Thơ Lê Thị Hàn và Nỗi Buồn Thiên Cổ trong Mơ Giữa Ban Ngày Ngô Vũ Bích Diễm Trước hết xin kính chúc hạnh phúc và sức khỏe đến toàn thể quư vị nhân dịp năm mới và cám ơn sự hiện diện của quư vị tối nay đă đến đây với Hàn, Lê Thị Hàn, bạn tôi với tập thơ Mơ Giữa Ban Ngày của Hàn lần đầu tiên ra mắt công chúng. Tôi và Hàn trở thành đôi bạn thân từ năm chúng tôi vừa tṛn 16 tuổi. Hàn từ Hội An ra Huế để tiếp tục chương tŕnh đệ nhị cấp tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học. Tuổi trẻ của chúng tôi đi qua những năm tháng sôi động nhất của những biến chuyển chính trị, kinh tế và xă hội của thập niên 1960-1970. Đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam với ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng tôi ngày ấy cho đến tận hôm nay*. Hàn ở trong Thành Nội, bên kia bờ sông Hương. Tôi ở bên này sông Bến Ngự, một nhánh của sông Hương chạy qua trước nhà. Chúng tôi phải đi qua hai cây cầu, hai gịng sông và thêm một cổng thành rêu phong là Cửa Thượng Tứ để gặp nhau. Rất may là hai ngôi trường thân yêu của chúng tôi, Đồng Khánh và Quốc Học, nằm trên vùng đất giữa hai con sông nên chúng tôi vẫn gặp nhau hàng ngày. Nhưng chưa her, những ngày nghỉ học chúng tôi c̣n đạp xe đi chơi với nhau để tiếp tục chuyện tṛ, tâm sự. Con đường Hàng Đoát, Chemin D'Amour mà tên gọi rất quen trong trí nhớ của nhiều người Huế, nhưng không có trong bản đồ thành phố , là con đường hai chúng tôi đă đi qua không biết bao nhiêu lần. Con đường này và thư viện Đại Học Huế đă là bệ phóng cho chúng tôi thả hồn mơ mộng khắp bốn phương trời. Những ngày cuối tuần của thời xa xưa đó chưa có điện thoaiï nên chúng tôi mỗi đứa giữ một quyển vở học tro,ø đổi cho nhau chi chít những bài viết về những suy nghĩ của tuổi trẻ, t́nh yêu, thân phận và những cái chết t́nh cờ hoặc không t́nh cờ của những người thân quen. Thế mà hai đứa vẫn không thể nào nói hết chuyện với nhau. Chúng tôi vẫn tiếp tục như vậy mặc dù có thưa thớt hơn khi Hàn rời Việt Nam đi du học ở Nhật. Những lá thư giữa Đông Kinh và Saig̣n vẫn là những cánh bướm bay qua lại giữa hai chúng tôi. Thật vậy , làm sao nói hết được bao nhiêu điều chất chứa trong hai trái tim trẻ trung bồng bột và đầy lư tưởng của chúng tôi ngày ấy. Tôi tin rằng những kỷ niệm đầy ắp ước vọng tuổi trẻ dược ghi lại trong hàng ngàn trang vở học tṛ chúng tôi đă viết trao đổi với nhau đă vô t́nh là cách tập làm văn, làm thơ tốt nhất cho Hàn từ thuở thiếu thời. Sau khi đọc hết tập thơ Hàn giao cho tôi cách đây khoảng gần hai tháng, tôi đă chọn ngay bài Mơ Giữa Ban Ngày. Xin đọc để quư vị nghe xem bạn tôi đă thi sĩ như thế nào? Tôi gọi điện thoại qua New York cho Hàn rằng Hàn đă chọn đề tựa bài Mơ Giữa ban Ngày cho tập thơ của Hàn là rất đúng v́ bài này đă nói lên một hồn thơ mà trong chúng ta ai cũng có và cũng biết. Quư vị đă từng nghe nói đến "Nỗi Buồn Thiên Cổ", thưa có phải không? Tôi nhận ra đâylà chủ đề xuyên suốt tập thơ của Hàn theo cách hiểu của tôi. Tôi xin đọc v́ tôi rất tâm đắc bài này. Sau khi nghe tôi đọc xong, mong rằng quư vị một lúc nào đó ngồi một ḿnh sẽ đọc lại bài này để thấy thấm thía hơn. Tôi muốn nói đến "Nỗi buồn thiên cổ" ** mà ai trong chúng ta cũng mang trong hồn như một hành trang của kiếp người. Ai mà chẳng có lúc cảm nhận được nổi buồn ấy. Đó là cảm giác buồn man mác khó định nghĩa mỗi khi bạn đứng