Bố ơi, xin tha lỗi cho con

 Tuỳ bút    Lưu An   

                Mẹ tôi mất vào lúc cuộc sống ở VN đang rơi vào thời kỳ khó khăn sau khi chiến tranh chấm dứt được vài ba năm, lúc đó tôi cũng vừa rời bỏ Nhật Bản sang Thuỵ Sĩ định cư. Mặc dầu cuộc sống ở Thuỵ Sĩ không c̣n bi đát như khi ở Nhật, nhưng cũng vẫn là giai đoạn khởi đầu. Việc dè xẻn tiêu pha để có tiền gửi về cưu mang cha mẹ và các em tại VN vẫn là việc làm mà tôi phải làm.  

                Trước khi mất, có lẽ mẹ tôi chỉ biết tí chút về cuộc sống của tôi, thằng con trai trưởng tại Thuỵ sĩ qua vài tấm ảnh mà tôi đă gửi về cho gia đ́nh. Sau này khi về VN, qua lời kể của vài đứa em, mẹ tôi đă ngắm nh́n say sưa những tấm ảnh với niềm vui tột cùng, biết rằng thằng con trai lớn mà bà đặt bao nhiêu niềm tin yêu, đă t́m được chốn định cư ở một nơi giàu có, xa xôi nào đó. Nó vẫn không quên lời hứa hẹn lúc từ giă bà tại phi trường, sẽ măi măi t́m cách giúp đỡ gia đ́nh và các em.  

                Bố tôi, có phần nào may mắn hơn. Ông sống thọ hơn nên được hưởng ít nhiều sự sung túc, an nhàn tuổi già do những món tiền dè xẻn của tôi gửi về. Ông không phải lam lũ làm việc nặng nhọc, lo lắng từng bữa ăn hàng ngày cho đàn con 7 đứa như xưa nữa. Ông t́m được niềm vui trong giao tiếp b́nh đẳng với những bạn bè, hàng xóm, thân nhân. Trong đó, có những người mà xa xưa, thủa c̣n lam lũ, đói nghèo, ông chỉ dám cúi đầu im lặng khi tiếp xúc với họ v́ cách biệt giai cấp hay v́ sức mạnh của đồng tiền và thế lực. Sau năm 1975, bố tôi đă có cuộc sống an nhàn hơn, vui vẻ với con cháu. Ông tham gia vào những công việc từ thiện, giúp đỡ họ hàng nghèo khó ở miền Bắc hay đóng góp cho những hoạt động tôn giáo mà ngày xưa ông vẫn ấp ủ.  

                Viết như vậy cũng không có nghĩa là cuộc sống của bố tôi hoàn toàn thoải mái cho đến hết cuộc đời. Nhất là ở VN, xă hội và lối sống không dễ dàng cho bất cứ ai muốn đứng bên ngoài những tật ách từ cuộc chiến tranh quá dài, một xă hội dân trí c̣n thấp kém. Bố tôi đă buồn khổ v́ những cái không may mắn của vài đứa em của tôi.               

                Riêng đối với gia đ́nh tôi, bố tôi (cả mẹ tôi lúc c̣n sống ) luôn luôn dành cho tôi những ưu ái và tin tưởng đặc biệt. Có lẽ sự ưu ái đó được phát sinh từ vị trí của đứa con trai trưởng trong gia đ́nh, vào đời rất sớm. Hoàn cảnh khó khăn đă dạy cho nó biết tính toán, kiếm tiền, thay mẹ cha chăm sóc, cưu mang các em. Đúng như vậy, cuộc sống của tôi, từ lúc c̣n trẻ thơ cho đến khi bước vào đời, tôi luôn luôn có khả năng tự lo liệu, giải quyết những rắc rối cho chính ḿnh. Chưa bao giờ, dù chỉ một lần tôi mang những rắc rối, buồn lo cho bố mẹ. Tôi sống và làm việc cũng như học hành khá qui củ, không vướng vào những thói hư, tật xấu như cờ bạc, rượu chè nghiện hút.  Khi lập gia đ́nh, tôi lại may mắn có được người vợ dù khác giống ṇi, ngôn ngữ nhưng lại là người rất mềm mỏng biết lễ kính với bố và thương yêu các em cho nên bố tôi càng dành ưu ái cho gia đ́nh tôi hơn.  

                Có lẽ bức tranh được thêu dệt bằng niềm ưu ái đặc biệt của bố dành cho tôi, sẽ đẹp đẽ, trọn vẹn hơn.  Nếu không v́ một vài lầm lẫn mà tôi đă vô t́nh làm cho bố tôi âm thầm phiền muộn. Chắc chắn ngày nay khi bố đă mất, tôi sẽ không phải ân hận, ray rứt với những sai trái mà ḿnh đă tạo ra cho bố, tôi sẽ có quyền tự hào là đứa con hiếu đễ. Hôm nay, nhân dịp một lần về nước viếng mộ mẹ cha, tôi muốn dành chút thời gian viết ra đây vài ba lỗi lầm của ḿnh như một nén hương ḷng tưởng nhớ đến t́nh cha và cũng mong ở chốn linh thiêng xa xôi nào đó, bố tôi hăy rộng ḷng tha thứ cho những sai lầm đáng trách mà tôi đă vướng phải khi ông c̣n sống.  

