Bên Kia Sông

 

Lê Thị Hàn

 

Tôi đă không nghĩ là có một động cơ nào có thể thúc đẩy tôi nóng ḷng trở lại Hội An sau khi vừa mới chôn cất Huân 49 ngày trước đây. Sự khổ đau triền miên và niềm cô đơn không biết lúc nào mới dứt làm tôi không thể nghĩ đến ngày trở lại. Thế nhưng tôi lại trở về. Lần này đem hai con trai và dâu về làm lễ chung thất cho anh.

Mới bảy tuần trước đây, chiếc thuyền lớn đưa Huân từ bên này qua bên kia bờ sông. Tôi thẫn thờ ngồi bên cạnh quan tài, nắm chặt bàn tay An, nghĩ đến lúc qua bên kia bờ nơi Huân và tôi đă bắt đầu t́nh yêu của ḿnh. Thời đó quê chúng tôi êm ái nhẹ nhàng và bến sông là nơi gặp gỡ, chuyện tṛ. Tuổi thơ của chúng tôi là những buổi chờ đ̣ qua về hai bến sông, là những câu chuyện vu vơ, những bước chân trên đường đất nghe tiếng lá tre chạm nhau trong gió. Bây giờ đường quê đă đổi mới, nhà ngói nhiều hơn nhà tranh, đường nhựa dài hơn đường đất nhưng màu nắng vẫn là màu nắng xưa, luồng gió vẫn là luồng gió cũ, chỉ có tóc không c̣n xanh và ḷng không c̣n ngây thơ trong trắng. Ngày xưa, trên con đường từ bến sông về nhà, thỉnh thoảng không thấy ai nh́n Huân lại nắm lấy tay tôi, bàn tay to lớn ấy bao bọc nguyên cả bàn tay nhỏ bé của tôi, cho tôi cái cảm giác đây là nơi dựa giẫm, gửi gấm cuộc đời ḿnh. Đêm về Huân viết những bài thơ hay đến nỗi mỗi khi học giờ Quốc Văn tôi đều nghĩ đến một ngày nào đó thơ của Huân sẽ được in ra cho con cháu chúng tôi học. Tôi say sưa, mơ mộng, tuổi thơ đưa tôi đến bao nhiêu chân trời lạ trong đó Huân dẫn tôi đi qua bao nhiêu chốn hoàng hoa.

Kỷ niệm cứ lần lượt hiện về. Những ngày tháng vui chơi, hạnh phúc, những chuỗi ngày nhớ mong vô vàn, những cay đắng, mồ hôi nước mắt. Ôi thời gian cứ vô t́nh trôi qua, đều đều chảy như con nước trên sông cuốn theo mọi t́nh huống của cuộc đời. Tôi nhớ lời Má tôi hay nói ở tuổi bảy mươi lúc tôi mới ngoài ba mươi... Cuộc đời c̣n dài lắm con ạ, c̣n bao nhiêu là đổi thay.Cứ liệu mà sống với những ǵ Trời đă an bài. Tôi bỗng thấy như ḿnh đang từ một cơn mê này qua một mộng mị khác...

Có nhiều khi tôi buồn, nuối tiếc những ngày qua th́ Huân nói “Em có một tờ giấy trắng mà cứ đem cất vào hộc tủ măi sao, em phải mạnh dạn viết vào đó, có lúc là một bài thơ t́nh tươi mát, có khi là một lời ca năo nuột hay là một đoạn văn dài than văn không thành tiếng. Đó chính là tiếng ḷng của em, là khi những sợi tóc xanh bỏ em ra đi hoặc những dấu chân chim thời gian về nằm trên khuôn mặt. Em đừng buồn v́ tuổi trẻ đă bỏ ta mà đi, em hăy vui v́ em đă sống được một đời dài ư nghĩa. Anh cám ơn em, anh đội ơn trời cho chúng ta sống được với nhau những ngày cuối đời êm ả.” Lời anh hay nói đă bao năm nay. Tôi đâu có nghĩ anh nói vậy để rồi bỏ tôi mà đi, lần này là ra đi vĩnh viễn.

