Gác Khói

Lê Thị Hàn

(Trong tập Bên Kia Sông)

Mùa thu Bắc Kinh lạnh hơn mùa thu ở Bắc Mỹ. Thành phố với những hàng cây dài, hàng hàng lớp lớp xe đạp, xe gắn máy không c̣n nhiều như bốn năm trước khi tôi mới đến đây lần đầu. Thay vào đó là những chiếc xe bus chạy dọc theo đại lộ sạch sẽ khang trang, những nhà cao tầng bằng kính, những khu phố lớn treo bảng hiệu tiếng Hoa tiếng Anh nhan nhăn trong một không gian văn minh hơn, sáng lạng hơn.

Chúng tôi đứng trên tháp chuông Zhonggulou ở phía Bắc của thành phố nh́n xuống, Bắc Kinh được xây dựng trên một con đường chính dài hơn 7 cây số, nối dài từ Bắc tớí Nam. Thành phố nằm trên một bàn cờ có 9 con đường dọc theo Bắc Nam và 9 đường cắt ngang từ Đông sang Tây tạo thành nhiều khu phố. Bên trong những ô cờ lớn của thành phố là những “Hutong”, có thể gọi là những phố hẽm nhỏ chia ô cờ thành một xóm hẽm nhỏ hơn. Trong đó c̣n những cửa hàng buôn bán cho dân địa phương, một tiệm chạp phô bày những thứ linh tinh, tiệm hoành thánh, bánh xếp hai bên đường. Có khi lạc vào những ngơ hẹp, dài hun hút chỉ thấy một vùng tường xám bao bọc ngoài những hàng cây tàng lá lớn, đó có thể là những căn nhà của cả một gia tộc nào c̣n lại từ xưa. Cư dân bước vào cổng chính, cổng rộng hay hẹp, trang hoàng giản dị hay hoành tráng tùy theo gia thế của chủ nhân. Có những “hutong” rất đặc biệt với nhà phố san sát, có con sông nhỏ chạy qua những khu vườn đầy hoa, xinh xắn. Ở đấy có sẵn những chiếc xích lô đạp, những xe ngựa chở du khách trang hoàng lịch sự, chạy quanh phố cổ để t́m lại cái không khí cả ngàn ngàn năm trước, cái hương vị và cung cách sống của người đời xưa.

Mắt nh́n Bắc Kinh trước mặt mà tâm hồn tôi đang ở Hội an. Cũng những khu phố nhỏ, những con đường hẹp, những căn nhà nối dài hai mặt đường nằm san sát nhau. Hội An là một Hutong nhỏ. Chắc hẳn phải có một gia đ́nh Minh Hương nào đó đă đem một ô phố nhỏ của Bắc Kinh về thả ở Hội An.

Đă nhiều lần tôi đến thăm nhà các bạn, cũng ở sau những bức tường xám xịt, thô sơ, tưởng như vào bên trong là một khu vườn hoang vắng không ngờ lại là những căn nhà nhỏ xúm xít nhau quây quần quanh sân rộng. Trong sân có giếng nước, có cây kiển trong những chậu sành to lớn, chạm trổ cầu kỳ mà tuổỉ nhỏ tôi đă say sưa nh́n ngắm những cây mai vàng đài các nằm trong đó mỗi độ xuân về. Không những chỉ có mai vàng c̣n có pháo đỏ treo ḷng tḥng, nổ rộn ràng trong đêm giao thừa để đến ngày hôm sau nh́n khoảng sân rộng với xác pháo đỏ lả tả rơi bên cạnh những cụm mai vàng đẹp như một bức tranh. Chúng tôi c̣n được ăn bánh tổ mà thời đó chỉ có Hội An mới có trong những ngày Tết. Mỗi năm vào dịp Tết Má tôi thường thuê người đến nhà làm bánh tổ. Bánh tổ làm bằng bột nếp, làm công phu nên mỗi khi làm thường làm nhiều một lần và hấp trong những nồi lớn. Anh em chúng tôi cùng bạn bè thường ngồi quanh nồi bánh tổ bánh tét chờ bánh chín để được thử những chiếc bánh đầu ḷ. Thực ra bánh tổ chỉ ngon khi bánh đă vừa khô, đem cắt lát ra chiên, ăn vào sẽ nếm được một hương vị khó quên, mùi ngọt của đường vị cay của gừng và mùi thơm của nếp. Ngoài ra cũng ở trong những khu nhà đó, tôi được ăn những chiếc bánh ú tro đầu tiên trong đời mà sau này tôi không t́m được ở đâu cho đến măi gần đây. Bánh ú tro ăn vào dịp Tết đoan ngọ, ngày mồng năm tháng năm có h́nh chóp, gói bằng một thứ lá lấy trên núi, buộc thành từng chùm lủng lẳng, mỗi chùm mười cái, các em trai tôi có khi ăn một lần mười cái. Bởi vậy mỗi lần mua bánh ú tro Má tôi thường cầm về năm sáu chùm, chúng tôi bu lại quanh bộ bàn trường kỹ dành phiên nhau chấm bánh ú vào dĩa đường trắng nhỏ xíu ở giữa bàn. Bánh tro làm bằng nếp ngâm với tro hoà trong nước phèn chua để cho bánh trong và dai. Tôi vẫn c̣n nhớ bánh tro rất lạ, trong veo, màu vàng nâu khó tả, mùi bánh tro cũng rất đặc biệt, vị nhẹ nhàng không béo bở nhưng ngon miệng và ăn hoài không chán.

Nhưng đứng ở tháp chuông nh́n xuống xóm nhà cũ kỹ với mái ngói âm dương đă vương màu thời gian, tôi nhớ nhất là căn Gác Khói của nhà tôi ở Hội An. Chúng tôi gọi đó là gác khói v́ phần lớn nhà ở Hội an ngày xưa cũng như ở khu Hutong không có lầu. Căn gác này chỉ là gác lững ở phần sau nhà, chắc ngày xưa người ta làm chỉ để chứa đồ, hoặc để làm một nơi trú ẩn. Muốn lên gác phải leo lên cầu thang rất hẹp, khi lên đến trên rồi th́ có thể đóng sập một tấm ván cửa đă gắn sẵn để ngăn cách với nhà dưới. Khi ở trên gác, gặp lúc người nhà thổi cơm th́ khói lên um tùm, cay sè cả mắt v́ vậy mới có tên Gác Khói. Trong cả một khu phố cổ, chỉ có nhà tôi là có căn gác này. Mỗi lần leo lên đến gác chúng tôi kéo tấm ván sập cửa xuống và tự nhiên biết ḿnh đang ớ trong một thế giới riêng tư không ai xâm nhập được. Căn gác có hai cửa sổ hai bên, cửa trước mở thẳng ra ngoài qua một mái hiên rất hẹp. Bước qua mái hiên là hàng lớp mái ngói màu nâu màu đỏ đậm, có mái đă nhuốm màu rêu phong. Chiều chiều chúng tôi có thể đứng ở mái hiên nh́n qua bên kia đường, sau đó là sông Thu Bồn hoặc nh́n quanh thành phố, điểm danh những ǵ ḿnh đă làm, những chỗ ḿnh vừa mới đi qua hoặc định những nơi ḿnh sẽ đến. Gác khói là “tổng hành dinh” của chúng tôi. Nơi đây chúng tôi đă từng thức trắng đêm học bài thi, hoặc măi mê nói chuyện, hay mơ mộng viễn vông. Từ gác khói chúng tôi có thể thấy ḷ bánh ḿ ông Xường, thấy người thợ đang lui cui nhồi bột, bắt bột, hoặc đang bắt đầu nướng bánh, nhờ vậy khi bánh mới bắt đầu ra ḷ là thế nào một trong chúng tôi, bạn có, anh em có, cũng có mặt để đem về những ổ bánh ḿ thơm phức, gịn tan. Gác khói là nơi anh em chúng tôi nghịch phá những tṛ chơi bây giờ nghĩ lại không thể tượng nổi. Nhà toàn là con trai nên ba má chúng tôi luôn luôn có nuôi thêm một người làm con trai. Năm đó có cậu người làm mới tập tễnh từ nhà quê lên, không biết chữ, c̣n rất quê chưa biết ǵ nhiều nên chuyện ǵ cũng hỏi và chuyện ǵ chúng tôi giải thích một lần cũng không nhớ, hoặc nói đúng ra là không hiểu nhưng không dám hỏi lại. Một hôm chị bếp không có nhà, Mạnh không biết làm sao đốt bếp. Dạo đó nhà tôi nấu bếp than, nhưng lúc đầu cũng phải nhen lửa. Mạnh khép nép lên hỏi Tiến, ông anh lớn nhất nhà:

