 

-Em không uống được rượu mà cụng cái ǵ ?!  

Dĩ nhiên, trong vẻ ngỡ ngàng của hai vợ chồng người bạn Thụy sĩ. Tôi ngắn gọn bài “ giải thích con cá nó sống v́ nước “ lư do tại sao bà ta không cụng ly với mọi người cho họ hiểu. Và cũng dĩ nhiên họ mỉm cười cho qua ! Nhưng sau đó họ không một lần mời bà ta món ăn ǵ cả trong suốt bữa tiệc, để bà ta tự do chọn lựa! Tôi hiểu, đó là phản xạ của họ với sự cứng nhắc thiếu ngoại giao vậy. ( Tôi thông cảm họ vợ chồng người bạn TS của tôi. Nếu họ mời bà ta món ăn nấu với Fromage hay ǵ đó mà bà ta không nhận hay không ăn bỏ lại … th́ đúng là ngỡ ngàng ! V́ vậy họ để bà ta tự do  dù có phần lạnh nhạt nhưng cũng hợp lư mà thôi !)  

 Có lẽ tôi cũng xin viết ra một vấn đề khác (ngoài rượu ) liên quan đến sự vô ư của nhiều người VN ( nhất là phái nữ ), đó là lúc bắt tay. Nhiều người khi bắt tay thường đưa bàn tay rất mềm, ủ rũ , không xương, đôi khi rất lạnh ! cho người ta bắt! Vô t́nh tạo ra sự nhạt nhẽo, vô duyên trong ngoai giao.Thay v́ đưa bàn tay có lực, xiết đủ chặt để tỏ ḷng thân thiện có lẽ nó ngoại giao hơn. 

Một câu truyện khác nữa, tôi viết ra để chấn an những người không thích uống rượu hay không có quyền uống rượu ( tôn giáo, phụ nữ mang thai ..v..v.. ). Thời gian tôi c̣n làm việc, vẫn thường tham dự những bữa tiệc mà khách mời từ tứ xứ đến, có người đến từ các quốc gia Đạo Hồi hay thai phụ gần sinh ..v..v.. trong lúc cụng ly, họ vẫn mang ly ( rượu hay ly nước trắng không ai biết ! ) lên cụng ly đúng thủ tục giao tế, sau đó họ bỏ xuống hay họ nói vài câu xin lỗi v́ lư do không uống rượu. Chẳng có ǵ khó khăn hay tạo ra phiền phức, bực ḿnh cho người khác cả! ai ai cũng hiểu và vui vẻ chấp nhận, khác hoàn toàn với lạnh lùng cứng ngắc, vô duyên !  

Hết chủ đề một

( xin xem tiếp theo )

Thụy Sĩ, Zuerich tháng 3 , 2023

( Lưu An, Vũ ngọc Ruẩn )

 


Vài hàng về tác giả :

Lưu An là bút hiệu của anh Vũ Ngọc Ruẩn. Anh Ruẩn  sinh năm 1946 tại Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam. Bút hiệu Lưu An & Thượng Xuyên Lộ, cựu học sinh Chu Văn An 59-66, tốt nghiệp Master về Food Sciences đại học Kagoshima, Japan 1977. Anh Ruẫn hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Cảm tưởng về thơ văn của Lưu An xin gởi về  kamikawajiluan@yahoo.com

........

® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ http://www.erct.com/"