Xứ Thần Tiên

Ngày c̣n nhỏ tôi say mê đọc truyện của Hans Christian Anderson.

Chuyện của Hans Christian Anderson đầy những lâu đài cổ kính, khu rừng hoang, bờ sông rộng. Những căn nhà nhỏ nằm san sát nhau dọc theo thung lũng dài mênh mông. Với ng̣i bút sắc bén ông biến trí tưởng tượng phong phú của ḿnh thành những mẫu chuyện hoang đường như Chàng Hoàng Tử Mặc Áo Mới, hoặc cảm động và sâu sắc như Cô Bé Bán Diêm hay lăng mạn, và thương tâm với t́nh yêu mănh liệt như Nàng Tiên Cá.

Anderson viết truyện cổ tích để kể cho trẻ em nghe tuy nhiên chuyện của ông không chỉ là chuyện hoang tưởng mà mang một ư nghĩa sâu xa với triết lư dân dă đă không phai mờ với thời gian. V́ thế độc giả của ông không chỉ là trẻ con mà là mọi giới. Chuyện của Anderson càng đọc càng thấm thía, vượt được thời gian và không gian, đă đưa tên tuổi của ông ngang hàng với những nhà văn lớn nhất thế giới. Anderson đă biến Đan Mạch thành xứ thần tiên trong con mắt người đọc.

Mê đọc truyện của Anderson cho nên tôi vẫn ước mơ được đến thăm xứ sở này và vẫn mong các bạn tổ chức một cuộc du hành Bắc Âu. Đi Bắc Âu không dễ bởi lẽ vùng Skandinavia này rộng, đường xa, lại rất lạnh nên hầu như một năm chỉ đi được có 5, 6 tháng ấm trời. Hơn nữa, Bắc Âu là vùng nổi tiếng đắt đỏ, đi cruise th́ chỉ thăm được các thành phố chính, đi theo đoàn th́ phải cẩn thận, chọn cho được các hăng du lịch có uy tín nếu không có thể bị lường gạt như nhiều bạn đă phải trả một giá rất đắt về tinh thần cũng như vật chất..

Khi bắt đầu biết Exryu France tổ chức du lịch 4 nước Bắc Âu qua công ty du lịch Chinaco đă có kinh nghiệm làm việc với các anh, chúng tôi bỏ tất cả các dự tính, chương tŕnh, dù có một vài mục khá quan trọng đă hẹn ḥ từ lâu. Chúng tôi đi được gần một tháng, đi Bắc Âu từ ngày 17/6 đến cuối tháng 6, và sau đó ở lại Paris thăm viếng.

Bay thẳng từ New York đến Copenhagen để gặp các bạn từ Paris qua, kể cả giờ sai biệt và giờ chờ đợi ở phi trường, khi gặp nhau chúng tôi đă thức suốt 24 tiếng đồng hồ nhưng hoàn toàn không thấy mệt. Trong đầu vẫn nhớ những câu trong bài thơ Chào Nguyên Xuân của thi sĩ Bùi Giáng do anh Nguyễn Phong Quang gửi đến trước khi lên đường:

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Th́ cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng.
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày bóng con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ c̣n nhớ nhau

………..

Bạn bè khắp năm châu gặp nhau ở đây để cùng làm một chuyến du hành, khám phá phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp thiên nhiên và sự phồn thịnh của các nước Bắc Âu. Chúng tôi chào hỏi rộn ràng, các anh chị Exryu Pháp, các bạn bay từ Úc, từ Mỹ, Canada, Việt Nam cả thảy 35 người quay quần bên đám hành lư sửa soạn lên xe bus về khách sạn.

Ngày 1 và 2: Copenhagen

Đây rồi, Copenhagen, xứ sở của nàng tiên cá, quê hương của Hans Christian Anderson.

Xe bắt đầu đưa chúng tôi về khách sạn. Đan Mạch có diện tích 43.000 km2 với dân số 5,5 triệu người, và một nền kinh tế rất phát triển. Người Đan Mạch có mức sống gần như cao nhất thế giới. Copenhagen có 1.1 triệu dân, là thủ đô năng động, thành phố cổ kính, kiến trúc của các lâu đài, cung điện, nhà thờ vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Chúng tôi choáng ngợp với không biết bao nhiêu là cung điện. Cung điện Amalienborg được cho là một trong những cung điện đẹp nhất Âu Châu do vua Frederick đệ tam xây vào những năm 1667-1673. Cung điện Christianborg rất rộng, là trụ sở quốc hội và văn pḥng thủ tướng. Rosenborg là lâu đài màu hồng xây vào thế kỷ 17 theo kiến trúc phục hưng. Ở đây lưu giữ nhiều hiện vật quư, xung quanh là khu vườn đầy hoa hồng rất đẹp.

Xa lộ, đường phố rộng mênh mông bên cạnh những con đường nhỏ lát đá cùng con kênh chảy qua thành phố rất thơ mộng. Copenhagen không có nhà chọc trời, cư dân dùng xe đạp nhiều hơn xe hơi nên thành phố rất xanh tươi.

Copenhagen chia ra làm 6 khu vực chính, 4 khu quan trọng là Stroget con đường cổ nhất chạy xuyên qua trung tâm thành phố từ đông sang tây nối dài hai quảng trường lớn: Kongens ở phía đông và quảng trường toà thị chính ở phía tây. Khu Tivoli có công viên Tivoli xây dựng từ năm 1843 là nơi vui chơi giải trí với vườn hoa tuyệt đẹp chỉ mở cửa từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiều chương tŕnh cho mọi giới. Ban đêm Tivoli mở cả 100 ngàn bóng đèn màu làm cho phong cảnh trở nên huyền ảo, tưởng như đang lạc vào một thành phố nhỏ chỉ dành cho vua chúa thời xưa. Tivoli là niềm tự hào của dân Đan Mạch.

Khu Frederiksstaden gồm các lâu đài, khu thương mại Nyhavn nằm dọc theo kênh Nyhavn được đào vào thế kỷ thứ 12 để thương nhân có thể đem hàng hóa thẳng vào thành phố. Chúng tôi đi dọc theo bờ kênh, nắng trưa vàng ấm chiếu sáng vào những khu nhà sơn màu sặc sỡ hai bên phố. Dừng lại bên quán ăn bánh uống nước, chờ giờ lên thuyền đi dọc theo kênh ra vịnh để ngắm nh́n thành phố. Trên đường đi tàu ghé những trạm danh tiếng để du khách có thể xuống tham quan rồi lên đi tiếp.