“Anh Tiến ơi, làm sao em nhen bếp, anh cho em mượn hộp diêm.”

“Thằng này, ở thành phố ai mà nhen bếp bằng lửa nữa. Có thấy cái đèn pin đây không? “

Có lẽ đây là lần đầu tiên Mạnh thấy cây đèn pin nên nh́n mà không hiểu ǵ cả. Tiên biết ư bảo: “Bấm vào đó, thấy ǵ không?”

“Dạ dạ em thấy lửa”

“Vậy đem cây đèn này xuống bếp, để vào đống than mà thổi, một lát than sẽ hồng ngay.”

Mạnh nghĩ sao thời đại này văn minh quá, khác hẳn ở nhà quê, hí hửng cầm cây đèn pin xuống nhà, bỏ vào đống than, h́ hục thổi măi , tro văng tứ tung mà than vẫn không hồng. Chúng tôi, một đứa đi ngang qua bếp xem Mạnh làm thế nào, mấy đứa kia ngồi trên gác khói chờ. Một lúc sau nghe tiếng bước lên cầu thang, Mạnh trở lên, mắt đỏ hoe v́ bụi than, nói như muốn khóc:

“Anh ơi, thổi hoài sao nó không đỏ”.

“Vậy đèn pin có đỏ không?”

“Dạ có, em thấy đèn đỏ mà thổi hoài than vẫn không hồng.”

Tiến vẫn chưa tha, như vậy chắc là mấy cục pin hư rồi. Để ta bày cho thử pin nghe. Tiến chỉ cho Mạnh vặn đèn pin rồi lấy hai cục pin ra thử:

“Làm như vậy này, thè cái lưỡi vào đầu cục pin nếu mày thấy tê tê cái lưỡi là đèn vẫn tốt, đem xuống nhúm lửa lại đi.”

Mạnh nghe lời làm y như lời Tiên chỉ.

“Em thấy tê tê mà”

“Vậy th́ xuống nhen lửa lại đi chứ c̣n chờ ǵ nữa.”

Trời ơi, khi Mạnh bước xuống cầu thang, chúng tôi cười chảy cả nước mắt nhưng Tiên vẫn tỉnh bơ. Tôi lo quá, chuyến này thế nào cũng bị Ba Má la cho mà chết.

Ở trên gác chúng tôi ngơm ngớp chờ.. Có tiếng bước chân trên nhà xuống bếp. Đúng là bước chân của Má.

“Mạnh ơi, chị Tám đi chợ về chưa?.”

Không nghe tiếng Mạnh trả lời, chắc là đang bận nhen bếp.. chúng tôi lại nghe tiếng Má sửng sốt:

“Úi Trời ơi, ai bày mi làm cái tṛ này?”

“ Con nhen lửa mà!”