Những buổi đi chơi về khuya  

Bước sang năm 2000, với tuổi trên 75, nhất là sau vụ tai nạn giao thông với nhiều tháng trong bênh viện, sức khoẻ của bố tôi đă sa sút thấy rơ. V́ muốn có nhiều dịp gần gũi, tâm sự và chăm sóc bố, tôi đă dành thời gian về VN nhiều hơn. Thỉnh thoảng hai bố con làm những cuộc du lịch ngắn, quanh thành phố, thăm viếng bè bạn, họ hàng hay vào những dịp lễ kỵ, tôi cũng theo bố đi lễ chùa nơi ông nội và mẹ tôi yên nghỉ.                 

Có thể nói trong những lần về đó, không một bữa điểm tâm và bữa ăn trưa nào mà bố con chúng tôi không cùng ăn với nhau. Việc gặp gỡ, vui chơi với bạn bè của tôi, được tôi xếp đặt vào buổi chiều tối và tôi cũng cố gắng về nhà trước 10 giờ đêm, thời điểm mà bố tôi chuẩn bị đi ngủ. Tuy nhiên đôi lúc v́ ham vui bạn bè, tôi về nhà muộn hơn. Những lúc như vậy tôi thường phải phá giấc ngủ của bố v́ bố phải trông chờ mở cửa cho tôi. Đôi khi tôi cũng cảm thấy áy náy, nói vài câu xin lỗi. Nhưng bố cũng cười xoà cho tôi biết tuổi già giấc ngủ thường chập chờn, thức giấc rất dễ nhưng ngủ lại ngay nên việc gọi cửa của tôi vào đêm khuya không có ǵ phiền phức cả. Với lư lẽ hợp lư đó đă làm cho tôi yên ḷng và những cuộc tụ họp bạn bè ăn uống đến khuya của tôi vẫn b́nh thản xẩy ra.               

Một hôm, cùng với một nhóm bạn đón tiếp vài người bạn từ Mỹ về. Chúng tôi rủ nhau đi ăn uống măi đến khuya mới tan hàng, khoảng nửa đêm tôi mới đi xe ôm về đến nhà. Thay v́ gơ mạnh vào tấm cửa sắt để gọi bố như mọi lần về khuya. Tôi ghé sát mắt vào kẽ nhỏ của tấm cửa kéo, nh́n vào trong nhà. Dưới bóng đèn mù mờ của bàn thờ Phật, bố ngồi trên chiếc ghế cao chân bằng nhựa, gục đầu xuống chiếc bàn ăn trước bàn thờ ngủ ! Nh́n cảnh cô đơn, buồn tẻ của bố dưới ánh đèn yếu ớt từ bàn thờ chiếu xuống, mái tóc thưa thớt đă bạc mầu của bố đập vào mắt tôi. Cảm giác nhói đau v́ thương bố bừng dậy tràn lan trong ḷng tôi. Tôi đă hiểu rằng những lần đi chơi về khuya, bố đă phải nửa ngủ, nửa thức chờ đợi mở cửa cho tôi. Tôi cũng đă biết rơ lư do tại sao, những lần về khuya, chỉ cần đập nhẹ vài tiếng vào cánh cửa cuốn, kèm theo câu gọi duy nhất, không cần đến lần thứ hai:“Bố ơi, mở cửa cho con“. Lần nào cũng vậy, chỉ với thời gian rất ngắn ngủi không quá một phút, bố đă hiện ra trước mắt tôi với nụ cười rất vui, không một tí than phiền v́ phải đón chờ thằng con đă v́ vui bạn bè mà làm khổ bố !                

Nhưng lần này, nhờ có tí chút ṭ ṃ mà tôi đă nh́n rất rơ cảnh ngủ gục của bố chỉ v́ phải đợi mở cửa cho tôi !  Im lặng để cho ḷng ḿnh ngấm trọn cái cảm giác ân hận v́ sự vô t́nh thiếu suy nghĩ của ḿnh suốt bao năm qua! Một lúc sau, khi tâm tư đă trở lại an b́nh, tôi mới gơ rất nhẹ vào tấm cửa sắt cùng với lời gọi bố cũng nhẹ hơn, êm ái hơn như được pha trộn cảm giác ăn năn:               

-Bố ơi! mở cửa cho con!  

                Cũng qua khe cửa, tôi thấy bố giật ḿnh, ngẩng đầu lên khỏi mặt bàn, với vẻ vội vàng vừa đứng dậy, vừa nói vọng ra : 

                -Nghe rồi, chờ một tí, ra ngay đây! 