 

Copenhagen thật đặc biệt, có rất nhiều người đi xe đạp, dân chúng từ bộ trưởng đến dân biểu quốc hội, thư kư, học sinh đều đi xe đạp đến nhiệm sở. Những cô gái tóc vàng, mắt xanh, chân dài đạp xe mạnh dạn trên những con đường quanh co uốn khúc, mềm mại như những con rắn dài trườn ḿnh trên cỏ xanh. Ngay cả nữ hoàng cũng đi bộ dạo chơi trung tâm thành phố và ăn uống mua sắm như dân thường. Thành phố an b́nh, có nhiều công viên, nhiều vườn cây thực vật tươi mát, các kênh đào và nhiều di tích lịch sử. Những kiến trúc tân tiến bên cạnh những lâu đài và những nhà thờ cổ kính nhưng lại rất ḥa hợp với nhau. Người Đan Mạch thích ăn ngoài trời, các tiệm ăn ở Copenhagen khá lạ, v́ khí hậu vùng biển nên dù mùa hè cũng có khi chợt lạnh. Trên những chiếc ghế mây thường có một tấm chăn mỏng, đủ màu để thực khách có thể quàng lên người khi gặp cơn gió lạnh.

Buổi chiều chúng tôi đến thăm tượng Wisful Little Mermaid, nàng tiên cá hay c̣n được gọi là Mỹ Nhân Ngư. Bức tượng này gắn liền với câu chuyện cổ tích của Hans Christian Anderson, do nhà điêu khắc Edward Eriksen làm theo ư của Carlberg Jacobsen năm 1913. Jacobsen là chủ hăng bia Carlsberg đặt làm Mỹ Nhân Ngư ngồi trên tảng đá ở cảng Langilinic để tặng thành phố Copenhagen. Bức tượng nàng tiên cá đăm chiêu buồn bă nh́n ra biển khơi, ngóng chờ người yêu, chỉ cao 1.25 mét, kích thước rất khiêm tốn so với biểu tượng của các thành phố lớn nhưng t́nh yêu của nàng tiên cá với nét bút của Anderson đă làm cho cả thế giới t́m đến xem.

Chúng tôi băng qua thành phố, qua nhà thờ Church of Our Savior, sở giao dịch chứng khoán trên đường đi tham quan lâu đài Rosenborg do Christian IV xây vào thế kỷ thứ 17 để nghỉ hè. Ở đây có thể ngắm nh́n tận mắt những trang sức của Nữ Hoàng Đan Mạch. Sau đó tiếp tục đi thăm Viện Bảo tàng quốc gia và nhà hát Hoàng Gia.

 

C̣n một ít th́ giờ mọi người đồng ư đi ra ngoại ô Copenhagen xem đời sống yên lành. Chúng tôi đến thăm hăng bia Carlsberg được J.C.Jacobsen thành lập năm 1847 ở Copenhagen. Sau đó v́ vấn đề gây ô nhiễm môi trường, nên dời tới Valby cách trung tâm Copenhagen mấy km về phía tây. Tiếc là chúng tôi đến nơi th́ chỉ c̣n vài phút th́ hăng bia đóng cửa, tuy vậy các bạn cũng được thưởng thức một cốc bia thơm mát và được tham quan nhà máy nhất là thấy được giống ngựa xưa, chân lớn, rất mạnh khỏe giống nuôi từ gần hai trăm năm trước.

Trước khi đến Copenhagen ai cũng nói với chúng tôi là ở đây thức ăn không ngon mà restaurant nào cũng rất đắt. Chúng tôi theo anh Hoàng Anh và chị Machiko, hai người sành ăn đi t́m tiệm ăn được chấm điểm cao trong sách du lịch. Trong khu phố đầy những tiệm ăn san sát nhau, bụng lại đói, có một nhóm đă bỏ cuộc dừng lại tiệm sushi gần đó. Chúng tôi thấy đằng kia một tiệm khá lịch sự, đầy những cô gái tóc vàng óng ả đứng nối đuôi sắp hàng, chưa chi các anh đă chấm tiệm này và đề nghị xem menu. Giá cả cũng không đến nỗi cháy túi, có đủ chỗ cho 10 người chúng tôi, thế là cùng nhau ngồi xuống ṭ ṃ nh́n những dĩa thức ăn ngon lành của thực khách bên cạnh. Chọn xong thức ăn thức uống, cô chiêu đăi tươi cười đến hỏi và cho biết là từ thứ hai cho đến thứ năm các món ăn đều được bớt ½ giá. Ô la la.. . vậy là trúng số rồi… các dĩa cá, đĩa tôm đă tươi và ngon lại c̣n thấy ngon hơn gấp bội. Ly bia ly rượu thấm thía hơn. Trên đường về gặp các anh bỏ cuộc, tả về bữa cơm “on sale” ai nấy đều sẵn sàng đến đó tối hôm sau.

Ngày hôm sau chúng tôi gần 30 người rủ nhau đến lại nhà hàng đó. Nhà hàng đông nghẹt, Đuôi người c̣n dài hơn tối hôm qua. Cô hầu bàn nói chắc là không đủ chỗ cho cả 30 người, một vài anh chị đă ăn ở đây tối hôm qua lẵng lặng rút lui để các bạn khác có chỗ. Trong lúc chúng tôi đứng nối đuôi bên ngoài, không biết anh Vinh đă thương thuyết đă ngoại giao sao vớí cô hầu bàn và anh quản lư mà anh tươi cười ra nói ḿnh có 20 chỗ và có thể c̣n hơn nữa nếu ḿnh chịu chia ra để ngồi phía bên kia nhà hàng… Thế là cả đám ăn uống vui vẻ tính ra độ 20 Euro, bữa ăn tối rẽ nhất trong chuyến đi.

Ngày 3: Copenhagen- Goteborg 317 km

Goteborg

Ở Copenhagen được 2 đêm, sáng hôm sau chúng tôi lên đường đi Goteborg, thành phố lớn thứ nh́ của Thụy Điển cách Copenhagen 317 km.. Đây là chuyến đi dài nhất, trong cuộc hành tŕnh. Goteborg nằm giữa Copenhagen và Oslo, là một trong những hải cảng lớn nhất Bắc Âu. Goteborg có rất nhiều tiệm ăn ngon đặc biệt là hải sản.

