Trang Lưu An |
||
Lưu
An là anh Vũ Ngọc Ruẩn, sinh năm 1946 tại Xuân
Trường, Nam Định , Việt Nam. |
||
Cô Kiều đa t́nh lăng mạn (Để kỷ niệm ngày giỗ
thứ 180
của Tố Như tiên sinh) Truyện Kiều, một đại tác phẩm văn chương của Việt Nam, đă đi vào nền văn hóa, con người và cả nếp sống, sự suy nghĩ của dân VN chúng ta rất sâu đậm. Từ người cùng đinh đến vị vương chúa không ai, không thuộc một vài câu Kiều. Người ta đă siêu linh hoá truyện kiều để dùng trong việc bói toán, dùng những câu Kiều để diễn tả, để dẫn chứng, để an ủi, than van những hoàn cảnh, những dữ kiện trong đời sống hàng ngày. Bàn đến truyện Kiều th́ không bao giờ kể hết được, biết bao nhiêu những bài viết, những cuộc nói chuyện của các nhà văn, học giả..., nhưng vẫn c̣n là một đề tài phong phú và hấp dẫn cho bất cứ ai đến với nó. Vào với truyện Kiều người ta mê mẩn với những câu văn đơn sơ, tài t́nh, bóng bẩy của Nguyễn Du. Tài nghệ của cụ gần như được trải dài trên khắp mọi khía cạnh của tác phẩm. Từ những câu văn tả cảnh làm người đọc như bị lặn ch́m vào thiên nhiên với cỏ cây, suối chẩy, với chim bay trên trời, cá bơi dưới nước...Nao nao ḍng nước uốn quanh Phong lưu tài mạo tuyệt vời Nét oai nghi, hùng dũng của Từ Hải : Râu hùm, mày én, mày ngài
Nhân dịp tưởng nhớ đến ngày
giỗ của cụ Nguyễn Du
tiên sinh. Tôi viết ra đây vài hàng về tài
sắc, về tính đa t́nh, lăng mạn của nàng
Kiều trong cái nh́n , cái mê mẩn ( chủ quan ) của ḿnh như là một nén hương
thơm tưởng nhớ đến cụ, người
đă cống hiến cho nền văn học quê hương
chúng ta một bông hoa tuyệt đẹp chưa có ai
sánh kịp. Người đă cho dân tộc chúng ta
sự tự hào với áng văn chương bất
hủ đó. & Sắc đẹp của Kiều : Sắc đẹp của Thúy Kiều được cụ Nguyễn Du mô tả rời rạc, trải dài khắp cuốn truyện xen kẽ với những đọan tả về tài năng và tánh đa t́nh của Kiều. Chỉ có 2 đoạn được mô tả riêng biệt, làm cho người đọc đờ đẫn với một cô Kiều tuyệt sắc,không một t́ vết của tạo hoá. Đoạn thứ nhất trong phần giới thiệu về Kiều và gia thế của nàng : Mai cốt cách tuyết tinh thần Đúng như vậy, c̣n ngôn từ nào hơn Mai cốt cách, tuyết tinh thần ? C̣n so sánh nào bằng hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh để tả một nàng Kiều tuyệt sắc! Đoạn thứ hai, tả cảnh mùa hè Thúc Sinh đến t́m Kiều ở thanh lâu, nh́n thấy Kiều tắm. Kiều hiện ra như một bức tượng toàn mỹ : Buồng the phải buổi thong dong Thôi, đẹp nào hơn một bức tượng toàn mỹ của thiên nhiên? Thôi, hấp dẫn nào hơn một giai nhân có làn da trắng trong như ngà ngọc đang tắm giữa một ngày hè nóng bức ? ! Nếu đọc kỹ cả cuốn truyện sẽ thấy Nguyễn Du đă tả nét đẹp của Kiều môt cách thoáng qua, kín đáo để làm cái đệm cho những câu tả về tài năng và đa t́nh của Kiều mà thôi. Cụ đă khéo léo, dẫn dắt sự tưởng tượng của người đọc về một cô Kiều có sắc đẹp đổ nước, nghiêng thành. Chính những tưởng tượng đó làm cho người đọc yêu và mê mẩn Kiều. Trong sự yêu mê đó Kiều là hiện thân của một người đẹp lư tưởng,nét đẹp của Kiều phù hợp với bất cứ dạng thức, khuôn khổ của giai nhân trong tưởng tượng của người đọc .