                Bất th́nh ĺnh, một sự việc xẩy ra hiển hiện qua khe cửa sắt đă làm tôi giật ḿnh. Có lẽ v́ quá vội vàng muốn nhanh mở cửa cho con và cũng có lẽ vẫn c̣n ngái ngủ, lại thêm chiếc chân trái khập khễnh, di tật do vụ tại nạn giao thông mấy năm về trước... Bố đă vướng vào chiếc chân bàn, ngă nằm xoài trên nền nhà! Tôi lịm người, nh́n thấy tất cả, rất rơ! Bố vội vàng đứng dậy, lấy tay phủ vội vàng bộ quần áo ngủ đang mặc trên người rồi làm ra vẻ không có ǵ, b́nh thản đi ra mở cửa cho tôi.  

                Tôi im lặng bước vào nhà với, với nét mặt buồn, ân hận... Sau khi giúp bố đóng cửa nhà xong, nh́n thẳng vào mắt bố, nhẹ nhàng tôi hỏi: 

                -Bố phải thức, đợi chờ mở của cho con phải không?!                

                Như mọi lần, bố nhanh nhẹn trả lời, như chẳng có ǵ xẩy ra: 

                -Có ǵ đâu mà phải đợi với chờ! Tao đă ngủ được cả một giấc dài rồi đó! Đúng lúc tỉnh giấc giữ chừng th́ nghe tiếng gọi cửa.  

                Nghe bố trả lời, ḷng tôi quặn đau, buồn bă đưa mắt nh́n bố, chậm răi tôi nói: 

                -Qua khe cửa sắt con đă nh́n thấy tất cả rồi! Bố đă ngủ gục trên bàn, đợi chờ mở cửa cho con! Bố đă vấp té lúc đứng dậy v́ tiếng gơ cửa của con !!!  

                Bố im lặng nh́n tôi với tí ngượng ngùng v́ lời nói dối, rồi vội vàng lấp liếm cho qua: 

                -Tao cũng vừa coi xong TV nên buồn ngủ mà thiếp đi tí chút đó mà thôi !! 

                Im lặng nh́n bố, tôi thẩn thờ nói: 

                -Tội nghiệp bố quá! Từ nay con sẽ không bao giờ về khuya nữa! Nếu sau 10 giờ đêm mà con chưa về, nghĩa là con sẽ ngủ lại nhà của bạn bè, bố đừng chờ con nữa. 

                Đúng như vậy từ hôm đó cho đến ngày bố mất, tôi không bao giờ đi chơi với bạn bè mà trở về nhà sau 10 giờ đêm nữa! Đôi lần v́ ham vui, không thể bỏ bạn mà về sớm hơn được, tôi thường điện thoại trước cho bố rồi ngủ lại nhà bạn hay t́m một nhà nghỉ b́nh dân, rẻ tiền nào đó qua đêm.  

Bố ơi, nếu con được sinh ở một gia đ́nh quyền quí cao sang nào đó trong thời gian  Việt Pháp chiến tranh tại quê nhà miền Bắc. Làm sao con cảm nhận được ư nghĩa to lớn của t́nh cha dành cho con trong những lần bố đă lấy thân xác che phủ cho con trong đường hào chữ chi tránh bom sau nhà, khi trên trời tiếng máy bay gầm rú bỏ bom ? Con làm sao quên được những giọt mồ hôi mặn chát trên lưng bố khi cơng con chạy loạn trên những con đường bờ đê miền Bắc vào những năm 1950 - 1952 tan hoang v́ bom đạn cày xới. Con cũng làm sao quên được những năm tháng gia đ́nh chúng ta sống lây lất trong những khu ổ chuột tại Hà nội, bữa đói bữa no. Bố mẹ đă từng chịu đói để dành những bát cơm cho anh em chúng con...Tất cả vẫn là những h́nh ảnh đượm buồn nghèo khổ nhưng lại tuyệt vời t́nh thương yêu vẫn c̣n và măi măi in sâu trong trí nhớ của con.  Nhưng lần này nếu không v́ vui chơi với bạn bè, con đă trở về nhà giữa đêm khuya khoắt, ṭ ṃ nh́n qua khe cửa sắt, làm sao con chứng kiến được cảnh bố ngủ gục bên chiếc bàn dưới ánh đèn loe lói trước bàn thờ Phật, đợi chờ mở cửa cho con?! Bố vẫn vậy, bố vẫn là người cha thương yêu, hy sinh và sẵn sàng chịu đựng đói nghèo thua thiệt cho con, dù con là chớm là ông già ngấp nghé 70 !?               