Gặp nhau từ hai hôm nay, chúng tôi đă bắt đầu quen mặt nhưng chưa nhớ hết tên. Có bạn quen thân đă lâu, quen từ ngày mới đặt chân đến xứ hoa đào. Có bạn gặp gỡ vài lần trong những buổi hội ngộ exryu, có bạn nghe tên, biết tiếng nhưng mới gặp lần đầu. Phần đông chúng tôi chưa hề gặp bao giờ, nhưng tất cả thân t́nh như đă quen biết từ lâu lắm. Bốn giờ trên xe bus sau hai ngày ngắm cảnh, đi ăn uống đùa giỡn với nhau ở Đan Mạch, hôm nay thật đúng lúc để cùng nhau giới thiệu thêm một chút về “ḿnh” để các bạn biết thêm về sở thích, về đời sống và nhất là một chút về chuyên môn để làm quà lành mạnh cho nhau trên con đường dài.

Các anh exryu Pháp, Nguyễn Phong Quang, Nguyễn Công B́nh, Nguyễn Hoàng Anh, Thái Văn Quang, Nguyễn Hữu Thiện, Trần Thế Hiệp, là những người đă dày công lo lắng chuẩn bị cho chuyến du hành Bắc Âu. Sau lưng các anh là các chị âm thầm nhưng đắc lực đốc thúc, cho ư kiến, đề nghị xây dựng mới phát họa được một hành tŕnh chi tiết như thế này. Từ khi đến phi trường Copenhagen mọi người đă biết anh chị Nguyễn Phong Quang, Thái Văn Quang và Nguyễn Hoàng Anh. Sáng nay anh Quang bắt đầu tự giới thiêu anh và phu nhân, chị Đào “sư tổ phim bộ” rồi cho mọi người thưởng thức những bài thơ lục bát rất hay của anh. Sau anh chị Quang Đào là anh Quang chi Hương, có nhà hàng ở Toulouse, những ngày sau chúng tôi được chị Hương chỉ cách nấu nhiều món ăn ngon và dễ làm, anh Hoàng Anh chị Machiko, anh Hoàng Anh được gọi là “sensei”  chỉ dẫn cách ăn uống có lợi cho sức khỏe nhất là cách ăn uống sao cho ít có acid và chất đạm. Anh B́nh chị Jeanine và Roland, đă bỏ công rất nhiều trong việc liên lạc sắp xếp chuyến du hành này cùng với anh Quang và anh Hoàng Anh. Anh Trần thế Hiệp và chị Christine, anh Hiệp nói về thú chơi “game” trên internet rất là thú vị và hữu ích cho những ai về hưu muốn đầu óc làm việc để khỏi bị bệnh quên. Anh Thiện vui tính số một, kể về mối t́nh trên đường phố của anh và Fifi. Chị Hoa nói về kinh nghiệm đi du lịch chung với exryu từ khi không c̣n anh Huê, và đă là một niềm an ủi lớn cho chị. Chị có nhiều câu đố và chuyện tếu rất thú vị. Gia đ́nh chị Maryle`ne cám ơn exryu Pháp đă an ủi, giúp đỡ chị và các cháu rất nhiều sau khi anh Tuấn không c̣n. Chị Lâm Xuân Thu chậm răi cám ơn ban tổ chức và nhắc đi nhắc lại ai cũng quá 6 bó, gần đất xa trời rồi nên ráng cùng nhau tổ chức thêm không phải một mà nhiều chuyến đi chơi chung. Chị hứa sẽ support hết ḿnh và bất cứ đi đâu, thời điểm nào chị cũng tham gia. Hiện tại chị đề nghị tổ chức đi Nga và các tiểu quốc lân cận. Ba cặp anh chị từ Úc Châu, Anh Ḥa chị Vân về sau mới biết chị Vân là guard-de corp của anh Ḥa, anh Long chị Oanh với những câu vọng cổ hết sẩy của anh Long và chị Oanh kể chuyện rất vui. Anh Hồng chị Lư với những chuyện tếu cười lăn. Có anh Long Úc th́ cũng có anh Long Mỹ chị Nga kể chuyện tếu hay không kém. Anh Vượng chị Hoàng cũng có một tủ chuyện vui. Không hiểu sao chuyện tếu của mấy anh dạo này phần lớn theo chủ đề “về già” … có hơi bắt đầu thấy buồn v́ sức yếu nhưng cũng đáng yêu là ḿnh c̣n tự diễu ḿnh được là vui rồi!!! Chúng tôi Vinh Hàn, anh Vinh kể chuyện tếu và tôi th́ “ăn gian” nhờ anh Quang đọc một vài bài thơ của tôi và thỉnh thoảng để CD có ca sĩ hát bài thơ phổ nhạc hoặc ngâm thơ theo lối Huế lên cho đổi không khí. Ngoài ra có 4 exryu thân hữu, anh chị Bích Vân Truyền, du học Pháp, anh Truyền đi Pháp từ khi 4 tuổi nhưng cũng cố gắng nói tiếng Việt với mọi người, có xin lỗi tiếng Việt của tôi hơi “cứng”. Anh Truyền chị Vân chia sẻ về kinh nghiệm đi học Pháp, Cháu Thanh Tâm và cô Trần Triệu Hà điều khiển chơi game trên xe.

Nói nói cười cười làm cho những giờ ngồi trên xe bus không c̣n thấy mệt mà lại ngắn hơn dự tưởng. Thêm vào đó bên ngoài phong cảnh rất đẹp cho nên ai cũng thấy thoải mái.

Đến Goteborg nơi nổi tiếng về thức ăn ngon, chúng tôi cùng đi ăn và về nghỉ sớm v́ vài ngày sau, ngày nào cũng sẽ ngồi trên xe bus trên 250 km.

Ngày 4: Gotenborg- Oslo 295 km

Oslo- Na Uy

Na Uy có bốn mùa rơ rệt, mùa hè ấm và mưa nhiều, mùa đông lạnh lại ít mưa hơn các mùa khác. Mùa hè ở Na Uy ngày rất dài v́ thế Na Uy được gọi là xứ mặt trời nữa đêm. Vùng tận cùng phía Bắc, trong suốt 20 ngày hè mặt trời không bao giờ lặn cho nên nếu muốn kéo dài “giờ sống” hơn th́ du lịch Na Uy trong một tháng hè, bạn sẽ có được 1 tháng sống “bonus”!!