Mô tả tài năng của Kiều, có lẽ là một trong những khía cạnh độc đáo đă đưa tác phẩm lên một vị trí tột đỉnh trong lịch sử văn học Việt Nam. Với Kiều, tài năng siêu việt đó đă mang nàng đến một vị trí của một giai nhân trong mộng tưởng. Kiều đẹp, cái đẹp của nàng có lẽ người ta c̣n có thể t́m được trong thế gian, nhưng tài năng của nàng th́ phải t́m trong mơ mà thôi : Thông minh vốn sẵn tính người Ai hơn được nữa? Đẹp như thế mà tài như thế ! Tài làm thơ và âm nhạc của Kiều được tiên sinh mô tả gần như khắp cuốn truyện. Ngay vài trang đầu tiên, trong dịp đi tảo mộ, một buổi chiều tà, Kiều đă xúc động, thương xót vẻ tiêu điều, vắng lạnh của ngôi mả Đạm tiên. Thi hứng của nàng phát ra ngay : Rút trâm sẵn giắt trên đầu Buổi tối khi về nhà, Đạm tiên hiện đến trong giấc mơ, ra đề cho Kiếu làm thơ, chỉ với một cái vẫy tay mà Kiều đă làm xong 10 khúc ca ngâm : Kiều vâng lĩnh ư đề bài Thơ và đàn có lẽ hai nhă khiếu đó đă thấm sâu, hoà trộn vào thân xác và tâm tư của Kiều, tạo ra một nàng Kiều nghệ sĩ đa t́nh và cũng nhiều truân chuyên! Chẳng hạn Kiều thường làm thơ, hoạ đàn với Thúc Sinh khi ở lầu xanh : Khi gío gác, khi trăng sân Khi bị cha Thúc Sinh cáo quan là Kiều đă dụ dỗ con trai của ông. Kiều bị tra khảo, nhờ Thúc Sinh than khóc,quan nha muốn thử tài học của Kiều, đă đưa ra một đề '' Cái gông ''mà Kiều đang đeo trên cổ. Dù đang đau đớn v́ những trận đánh nát da, nát thịt, Kiều vẫn c̣n làm được một bài thơ khiến cho vị quan phải khen là hay hơn thời thịnh Đường Nàng vâng cất bút tay đề Tiên hoa, tŕnh trước án phê xem tường. Khen rằng, giá lợp thịnh Đường Tài này, sắc ấy ngh́n vàng chưa cân !
Khúc đâu Hán, sở chiến trường Hay qúa ! Hay đến nỗi mà ngọn đèn khi tỏ khi mờ ! hay đến nỗi mà Kim Trọng phải ngẩn ngơ, thay đổi biết bao nhiêu dạng bộ. Kim trọng không c̣n là Kim trọng của phong tư tài mạo, tuyệt vời, vào trong phong nhă, ra ngoài hào hoa nữa. Mà là Kim Trọng của đờ đẫn, của đau khổ v́ những âm vang của bản đàn bạc mệnh mà Kiều đang đánh : Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Trong 15 năm phong trần, Kiều đă nhiều lần phải dùng tài đàn của ḿnh để phục vụ cho kẻ mạnh. Lúc bị Hoạn Thư vợ Thúc Sinh bầy mưu bắt về nhà làm nô t́, đánh đập và làm nhục Kiều, bắt nàng đánh đàn cho vợ chồng Hoạn Thư ăn tiệc : Bốn dây như khóc như than Lúc Từ Hải bị chết đứng v́ nghe Kiều mà bị lầm mưu dụ hàng của Hồ Tôn Hiến. Hồ bắt Kiều ra hầu rượu đánh đàn, tiếng đàn của Kiều bi thương đến nỗi làm cho một vị trọng quan của triều đ́nh phải rơi lệ. Kiều dùng tiếng đàn thay cho tiếng khóc, ḷng ân hận v́ lỗi lầm của ḿnh mà Từ Hải người chồng yêu của nàng phải chết oan ức . Tiếng đàn của Kiều có máu nhỏ, có âm thanh của gío tủi, mưa sầu : Một cung gío tủi, mưa sầu Lần