Thời đại của chúng ta đă khai mở con đường bay xuyên vào các hành
tinh trong vũ trụ, đánh dấu những bước tiến siêu việt của khoa học.
Những nhà địa chất đă khám phá niên kỷ h́nh thành các kỳ quan di sản
tuyệt vời của nhân loại trên thế giới. Nhưng ngôn ngữ của thi ca và
tiếng nói của t́nh yêu, cho đến bây giờ, vẫn chưa khám phá ra khởi
điểm đầu tiên của con người hiện hữu trên địa cầu thân yêu nầy. Từ
ngh́n xưa con người cứ tưởng chừng như t́nh yêu là tiếng chim đồng
vọng từ trên đỉnh núi. Là tiếng thở của gió qua rừng lá sương mai.
Là tiếng suối ngàn bên bờ đá xanh rêu, Là cánh bướm chập chờn bên
những đóa hồng ngây dại thầm lặng hiến dâng hương sắc... Ngôn ngữ
thi ca bày tỏ t́nh cảm đầu tiên của con người và đă trường tồn với
lịch sử th́ vẫn chưa t́m ra câu giải đáp. Chỉ biết những bài thơ ca
ngợi t́nh yêu mới thực sự vĩnh cửu vượt qua không - thời - gian và
được loài người trân quư truyền tụng như một thánh lễ tôn giáo của
t́nh yêu.
Chung cùng những ư niệm như thế chúng tôi đă t́m thấy âm hưởng
ḥa điệu giao cảm sáng tạo h́nh thành những bài t́nh ca mang đầy ấn
tượng trong thi phẩm MƠ GIỮA BAN NGÀY của Lê Thị Hàn. Đúng như một
hạnh ngộ kỳ diệu nơi phương trời viễn xứ sau hơn nửa thế kỷ trên quê
hương thuở cùng chung lớp học, cái thuở mà "áo em trắng quá nh́n
không ra.." nhảy nhót chân chim trong sân trường Trần Quư Cáp, Hội
An...
Bước vào thế giới thi ca của Lê Thị Hàn chúng tôi đă t́m thấy
những hạt ngọc lấp lánh trong t́nh thương Mẹ Cha. T́nh yêu đôi lứa
ngọt ngào. Nỗi cô đơn nơi xứ Hoa Anh Đào. Những ray rứt kỷ niệm môt
thời trên quê hương yêu dấu. Cuối cùng là những tư duy tỉnh thức về
kiếp nhân sinh vô thường.
Từ cổ chí kim tuổi trẻ bao giờ cũng biểu tượng tuổi của t́nh yêu
thơ mộng. Tuổi của mơ ước của hy vọng đạt đến tương lai rạng rỡ với
người t́nh hạnh phúc trăm năm. Người xưa đă ví t́nh yêu của thời
tuổi trẻ chẳng khác nào trong khu vườn có nhiều hoa tươi thắm rực rỡ
giữa mùa xuân.
Thi ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là tâm hồn cao thượng và đa
cảm.
Với thế giới Mơ Giữa Ban Ngày của Lê Thị Hàn chúng ta t́m thấy
những bài thơ nói đến t́nh yêu thật dễ thương của những giao động
đầu tiên thời tuổi trẻ
Em bao giờ có hay
Tôi chờ từng chiếc lá
Tôi mong từng đám mây
Bao giờ em trở lại
Bao giờ em đến tôi
Bao giờ gió thổi bay tà áo
Tôi đón hương em từng ngón tay
Cơn mưa bao giờ dứt
Tôi hỏi thầm đám mây
Rồi ngẩn ngơ hỏi lá
-Cớ sao em không về?
(Bao Giờ - Tokyo 1966)
Thơ của Lê Thị Hàn trữ t́nh lăng mạn, man mác nhớ nhung như gịng
sông trải lụa trong nắng chiều. Âm hưởng những bài thơ năm chữ ray
rứt ngũ cung thuần túy của dân tộc thật bâng khuâng của đợi chờ và
trong một số bài sáng tác theo thể điệu tự do, chúng tôi ghi nhận Lê
Thị Hàn đạt nhiều ưu điểm. Chúng ta có thể t́m thấy những câu thật
đẹp trong các bài Bên Em, Bao Giờ, Chờ Anh, Chuyện Chúng Ḿnh, Đường
Phượng Bay, Bao Giờ Trời Thôi Mưa, Giàn Hoa Giấy Đỏ, Muốn, Che Nón...