                Bố ơi, tất cả là những kư ức tuyệt vời nhưng nhuốm mầu thê lương đó măi măi ẩn hiện trong tim, trong óc của con, nhắc nhở cho con luôn luôn hiểu rằng con đă có một người bố tuyệt vời, một người bố đáng tôn vinh. Chính t́nh thương yêu nồng nàn đó đă là nguồn cảm hứng cho cuộc sống hướng về đạo đức và cũng chính nó cho con biết yêu quư những giọt mồ hôi cực nhọc của bất cứ  người lao động nào khi con gặp họ trong cuộc sống ! 

Hộp sữa đặc có đường 

                Một lần khác, tôi về thăm VN với cô con gái út. Những ngày đầu tiên v́ ngại cô cháu gái chưa quen với các món ăn bán sẵn trên đường phố, bố thường dậy rất sớm chuẩn bị bữa điểm tâm cho cháu. Khi th́ chơ xôi đậu xanh, đậu đỏ, khi th́ đĩa trứng tráng với thịt bằm để cho cháu gái ăn với cơm nóng...   

                Khoảng một tuần lễ đầu tiên, thấy bố rất vui, tôi chẳng nói ǵ, để mặc kệ ông nội chăm lo cho cô cháu gái c̣n lơm bơm tiếng Việt. Nhưng sau đó, đêm nào cũng thấy bố lục đục dưới bếp sửa soạn cho món ăn điểm tâm hôm sau. Nào là ngâm đậu xanh, đậu đỏ, ṿ gạo nếp cho chơ xôi, nào xay thịt, ướp cá cho món canh hay trứng tráng ..v..v.. Buổi sáng khi trời c̣n nhá nhem, đă thấy bố lăng xăng lo việc nấu nướng bầy biện bát đĩa ra bàn chờ con cháu đến ăn. Tôi bàn với bố bỏ qua việc nấu ăn quá phiền phức và mất thời gian đó, thay vào đó tôi ra siêu thị gần nhà mua vài hộp phó mát “ ḅ cười “ cùng với hộp sữa đặc có đường để trong tủ lạnh ăn dần. Buổi sáng, bố chỉ đi vài ba bước đến tiệm bánh ḿ ở góc đường, gần nhà mua ổ bánh ḿ nóng hổi mới ra ḷ, đơn giản nhanh gọn cho bữa điểm tâm bổ dưỡng và lại đúng với khẩu vị mà đứa cháu vẫn ăn tại Thuỵ Sĩ. Bố lại không phải cực nhọc nấu nướng hay thu dọn và nhất là không phải bỏ thói quen đi công viên gặp bạn bè hay tập thể dục vào buổi sáng. Bố đồng ư với đề nghị đó. 

Sáng hôm sau, khi tôi và cô con gái xuống dưới nhà, đă thấy bố đă bầy biện bát muỗng, ly cốc, phích nước sôi cùng với bánh ḿ, phó mát và dĩ nhiên có cả hộp sữa ḅ đậm đặc có đường mà chiều hôm qua tôi cùng với bố và con gái ra siêu thị gần nhà mua về. Nhưng một việc làm tôi chau mày, ngạc nhiên khi thấy hộp sữa ḅ, thay v́ được mở ra 2 lỗ nhỏ đối chiếu nhau trên nắp hộp như ngày xưa (tiện lợi, sạch sẽ, tiết kiệm và dễ dàng cho việc ruôn rót khi ăn cũng như tránh được ruồi bọ, bụi bậm hay giới hạn sự tiếp xúc với không khí làm cho sữa mau bị hư hỏng ). Nhưng hộp sữa đă được bố tôi mở hoàn toàn nắp hộp, để ở giữa chiếc bàn ăn với một chiếc muỗng ăn canh gác ngang lên trên hộp sữa. Đưa mắt nh́n hộp sữa với thái độ không vui, lắc đầu nhè nhẹ nh́n bố, tôi nói chậm răi từng chữ: 

-Con không hiểu tại sao bố mở hộp sữa như vậy? Bố cũng biết cả hộp sữa làm sao chúng ta ăn hết trong một lần được!  

Bố im lặng, chưa kịp nói ǵ th́ tôi đă thở dài đay nghiến: 

-Có lẽ bố đă quên những năm tháng gia đ́nh chúng ta nghèo khổ, lê lết ở Hà nội kiếm ăn. Bố cũng đă quên thời gian mới di cư vào Nam, lũ anh em chúng con phải nhịn đói đến trường hay những mâm cơm hàng ngày sơ sài với vài cọng rau muống xào, rau muống luộc mà cả 6, 7 đứa tranh nhau v́ bụng đói! Cá nhân con đă hơn 3 lần bị bệnh phù thũng chỉ v́ suy dinh dưỡng, đói ăn! Bố đă quên tất cả rồi sao ?! Bố làm con buồn quá! 