Tôi đă khóc nức nở trên vai An, đứa con trai 30 tuổi mà vẫn c̣n rất gần với Mẹ. Đứa con trai đă cùng sống với tôi qua những chặng đường khó khăn và đau khổ nhất của đời tôi. Tôi không thấy được khuôn mặt của An lúc đó, không đọc được cảm xúc của An nhưng tôi thầm cám ơn bờ vai rộng, bờ vai giống Huân như Huân vẫn thường hay nói. Bờ vai An đă cưu mang giùm tôi nỗi khổ mất anh. Khi người ta hạ quan tài của Huân xuống ḷng đất, tôi nghĩ là Huân đă đem t́nh yêu của chúng tôi theo v́ với Huân “Anh có thể thiếu em nhưng không thể thiếu t́nh yêu của chúng ta”. Tôi nắm chặt một nạm đất trong ḷng bàn tay, bàn tay kia một cành hoa, thả nhẹ xuống quan tài - nắm đất miền quê yêu quư và đóa hoa t́nh yêu dịu ngọt của chúng ta đó, ḷng tôi thầm mong anh đem được t́nh yêu của chúng tôi đi để tôi có thể sống b́nh yên hơn, hy vọng tôi sẽ tiếp tục đi con đường c̣n lại dễ dàng hơn.

Vài ngày sau đám Huân, An đưa tôi về Huế rồi bay vào Sài g̣n tiếp tục công việc. Làm kiến trúc sư, kế hoạch cho một hăng đầu tư xây cất ờ Saig̣n An rất bề bộn với công việc nhưng không ngày nào là không quên gọi Mẹ. An đề nghị tôi dọn vào ở với An cho có Mẹ có con. Tôi cười nói với con, hơn 30 tuổi mà chưa có vợ, đem Mẹ về ở với th́ chẳng cô nào thèm lấy con đâu. Con gái thời nay lấy chồng mà nghĩ là c̣n phải lo cho Mẹ chồng nữa th́ ai mà ham. An cầm lấy tay tôi, th́ Mẹ không lo cho Bà Nội đó sao? Mẹ đă phải lo cho Bà Nội và cho hai con lúc Ba không có nhà nữa th́ đă sao? Con trai tôi ơi, con không nhớ là cái khoảng cách thời gian giữa chúng ta gần bốn mươi năm cuộc đời, là bao nhiêu đổi thay: t́nh cảm, văn hóa và hằng ngàn hoàn cảnh oái ăm!!.

Tôi một ḿnh trở về căn nhà nhỏ bên cầu Bến Ngự. Căn nhà nhỏ của chúng tôi ấm cúng, tràn đầy h́nh ảnh, kỷ niệm. Tôi thấy thiếu nhưng chưa thấy buồn. Có thể nhiều đau khổ trong đời đă làm tôi không c̣n so được cái buồn nào buồn hơn cái buồn nào. Buồn mất anh ở tuổi hơn 60 hay buồn xa anh lúc chưa được 30. Buồn cuối đời hay buồn lúc vừa bước vào đời làm dâu với Mẹ già, con dại. Đă bao nhiêu năm tôi cứ sống với cuộc sống trước mắt, chưa hề được ngồi xuống, thư thả để lắng nghe tiếng nói của tâm hồn ḿnh. Có lẽ đây là lúc tôi có thể ngồi xuống đọc tờ giấy của đời tôi, tờ giấy trắng đă được viết lên những bài thơ t́nh, những ca khúc, khổ đau có hồ hởi có, những đoạn đời tan nát, xót xa nhưng sao tôi cũng vẫn c̣n can đảm để tiếp tục sống tiếp tục viết. Thế mới chứng minh được lời của các nhà tâm lư học là sức chịu đựng của một người đàn bà chưa ai từng đo được. Đặt vào hoàn cảnh nào người đàn bà cũng t́m ra một lối thoát mà không ai dự đoán được. Cái trực giác của người làm Vợ làm Mẹ, người làm Chị, người làm Em, người làm Bà sẽ giúp họ thoát khỏi những trường hợp oái ăm nhất của cuộc đời.

Một tuần sau khi chôn cất Huân, Hội điện thoại từ Nữu Ước về. Mới hơn một tuần trước đây, khi gọi báo tin cho Hội là Huân mất, Hội vội vàng:

- Để con lấy máy bay về ngay với Mẹ.

Thật ra có về ngay được chăng nữa th́ khi đến Huế cũng đă không kịp ngày đưa đám cha. Xin visa mất ít nhất là hai ngày, bay mất hai ngày từ New York về Saig̣n, rồi nửa ngày từ Saig̣n về Huế. Hội lập gia đ́nh được năm năm nay, khi Huân vừa tṛn 65, lúc đó Huân đă bắt đầu thấy không khỏe nên chúng tôi không đi dự đám cưới được. Chúng tôi chưa được gặp Loan, cô dâu đầu. Năm sau Loan sinh con trai đầu ḷng, sau đó thêm một cháu trai hai tuổi. Huân hân hoan, cứ mong có ngày được gặp cháu nội, cháu đích tôn chứ phải chơi!.