dạo đàn sau cùng trong cuốn truyện, lúc Kiều gặp lại gia đ́nh và Kim Trọng, trong đêm khuya, hai người lại ngồi bên nhau, lại tâm sự, kể lể. Kim Trọng lại muốn sống lại với kỷ niệm của 15 năm về trước, chàng yêu cầu Kiều đàn lại bản đàn bạc mệnh khi xưa. Vẫn là những tấu khúc của bản đàn bạc mệnh xa xưa, vẫn là những nốt nhạc, những âm thanh năo nùng, buồn bă : Lọt tai nghe suốt năm cung Nhưng ư đàn th́ lại vui vẻ, đầm ấm hơn, êm ái hơn. Đó tiếng đàn của Kiều cao siêu như vậy đó! Cùng một âm vang, cùng một nhạc phổ nhưng nó lại chuyên chở cảm xúc vui mừng hội ngộ của nàng đến người nghe. Như vậy âm thanh mà Kiều tạo ra không c̣n là âm thanh thông thường nữa, âm vang , cảm xúc chính là Kiều vậy ! Kiều buồn, Kiều khổ ải, bi ai sẽ là những giọt nước mắt đau thương, là những cắt xé tâm hồn. Kiều vui mừng, hoan lạc âm thanh , tiết điệu sẽ êm ái, du dương ru ḷng người vào với khoái cảm lâng lâng ! : Phím đàn d́u dặt tay tiên Đến nỗi Kim Trọng ngồi nghe đă phải ngạc nhiên : Chàng
rằng : '' Phổ ấy tay nào, Tài của Kiều là thế ! sắc của Kiều là thế ! Biết bao nhiêu những bài viết, bài khảo luận văn chương về tác phẩm và ngay trong truyện Nguyễn Du cũng viết rằng v́ qúa đẽp, v́ qúa tài cho nên Kiều đă bị tạo hóa ghen tị : Lạ ǵ bỉ sắc, tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.Triết lư của truyện Kiều đặt trên nền tảng thuyết nhân qủa của đạo Phật, mà thuyết nhân qủa dựa vào chữ '' Nghiệp '' trong phật giáo, nhà nho gọi là '' mệnh ''. Gần như trong toàn truyện, Nguyễn Du đều đề cập đến chữ mệnh đó một cách gián tiếp hay trực tiếp để dẫn người đọc vào cái thuyết ''Tài mệnh tương đố '' mà cụ muốn gửi gấm vào trong tác phẩm. Chẳng hạn ngay hai câu mở đầu truyện : Trăm năm trong cơi người ta Củng những câu nói của văi Gíac Duyên, của ni sư Tam hợp : Sư rằng '' Phúc họa đạo trời Thuyết tài mệnh tương đố trong truyện được chứng minh bằng những sự khổ sở, gian truân, nhục nhă... của Kiều được coi là cái '' Qủa '' mà nó phát sinh từ cái '' Nhân '' tài sắc của Kiều : Có đâu thiên vị, người nào Với ư nghĩa mấy câu trên, người ta suy đoán được Kiều v́ có tài, sinh ra cậy vào tài của ḿnh ( nhân ) để rồi nhận lấy những tai ương ( qủa ) do sự cậy tài mà ra. Nhưng đọc khắp cuốn truyện không có một câu văn nào tả Kiều khoe khoang, tự măn với cái tài sắc vô song của nàng cả. Nếu có vài lần v́ con người đa cảm, đa t́nh của Kiều mà nàng làm thơ ( khóc đạm Tiên, hoạ thơ với Thúc Sinh ), nàng đánh đàn ( cho Kim trọng, Thúc Sinh nghe ) mà thôi. C̣n những lần làm thơ, đánh đàn khác nàng bị bắt buộc hay muốn thoát được những trận đ̣n máu chẩy, thịt nát của quan nha. Như vậy cái tài sắc của Kiều đâu có phải là cái nhân để tạo ra cái qủa bi đát của nàng trong 15 năm gian truân vậy.