Im lặng nghe tôi nói xong, bố buông tiếng thở dài nhè nhẹ với nét mặt buồn bă chậm răi đưa tay cầm lấy chiếc muỗng múc sữa cho vào cái ly, đổ nước sôi pha sữa cho con gái tôi. Ngay lúc đó tôi đă nhận thấy sự quá đáng (đúng ra là độc ác và vô giáo dục) của ḿnh. Tôi đỡ lấy ly sữa trên tay bố, để trước mặt con gái và ra hiệu cho nó uống rồi quay lại nh́n bố với vẻ ăn năn, nhẹ nhàng tôi phân trần:  

                -Thật ra con không có ư trách bố phí phạm hay cấm đoán bố lo lắng quá đáng mà cung phụng cho đứa cháu nội lâu lâu mới có dịp về thăm VN. Nhưng dù sao con cũng xin lỗi bố v́ những lời nói thiếu tế nhị và không suy nghĩ của con đă làm bố buồn. Con cũng mong bố hiểu cho con, nhiều chục năm qua với công việc chuỵên môn về thực phẩm, dinh dưỡng, con đă đi công tác tại các quốc gia nghèo đói ở Phi châu. H́nh ảnh những đứa bé tong teo, da bọc xương, những bà mẹ da đen ốm gầy như que củi gục chết ở b́a rừng, góc phố v́ đói ăn, v́ bệnh tật... Những h́nh ảnh bi đát đó kèm theo những kư ức về sự đói khổ của gia đ́nh ḿnh ngày xưa đă ấn sâu vào tiềm thức của con. Chính v́ những ấn tượng không đẹp đó đă làm cho con người con trở nên quá khắt khe, chi li thiếu cảm thông, Đôi khi cho con có cái nh́n rất méo mó, sai lầm không đúng chỗ, ngay cả với bố mong bố cảm thông, đừng buồn, coi như con lỡ lời mà bỏ qua. 

                H́nh như lời phân trần của tôi đă làm cho bố có chút vui ḷng, bố mở hộp phó mát lấy một cục, bóc bao giấy, để vào cái đĩa nhỏ trước mặt cô cháu gái cùng với ổ bánh ḿ nhỏ, mỉm cười nói với cháu: 

                -Cháu, thử ăn phó mát với bánh ḿ Việt nam xem có ngon hơn Thuỵ sĩ không?  

                Tôi biết bố đă tế nhị chuyển hướng câu chuyện không vui sang một hướng khác. Nhưng với tôi, sự hối hận v́ sự thiếu tế nhị vẫn tràn lan trong ḷng tôi! Tôi đă quá quắt, soi mói những cái sai lầm nhỏ nhặt của bố để nói những lời nói thiếu suy nghĩ làm đau ḷng bố. Người bố đáng kính, suốt cuộc đời đă nhịn ăn, nhịn mặc, chịu đựng biết bao nhiêu nhục nhă mong kiếm tiền chi dụng cho việc ăn học của 7 anh em chúng tôi. Nhờ sự hy sinh to lớn đó mà chúng tôi đă thành người có ăn học trong xă hội.  

 Đúng như vậy, không riêng ǵ với người thân trong gia đ́nh và ngay cả khi làm việc, đối đăi với nhân viên, bạn bè, tôi rất hời hợt, thiếu thận trọng khi nói năng. Thêm vào đó tôi c̣n có tính xấu, không dễ dàng tha thứ hay dễ quên những ǵ không vui xẩy ra trong cuộc sống dù sự việc đă trôi vào rất xa trong dĩ văng, không c̣n mảy may ǵ liên hệ với hiện tại.  Chính những khiếm khuyết này đă mang đến cho tôi khá nhiều rắc rối trong giao tiếp ngoài xă hội, đôi khi chỉ v́ những sự kiện rất nhỏ bé, với người khác nó không có ǵ để bận ḷng nhưng với tôi có khi lại trở thành chuyện to tát, phiền phức, không vui. Lần này cũng vậy, chỉ v́ một sai lầm quá nhỏ nhặt của bố, liên quan đến một hộp sữa, tôi đă có những lời lẽ quá bất nhă nhặn, tiểu tiết làm cho bố tôi buồn và tôi suốt đời hối hận! Giả sử muốn nhắc nhở bố v́ cái lầm lẫn bé nhỏ đó, tại sao tôi phải dùng đến những lời lẽ quá mạnh, thiếu tế nhị và tàn ác với chính người bố tuyệt vời mà tôi măi kính yêu? Tại sao tôi không biết xử dụng những câu nói nhẹ nhàng pha tí chút đùa vui khi nói với bố? ... Chắc chắn bố tôi sẽ hiểu và vui vẻ đổi thay, tôi cũng không phải mang mặc cảm tội lỗi với bố để ngày nay bố đă thành người thiên cổ, tôi đă là một ông già trên 70 nhưng vẫn bị dầy ṿ với những lỗi lầm mà ḿnh tạo ra cho bố ?!  