một ḿnh trong chiều vắng giữa thiên nhiên mênh mông và bạn thấy ḿnh chỉ là hạt bụi trong vô cùng trời đất. Cũng có người nói đó là nổi cô đơn tiền kiếp. Hay có khi chúng ta chỉ ngồi trong hiên nhà nh́n vạt nắng vàng phai, một ḿnh nhớ về một dĩ văng xa mù nào đấy và... "Buồn ơi chào mi"! Nhà tâm lư học Carl Gustav Jung năm 1902 đă phân tích được trạng thái tâm lư này của con người và chỉ có con người mới cảm nhận được nỗi buồn thiên cổ đó ** . Chúng ta vừa có nhận thức về thế giới và đồng thời hiểu được thân phận bé nhỏ của ḿnh giữa thiên thu vô tận. Nhưng bây giờ chúng ta hăy quên Jung mà hăy nghe Hàn chuyên chở nỗi buồn thiên cổ ấy giùm cho chúng ta bằng lời thơ rất thơ, rất giản dị mà vô cùng xúc tích gợi nhớ về cội nguồn của con người là hạt bụi bay qua thời gian, bay qua không gian vô cùng vô tận của vũ trụ với muôn kiếp cô liêu: Ta từ đâu tới đây Ta từ đâu tới đây Ta từ đâu về đây Ta từ đâu về đây Hành trang là t́nh yêu bao nhiêu năm Ta từ đâu về đây Ta từ đâu về đây Nữa đời lưu lạc giang hồ
Huế, tháng bảy, 1997 Đây là bài thơ Hàn làm ngày trở về Huế tháng 6 năm 1997 sau 34 năm lưu lạc xứ người. Hàn đang nói giùm chúng ta nỗi buồn ấy, có phải không thưa quư vị?.. Tôi cho rằng là thi sĩ không ai tránh khỏi ám ảnh về nổi buồn thiên cổ này và thi sĩ phải có lúc thốt lên lời thơ bằng lối riêng của họ. Hàn có cách diễn tả tâm t́nh ấy rất tinh tế mà vô cùng giản dị, tự nhiên. Đó là cái tài của nhà thơ mà chúng ta không có và v́ thế chúng ta không là thi sĩ !! Từ sầu thiên cổ chúng ta hăy cùng Hàn trở về với đời thường, với quê hương Việt Nam những năm tháng chiến tranh. Mời quư vị đến với tâm t́nh của Hàn trong một bài thơ khác mà tôi rất yêu. Đó là bài Đối Thoại. Tôi tin rằng trong mỗi chúng ta luôn có một mối t́nh chung, t́nh quê hương. H́nh như t́nh yêu ấy vẫn luôn tha thiết chảy trong gịng máu những người Việt Nam. T́nh yêu quê hương lại càng da diết hơn khi chúng ta không c̣n quê hương để trở về. Tôi lại muốn đọc bài thơ này cùng quư vị v́ bài thơ này hay quá: Ông già trao cho tôi một bông hoa Sân trường đầy học tṛ
Ông già giật giây chuông Tôi nh́n xuống bông hoa trên tay ḿnh Việt Nam Hitotsubashi University, Kunitachi Bài thơ Đối Thoại này Hàn viết vào tháng tư năm 1968 ở Đông Kinh sau biến cố Mậu Thân, đă đưa tên tuổi Lê Thị Hàn lần đầu tiên lên diễn đàn văn chương Việt Nam. Nhiều báo văn học ở miền Nam Việt Nam như Văn, Văn Học, Phổ Thông, Ngày Nay đă b́nh thơ và đă đăng bài thơ này của Hàn. ... và Hàn trở thành nổi tiếng nhờ bài thơ đầy ấn tượng và chuyên chở rất nhiều tâm t́nh của Hàn, một sinh viên trẻ yêu nước. C̣n nổi đau xót nào hơn nỗi đau xót của một người xa quê hương thương về vận nước điêu linh trong những năm chinh chiến ấy. Trong toàn tập thơ đây là bài thơ hay nhất của Hàn theo tôi nghĩ. Lời thơ vô cùng xúc cảm, xuất phát từ đáy ḷng của Hàn, nỗi ḷng quặn đau nhớ về cố quốc trong khói lửa. Nay chúng ta cũng xa tổ quốc, nỗi nhớ thương về những kỷ niệm đă qua cũng đau trong ḷng chúng ta gần như thế. Ngày hôm nay, ngồi đây chúng ta đọc thơ của Hàn, chúng ta nhớ về những năm tháng ấy và cả những năm tháng này, Việt Nam vẫn c̣n là tiếng kêu đồng vọng trong hồn ta, nỗi nhớ quê nhà ray rứt không nguôi. Và chúng ta có lúc tự hỏi chúng ta phải làm ǵ hơn nữa cho quê hương? V́ thời giờ có hạn, tôi không thể chia xẻ hết những nhận định của