
Tay Trong Tay
Lê thị Hàn
Tháng 12, 2013 -
Trong: Nói Với Mẹ Cha- Thưa Với Ông Bà
Tôi cũng không biết tại sao tôi chọn ngày thứ ba.
Cứ mỗi thứ ba tôi đều đến thăm ông bà nội. Tôi làm như vậy từ ngày
ông bà nội dọn về Houston cho đến lúc nào thật t́nh tôi cũng không
c̣n nhớ nữa.
Tôi cũng không nhớ tại sao ḿnh chọn ngày thứ ba.
Đối với ông bà, ngày nào cũng có thể là ngày thứ ba. Chắc chắn là
không phải ư của ông bà đưa ra. Có thể v́ tôi không muốn thứ sáu thứ
bảy chủ nhật v́ những ngày đó ai lại không bận. Thứ hai có thể là
một ngày nối dài của những ngày cuối tuần và là ngày hay được nghỉ
lễ. Chỉ c̣n lại có ba ngày trong tuần để chọn. Thứ tư là ngày tôi
chơi thể thao. Thứ năm phải lo sửa soạn bài vở cho tuần sắp đến nếu
cuối tuần có nhiều mục chơi.Vậy là thứ ba.
Thời đó chưa có điện thoại di động, hẹn với ông bà
giờ nào là phải đến thật đúng giờ. Ông bà không hề trách nếu tôi đến
không đúng giờ nhưng tôi luôn ân hận mỗi lần ḿnh đến trể. Từ đằng
xa, chưa bước vào nhà đă thấy ông đứng ngóng trước cửa. Ông cười
thật tươi, đưa tôi vào pḥng khách, Thế là không biết bao nhiêu
chuyện, những bài báo đă cắt sẵn, videos, băng nhạc casettes, thư
của ai đâu gửi đến, carte postale. Ông kể cho tôi nghe đủ mọi sự
trên đời, tôi thích thú nghe theo, chăm chú từng chi tiết. Có khi
ông nói hơi khó hiểu nhưng tôi không bắt bẻ ông làm ǵ. Tôi chỉ muốn
làm ông vui và vui với ông. Sai trái không hại đến ai th́ thôi. Bà
lại khác, bà chỉ luẩn quẩn trong bếp, kho kho nấu nấu. Chốc chốc bà
lại đem ra nước ngọt, kẹo mè, kẹo đậu phụng, cam cắt sẵn, những múi
cam vàng chói, bọng nước ngon lành. Chẳng bao lâu cái bàn tràn ngập
cả thức ăn sách báo.
Hôm nào tôi ở lại ăn cơm tối với ông bà th́ thôi
tha hồ “cao lương mỹ vị”. Cao lương mỹ vị của tôi là bất cứ món ǵ
bà làm. Tại sao bà làm món ǵ cũng ngon mà các cô các bác, ngay cả
mẹ tôi cũng làm không giống? Không phải chỉ tại tôi ham ăn, các chị
em bà con của tôi đều nói như vậy. Mỗi lần tất cả chúng tôi đến thăm
là y như rằng cái bếp nhỏ của nhà bà trở thành bếp nhà hàng. Cái bàn
ăn không đủ chổ cho bọn tôi ngồi và căn nhà trở thành cái chợ. Ấy
vậy mà ông bà cười tươi rói mỗi khi có dịp các cháu ở xa về.
Ông không hề liên can đến chuyện bếp núc. V́ muốn
lên pḥng phải đi ngang nhà bếp, nếu không chắc ông cũng không cần
biết cái bếp ở đâu. Chú Dũng hay kể chuyện ngày ông bà mới sang Mỹ.
Sáng nào thức dậy bà cũng để ly sữa, cam cắt sẵn và hai miếng bánh
ḿ nướng cho ông. Có hôm chú phải đưa bà đi bác sĩ thật sớm, chú gọi
bất ngờ nên bà chưa kịp sửa soạn bữa ăn sáng. Suốt đoạn đường bà cứ
lo ông đói, chú nói thức ăn ngay đó, ba đói th́ ba tự lo chứ sao má
cứ phải hầu hạ suốt đời vậy. Đến quá giờ cơm trưa chú mới đưa bà về
đến nhà. Thấy chú và bà vào nhà, ông đặt tờ báo xuống rồi lại tiếp
tục đọc. Bà hỏi:
- Ba ăn sáng chưa?
- Chưa.
- Uống sữa chưa?
- Chưa.