Vắng mặt ngày bố mất 

                Khoảng 15 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng về VN 1 hay 2 lần. Lúc th́ với vợ con 4 hay 5 tuần lễ. Khi th́ kết hợp trên đường về Nhật bản thăm bố mẹ vợ hay bên thông gia của cô con gái út, tạt vào VN vài ba tuần thăm, chơi với bố và lang thang đây đó với bạn bè. Tuy nhiên v́ công việc làm ăn của tôi tại Thuỵ Sĩ có vài điều đặc biệt. Khoảng thời gian cuối và đầu năm Dương lịch, trùng với dịp Tết Âm lịch việc làm của tôi rất bận, không dễ dàng cho tôi xin nghỉ mà về VN được. Chính v́ vậy tôi luôn luôn về VN vào những tháng 3, tháng 4, hay tháng 10, tháng 11 Dương lịch, đó thời gian công việc của tôi thong thả nhất. Có lẽ tôi đă về VN trên dưới 30 lần trong mấy chục năm qua, nhưng chỉ có một lần duy nhất vào khoảng năm 2000 tôi đă may mắn về VN vào dịp tết Âm lịch mà thôi.  

                Tháng 10 năm nay ( 2007)  cũng vậy, như mọi lần tôi về VN ở với Bố, dẫn bố đi thăm viếng họ hàng hay lo việc cầu siêu cho mẹ và ông nội tôi tại các chùa trong Sàigon. Thời gian đó, bố tôi vẫn khoẻ mạnh, không có biểu hiệu bệnh tật ǵ dù đă bước sang tuổi 83, ngoài căn bệnh hen suyễn duy nhất, nó đă đồng hành với bố nhiều chục năm. Việc chữa trị, săn sóc định kỳ tại bệnh viện, kèm với hộp thuốc bơm cortisone luôn luôn có sẵn, giúp bố tôi tạm thoải mái trong cuộc sống. Trong lần về thăm bố này, h́nh như linh tính có điều ǵ báo trước không hay cho bố, lúc ngồi ăn sáng với bố ở tiệm phở gần nhà, tôi chợt nói với bố : 

                -Bố cũng biết công việc làm ăn của con, không nói là bận rộn nhưng không có nghĩa bất cứ lúc nào, nếu muốn con cũng có thể bỏ công việc để về VN được. Chính v́ vậy hàng năm con đă xếp đặt về nước một hay hai lần thăm bố. Nhưng nếu có chuyện ǵ không hay, bất th́nh ĺnh xẩy ra cho bố, con không thể nào bỏ ngang công việc mà về đúng lúc khi bố cần được. Con mong bố thông hiểu và đừng trách con nếu trường hợp không muốn đó xẩy ra. 

Nghe tôi nói, bố phẩy bàn tay mấy cái cho tôi biết, cả chục năm qua tôi đă về liên tục, với bố vậy là quá đủ và không có một tí ǵ chê trách nữa. Bố cũng khuyên tôi hăy b́nh thản lo việc làm ăn và dành thời gian lo cho gia đ́nh được tốt đẹp, đó là thực tế và cũng là niềm vui và mong đợi của bố. Với sự cảm thông đó đă làm tôi yên ḷng. Ngày từ giă để ra phi trường trở lại Thuỵ sĩ, bố tôi vẫn khoẻ mạnh, ông c̣n cố nhét vào chiếc xách tay của tôi những chiếc bánh gai và một nải chuối cau, căn dặn tôi đem về làm quà cho vợ. Nhưng khi tơi về  Thuỵ sĩ được vài tháng, gần tết Âm lịch, cô em gái điện thoại cho biết bố bị mệt, khó thở v́ bệnh suyễn xẩy ra thường xuyên và mạnh hơn trước rất nhiều, kèm theo những cơn đau trong lồng ngực, phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Xem xét nghiệm, bác sĩ cho biết ngoài bệnh suyễn bố tôi c̣n bị ung thư phổi, đó là lư do gây triệu chứng mệt và đau đớn khi hô hấp.  