... Em đă đi qua
Bao nhiêu ngàn dặm
Em đă vấn vương
Bao nhiêu chuyện t́nh
Giàn hoa giấy đỏ vẫn c̣n trong tim...
... Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh phong trần không kịp nghỉ chân
Ngày ra đi chưa một lần ước hẹn
Theo em về bên phố vắng cô đơn...
... Nửa cuộc đời nầy
Anh theo dấu chân chim
T́m tiếng hát dập d́u trên biển cát
T́m con sông ngày trước bỏ xa nguồn...
Những bài thơ t́nh hay nhất trong kho tàng thi ca của nhân loại
là những bài thơ sáng tác trong những giây phút xuất thần trùng
trùng duyên khởi. Là những tinh hoa đột xuất từ trái tim chân chất
nguyên thủy, mộc mạc như cỏ hoa bên ngàn. Đó là những bài thơ t́nh
của Lê Thị Hàn đă h́nh thành khi cô là một nữ sinh viên du học ở
Tokyo năm 1966. Nếu nói những tài năng thi ca là những kẻ thích đùa
chơi với ngôn ngữ, đa số những nhà thơ bước vào cuộc chơi với thế
giới thi ca đều bằng những bài thơ tỏ t́nh trong sáng và trở thành
những bài thơ t́nh đẹp nhất để đời. Có thể Lê Thị Hàn cũng nằm trong
trường hợp như thế chăng? Tuy nhiên không phải chỉ ở những bài thơ
t́nh thôi mà Lê Thị Hàn c̣n viết về Mẹ, về Quê Hương, về những boăn
khoăn u trầm với kiếp sống lưu vong nơi phương trời viên xứ.
T́nh Mẹ như hơi thở, như lửa ấm trong tim. Trên bước đường phiêu
lăng, thời gian âm thầm trôi qua, những năm tháng phiền muộn nhớ
thương, tâm hồn luôn hướng về nơi cố quận để nguyện cầu dâng lên Mẹ
Cha những lời trân quư nhất.
Ai về nhắn với cha tôi
Dù xa vạn dặm tôi thường nhớ Cha
Nhớ Cha ít nói hay cười
Dù cho khổ nhọc không hề thở than...
... Chân đi xa, mắt vẫn nh́n về
Nhớ Mẹ chỉ có một đời thương con
Con đi xây mộng giang hồ
Mẹ ngồi chờ đám con xa trở về
Đă mấy xuân rồi không thấy Mẹ
Xuân nầy mai đă nở nơi nơi
Nhớ Mẹ con viết bài thơ dại
Mơ tiếng Me cười trong nắng xuân...
H́nh ảnh Mẹ vẫn là h́nh ảnh dịu hiền bao dung như sông biển trong
tâm thức của mọi người con hiếu thảo. Mẹ là nét đẹp cao quư, là kỳ
quan tuyệt vời nhất trong tất cả những kỳ quan trên thế giới. Mẹ c̣n
mang ư nghĩa lớn lao như quê hương, sông núi giống ṇi. Hai miền đất
Huế - Hội An được Lê Thị Hàn ca ngợi nhiều nhất trong thi tập Mơ
Giữa Ban Ngày. V́ chính tác giả nguyên quán là Thừa Thiên - Huế mà
sinh trưởng và lớn lên nơi thành phố Hội An. Huế - Hội An là hai
thành phố cổ kính được vinh danh là di sản văn hóa của thế giới, có
nhiều chùa chiền cổ miếu mang cái không khí êm vắng hiền ḥa giống
nhau.
Quê hương ơi! Biết ai ngàn dặm quay về
Đường xưa lối cũ ngă mầu rêu phong...
Cùng ngồi gọi nhau nh́n quê nhà cũ
T́m lại ngày nào h́nh bóng Hội An...
(Phố Hội)
Nói về Huế đă là man mác buồn và càng da diết buồn hơn khi viết
về những mùa mưa xứ Huế, chính v́ những mùa mưa xứ Huế, đă ám ảnh
suốt đời những người con xứ Huế. Những cơn mưa năo nề thê thiết nơi
xứ Huế đă vô h́nh chung hiện hữu triền miên sâu đậm trong thi phẩm
của Lê Thị Hàn. Nào là trong Huế, Thương, Phượng Đỏ Mai Vàng, Quê Mẹ,
Vạt Nắng Saigon, Mưa Huế, Nhạt Nḥa, Bên Em, Chờ Anh, Bao Giờ Trời
Thôi Mưa...