Biết ư ông, bà vội vă làm thức ăn. Cơm nước dọn ra
sẵn sàng mời ông, ông mới ăn. Chú Dũng giận quá, dặn bà, ít ra má
cũng để tự ba pha sữa chứ, ba ngồi ngay cạnh tủ lạnh mà. Bà ừ cho
qua chuyện nhưng cuối cùng đâu cũng vào đó. Không có th́ ông không
ăn. Bà th́ luôn luôn bên cạnh, ông chưa nói bà đă biết ư và vui vẻ
“phục vụ” như là cánh tay nối dài của ông. Ông lúc nào cũng nhận bất
cứ cái ǵ bà đem mời với một nụ cười rất hiền và không quên lời cám
ơn. Đó là điều có lần tôi hỏi mấy chú:
- Tại sao ai cũng nói đàn ông Huế hà tiện lời và
tiếc ṿng tay âu yếm. Con thấy ông thương bà dễ sợ.
- Ông là khác…
Mấy chú cứ thoái thác vậy để khỏi giải thích nhiều.
Nhưng tại sao ông lại khác, ông già hơn, ông ở thế hệ trước, đáng lẽ
ông “chồng chúa vợ tôi” hơn chứ? Ông không cần nói nhiều, ông cám ơn
khi nhận ông xin lỗi khi làm sai. Ông không hề tiếc lời khen. Hồi đó
tôi đang c̣n học trung học, ông giúp tôi làm bài tập tiếng Pháp, mỗi
lần tôi đặt được một câu hay là ông vỗ tay khen rối rít. Thương nhất
là khi ông nghe tôi đọc tiếng Pháp với cái lưỡi quấn tṛn trong
miệng. Voilà, voilà, ông vui cái vui của tôi. Tôi có tài “hề” và hay
bắt chước cử chỉ điệu bộ của các ca sĩ, tài tử, đôi khi của những
người xung quanh. Nhiều bữa tôi làm ông bà cười đến chảy nước mắt.
Ông không hề chê ai hoặc nói xấu về ai. Thấy tôi hay chọc phá, ông
dặn ḍ:
- Đừng chê ai nghe con. Ḿnh có biết ḿnh hơn được
ai mà chê. Con không nuôi ai một giờ th́ không có quyền chê ai một
lời. Không nói tốt được th́ nói chuyện khác. Chuyện xấu nào cũng có
căn cơ, phải hiểu rơ mới nói.
Cứ như vậy mỗi thứ ba tôi đều đến ở chơi với ông
bà sau giờ học. Tôi cũng chẳng giúp đỡ ông bà ǵ nhưng làm như sự có
mặt của tôi tạo nên một năng lực kỳ diệu, làm cho ông bà phấn khởi
hơn, vui vẻ hơn, kể nhiều chuyện hơn. Có nhiều lúc cả ba đều yên
lặng, tôi lo làm bài, ông đọc sách, bà xem báo, nhưng làm như có
ḍng điện vô h́nh chạy rần rần giữa ông giữa bà và tôi. Ngồi yên một
lát ông hỏi:
- Làm xong bài chưa, có muốn xem video không?
Tôi nghĩ chắc bố mẹ đem cuộn video Thúy Nga Paris
mới cho ông bà xem. Ông cầm cái video thâu lại, tươi cười giao tận
tay tôi để bỏ vào máy:
- Ông, trận đấu tennis này ḿnh xem mấy lần rồi mà
ông quên sao?
- Ông nhớ chứ, nhưng trận này hay lắm. Con phải
coi đi coi lại nhiều lần mới học được cách họ đỡ banh. Lúc này con
đă bắt đầu chơi tennis khá, con sẽ thấy hay hơn
Trời ơi, tôi xem nhiều lần đến nỗi tôi thuộc từng
đường banh của từng cầu thủ. Nhưng không sao, miễn là làm cho ông
vui. Chẳng mấy chốc tôi reo ḥ theo ông, vổ tay khen ngợi cầu thủ.
Sau những buổi thứ ba ở nhà ông bà về tôi thấy vui lạ thường. Tiếng
cười gịn tan của bà vang vang, và tôi thích nhất là ngồi kề ông
thỉnh thoảng lại nghe ông hát nhỏ, chỉ đủ cho ông nghe, những khúc
hát thật êm đềm. H́nh như ông đang nhớ về một thời xa xưa của ông bà,
có căn nhà rộng răi, có người làm hầu hạ, có hàng xóm láng giềng
thăm hỏi nhau. Có bao giờ ông tiếc nuối đă đành đoạn bỏ hết gia tài
sự nghiệp mà ra đi. Nhà thờ bên bờ Hương Giang nh́n qua dăy núi Kim
Phụng với đồi thông vi vút, thơ mộng biết bao. Đó là những điều ông
chưa hề kể cho tôi nghe. Tôi chỉ biết cuộc đời hào hoa phong nhă của
ông qua những mẫu chuyện của ba tôi và các cô chú. Có thể ông nghĩ,
kể ra chỉ là một niềm nuối tiếc, than văn một quá khứ không trở lại
mà c̣n như đào sâu vào nỗi buồn ly hương của ḿnh. Có thể ông bà
nghĩ là tôi không biết ǵ có kể cũng không mường tượng được cảnh quê
hương ông ở một chân trời xa lắc.