Tánh đa t́nh, lăng mạn của Kiều : Chính cái tánh đa t́nh, đa cảm của nàng. Chính cái bản chất qúa lăng mạn trong t́nh yêu, trong thơ văn và trong âm thanh của âm nhạc. Chính cái con người kết tạo bởi những cá tính của một nghệ sĩ đa t́nh, của cô gái mới lớn rạo rực với yêu đương đă là cái nhân chính tạo ra cái qủa khổ ải, gian truân của người đẹp Thúy Kiều vậy . Thật thế, ngay trong phần đầu của câu truyện khi cùng hai em đi dự hội đạp Thanh, trên đường về nhà, một buổi chiều tà đẹp đẽ nên thơ của mùa xuân nh́n thấy nấm mồ sơ xác, hoang tàn của Đạm Thanh : Nao nao ḍng nước uốn quanh Tại sao Kiều không vô t́nh như nàng Thúy Vân hay Vương Quan :
Vân rằng :'' Chị cũng nực cười, Mà Kiều lại khóc thương cho đời hồng nhan bạc mệnh, cho cái lạnh lẽo quên lăng của ngôi mộ Đạm Tiên. Kiều làm thơ, đốt hương thương khóc, khi về nhà vào buổi tối, vẫn c̣n ám ảnh v́ h́nh bóng Đạm Tiên, một giai nhân, tài sắc rồi Kiều nằm mơ thấy Đạm tiên hiện đến, ra đề cho nàng làm thơ... ! Đó, ngay đầu cuốn truyện người đọc đă thấy con người, trái tim của Kiều đă khác hẳn Thúy Vân và có lẽ khác thế nhân rồi. Kiều cũng như Vân, cũng nh́n thấy cái đẽp Phan An, Tống Ngọc của Kim Trọng :
Nền phú hậu, bậc tài danh Nhưng Kiều đă ngẩn ngơ, yêu Kim Trọng ngay, không muốn từ gĩa dù trời đă về chiều :
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rồi cũng chính con tim lăng mạn, tánh đa t́nh đó, Thúy Kiều, cô gái mới lớn khoảng 14, 15 tuổi đă dám phá bung cái lễ giáo của gia đ́nh, của xă hội. Trong dịp cha mẹ và hai em về quê ăn mừng sinh nhật bên ngoại. Kiều đă dám mang đồ ăn sang nhà trọ của Kim Trọng từ sáng đến chiều để tâm sự, thề thốt. Kiều làm thơ đề hoạ trên bức tranh mà Kim trọng vừa vẽ, Kiều uống rượu với Kim đến chiều tối rồi vội vàng về nhà. Nhưng biết cha mẹ vẫn chưa về, dù tối khuya nàng lại lén sang nữa, lúc đó Kim trọng đang thiu thiu ngủ ( có lẽ v́ say rượu lúc chiều ? ) : Cửa ngoài vội rủ rèm
the Hai người lại tâm sự, lại lấy giấy viết lời thề thốt. Kiều đánh đàn, ở cho tới sáng với Kim Trọng. Đó là Kiều đa t́nh, Kiều lăng mạn, Kiều tài năng, Kiều tuyệt sắc và Kiều của lả lơi như thế ! Hơi làm sao Kim trọng không có tí chút qúa đà! rất b́nh thường, rất tự nhiên mà thôi ! Một người đàn ông trong lúc c̣n ngây ngất hơi men khi một gia nhân, lăng mạn như Kiều giữa đêm khuya vào pḥng ḿnh... C̣n ai nỡ trách làm ǵ cho mang tiếng gỉa đạo đức ? Hoa thơm càng tỏ thức hồng Khi Vương Ông bị thằng bán tơ giá họa, tại sao Thúy Vân không nói đến? Vương Quan là con trai chẳng đoái hoài mà Kiều lại v́ thương cha mẹ bị quan nha tra khảo mà phải chọn con đường bán ḿnh cho Mă Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha ? Đó cũng là cái t́nh ( t́nh hiếu đễ) của Kiều mà ra sao ? Đó không phải v́ t́nh cảm dẫn Kiều vào con đường đọan trường hay sao ? Sau khi đă thất thân với Mă Giám Sinh, Kiều bị mang về thanh lâu ở Lâm Truy gặp Tú Bà. Khi biết đă bị mắc lỡm vợ chồng Mă giám Sinh, Kiều cương quyết chống đối lại vũ lực của Tú bà bắt nàng đón khách bằng cách dùng dao tự tử . Tú bà đă phải chịu thua, hứa t́m nơi xứng đáng để gả chồng cho Kiều : Cũng là lỡ một lầm hai Tú bà dành