Chúng tôi không nghe Má trả lời, chắc là bà đang cố nín cười, hay đang giận đang nghĩ tới mấy đứa con nghịch ngợm trên gác khói cọp kẹp mà ít khi bà leo lên tới.

Tôi nghĩ là bà không thể nào hiểu sao tụi con nít có thể quỷ quái như vậy được. Mới mấy ngày trước bà hàng xóm bán hàng đă qua nhà mắng vốn Mạnh ăn nói sỗ sàng. Hỏi ra mới biết khi Má sai Mạnh qua tiệm hàng xén mua chai “tàu vị yểu” (x́ dầu). Mạnh nghe lần đầu không hiểu mới hỏi lại Tiến. Anh bảo:

“À, bà nói qua mua chai t́nh yêu đó mà”

Mạnh cũng không hiểu t́nh yêu là cái ǵ. Người nhà quê có chi đi nữa th́ cũng gọi là thương chứ không biết chữ như Mạnh th́ hiểu chi chữ “t́nh yêu”. Mạnh liền chạy qua nhà bà Thêm, miệng lẩm bẩm t́nh yêu, t́nh yêu kẻo sợ lại quên:

“Bà ơi, bà bán cho con một chai t́nh yêu”

Bà Thêm nghe chưa dứt câu đă la làng:

“Cậu nói cái chi?”

“Dạ, cho con một chai t́nh yêu”

“Này, nói chi rứa, đồ quỷ..về đi, về đi, không có t́nh yêu t́nh quỷ chi hết, tui đi mét bà cho mà coi”

Mạnh chạy một mạch về nhà, mắt mở to, thở hổn hển

“Cô ơi, con không mua được t́nh yêu, bà Thêm la làng không chịu bán..”

Mấy đứa tôi sợ ba má la, chạy te lên gác khói. Nhà có năm anh em trai, với Tiến là sáu, chỉ ḿnh tôi là con gái nên lúc nào cũng phải theo số đông, chơi tṛ con trai. Ba tôi th́ hiền như bụt, cưng con gái một nhưng đến khi bị phạt th́ bắt cả đám nằm dài ra trên phản ngựa mà cho ăn roi. Chắc Ba Má tôi nghĩ trừng phạt kiểu này mới là công bằng, không đứa nào đổ lỗi cho đứa nào cả v́ nếu c̣n nghe phân bua th́ làm sao mà xử trí!! Hôm đó chúng tôi bị một trận đ̣n vừa khóc vừa cười. Tôi chỉ nghe tiếng Ba đe :

“Đừng có bày dại cho thằng Mạnh nữa nghe không. Ba má biết đứa nào xúi dại rồi nhưng anh em không đứa nào biết cản hết th́ bị ăn đ̣n cả đám thôi.”

Anh em chúng tôi nằm im thin thít. Tôi nghe tiếng roi rít lên nhưng khi đến thân h́nh các con th́ chỉ c̣n là một cái vổ nhẹ.

“Nhớ đó nghe, lần sau có đứa chơi dại th́ đứa khác phải biết điều mà can nghe.”

“Dạ..”

Chúng tôi đồng loạt dạ ngoan ngoản, đồng loạt ngồi dậy.. rồi cũng không có lần nào đứa nào đi can những tṛ chơi hú tim này. Có khi là nhát ma, có khi c̣n viết thư t́nh giùm cho những người làm không biết chữ, mùi mẫn hết sức dù chưa hề biết yêu, cho họ ḥ hẹn nhau ở cạnh giếng hay bên bờ sông. Đêm đêm dạy họ học ê a, c̣n bày họ hát những bài đặt sai lời để cười bể bụng. Ôi tuổi thơ, phải gọi là tuổi ngọc v́ nó đẹp làm sao, không tội vạ không ưu phiền, chỉ biết ca hát rong chơi.