Tôi thích nhất đến chơi với ông bà vào những ngày
gần Tết. Bà sửa soạn làm mứt gừng, bánh tét và nhất là làm tré. Tré
của bà ngon nhất. Đó là lời của các bác bạn ba mẹ nói. Giúp bà làm
tré tôi không học được cách nấu nướng hay cách làm tré v́ cho đến
nay tôi vẫn là đứa vụng về nhất trong bếp. Tôi học được bài học của
sự tận tâm, để hết tâm hồn ḿnh vào công việc. Tôi học được có đam
mê, có chăm chút, có thật ḷng say sưa làm th́ chuyện nhỏ chuyện lớn
nào cũng xong. Tôi có thể ăn một lúc hai ba lọn tré của bà nhưng khi
nghĩ đến quá tŕnh tỉ mỉ của bà để làm ra lọn tré th́ tôi lại bắt
đầu nhấm nháp từ từ. Tôi nhai từ hột mè rang, thưởng thức mùi riềng
và nhất là cái mùi vị riêng của tré mà không có món ăn nào có vị, có
mùi đặc biệt như thế. Ba tôi vẫn nói “tré của má”. Ba tôi không ăn
tré của ai ngoài tré của bà làm.
“Tré của má” công phu lắm. Bà nói, làm mè cho ngon
là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi gói tré. Bà rất kỹ khi
làm mè. Ông và tôi phải ngồi lựa những hạt mè xấu, mè khác màu ra
khỏi rổ mè của bà. 80 tuổi mà mắt ông rất sáng. Sau khi mè đă đều và
đẹp, bà tôi rửa thật sạch, răi mè ra khay để cho mè khô rồi mới
rang. May là Tết nhằm mùa lạnh chứ gặp tháng 7 tháng 8 ở Houston mà
phải làm mè kiểu của bà th́ dù thương ông bà bao nhiêu tôi cũng t́m
cách trốn việc!!
Tôi ngày càng lớn, ông bà ngày càng già. Ông dạy
tôi:
- Con biết không, người Pháp họ không nói ḿnh già,
họ nói là ḿnh “kém trẻ” (moins jeunne) hay nói cách khác, ḿnh không
c̣n trẻ.
Ông không c̣n cầm vợt dội banh tennis cho em tôi
chơi nữa. Chiều chiều ông rủ bà đi bộ quanh xóm sau bữa ăn. Ngày nào
ông cũng viết nhưng dạo này ông viết ít hơn và cũng không đọc báo
nhiều như trước. Ông hay ngồi lim dim đôi mắt, không biết v́ mỏi hay
v́ muốn thu gọn tầm nh́n của ḿnh để sồng với những h́nh ảnh thân
quen thôi.
Càng ngày bà càng it nấu nướng hơn. Lâu lâu cả nhà
mới được ăn một bữa bánh khoái bà làm. Bà bắt đầu mệt khi phải đứng
lâu trong bếp và ông cũng không c̣n ăn nhiều như những năm trước.
Ông bà xem phim bộ nhiều hơn. Bà thích những phim chuyện xưa, hoặc
cải lương. Lúc đầu tôi hơi khó chịu khi phải ngồi cả giờ nghe những
loại nhạc như vậy. Nhưng rồi cũng quen tai và cứ làm bài trong lúc
ông bà chăm chú ngồi xem.
Một buổi chiều bà ra lấy thư, trên con đường vào
nhà bà ngă quỵ xuống đất, không tự đứng lên được. Cũng may hôm đó là
thứ ba, tôi đang ngồi trong nhà, vội gọi 911. Khi xe cứu thương đến
chở bà đi, tôi theo bà vào bệnh viện để ông ở nhà một ḿnh. Thủ tục
nhà thương thật là mất th́ giờ. Tôi phải theo bà đi chụp h́nh quang
tuyến, thử máu v.v. Mới té có một chút mà bà bi bể xương chậu, bà
phải nằm lại nhà thương. Thấy bà thiêm thiếp ngủ tôi về nhà với ông.