... Huế thương biết mấy cho vừa
Thương tà áo tím qua đường phượng bay
Thương em má đỏ hây hây
Nón che nửa mặt tóc mây nồng nàn
Thương o An Cựu mơ màng
Nhớ chàng Bến Ngự ôm đàn ngóng trông
Hoàng hôn tím ngắt trên sông
Tơ trời nhả xuống những gịng vấn vương
Huế thương biết mấy cho vừa
Thương đường vô Nội mịt mờ gió sương
Thương em áo trắng thẫn thờ
Thương con đ̣ cũ c̣n chờ người xưa
Thương đêm trăng lạnh cô pḥng
Vẳng đâu tiếng hát Nam B́nh Nam Ai
Thương mưa rả rích Chợ Mai
Mắt hoang vu nhớ những ngày xa xưa
Huế thương biết mấy cho vừa
Thương mùa nước lũ thương mưa dầm dề
Thương em ray rứt ê chề
Ngoài hiên gió lạnh năo nề ḷng đau
Không chỉ có Huế - Hội An trong ḷng người đi mà trong thơ Lê Thị
Hàn c̣n có Saigon - Hà Nội và cả Tokyo một thời lưu luyyến nhớ. Đi
lanh quanh rồi cũng có ngày về thăm Quê Mẹ để nghe Hồi Chuông Thiên
Mụ trầm bỗng trôi theo gịng Hương Giang lặng lờ trong nắng chiều
hiu hắt.. Chiêm nghiệm thẩm thấu đời sống thật vô thường. Thịnh suy
như giọt sương trên đầu ngọn cỏ:
Có c̣n chăng qua thời gian là những tư duy của gịng văn hóa dân
tộc mang theo nơi xứ người để nhận diện chân tướng chúng ta đến từ
đâu và hy vọng sẽ như gịng hải lưu nguyên thủy giữa muôn trùng đại
dương.
... Tôi nh́n xuống bông hoa trên tay ḿnh
Nỗi buồn nào c̣n đọng lại đây
Thương hoa nào c̣n ngây ngất say
Một sáng mùa xuân
Một chiều mùa hạ
Con đường nào đưa ta đến đây
Bàn tay nào đem ta về nơi đó
Việt Nam...
Mang tâm trạng Lưu Nguyễn về trần. Ngơ ngác nhận thấy nhân gian
đă đổi thay. Người xưa đă bỏ đi như cánh chim ngút ngàn. Giữa trời
đất mênh mông buồn vô hạn. Có phải nhà thơ tự hỏi ta là hạt bụi từ
đâu đến và sẽ trôi dạt về đâu? Hay chỉ là tiếng thông reo giữa núi
Ngự buổi chiều hoang vắng?!
Ta từ đâu về đây
Nơi lưu luyến này
Ḍng sông chảy măi
Ḷng ta muốn dừng
Ta từ đâu về đây
Trả bốn phương trời lại cho ai
Đứng đây mơ giữa ban ngày
Anh này anh
Hành trang là t́nh yêu bao nhiêu năm bao nhiêu ngày
Hành trang là quê hương bóng mát mai vàng
Là đêm trăng sáng hai bờ sông Hương
...
Anh này anh
Nửa đời lưu lạc giang hồ
Màu hoa bóng nước tưởng ḿnh đă quên
Đứng đây mơ giữa ban ngày
Nh́n lên núi Ngự thông ngàn vi vu.
Huế 6/1997
(Mơ Giữa Ban Ngày)
Thời gian sẽ qua đi như viên sỏi rơi ch́m trong đáy hồ tĩnh lặng.
Bao nhiêu kỷ niệm yêu dấu rồi cũng phai tàn trong tiềm thức mịt mờ
như khói sương. Thấu triệt được triết lư vi diệu vô thường để chuyển
hóa thân tâm an nhiên với hiện hữu, tạo hạnh phúc trong đời sống
thường hằng vượt qua những vọng ngă động tâm đầy phiền muộn. Thi ca
thể hiện trọn vẹn tâm hồn cao thượng nhân ái của người thi sỹ, cho
dù như tiếng chim hót trong khu vườn buổi sáng. Như cánh hoa phô sắc
để rồi tàn tạ vào buổi chiều, nhưng với tâm nguyện chỉ để dâng hiến
hương thơm đến cho người cho đời. Những niềm hạnh phúc trong phút
giây. Đó chính là những khởi niệm trở về nguồn. Trở về cái ư thức
chân tâm diệu hữu tuyệt vời.
Thành phố Rosemead,
Tháng năm '07
THÁI TÚ HẠP
Nguồn : SaigontimesUSA |