riêng cho Kiều ở lầu Ngưng Bích nhiều tháng trời, không gây khó khăn cho Kiều. Ngồi trên lầu Ngưng Bích, nh́n qua cửa sổ, những cánh buồm thấp thoáng ngoài khơi. Nghe tiếng sóng dạt dào cùng với mầu xanh biếc của những làn cỏ chạy dài cuối chân mây... làm cho Kiều nhớ nhà, nhớ cha mẹ , nhớ người yêu. Con người đa t́nh, nghệ sĩ của Kiều đă khiến nàng làm thơ, ngâm thơ. Nhờ đó Sở Khanh đă có dịp để hoạ vần và Kiều đă tưởng rằng lại gặp được người đồng điệu : Chung quanh những nước non người Đó, cái đa t́nh của Kiều đă dẫn nàng vào nghề buôn phấn bán hương lần đầu tiên, không phải ư ? ! Rồi cũng chính cái đa t́nh đó Kiều trở thành vợ Thúc Sinh, bị khổ sở, nhục nhă với Hoạn Thư. Nếu Kiều không yêu cái tài văn chương,không mê những cuộc gío mưa với Thúc Sinh th́ Thúc Sinh cũng chỉ đến với Kiều như là một khách t́m hoa tầm thường, đến rồi đi mà thôi. Nhưng :Khi gác gío, khi trăng sân Kiều là thế. Con người của nàng chất đầy t́nh cảm, chan chứa lăng mạn , đó là nguyên nhân chính đem nàng đến sự khổ ải cho đời nàng vậy. Khi bị Thúc Ông, cha Thúc Sinh thưa kiện lên quan nha, sau những trận đ̣n nát thịt tan xương. Nhờ Thúc Sinh than van, nhờ tài làm thơ của Kiều, quan nha kính phục Kiều và xếp đặt cho nàng làm vợ lẽ Thúc Sinh ! Tại sao lúc đó Kiều không xin quan nha từ chối sự kết hôn đó để trở về nhà ? Lúc đó Kiều không c̣n vương vấn ǵ với chốn lầu xanh v́ Thúc Sinh đă chuộc nàng ra rồi mà . Nhưng Kiều vẫn c̣n yêu Thúc Sinh, yêu con người văn chương, cờ rượu, đa t́nh và bằng ḷng lấy Thúc Sinh. Đó cũng chẳng phải là thêm một chứng minh con người ướt át lăng mạn của Kiều đă dẫn nàng đến lầu xanh lần thứ hai sao ? !Huệ lan sực nức một nhà Hoạn Thư ghen bầy mưu bắt, đầy đoạ Kiều. Nhưng ít ra Hoạn Thư vẫn kính trọng cái tài văn chương, đàn địch và sự thông minh của Kiều : Ví rằng có số giầu sang Hoạn Thư đă lấy ḷng từ bi cho Kiều vào lầu quan âm để Kiều xuất gia với pháp danh là Trạc Tuyền, cung cấp tất cả vật dụng sinh sống, ăn uống và c̣n cắt cho hai người hầu hạ Kiều : Áo xanh đổi lấy cà sa C̣n ǵ nữa ? hỡi cô Kiều lăng mạn đa t́nh ? c̣n ǵ nữa một cuộc đời trầm lặng thanh cao của người tu hành mà chính sau này ở phần cuối truyện nàng mong muốn ? Nhưng khi Thúc Sinh lén ra gặp Kiều ( Thúc Sinh lén đến gặp là lẽ tự nhiên của một con người ), nhưng nàng lại nặng t́nh si, lại tâm sự, lại vướng víu. Con tim đầy ắp t́nh cảm của nàng vẫn là cái động lực làm cho nàng khổ ải : Bây giờ kẻ ngược người xuôi Hoạn Thư kín đáo bắt gặp, Kiều sợ hăi đă ăn cắp đồ vàng bạc qúi báu trốn đi và lại phải vào lầu xanh lần thứ hai : Nghĩ đi nghĩ lại quanh co Vào lầu xanh lần thứ hai này, Kiều đă chán nản, buông xuôi cho số phận : Chém cha cái số hoa đào Nhưng đó chỉ là một ư nghĩ thoáng qua, một chán nản tức thời mà thôi ! Con người đa t́nh, nghệ sĩ của Kiều đâu có thể dẽ dàng nghe theo sự suy nghĩ của nàng được ! Rồi nàng lại mê mẩn với cái đẹp hùng dũng, cái oai nghi trượng phu của Từ Hải, một khách làng chơi : Lần thu gío mát trăng thanh Từ Hải anh hùng, Kiều đẹp, đa t́nh th́ làm sao mà dứt ra cho được ? ! Anh hùng phải có giai nhân, mà giai nhân ở đây lại là nàng Kiều tài sắc, lăng mạn, thơ hay, đàn gỉoi, tửu lượng cao... và khéo miệng . Ngay lần đầu gặp nhau, Kiều đă nói với Từ hải là con người bao dung, nàng tin rằng chàng sẽ làm lên nghiệp lớn như vua Cao tổ nhà Đường ở thành Tấn Dương : Thưa rằng: '' Lượng cả bao dung, Làm sao mà Từ Hải lúc hàn vi, lúc chưa bay bổng có thể cưỡng được cái luới t́nh mê mẩn của Kiều được ? Đó cũng biểu lộ được là t́nh cảm của Kiều vẫn c̣n tràn lan, vẫn c̣n nóng hổi với yêu đương lắm vậy : Trai anh hùng, gái thuyền quyên Từ đây Kiều thật sự đă là vợ của Từ Hải, hạnh phúc và quyền lực đă đến với nàng. Trong toàn câu truyện, người ta h́nh dung ra một cô Kiều đẹp, nghệ sĩ, lăng mạn, đa t́nh có tí mong manh. Cô kiều đáng thương gặp phải những bất hạnh của số kiếp. Người ta thương nàng là người phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng trong đọan tả Kiều ngồi xử án, trả thù những kẻ đày đoạ nàng ngày xưa... Cái h́nh ảnh nàng Kiều mong manh, đáng thương không c̣n nữa, lúc đó là h́nh ảnh nàng Kiều của hận thù của la hét của dữ dằn... Đă làm giảm cái đẹp, giảm cái mê của người đọc với Kiều : Trướng hùm mở giữa trung quân Trong suốt thớ gian 5 năm tiếp theo, Kiều thật sự là một bà chúa, một hoàng hậu quyền uy : Triều đ́nh riêng một cơi trời Nếu Kiều chịu an phận với cái vị trí tột đỉnh đó rồi đón cha mẹ, hai em đến cùng hưởng thú giầu sang, quyền tước th́ có lẽ đời của nàng đă rẽ sang một hướng khác. Hướng của một bà hoàng quyền lực. Nhưng t́nh cảm vẫn đè nặng trong con người của nàng. Kiều tưởng tượng đến cảnh Từ Hải chồng nàng là một vị quan to của triều đ́nh, nàng sẽ là phu nhân, làm rạng rỡ mẹ cha, được trở về cố hương sau nhiêu năm lưu lạc : Nghĩ ḿnh mặt nước cánh bèo Với t́nh cảm yêú đuối dại khờ của một người thiếu phụ, đa cảm,thêm vào đó những món qùa đút lót của Hồ Tôn Hiến, nàng đă khuyên chồng ra hàng quan quân. Tứ Hải, anh hùng nhưng có mấy ai chiến thắng được những lời th́ thầm lúc gối chăn ! Để rồi chàng đă bị chết đứng dưới làn mưa đạn : Đang khi bất ư chẳng ngờ Than ôi, chỉ v́ một lúc yếu ḷng, một lần si mê tài sắc ( mấy ai chiến thắng được nhỉ ? !) mà bị chết thảm thương để lại một sự nghiệp dở dang : Triều đ́nh riêng một góc trời Hồ Tôn Hiến bắt Kiều gẩy đàn, dâng rượu suốt đêm ! Trong truyện không mô tả những việc ǵ xẩy ra trong đêm đó, nhưng buổi sáng hôm sau, Hồ công cảm thấy ngượng ngùng, lo sợ bị mang tiếng không hay ! Ông ta đă ép gả Kiều cho người thổ quan : Nghĩ ḿnh phương diện quốc gia Có lẽ v́ một lư do thầm kín nào khác (?) ngoài cái lư do danh dự của một vị thương quan, Hồ Tôn Hiến đă không bị cái lưới t́nh, cái sắc đẹp, tài năng của Kiều chinh phục chăng ?. Ở phần cuối truyện, tả cảnh xum họp với gia đ́nh, với Kim Trọng. Những đoạn thơ mô tả Kiều nói với Kim Trọng,vẫn c̣n biểu lộ tánh đa t́nh, lăng mạn của nàng bằng những câu nói lững lờ. Kiều tâm sự, uống rượu với Kim trọng suốt đêm : Truyện tṛ chưa cạn tóc tơ Dù ở đoạn kết câu truyện cụ Nguyễ Du đă lấy những câu nói, những vần thơ để cho Kiều chấp nhận biến t́nh yêu vợ chồng của Kiều với Kim Trọng ra t́nh bạn thơ văn, đàn nhạc và uống rượu. Nhưng nếu lấy cái suy nghĩ tầm thường của nhân thế, ở một xă hội phong kiến 500 năm về trước.Thời điểm người đàn ông năm thê bẩy thiếp, nhất là giới quan lại, giầu có, th́ cảnh một cô Kiều mới 30 tuổi, vẫn c̣n tuyệt sắc, vẫn đa t́nh, lăng mạn ( có tí của xác thịt ). Kiều và Kim vẫn yêu nhau, vẫn gặp nhau ( chẳng ai cản ngăn mà c̣n đồng ư nữa là khác ! ) , người ta tự hỏi hai người có thể măi măi là bạn văn nghệ được không ? Ông bà trông mặt cầm tay Khi mà : T́nh nhân lại gặp t́nh nhân Riêng cá