Na Uy có 50,000 ḥn đảo, trải dài hơn 2,500 km. Nằm ở cuối của một con vịnh dài 110 km, Oslo là thủ đô có hơn 1,000 tuổi, là thành phố của văn hóa và cũng là thành phố rộng nhất của Na uy với phong tục tập quán đặc sắc cùng với lịch sử hấp dẫn của khu vực Scandinavia. Oslo, hiện đang trong kế hoạch nghiên cứu phát triển đô thị chú ư đến sự hài hoà với thiên nhiên. Oslo và ṭa nhà thành phố là nơi tổ chức trao giải Nobel hàng năm.Tuy vậy Oslo không phải là thành phố mà ai đến Âu Châu cũng muốn ghé. Na-Uy lạnh hơn Phần Lan, đắt đỏ c̣n hơn Thụy Điển, bởi vậy du lịch Oslo cũng không được phổ thông cho lắm dù Oslo rất đẹp và không kém thu hút. Địa thế Na-uy khác hẳn với Đan Mạch và Thụy Điển. Na Uy đồi núi cheo leo khúc khuỷu chứ không bằng phẳng như Đan Mạch. Mùa đông Na Uy dài hơn mùa đông Thụy Điển và Phần Lan. Dân Na Uy chỉ hưởng hai tháng mùa hè với những đêm trắng, nắng huy hoàng v́ thế họ phải vật lộn với thiên nhiên nhiều hơn, dân chúng không đi xe đạp nhiều như dân Đan Mạch. Núi rừng Na Uy âm u rậm rạp nên mỗi lần đi vào rừng sâu người Na Uy rất sợ hăi. Cũng v́ vậy họ sùng đạo đến mê tín. Họ tin vào sức mạnh thần thánh và người dân địa phương tin vào những nhân vật tưởng tượng, những truyền thuyết dân gian như các chú lùn “troll” với mái tóc bù xù, hay giúp đỡ khi dân vào rừng sâu gặp nghịch cảnh. Cũng có thể từ những nỗi khiếp sợ đó mà Na Uy đă t́m được nét văn hóa riêng cho ḿnh.

Kiến trúc của Oslo cũng như Copenhagen vừa mới vừa cũ pha trộn nhau. Giữa những ṭa nhà tân tiến kiến trúc hiện đại, nổi lên những nhà thờ thời trung cổ những lâu đài xưa, nằm giữa rừng cây xanh tạo nên một bức tranh phong phú lạ mắt rất điều hợp. Xung quanh thành phố có rất nhiều bảo tàng, pḥng triển lăm tranh.

Oslo đẹp nhất từ tháng 6 đến tháng 8 khi mặt trời chiếu sáng suốt ngày. Oslo có ít dân số hơn các thủ đô khác trong châu Âu nhưng trung tâm thành phố vẫn có rất nhiều hàng quán, một thành phố tân tiến, an b́nh và tự do. Dọc theo bến tàu, có ban nhạc và dân chúng d́u nhau nhảy ngay bên lề đường , vui nhộn như đường phố khu Rambland ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Mời click vào h́nh để xem h́nh original

Từ trái sang : Hàng ngồi : anh Đỗ Thanh Long (USA), anh Nguyễn Bá Vinh (USA), anh Nguyễn Hoàng Anh (Pháp),
anh Nguyễn Huy Long (Úc), Nguyễn Công B́nh (Pháp), anh Phan Phi Hồng (Úc), anh Trần Thế Hiệp (Pháp),
anh Thái Văn Quang (Pháp) và anh Nguyễn Hữu Thiện (Pháp)

Hàng đứng : anh Nguyễn Phong Quang (Pháp), anh Huỳnh Thuận Hoà (Úc), chị Lê Thị Hàn (USA), chị Huỳnh Hồng Vân (Úc),
chị Machico Nagano (Pháp), anh Đinh Quốc Vượng (Canada), chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (Úc), chị Trần Triệu Hà (Việt Nam),
chị Nguyễn Thị Đào (Pháp), chị Phan Thị Lư (Úc), chị Huỳnh thị Thanh Tuyền (Pháp), chị Đặng Caroline Hoa (Pháp),
chị Đỗ Kiều Nga (USA), ), chị Lê Thị Bích Vân (Pháp), anh Diệp Thế Truyền (Pháp), chị Trần Thị Ngọc Hương (Pháp),
chị Đinh Marylène (Pháp), cháu Đinh Louis Văn Lâm (Pháp) và cháu Đinh Lucie Thụy My (Pháp)

 

Hôm đó chúng tôi viếng thăm Công viên Vigeland và quảng trường hoàng gia. Công viên Vigeland có thể coi là trái tim của Oslo. Nằm ngay trung tâm thành phố, công viên là công tŕnh sáng tạo suốt cả cuộc đời của nhà điêu khắc vĩ đại, Gustav Vigeland. Trên miếng đất rộng 320,000 m², nhà nghệ sỹ điêu khắc về “đời sống thường ngày”, những quan hệ trong cuộc sống: t́nh mẫu tử, t́nh phụ tử, t́nh yêu nam nữ, t́nh đồng tính luyến ái, t́nh bạn, những lúc ghen tuông, khi khổ đau giận dữ và phút giây hạnh phúc. Ông khắc lên tất cả những tâm t́nh đó trên 212 bức tượng. Mỗi một bức tượng có một cảm xúc riêng được xếp đặt chung trong một khuôn viên không theo thứ tự ǵ đặc biệt, kể được hết nhiều trạng thái rất “người”.

 

 

Gustav Vigeland không chú thích tượng của ông. Ông để cho người thưởng ngoạn tự ư lư giải theo suy nghĩ của ḿnh dưới con mắt của họ trong khoảnh khắc đó. T́nh yêu, t́nh cảm gia đ́nh được Vigeland thể hiện qua sự lắng nghe, che chở, niềm hy vọng hay ǵ ǵ nữa, ông để cho bạn tự suy nghĩ. Tôi có thể nh́n măi bức tượng người cha hay người ông cầm tay con nhỏ chỉ về phía trước, hoặc người đàn bà đó là mẹ, là chị hay là bà không rơ cho lắm, đang nghe đứa nhỏ th́ thầm. Hai người con gái ngồi cạnh nhau khi người kia đang buồn bă, hai người bạn thân, hai chị em hay hai mẹ con? Vigeland để ḿnh tự do sống với tác phẩm của ông chứ không muốn bắt người thưởng ngoạn nh́n theo con mắt của ḿnh. Những gắn bó tuyệt vời, t́nh yêu không chỉ thể hiện qua nụ hôn, ṿng tay ôm hay món quà đắt giá mà là những gần gũi đơn thuần, những thông cảm không lời. Vigeland cho ta thấy có những giao cảm trong cuộc sống không cần phải giải thích. Có người cho rằng vườn điêu khắc Vigeland có quá nhiều tượng về t́nh dục. Trên hai cột trụ cao 14.12 m có hơn 100 tượng người quấn quít lấy nhau bám vào thân cột thể hiện nhũng con người trong nhân loại đang vươn lên cao. Thoạt nh́n thấy họ như quấn quưt lấy nhau nhưng nh́n kỹ th́ không có sự va chạm nào giữa những bức tượng đó. Vigeland chạm trổ rất nhiều tượng trẻ con với những khuôn mặt tinh anh, ngây thơ. Công viên Vigeland là xưởng sáng tạo của Gustav Vigeland cho đến năm 1943 khi ông qua đời vẫn c̣n lại rất nhiều tác phẩm chưa xong.