tôi về Mơ Giữa Ban Ngày. Tập thơ này c̣n có rất nhiều bài thơ với giá trị rất là thơ theo thiển ư của tôi. Như những bài Hàn viết cho Mẹ "Mơ tiếng Mẹ cười" rất độc đáo cái cách Hàn diễn tả đôi mắt Mẹ cười. Xin quư vị hăy đọc bài này đi nhé. Một bài nữa dành cho Cha. Bài "Mộng Đời Viễn Du". Đây là bài thơ viết về Cha rất tiêu biểu cho mỗi ông Cha kính yêu của chúng ta và của riêng Hàn. Xin quư vị hăy mở tập thơ ra và đọc ngay đi. Rất là hay. Những bài thơ này và các bài thơ khaac đă được anh Thái Tú Hạp đề cập đến quư vị mấy phút trước đây nên tôi không nói dài thwm nữa, Và sau hết là t́nh yêu nồng nàn và chung thủy của Hàn cho người bạn đời của ḿnh. Đặc biệt là những bài Hàn làm trong thời gian du học ở Tokyo và t́nh yêu lớn dậy cùng với t́nh bạn của hai người thời sinh viên. Đó là những bài "Mùa Thu Đông Kinh", "Moshi Moshi, Allo, Allo". Thực sự tôi đă cảm xúc với bạn tôi rất nhiều khi đọc những bài thơ này. Ai mà chẳng có thời tuổi trẻ mộng mơ. Nhưng Hàn đă nuôi t́nh yêu thơ mộng của ḿnh thành mối t́nh trăm năm với sự hiểu biết và chia sẻ giữa hai người. Hàn đă luôn làm mới mối t́nh với người trăm năm ấy. Đó là nhờ cái hồn thơ vô cùng tự nhiên và giản dị của Hàn. Nữ sĩ Lê Thị Hàn không cần phải có những mối t́nh oan trái oái ăm và đầy nước mắt để làm chất liệu cho thơ của ḿnh. Thơ của Hàn trong sáng, giản dị và rộng lớn. Tôi rất hănh diện được là bạn của Hàn. Tôi yêu thơ Lê Thị Hàn cũng như tôi yêu Hàn, bạn tôi! Tập thơ Mơ Giữa Ban Ngày khác với tất cả những tập thơ khác ở chổ tất cả các bài thơ của Hàn đều được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp. Dịch ra tiếng Anh là công tŕnh của những người bạn tài hoa khác của chúng tôi, Bích Đào, Lê tạ Bích Đào và Bá Anh. Hai bạn này đă giúp đưa thơ Hàn đi vào gịng chính thi ca ở Mỹ và đi khắp thế giới bằng ngôn ngữ khác hơn tiếng Việt. Cũng như vậy, vài người bạn khác, Tùng Hoa Seaman, Rosette Nghiêm đă dịch thơ Hàn sang tiếng Pháp. Các bạn đọc sẽ thấy họ đă tài t́nh chuyển ngữ các bài thơ của Hàn như thế nào. Tôi cho rằng tự thân các dịch giả cũng đă là thi sĩ!. Đến đây xin quư vị bằng cách riêng của ḿnh hăy đón nhận tập thơ Mơ Giữa Ban Ngày và những CD nhạc phổ thơ của Hàn do các nhạc sĩ Lâm Kim Cương và Lê Khắc Thanh Túy thực hiện. Tập thơ của Hàn đă chuẩn bị công phu như thế, nội dung đặc sắc như thế, tôi mong rằng quư vị hăy trân quư tác phẩm đầy tâm huyết của bạn tôi. Tôi nghĩ tập thơ rất xứng đáng để được quư vị lưu giữ trong tủ sách gia đ́nh. Biết đâu khi quư vị thấy trong hồn ḿnh dấy lên nỗi sầu thiên cổ, trong một khoảnh khắc nào đó, quư vị nhớ ra rằng đă có lần Lê Thị Hàn cũng chia sẻ nỗi buồn này cùng quư vị. Và hơn nữa quư vị đă biết rằng hằng tỷ con người trên mặt đất này một lúc nào đó trong đời ḿnh cũng đă kinh qua mối sầu thiên cổ ấy. Tiện đây tôi xin mở ra một suy nghĩ riêng về sự liên hệ giữa cảm tính tự nhiên về nổi cô đơn tiền kiếp ấy của con người và nhu cầu về một đời sống tâm linh của chúng ta. Nhưng đây chỉ là một gợi ư mà thôi. Xin cám ơn quư vị đă lắng nghe bài nói chuyện về thơ của bạn tôi, Lê thị Hàn.
Ngô Vũ Bích Diễm
Ghi chú · * Xin đề nghị đọc "We Were Soldiers Once And...Young" by Lt. Gen. Harold Moore and Joe Galloway. · ** Xin đề nghị đọc "The Archetypes and the Unconscious", by C.G.Jung, Translated into English by R.F.C. Hull, Princeton University Press.
|