Gác khói c̣n là pḥng cấp cứu khi bạn Hằng cúi xuống hôn một bụi hoa hồng bị gai đâm vào mắt. Ngày ấy, chúng tôi chạy vội lên gác, lấy khăn tẩm nước muối ướp vào mắt nhưng măi cũng không khỏi đau. Không hiểu sao tôi lại nghĩ là đâm gừng ướp vào đó th́ sẽ bớt đau, thật ra khi ướp gừng vào th́ Hằng la hoảng lên..Trời ơi nóng quá, mắt tao mù rồi..mù rồi…rồi hai đứa quưnh quáng khóc sướt mướt.. Có thể nhờ những giọt nước mắt đó mà gừng, mà muối không vào mắt chứ không th́ chắc bây giờ Hằng không c̣n con mắt tốt để có thể vẽ được những bức tranh Hội An thân thương.

Rồi tôi xa Hội an, khi từ Đông Kinh trở về thăm nhà năm 1966 gác khói của tôi không c̣n nữa, thay vào đó là một tầng lầu chạy dài từ trước ra sau nhà, trên lầu c̣n có sân thượng. Sân thượng cao hơn gác khói nên từ đó tôi thấy bên kia sông và thấy suốt cả thành phố, từ đường Cường Để xuống ngă tư Lê Lợi thẳng tắp. Ngày tôi rời Việt Nam em Huy c̣n rất nhỏ nên mỗi lần nhớ chị, Ba Má tôi thường đem em lên sân thượng nói với em là đứng đây có thể thấy được Đông Kinh nơi chị du học. Em khoe với tôi sân thượng nhà ḿnh cao nhất Hội An đó chị ơi, rồi đưa tôi đi suốt những căn pḥng mới trên lầu. Chỉ cho tôi xem cái lan can trước nhà với 6 chữ H chạy ngang phía trước, hai chữ HAN và HUE hai bên hông. Trên lan can là những chậu kiển đầy hoa. Đứng ở đó nh́n lên phía tay phải là Chùa Cầu, phía tay trái là đường Cường Để dài hun hút với những căn nhà hẹp mái ngói rêu phong. Cuối đường là chùa Ông trước mặt chợ. Tôi rất thích chợ Hội an v́ chợ nằm ngay sát bờ sông, những buổi họp chợ đông đúc rộn ràng nhưng ấm cúng làm sao. Chợ nằm trong ḷng phố, cuối đường Bạch Đằng, bao năm tháng đă qua, bao biến đổi của cuộc đời xảy ra quanh đây, chợ vẫn lẳng lặng đón chờ người bán người mua.

Tôi vẫn nhớ những lần đi cùng Hằng qua chợ, thăm nhà những người bạn gần chợ. Tiệm Phi Yến, Phi Anh, tiệm Khảo Thành mà nhiều lần đến chơi với Bích Đào chúng tôi chạy thẳng tuốt lên lầu, tiệm kẹo của gia đ́nh Tuyết Ánh, tiệm sách Khai Trí gần nhà chị Bich Trâm, những tiệm thuốc bắc bên kia đường mỗi lần đi bổ thuốc đều được cho một trái táo khô thơm ngon làm sao. Sau khi dạo chợ tôi và Hằng thường đến kiosque bán gạo của chị Bắc. Vừa thấy chúng tôi chị Bắc đă hỏi:

“Ơ ḱa, con Hằng, con Hàn hai đứa muốn ăn ǵ chị lấy”