Công viên Vigeland mở cửa miễn phí suốt ngày. Hằng năm có cả triệu du khách đến thăm, họ đă đến đây nh́n ngắm những bức tượng sống động trước mắt và tự suy nghĩ tự lư giải v́ như Vigeland mong muốn: không nhan đề, không chú thích.

Tối hôm đó chúng tôi được ăn một bữa ngon nhất trong suốt cuộc hành tŕnh. Chúng tôi 7 người đi t́m một nhà hàng chuyên về hải sản. Ba anh đi hỏi 3 nguồn khác nhau, cả ba đều chỉ đến nhà hàng trong khu phố ngay trước mặt biển. Đông đến nỗi không ngồi được ngoài trời chúng tôi phải chờ đến hơn nửa giờ mới có chỗ ngồi. Thức ăn ngon, rượu ngon, cảnh đẹp, bạn hiền ngồi bên cạnh, c̣n ǵ hạnh phúc hơn? Ra khỏi nhà hàng gần 10 giờ đêm, trời vẫn sáng như ban ngày, người ta vẫn ca hát. Thả bộ về khách sạn chúng tôi c̣n nấn ná ngoài đường cho đến nửa đêm để c̣n chụp những bức h́nh trong “đêm trắng”…

Đêm nay là “đêm trắng “white night”đêm ngắn nhất, gần nữa đêm, trời vẫn c̣n sáng….

Ngày 5: Oslo di Geilo 242 km

Geilo

Trước khi rời Oslo chúng tôi đi thăm viên bảo tàng Viking ở đảo Bygdoy để biết rơ hơn tài đi biển cũng như văn minh của sắc dân này. Người Na Uy rất tự hào về truyền thống hàng hải của họ. Bảo tàng Viking rất lạ với những chiếc tàu xưa trang bị và dụng cụ thời viking.

Xe băng qua rất nhiều thung lũng đẹp và hồ Tyriford trước khi đến Geilo một thị trấn nhỏ nằm trong thung lũng Hallingdal. Qua từ rừng thông này đến rừng thông khác. Có cảm tưởng như mấy chục năm trước đây The Beattles cũng đă có dịp đi qua đường này nên viết bài Norwegian Woods để sau đó Harukami có cảm hứng mà viết quyển Rừng Na Uy. Rừng Na Uy đẹp, xanh mướt và trong sáng, thỉnh thoảng có những thác nước chảy rất mạnh, trong suốt tưởng chừng như ngồi đâu đó chúng ta có thể bắt được cá bị cuốn theo ḍng nước. Quanh thung lũng thỉnh thoảng lại có một xóm nhà san sát bên nhau, một giáo đường bằng gổ màu nâu đậm nổi lên giữa nền trời xanh. Chúng tôi dừng lại Torpo để thăm một giáo đường bằng gỗ cất từ thế kỷ thứ 12. Rồi dừng lại ăn trưa dọc đường, bên những quán nhỏ bán đặc sản bản xứ, ngon nhất là món xà lách tôm, với những con tôm vùng Bắc Âu, nhỏ, màu hồng trong suốt có vị ngọt rất ngon và lạ.

Geilo là khu vực trược tuyết lớn ở Na Uy – nằm trên vùng núi cao 800m trên mực nước biển, giữa đường từ Oslo đến Bergen. Hotel ở vùng Geilo thường xây như những chalet xứ tuyết, chắc chỉ chuyên cho những người c̣n trẻ, c̣n leo lên leo xuống cầu thang được cho nên khách sạn này có 4 tầng lầu nhưng không có thang máy. Đây là ngày thứ 5, kéo valise vào ra xe bus, ngán quá, chúng tôi nghĩ thôi chỉ lấy vài thứ cần thiết rồi để valise lại trong xe … Ai cũng không non th́ già sáu bó hoặc gần thất thập mà leo lên 4 tầng lầu với valise th́ nguy hiểm quá.. Có nhiều anh hào hoa c̣n phải cáng đáng lo valise cho vợ nữa chứ. Một số chúng tôi đang đứng tần ngần nh́n dăy cầu thang th́ đă nghe mấy anh “c̣n trẻ” từ đằng xa nói: ”Mấy anh chị cứ để đó tụi em lo cho.. hoặc, hai người khiêng một valsie kẻo sái tay đó nhé…”

Ngày 6 Geilo-Bergen 279 km

Bergen

Lại một ngày dài trên xe bus. Thật ra một ngày dài trên xe bus xuyên qua những cao nguyên với thác đổ ven núi những thung lũng với nước hồ xanh mát nh́n những đồi núi đằng xa tuyết phủ trắng xóa là một khám phá tuyệt vời. Dừng chân ngắm, thác Voringfoss, một trong những thác nước cao nhất Na Uy. Nhớ buổi ăn sáng ở khách sạn, hỏi người hầu bàn để lấy nước lạnh đem theo uống dọc đường, họ cười trả lời; “Nước uống? cứ lấy từ ṿi nước rửa mặt.” Nước ở đây trong veo mát rượi, xuyên qua màu nắng cứ như là một dăi thủy tinh..

Chúng tôi lại hát ḥ, kể chuyện tiếu lâm, nói về thể chế về hưu ở Pháp, Canada, Úc, Mỹ. Các chị cho recipe về các món ăn và nhất là sensei Hoàng Anh được mọi người thăm hỏi về acid, về chất đạm trong thức ăn… bởi thế đoạn đường không c̣n dài..