nhân tôi,( cái tôi của tục lụy ! )
đọc đi đọc lại nhiều
lần truyện Kiều trong nhưng lúc rảnh
rỗi, trong tuổi đang đẩn đờ yêu
đương, mơ mộng. Cảm thấy ḿnh
rạo rực với cái đẹp, cái tài và
nhất là cái đa t́nh, lăng mạn, dám dấn thân
của nàng Kiều mà cụ Nguyễn Du đă mô
tả trong truyện. Tôi nghĩ rằng Tiên sinh đă
cố t́nh mang vào đó một
giải lư đạo đức của một nhà
nho đạo mạo mà thôi, nhưng không đúng
phần tâm lư của thời điểm xă hội
của câu truyện. Tôi vẫn mong là câu truyện c̣n
dài... để tôi không
mang một cảm giác, nàng Kiều giai nhân, nàng
Kiều mơ tưởng của tôi, mới ở cái
tuổi 30, vẫn c̣n sắc đẹp, tài năng và
lăng mạn như vậy mà hàng ngày nh́n thấy người
ḿnh yêu nhưng phải thu ḿnh vào cầm kỳ, thi
hoạ ! Ôi buồn chết !
Với Tố Như tiên sinh Thưa tiên sinh, sau đúng 180 năm ngày tiên sinh mất, biết bao nhiêu những bài viết, những cuộc nói chuyện, triển lăm...của hàng ngàn vị học giả, vua chúa đă đề cập đến văn tài và tác phẩm của tiên sinh. Họ nói đến cá nhân, tư cách của tiên sinh. Họ nói đến từng câu thơ, từng tác động, từng cảm xúc, từng tài năng ... của từng nhân vật trong tác phẩm siêu thượng của tiên sinh. Họ bi đát hoá câu truyện và cả cuộc đời tiên sinh nữa! Họ nói sau khi viết xong cuốn truyện Thúy Kiều mái tóc tiên sinh bạc phơ v́ tận dụng tâm hồn... Họ siêu linh hoá tác phẩm của tiên sinh thành một cuốn sách bói toán...Kẻ hậu sinh này viết ǵ đây về tiên sinh khi tất cả sự thật và tưởng tượng mà thế nhân đă viết, đă nói trong suốt 180 năm vừa qua. Khen cũng qúa dư thừa, mà ngôn từ cũng chẳng thể vượt qua được hai chữ '' mê say ''! C̣n chê bai, cố t́m lấy một dấu vết nhỏ nhoi nào đó để nghĩ ḿnh là một kẻ ''b́nh văn '' lại mang cái mặc cảm của kẻ '' ngựa non háu đá '' Với hai câu thơ mà tiên sinh để lại : Bất tri tam bách dư niên hậu Tạm dịch : Ba trăm năm lẻ sau này nữa Kẻ hậu sinh này muốn dành tất cả cái kiến thức thiển cận nhỏ nhoi của ḿnh để nói với tiên sinh một sự thật. Đó là mới có 180 năm sau ngày tiên sinh mất, bao nhiêu người, từ vua chúa đến kẻ cùng đinh đă ngẩn ngơ, đờ dẫn, đă khóc thương cho cuộc đời tài sắc, số phận của cô Kiều. Mà cô Kiều không phải là tiên sinh đó sao ? Không phải thiên hạ khóc tiên sinh đó ư ? Ba trăm năm, ba ngh́n năm và có lẽ măi măi sau này c̣n có người đọc và hiểu được tiếng Việt th́ thế gian này vẫn c̣n tiếng khóc thê lương, tiếng đàn thần thánh,những cảnh ngâm thơ đa t́nh, nghệ sĩ của cô Kiều. Tiếng suối chẩy quanh róc rách giữa băi cỏ xanh tận chân trời, những buổi chiều tà nh́n băi biển ŕ rào sóng vỗ, những lúc ngẩn ngơ buồn viễn xứ mà tiên sinh mô tả trong tác phẩm... Như vậy c̣n ǵ để nhớ, để thương, để khóc hơn được nữa mà thế gian đă và đang dành cho tiên sinh, hỡi Tố Như tiên sinh ?!