Lúc đó trời đă nhá nhem tối. Từ xa tôi thấy bóng ông tôi chậm răi đi
qua đi lại trước nhà. Thấy tôi xuống xe ông ôm lấy tôi như vớ được
cái phao:
- Bà sao rồi con? Bà đâu rồi?
- Sửa soạn đi, con chở ông vào thăm bà.
- Ông sẵn sàng từ lâu rồi, ông đi được ngay với con.
- Trể rồi, ḿnh ăn một tí rồi đi kẻo ông đói.
- Con ăn đi, ông không đói, ông chờ con.
Tôi nuốt vội vài miếng cơm và thức ăn bà để sẵn.
Thật ra tôi chỉ muốn ăn để ông ăn cùng v́ biết vào nhà thương thăm
bà xong lúc về đến nhà sẽ quá bữa. Nhưng khi nh́n sắc mặt ông và đôi
mắt lo âu ấy tôi biết là ông sẽ không nuốt nổi bất cứ cái ǵ lúc đó.
Tôi xếp thức ăn vào tủ lạnh vừa nói với ông:
- Con chở ông đi ngay bây giờ đây.
- Cám ơn con.
Ông ngồi yên lặng trong xe, hai bàn tay đan vào
nhau. Chưa bao giờ ông im như thế khi đi với tôi. Chắc hẳn ông có cả
trăm ngàn câu để hỏi nhưng ông lại không nói tiếng nào. Giá như ông
cứ hỏi, dù ngớ ngẩn đến đâu tôi cũng có thể làm “hề” để khỏi phải
thở cái không khí nặng nề lúc đó.
Tôi bỗng chợt thấy tóc ông bạc hơn, da nhăn hơn,
làm như ông già đi ngay trước mắt tôi. Hay ông đă già mấy năm nay mà
tôi không chú ư v́ trong tôi ông không già, ông chỉ “ít trẻ” thôi!
Khi chúng tôi bước vào pḥng, bà đang nằm thiu
thiu ngủ, ông kéo ngay cái ghế đến bên cạnh giường. Không ai nói với
ai lời nào, chỉ thấy tay trong tay. Hai người cầm tay nhau một lúc
lâu, thỉnh thoảng ông lại vuốt lên bàn tay nhăn nhó của bà và cứ giữ
nó lại trong tay ông. Có lẽ các gân máu trong hai bàn tay có một
ngôn ngữ riêng. Có lẽ hơi ấm trong ḷng bàn tay nói lên được tất cả
nỗi niềm lo âu thương mến. Không hiểu sao nước mắt tôi chảy ràn rụa.
Ông tôi không hà tiện lời. Ông tôi không tiếc cử chỉ âu yếm. Ông tôi
có cách tỏ t́nh riêng. Tay trong tay, nhẹ nhàng mà mănh liệt.
Trên đường về ông cũng ngồi yên lặng như đang nghĩ
đến một chuyện ǵ xa xôi lắm. Ba tôi gọi, dặn tôi chở ông về nhà lấy
áo quần rồi đưa ông qua nhà tôi ngủ lại. Ngày mai ba tôi sẽ đưa ông
vào thăm bà. Ông nói:
- Chưa cần, ông có thể ở nhà một ḿnh.
- Rồi ai lo cơm nước cho ông?
- Ơ ḱa, ông làm được mà.
- Ông có bao giờ làm đâu? Tôi cười.
- Th́ bắt đầu từ hôm nay ông làm, khi bà về nhà ông cũng làm cho bà
luôn.Từ nay ông sẽ không cho bà làm ǵ nữa.
- Ai chỉ cho ông cách nấu nướng, dọn dẹp?
- Th́ c̣n ai dạy nữa, ông dạy cho ông. Lần tới con qua, ông nấu cho
con ăn.
Tôi đưa ông vào nhà. Bàn tay xương xương rất ấm
trong tay tôi.
Ông cười cho tôi yên ḷng:
- Con về đi kẻo khuya. Gặp con thứ ba sau.
- Ngày mai con có match tennis. Thứ năm thứ sáu ǵ đó con sẽ đến.
Con sẽ đưa ông đi thăm bà.
- Ráng chơi cho hay nghe con, chú ư khi đỡ banh.
Trên đường về tôi chỉ thấy hai bàn tay ông bà tôi
thấp thoáng trước mắt. Tay trong tay ông bà tôi đă sống với nhau
trong bao nhiêu năm nay không hề rời nhau.
Lê thị Hàn
Tháng 12, 2013
Viết thay cho Nhă Trang
Trong: Nói Với Mẹ Cha- Thưa Với Ông Bà
|