                Bịnh t́nh của bố tôi kéo dài hơn 2 tháng trời, không có chiều hướng thuyên giảm, những cơn đau của bệnh ung thư kèm theo t́nh trạng khó thở của bệnh suyễn càng lúc càng mạnh thêm. Ở xa, tôi cũng chẳng biết làm ǵ hơn là đốc thúc các em tôi t́m mọi cách tốt nhất chạy chữa cho bố, sửa sang căn pḥng riêng biệt có máy lạnh ở tầng trệt để tiện lợi việc chữa trị, săn sóc, bố tôi cũng không phải khốn khổ với việc lên xuống cầu thang khi ốm đau.  Với những cơn đau dữ dội của bệnh ung thư, chúng tôi nghĩ tuổi bố cũng đă già, không nỡ để bố phải chịu đau đớn, rên la, chúng tôi đă bàn định t́m mua heroin trong chợ đen chích cho bố, đồng thời đặt mua một b́nh oxygen để hỗ trợ cho bơm cortisone khi cơn suyễn xẩy ra, làm cho bố tôi khó khăn hô hấp. Tất cả những tính toán đó đă được các em tôi liên hệ với giới chuyên môn gấp rút khởi sự vào ngày hôm sau. Nhưng sự may mắn đă không đến với bố tôi! Ngay sáng hôm sau, ngày 26 tháng 2 dương lịch (2007), cơn suyễn xẩy ra rất mạnh, bơm cortisone không đủ tác dụng cho khí quản mở rộng hơn, lại không có sẵn b́nh oxygen để hỗ trợ hô hấp! Bố tôi đă ra đi không phải v́ bệnh ung thư mà v́ căn bệnh suyễn. Có lẽ nếu cơn suyễn xẩy ra chậm thêm một ngày, khi b́nh Oxygen đă được chở đến, bố tôi c̣n kéo dài sự sống được vài ba tháng nữa. Thời gian đủ cho tôi sắp xếp công việc để về gặp lại bố lần cuối cùng trước khi vĩnh viễn chia ly, và ngày nay tôi không phải ray rứt v́ đă phạm thêm một lỗi lầm với bố tôi. Một lỗi lầm cuối cùng để rồi bố và tôi vĩnh viễn chia ly, không bao giờ c̣n dịp gặp lại, nh́n thấy nhau nữa! 

                Măi đến tháng 6 năm 2007, tôi mới thu xếp về được VN để cùng các em tôi liên hệ với vị sư trưởng của ngôi chùa gần trung tâm Sàig̣n, cũng là nơi để hũ cốt của mẹ và các em tôi để tổ chức buổi cầu siêu 100 ngày mất cho bố tôi. Và cũng là dịp để tôi gặp lại, nói lời cám ơn chân t́nh của tôi đến những người bạn thân thiết của bố tôi, họ đă bao năm thân cận, tâm giao, giúp đỡ bố tôi lúc c̣n sống cũng như lúc đưa tiễn bố tôi về với cơi hư vô. Cũng trong dịp đó chúng tôi đă xúc tiến việc di chuyển hũ cốt của mẹ tôi đem về an táng trong cùng mộ với Bố tôi tại nghĩa trang của chùa Hoằng Pháp, quận Hóc Môn, ngoại biên Sàig̣n. Ngôi chùa khá đồ sộ, danh tiếng, cũng là ngôi chùa mà bố tôi là một trong những tín đồ tiên phong đóng góp nhiều công quả ngay từ khi chùa c̣n đơn sơ, nhỏ bé.                 

Vài ḍng giă biệt không hẹn ngày tái ngộ với bố mẹ:               

 Bố tôi mất được khoảng 4, 5 năm th́ tôi cũng đă đến tuổi hưu nghỉ, thời gian và công việc không c̣n khó khăn với tôi nữa, khoảng 6, 7 tháng tôi lại về VN một lần. Mỗi lần về, dù bận rộn với thú vui du lịch, thăm quan những thắng cảnh, đền đài khắp trong nước hay những chuyến thăm viếng bạn bè từ các quốc gia Á châu, những người bạn quen biết trong lănh chuyên môn khi học hành và làm việc với tôi suốt gần 45 năm tại Nhật bản và Thuỵ sĩ. Nhưng không một lần nào về nước, tôi không dành thời gian đến nghĩa trang của chùa Hoằng Pháp để thăm viếng mộ phần của ông nội, bố mẹ và các em tôi. 

                Năm nay cũng vậy, vào khoảng cuối tháng 9 tôi về VN, kết hợp với việc đi Đại Hàn thăm viếng gia đ́nh người bạn thân thiết với tôi từ thời c̣n học với nhau ở Nhật. Sau đó tôi sang Nhật bản thăm gia đ́nh con gái út, 2 đứa cháu ngoại và tham dự lễ mừng thượng thọ 92 tuổi của bà mẹ vợ. Với khoảng hơn 3 tuần lễ ở VN, tôi dự tính sau khi viếng mộ phần của bố mẹ, tôi sẽ lên Hà nội, Nam Định t́m và nh́n lại những dấu tích tuổi thơ cực nhọc và đói nghèo của tôi và gia đ́nh vào những năm trước 1954 thêm một lần nữa. Nhưng suốt thời gian ở VN, hàng chục trận băo lũ liên tiếp đổ vào miền Bắc và Trung đă không cho tôi thực hiện được ư định. Bị chôn chân ở Sàigon, ngoài vài lần du lịch ngắn tại vài tỉnh miền Nam hay cao nguyên miền Trung, thời gian c̣n lại tôi dành tất cả cho những lần lên thăm mộ của bố mẹ. Buổi sáng, thật sớm khi người dân Saigon c̣n ngái ngủ, xe cộ c̣n thưa thớt tôi đă lấy những chuyến xe bus thật sớm đến nghĩa trang, quét dọn tí chút rồi đốt vài nén hương trước mộ bố mẹ. Ngồi im lặng trầm tư, hồi nhớ lại công ơn dưỡng dục của bố mẹ khi c̣n sinh tiền, suy nghĩ lại những lỗi lầm mà ḿnh đă v́ thiếu suy xét hay ham vui bè bạn mà làm cho bố mẹ buồn ḷng. Khi mặt trời đă thu ngắn bóng râm của lùm cây trước mộ, với niềm tin của người trong văn hóa thờ cúng, tôi  “hoá vàng“ cho bố mẹ một số  “ tiền âm phủ“  biểu tượng của một món quà tâm linh gửi cho bố mẹ ở một nơi linh thiêng nào đó.   