Tôi thích đoạn dường này nhất, núi cao nhưng trăi dài cho nên không cảm thấy là ḿnh đă lên quá cao. Đường quanh co nhưng không gập ghềnh v́ xa lộ rất tốt tuy nhiên có những khúc quành cũng thật hú vía v́ ngồi trên xe cao có thể thấy được dăy núi trước mặt và con đường ḿnh sắp đến, quay nh́n lại đoạn đường đă qua chênh vênh như thế nào, có cảm tưởng như ḿnh đang lên đến mấy tầng mây. Có bạn đồng hành để cùng trải qua những giây phút như thế này thật là một hạnh phúc vô biên. Nhất là khi băng qua quăng núi cao rồi đến một thung lũng nhỏ, với những căn nhà mái bằng đất. Lúc này mùa xuân có cỏ xanh và một vài loại hoa li ti trên mái thật là thơ mộng. Có độ gần chục túp lều nhỏ như vậy, không biết có ai ở hay không, mùa đông th́ chắc là tuyết phủ ngập nhà. Giá như cả đoàn được ở đó một đêm và chỉ là đêm mùa này v́ những ngày chúng tôi đi là những ngày “đêm trắng”, không có ban đêm..12 giờ khuya trời vẫn c̣n sáng th́ có thể là một kỷ niệm nhớ đời. Qua khỏi đoạn đường này nh́n qua ông tài xế người Estonia từ tốn, nhă nhặn, lái xe rất giỏi, yên tâm hơn v́ biết ông đă có nhiều kinh nghiệm trên con đường này.

 

Khi chúng tôi đến Bergen trời mưa lất phất, bụi nước chiếu sáng những con đường lát đá thật đẹp. Bergen mưa nhiều nhưng mưa từng chặp, đúng là “trời chợt mưa chợt nắng chẳng v́ đâu”. Đến Bergen thiếu cây dù là thiếu tất cả. Những tia nắng ngắn ngủi như đang thắp sáng thành phố nằm trên đỉnh đồi với những căn nhà nhiều màu sắc rực rỡ bên triền núi. Nhà cửa vùng Bắc Âu nhất là ở Na Uy thường sơn những màu rất sặc sỡ, màu đỏ thắm, cam, vàng hoặc xanh lá cây thật tươi. Ngày xưa ngư dân mỗi khi săn được cá voi, v́ cá voi có một lượng máu rất lớn màu đỏ thắm nên họ thường lấy máu cá voi sơn lên tường bằng gỗ thông, nhờ vậy màu sơn rất bền, chịu được khí hậu lạnh lại rất đẹp mắt. Ngày nay người ta không c̣n dùng máu cá voi nhưng vẫn thích những màu sắc đầy sức sống đó.

Bergen là thành phố lớn thứ hai của Na Uy, được Unesco cho là di sản thế giới, thành lập năm 1070 và phát triển thành trung tâm thương mại sầm uất vào giữa thế kỷ XIV. Bergen được biết đến nhờ vẻ đẹp phồn vinh và cũng nhờ nằm giữa một vùng thiên nhiên kỳ vĩ. Thành phố được bao quanh bởi bảy ngọn núi thơ mộng nên có nhiều phong cảnh đẹp mê hồn, nào thác nước hùng vĩ, núi tuyết trắng xóa, nào thung lũng xanh tươi trồng toàn hoa hồng. C̣n phải kể đoạn đường từ thủ đô Oslo đến Bergen mà chúng tôi vừa đi qua là một đường ngoạn cảnh nên thơ bậc nhất. Kiến trúc th́ pha trộn nhiều kiểu, từ nhà xây bằng gỗ kiểu Bắc Âu, đến kiểu pháo đài thời trung cổ đến những ṭa nhà rất là hiện đại. Người sống trung b́nh đến 80 tuổi và thu nhập trung b́nh 59 ngàn USD mỗi năm. Na Uy được cho là nơi sống lư tưởng nhất thế giới.

Cá và hải sản là nguồn tài nguyên lớn của Bergen. Khu chợ cá nằm kề bên phố cổ Brygen rất hấp dẫn, bán nhiều loại cá lạ, mùa này chúng tôi tha hồ thưởng thức tôm, cá hồi rẻ và tươi ngon. Ngay tại chợ cá, tiệm nào cũng bày bán tôm hấp đỏ tươi có thể ăn nóng hoặc lạnh, với gia vị hay muối tiêu chanh. Ngoài ra có soup cá hồi cũng rất hấp dẫn. Chúng tôi rủ nhau ngồi lại, ăn hải sản uống bia, cười nói như đă uống ngàn cân thuốc bổ.

 

Chúng tôi chưa đi xe lửa ở Na Uy nhưng biết được là cung đường xe lửa dọc Na Uy là một trong những cung đường sắt đẹp nhất thế giới, xe lửa chạy qua núi đồi, cảnh sắc sông nước tuyệt vời.

Ngày 7 Bergen- Crossing the fjord- Sognefjord-Laedal-Borgund 114km

Hôm nay chỉ đi hơn 100 km bởi lẽ xe sẽ vượt qua con đường có độ dốc cao nhất Âu Châu, độ dốc trung b́nh trên đường này là 19% nên không có thể chạy nhanh được. Những con mắt không rời khỏi ô cửa kính, miệng th́ cứ ồ à v́ cảnh hai bên đường tuyệt đẹp.

Na Uy c̣n được biết đến nhờ những Norwegian fjords, một thắng cảnh chỉ có ở Bắc Âu, giữa biển, trời, núi với những thác nước tung bọt trắng xóa, mây nước mênh mông phản chiếu những sắc màu xanh ngắt. Chúng tôi băng qua hai Fjord Sognefojrd và Naeroyfjord, với quan cảnh kỳ vĩ quanh bờ núi cao tới 1.400 mét, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tàu chạy men theo vách núi rất ngoạn mục.

Các bạn có biết fjord là ǵ không? Đó là hiện tượng xoi ṃn gây ra bởi sự di chuyển của những tảng băng vĩ đại. Qua rất nhiều thiên niên kỷ, những tảng băng này xoi qua núi lấp đầy những thung lũng tạo thành một quang cảnh hùng vĩ, tuyệt vời.

Sognefjord được cho là vua của các fjord, là con sông dài 180km, dài nhất và quan trọng nhất Na Uy. Đứng trên tàu, giữa fjord, xung quanh là núi cao, nh́n đám hải âu bay về kiếm ăn, có cảm tưởng thật nhỏ nhoi trong thiên nhiên mới thấy được sự kỳ diệu của đất trời.

Xe đón chúng tôi khi xuống tàu, ghé vào Laerdal có giáo đường Borgun, “giáo đường cây thẳng đứng” để tham quan.

Tối đó về khách sạn chúng tôi nghỉ sớm v́ hôm sau lại là một ngày dài hơn 300 km trên xe bus.