Kiosque của chị Bắc nhỏ và gọn, tôi chỉ muốn đứng đó nh́n qua bên kia sông, hưởng gió mát thổi vào những khe cửa sổ, nh́n những con thuyền sơn màu xanh cập bến ra vào. Đến chị Bắc muốn ăn chi mà chẳng được. Tủ đồ ăn của chị là cái chợ nằm ngay trước mặt. Chị chỉ cần bước ra vài bước là có thứ đem về cho hai đứa ăn. Tôi th́ chỉ thích ăn khoai sắn. Khoai từ, củ ngăi Hội an rất ngon, nhất là sắn, họ có thể lựa một củ sắn dẻo đặt giữa hai miếng lá chuối, đập dẹp một cái, chỉ 1 cú thôi là củ sắn vừa bẹp, mở lá chuối ra rắc chút muối mè thơm phức… đó là thiên đường của tôi ngày đó. C̣n Hằng th́ thích bánh tráng đập giập, bánh ướt đặt giữa hai miếng bánh tráng nướng, đập giập ăn với mắm nêm… Món này ở Bắc Kinh cũng có bán trong các cửa hàng dân dă. Tôi c̣n thấy có xe bán bánh tráng đập giập tự động nữa, không đem theo máy chụp h́nh, tôi đă đứng rất lâu, nh́n người ta bỏ tiền vào, nh́n chiếc bánh ướt tự động hiện ra, rồi bánh tráng nướng, rồi cả miếng bánh đă xong tự động hiện ra trong máy. Nhưng tôi nghĩ cái bánh ngon nhờ những bàn tay đập không đều, chỗ nát nhiều chỗ c̣n nguyên miếng, nhờ nụ cười của cô bán hàng c̣n trẻ hay của người đàn bà da đă nhăn nheo.

Lần trở về năm 66 tôi không gặp Hằng ở Hội an. Hằng sẽ nghĩ ǵ khi biết chúng tôi đă mất đi căn gác khói. Lần trở về đó, tối tối tôi và Bạch Nga hay ngồi ở bờ sông măi đến khuya, nói với nhau không biết bao nhiêu chuyện của tuổi rất nhiều chuyện để nói đó. Nhà Bạch Nga ở hai mặt đường, Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Chúng tôi có thể ngồi trong nhà nh́n ra sông nhưng sao vẫn cứ thích ngồi ngay bờ sông đong đưa hai chân xuống để kể cho nhau những chuyện đường xa, tâm t́nh với nhau những mẫu chuyện rất gần…nhưng vẫn không ấm cúng và thú vị bằng ngồi với nhau trên gác khói. Trên gác khói không ai phá chúng tôi, không ai khuấy động những tâm t́nh thầm kín. Chúng tôi có thể ngồi đến khuya lắc khuya lơ mà không sợ. Gác khói là chốn an toàn, là nơi đă ôm ấp những hồn nhiên của tuổi trẻ những tâm t́nh, hoài bảo của chúng tôi ngày mới lớn. Giờ chúng tôi mỗi đứa một nơi, đứa c̣n trên đời đứa đă ra đi, đứa ở một chốn xa xăm đứa đă không c̣n để kể cho hết tâm t́nh của đoạn đời c̣n lại cho nhau nghe…cho nên Gác Khói cũng phải đổi đời!!.

Cho nên dù Bắc Kinh có phát triển tân kỳ đến đâu cũng c̣n một Bắc Kinh bên trong với những ngơ phố nhỏ c̣n những "Hutong", những khúc đường quanh co chật hẹp chứa đầy dấu tích của ngày xưa. Bắc Kinh của cung phi mỹ nữ, của quan lại và của đời sống người thường.

Hội An cũng vậy thôi, Hội An có thay đổi đến đâu cũng c̣n lại một Hội An với những cửa hàng chật hẹp những căn nhà sâu hun hút hai mặt đường, sâu như chiều sâu của nhiều di sản văn hoá, lịch sử truyền qua nhiều thế kỷ nơi đây. Hội an với ḍng sông như huyết mạch, với Cửa Đại bao la hiền hoà với dân t́nh chất phát mà phóng khoáng sống với nhau bằng cả tấm ḷng dù mới gặp nhau ngày hôm qua hay xa nhau đă hơn nữa thế kỷ.

Lê thị Hàn

Tháng mười một 2010

(Trong tập Bên Kia Sông)