                Trong lần về Việt Nam vừa qua, tôi có cảm giác ở tuổi xấp xỉ 73, sức khoẻ của tôi h́nh như đă manh mún có vấn đề. Tôi không c̣n khoẻ mạnh, nhanh nhẹn như các lần về nước trước kia nữa. Với khoảng đường di chuyển bằng máy bay quá dài, kèm theo thời gian chuyển đổi máy bay tại các phi trường trung gian, nhiều khi dài hơn chục giờ đồng hồ đă làm cho tôi khá mệt nhọc. Chuyến về nước lần này không c̣n đơn giản như những lần về trước kia nữa. Tôi có linh cảm chuyến về nước thăm viếng phần mộ bố mẹ tôi lần này là một lần chào từ biệt mà không biết bao giờ mới có dịp tái ngộ.  

Với sự linh cảm không vui đó, hai ngày trước khi chuẩn bị rời Việt nam về lại Thuỵ Sĩ, tôi lại đến thăm mộ phần bố mẹ tôi thêm một lần nữa. Cũng như mấy lần trước, khi ánh mặt trời c̣n lẩn khuất sau lùm cây trước mộ bố mẹ. Làn khói trắng đục mang theo mùi thơm thoang thoảng của những cây hương đang cháy trên ngôi mộ của bố mẹ, lan toả ra không gian, cho tôi cái cảm giác sảng khoái và h́nh như hoà trộn với cái ǵ đó có chút mông lung. Trong không gian tĩnh lặng đó, tôi trầm tư ngồi bên mộ của bố mẹ, th́ thầm tôi khấn vái: 

- “ Bố mẹ ơi, sau lần thăm viếng này, con không biết bao giờ sẽ lại có dịp về lại đây để thắp hương hoa, cầu kính bố mẹ nữa. Sức khoẻ, tuổi tác và đường xa cách trở đă là những vật ngăn cản không c̣n cho con dễ dàng hàng năm về với bố mẹ như trước nữa. Con cũng không dám chắc vào lúc cuối đời sẽ có được về yên nghỉ cùng với bố mẹ nơi quê hương hay không? Không gian, hoàn cảnh cũng như thời gian tha hương của đời con đă quá dài lâu, kéo theo những gắn bó nhiều thế hệ tại những chốn định cư ( Nhật bản và Thuỵ sĩ ) đă không cho con cái quyền lựa chọn để về với VN nữa. Dù con biết nơi đó chứa đầy những dấu tích kỷ niệm buồn vui, sướng khổ của con, của bố mẹ và của các em. Nhưng ở những nơi đất mới định cư này, con cũng có những níu kéo sâu đậm của những thành viên thân thiết của gia đ́nh con. Làm sao con có thể dứt bỏ được?!  Bố mẹ ơi, hăy tha thứ cho con nếu sự lựa chọn của con có cái ǵ không như ư bố mẹ muốn. Bố mẹ hăy yên nghỉ nơi đây, con tin rằng hàng ngày với tiếng chuông chùa, những câu kinh, tiếng kệ của Phật pháp từ chùa vọng lại sẽ là nguồn thanh tịnh cho linh hồn bố mẹ. C̣n con, dù ở nơi nào, sống hay chết con vẫn là đứa con luôn luôn hướng về bố mẹ với tất cả ḷng trân trọng kính yêu. Thôi, lời chào cuối cùng của con gửi đến bố mẹ của lần thăm viếng hôm nay. Ngày mai con sẽ chuẩn bị rời xa với lời giả biệt mà con không xác định cho ngày trở lại ./. 

Lưu An , Vũ Ngọc Ruẩn

(Thuỵ sĩ,  November  2017 )

 


Vài hàng về tác giả :

Lưu An là bút hiệu của anh Vũ Ngọc Ruẩn. Anh Ruẩn  sinh năm 1946 tại Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam. Bút hiệu Lưu An & Thượng Xuyên Lộ, cựu học sinh Chu Văn An 59-66, tốt nghiệp Master về Food Sciences đại học Kagoshima, Japan 1977. Anh Ruẫn hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Cảm tưởng về thơ văn của Lưu An xin gởi về  kamikawajiluan@yahoo.com

........

® "Khi phát hành lại thông tin từ trang này cần phải có sự đồng ư của tác giả 
và ghi rơ nguồn lấy từ http://www.erct.com/"