Ngày 8 OSLO – Karlstad (309 km)

Buổi sáng chúng tôi viếng Bảo tàng nghệ thuật và phong tục quần chúng để xem văn hóa tiêu biểu của Na Uy. Trong bảo tàng ngoài trời có khoảng 150 căn nhà xưa và giáo đường bằng cây gổ thẳng đứng như đă thấy hôm trước. Người Na Uy cố gắng bảo tồn những nhà thờ này v́ không c̣n xây lại được nữa. Đường đi từ Oslo đến Stockholm rất xa nên chúng tôi sẽ ở lại Karlstad một đêm.

Khi nhắc đến Thụy Điển, ai cũng biết đến Alfred Nobel, niềm tự hào của người dân Thụy Điển. Thị trấn Karlskoga, thuộc thành phố Karlstad, tỉnh Varmland chính là nơi ông Nobel đă từng sinh sống. Karlstad được mệnh danh là thành phố của ánh mặt trời. Mỗi năm, cứ vào khoảng từ ngày 22/6, hai ngày trước khi chúng tôi đến đây, người dân háo hức chào đón lễ hội giữa hè (Mid summer night). Nằm gần vùng Bắc cực nên vào mùa đông hầu như không thể nh́n thấy ánh mặt trời v́ vậy ánh nắng chói chang của mùa hè luôn đem đến nguồn sống mănh liệt cho họ. Vào ngày lễ hội, những cô gái trẻ c̣n độc thân ra vườn hái 9 đóa hoa khác nhau mang về để dưới gối và không được tiết lộ chuyện này với ai. Khi nằm ngủ, các cô sẽ mơ thấy người chồng tương lai của ḿnh.

Ḍng sông Klaralven quanh co uốn khúc đă đem đến sức sống cho Karlstad với điều kiện tự nhiên Karlstad luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời. Nhờ vậy thành phố này có những làng làm nghề thủ công rất giỏi. Ngoài ra Karlstad có nhăn hiệu cà phê Lofbergs Lila ra đời vào năm 1906, nổi tiếng 100 năm qua, là thương hiệu cà phê mà người Thụy Điển rất thích. Thụy Điển là đất nước đứng thứ 2 trên thế giới về lượng tiêu thụ cà phê trên b́nh quân đầu người.

Ngày 9 : Katlstad- Stockholm 309 km

Stockholm

Lại một ngày dài đi đường nhưng biết là rồi chúng tôi sẽ có hơn hai ngày để khám phá Stockholm và nhất là cuộc hành tŕnh đến đây là sắp chấm dứt rồi. Mọi người bắt đầu bịn rịn, nói chuyện chia tay và bàn bạc sửa soạn cho chuyến đi tới.

Stockholm, theo tiếng Thụy Điển cổ có nghĩa là khu phố ở giữa những chiếc cầu bởi v́ thành phố này là sự kết hợp độc đáo của 14 ḥn đảo nối liền nhau bằng 50 cây cầu bắt qua hồ Malaren chảy vào biển Baltic, giống như một xâu chuỗi trên mặt nước. Quần đảo Stockholm có 24,000 ḥn đảo lớn nhỏ trải dài 80 km được xếp vào kỳ quan thế giới. Nhờ Thụy Điển đă không tham dự vào hai cuộc đại chiến cho nên Stockholm gần như c̣n nguyên vẹn.

Stockholm cũng là một thành phố kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và những lâu đài trong truyện cổ tích, băng qua nhiều kênh đào và công viên tạo nên một không gian xanh với khí hậu rất trong lành. Stockholm có 16% là dân nhập cư làm cho thành phố có phần đa dạng hơn các thành phố Bắc Âu khác. Có rất nhiều viện bảo tàng nằm quanh đảo rất tiện để tham quan, viện bảo tàng về văn hóa và phong tục vùng Bắc Âu và viện bảo tàng Vasa là lạ hơn cả.

Viện Bảo tàng tàu thuỷ Vasa - trưng bày chiếc tàu chiến được đóng bởi hàng ngàn cây sồi theo lệnh của vua Gustave, và được trang bị rất tinh xảo với rất nhiều châu báu năm 1628, nhưng bị đắm ngay sau khi hạ thủy. Cho đến bây giờ cũng chưa biết rơ lư do. Tàu quá nặng, quá cao, hay bề ngang quá rộng? Năm 1961 được vớt lên, dù đă ở dưới nước hơn 300 năm, nhiều chi tiết vẫn c̣n lắp lại được và cả chiếc tàu được bảo quản rất kỹ càng trong viện bảo tàng. Thật kỳ diệu nh́n từ pḥng lái của thuyền trưởng đến những chi tiết tỉ mỉ của các bộ phận khác trong tàu c̣n y nguyên, tưởng như đâu đây có sự hiện diện của những người trong quá khứ xa xôi.

 

 

Ngày 10: Stockholm

Cung điện hoàng gia được xây từ năm 1697 đến 1754, là ṭa nhà lớn nhất của Stockholm với hơn 600 pḥng. Ở đây mọi người đều được giáo dục về sự b́nh đẳng và b́nh dân dù bạn là chính khách hay thuộc giới hoàng gia. Dân chúng được vào thăm khu nhà hoàng gia đang ở và kho báu cũng như bảo tàng những đồ cổ của Gustave III. Ở đây có thể thấy tận mắt vương miện của hoàng hậu và công chúa qua các thời đại. Ngoài ra nếu có th́ giờ và nếu ở quăng trường vào khoảng 12 giờ trưa th́ cũng nên ở lại xem lính đổi phiên gác (changing guards).

Gần đó là Ṭa Thị Chính, nơi có hội trường tổ chức tiệc Nobel mỗi năm. Stockholm có rất nhiều địa điểm nổi tiếng và nhiều viện bảo tàng để xem, ngoài ra cũng có rất nhiều khu dân cư đáng viếng. Chúng tôi đi nhiều đến nỗi cuối ngày mỏi ră rời vẫn c̣n muốn đi tiếp v́ muốn khám phá bao nhiêu nơi lư thú.

Tối nay là buổi tối cuối cùng có mặt tất cả mọi người v́ ngày mai có anh chị phải lấy máy bay về trước và sau khi đưa chúng tôi lên tàu hải hành anh guide và ông tài xế sẽ giả từ chúng ta. Anh HTH có nhă ư xếp đặt với nhà hàng gần khách sạn để chúng tôi cùng ăn tối với nhau và để đăi ông tài xế và anh guide đă hết ḷng trong chuyến đi.