Lạ ǵ bỉ sắc, tư phong Đó cũng là lẽ thường của tạo hoá, của nhân sinh mà thôi ! Không lẽ để cho người đẹp, người tài năng, người đa t́nh như thế mà duyên toàn, phúc trọn hay sao ? Bất công qúa, ích kỷ qúa ! Thôi Kiều nương ạ, thôi đành chịu đôi phần khổ ải với nhân gian, thôi đành biết một vài mùi vị của gian truân, sóng gío với đời : Mười lăm năm bấy nhiêu lần Tài như thế, sắc như thế và t́nh như thế th́ cũng phải nhận lấy cái nghiệp như thế ! Trách tạo hoá, trách số phận làm chi cho thiên hạ cau mày : Đă mang lấy nghiệp vào thân Với Từ Hải Từ Hải ơi, có người cho ngươi là anh hùng mă thượng, là vương chúa một phương. Có kẻ lại nói ngươi là thảo khấu, cướp cạn gặp thời, có người lại trách ngươi dại khờ mê gái mà chết đứng ! lại có kẻ đau xót cho ngươi v́ Kiều nương mà quên chí lớn : Áo xiêm trói buộc lấy nhau Ôi thôi, miệng lưỡi thế nhân, để tâm làm ǵ cho vướng bận tâm can, với ta, Kiều đẹp như thế, tài năng như thế, đa t́nh, lăng mạn như thế ..., nếu có v́ nàng mà chết, vẫn là cái chết phong lưu, sung sướng. Vơí nửa năm lúc vị ngộ, nặng nghĩa phu thê : Trai anh hùng, gái thuyền quyên Với trọn năm ai đóng vai thiếu phụ Nam Sương, đằng đăng ngóng trông chồng nơi gío cát : Nàng th́ chiếc bóng song mai Rồi năm năm, ai cùng mi thoả chí vẫy vùng vương bá : Trước cờ ai dám tranh cường Thế gian này, biết bao kẻ chỉ mong ước được một phút bùng lên rồi phụt tắt, vẫn c̣n hơn loe lói suốt quanh năm ! C̣n ngươi với Kiều nương tài sắc đa t́nh, trong gần bẩy năm vùng vẫy thỏa chí nam nhi... C̣n ǵ hơn nữa ! Đáng ! đáng lắm hỡi kẻ nam nhi mà ta ước muốn. Với ta, chết v́ dân v́ nước, chết v́ lư tưởng cao danh là cái chết ngạo nghễ lưu danh sử sách. Cái chết kiên hùng muôn thu tưởng nhớ, nhưng mấy ai có được ? C̣n cái chết v́ t́nh yêu, v́ si mê, lăng mạn không phải là cái chết phong lưu, đẹp đẽ hay sao ?! Ta nói thật với mi, nếu đời ta có một kỳ ngộ gặp được một nàng Kiều diễm ảo, đa t́nh như thế th́ dù có v́ nàng mà chết đi chết lại, chết đứng, chết ngồi, ta chẳng bao giờ có một tí nhăn mặt ngại ngần từ chối ! Ta tầm thường ư ? Thôi cũng được ! Ta lầm lẫn ư ? Có hề chi một kiếp phù du ? ! |