Ngày 11: STOKHOLM hải hành

Viking Line

Viếng khu hoàng gia, viện bảo tàng và các ṭa nhà lân cận hai ngày cũng chưa đủ. Ngày hôm sau chúng tôi lại khăn gói đi từ sáng sớm. Buổi trưa ngồi cà phê ở phố cổ nh́n dân chúng đi qua lại ăn những món bản xứ rất là thích. Con đường nào cũng đưa ra biển và ngồi ở góc nào cũng có gió biển mơn man thổi vào da thịt làm cho ḿnh cảm thấy rắn rỏi và khỏe khoắn hơn.

Buổi chiều ra bến tàu để đón Viking Line qua Helsinski. Tàu Viking Line lớn đủ để cho chúng tôi có th́ giờ đi lên đi xuống hẹn ḥ gặp nhau ở tầng nào và ăn cơm ở đâu. Tàu chạy rất êm, đứng trên boong tàu nh́n Stockhom lùi lần về đằng xa rất đẹp. Tàu nhổ neo lúc nào chúng tôi không hay, bận chỉ chỏ những nơi đă đi qua và những khu chưa đến. So với Oslo và Copenhagen, Stockholm lớn thật.

Gió se lạnh, mặt trời vẫn c̣n đỏ ửng ở phía chân trời. Chúng tôi tụm lại nói chuyện, chụp h́nh từng cặp với cảnh mặt trời lặn trên biển Baltic. Biết đến bao giờ lại cùng nhau trở lại đây trên một chuyến tàu như thế này! Chờ cho đến khi mặt trời gần khuất, xuống dần xuống dần gần mặt nước và tan biến vào chân trời xa mờ chúng tôi mới chịu chia tay hẹn nhau trong pḥng ăn.

Ngày 12: HELSINKI - Paris –

Sáng hôm sau chúng tôi đến Helsinki , thủ đô của Phần Lan. Phần lan nằm giữa Thụy Điển và Nga- Từ thế kỷ thứ 12 Phần Lan đă qua tay giữa Nga và Thụy Điển vài lần. Cho đến thế kỷ thứ 19, Nga Hoàng Alexander I cũng là công tước của xứ Phần Lan nên Phần Lan bắt đầu có quyền tự trị.

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của Phần Lan và nổi tiếng về nghệ thuật của Bắc Âu, Helsinki có rất nhiều viện bảo tàng và nhiều công tŕnh kiến trúc đẹp. Điểm đặc biệt là dân Helsinki không nói tiếng Anh thành thạo như các thành phố Bắc Âu khác, giao thông cũng không cấp tiến như ở Đan Mạch và Thụy Điển. Chỉ khác là ḿnh có thể tiêu tiền Euro ở đây. Năm 2000, Helsinki được công nhận là thành phố văn hoá nổi tiếng của Châu Âu.

Helsinki có thành cổ xây dựng năm 1280 là di sản văn hoá thế giới và cũng là một trong những thành cổ lớn nhất khu vực Bắc Âu. Công tŕnh này được người Thụy Điển xây dựng trong 300 năm và là căn cứ quan trọng nhất trong thời gian họ thống trị Phần Lan. Chúng tôi thăm nhà thờ và đừng chân ở quăng trường lớn rất sống động.

Lên xe các anh chị thay nhau nói lời cám ơn ban tổ chức, cám ơn nhau. Chị Machiko cám ơn mọi người và chỉ dẫn một vài mẹo nấu ăn các món tiêu biểu của Nhật. Cơm sushi, cơm sushi phải dùng gạo sushi của Nhật, tuyệt đối không dùng gạo Việt Nam hay loại gạo nào v́ sẽ không có chất dẻo. Có thể dùng dấm sushi trộn vào cơm nhưng nhớ là trôn khi cơm c̣n nóng, đậy khăn vải lại chờ cho đến khi cơm nguội đem ra vắt. Như thế khi vắt cơm sẽ dẻo.

Thế là hết gần hai tuần đi du lịch với nhau, ở gần nhau, sinh hoạt bên nhau, cười cười nói nói suốt ngày. Cũng không khỏi có những lần bực dọc, bởi không đúng giờ hẹn, quên đồ đạc ở khách sạn, lo lắng v́ có bạn đi lạc đường, bị mất giấy tờ…những che chở, giúp đỡ lẫn nhau không phải ở đâu cũng có. Chúng ta có duyên với nhau nên những gắn bó tự nhiên mà thân t́nh và bàng bạc tinh thần exryu … Phải công nhận anh trưởng đoàn Nguyễn Phong Quang có một túi “kiên nhẫn” và “vị tha” không ai b́. Hoan hô anh chị Quang Đào và mong chờ anh chị cùng với các anh chị exryu France tổ chức chuyến đi tới. Đó là lời khẩn khoản yêu cầu không phải chỉ ḿnh của chúng tôi mà là của cả 33 người trong chuyến đi này. Ngoài ra c̣n rất nhiều anh chị khi nghe tôi kể về chuyến đi thăm xứ thần tiên này đều đang dong tay muốn đi chuyến sau dù không phải là xứ thần tiên…v́ trên thế giới đâu có nhiều xứ thần tiên!!

Vài trang kể lại chuyến đi nhớ đời và một lần nữa cám ơn tất cả. Cám ơn các anh chị tổ chức, cám ơn các anh chị tham dự. Cám ơn các bạn rất hiền v́ có rượu ngon mà không có bạn hiền, có người hát hay mà không có người nghe, làm thơ, vẽ tranh mà không có người thưởng thức th́ cũng buồn phải không?

Chắc mọi người c̣n nhớ câu “tự thán” của anh Hoàng Anh :

“Ngày xưa sung sức th́ nghèo.
Bây giờ rủng rỉnh th́ teo mất rồi”.

Mong gặp nhau sớm trong cuộc hành tŕnh sắp tới kẻo thành “tiêu mất rồi” hay như chị Thu vẫn lo là chúng ta không c̣n nhiều sức để đi chơi xa. Thôi th́ xin hẹn:

Chia tay nhau giữa lúc này
Bàn tay năm ngón giữ ngày tháng qua
Nhớ rằng dù có chia xa
Ngày mai ta măi mặn mà nhớ nhau

 

Viết tặng các bạn đồng hành trong chuyến đi thăm “Xứ Thần Tiên”

Lê Thị Hàn, Hastings-on-Hudson, New York, 2 tháng 8, 2012

PS: Mời xem thêm [Tập h́nh ảnh Exryu du lịch Âu Châu (phần I)  &   (phần II)] rất đẹp của anh Nguyễn Phong Quang chia xẻ