- Có con dại, đi đứng khó khăn lắm. Mẹ biết con muốn về, nhưng về lúc này con cũng không c̣n gặp được Ba nữa. Thôi con cứ từ từ mà thu xếp, bên này đă có An lo mọi chuyện xong rồi. Lo cho vợ và cho các cháu đi con.

Lần này không biết Hội định thế nào, tôi tự hỏi th́ đầu giây bên kia Hội nói:

- Mẹ ơi, con và Loan sẽ gửi hai cháu cho bà Ngoại. Năm tuần nữa tụi con về thăm Mẹ và làm lễ 49 ngày của Ba. Loan chỉ đi được một tuần, con sẽ ở lại với Mẹ và An thêm một tuần nữa. Mẹ và An cứ dự tính chương tŕnh, tụi con sẽ theo. Con sẽ email về Mẹ lộ tŕnh của chúng con.

- Hay quá, nếu hai cháu Linh và Lân ở với bà ngoại được th́ các con về làm lễ 49 ngày cho Ba là Mẹ mừng lắm. Đối với con nhà Phật Giáo, 49 ngày là ngày quan trọng nhất của người đă mất. Làm sao con biết được chuyện 49 ngày?

- Mẹ quá lo, thời buổi này không t́m hiểu th́ thôi chứ muốn hiểu biết thêm th́ kiến thức tràn đầy trên mạng. Mẹ đặt ra một câu hỏi, biết th́ con trả lời ngay không biết con sẽ gọi lại mẹ với câu trả lời trong ṿng 30 phút.

Bên này cứ mỗi cuối tuần con đều đến chùa làm lễ tuần cho Ba.

- Như vậy hơn một tháng nữa là hai con sẽ về.

Tôi thả ống điện thoại xuống. Giá như Huân c̣n sống. Huân sẽ vui biết bao khi gặp Hội, nhất là gặp được Loan, người đàn bà đang cùng chia sẻ cuộc đời với con ḿnh. Tôi vẫn hay tự nhủ, nếu có cơ hội đi thăm người lớn tuổi, đi dự một tiệc vui với người thân, tôi sẽ cố gắng có mặt khi người thân c̣n sống để thấy được niềm vui của ho, chia xẻ những nụ cười, tinh hoa của cuộc sống. Khi c̣n trẻ, c̣n mạnh khỏe ít ai nghĩ đến sự sống chết, sự mất c̣n có thể xảy ra trong tích tắc, trong một khoảnh khắc mà đến khi ḿnh nhận thức ra th́ đă đi qua.

Có thể v́ nóng ḷng chờ đợi Hội và Loan trở về, có thể v́ bận bịu lo chuẩn bị chương tŕnh cho ngày lễ thất tuần, xếp đặt nhà cửa, đă không lo được chu đáo từ mấy năm sau khi Huân ngă bệnh nặng nên tôi không c̣n th́ giờ để tủi thân cho sự thui thủi một ḿnh. Tôi đă liên lạc với khách sạn ở Hội An để chúng tôi ở lại tham quan sau ngày lễ thất tuần. Tôi cũng đă nhắc nhỡ các bác các thầy tổ chức lễ chung thất của Huân và mời bà con dùng cơm chay ngay tại chùa sau khi làm lễ.

Tối hôm qua sau khi đón Hội và Loan ở phi trường Phú Bài về, tôi bận rộn cơm nước, nói chuyện với các con không ngừng. Ngày c̣n nhỏ Hội rất thích ăn cơm hấp lá sen. Đây là món ăn cầu kỳ của người Huế nhưng làm quen th́ cũng không đến nỗi. Loan vào trong bếp xem tôi làm cơm, thấy hay hay vội đem giấy bút ra ghi chép:

- Để xem về bên ấy con có làm cho anh Hội ăn được không?

- Vấn đề là làm sao con có lá sen, tôi hỏi.

- Bạn con có cả một hồ sen, con sẽ xin lá.

Vo gạo cho sạch, để ráo nước, chiên với dầu và 1 chút muối. Luộc thịt gà để dành nước dùng. Tôm hấp chín, bóc vỏ, hành tây, cà rốt xắt hạt lựu chần nước sôi. Hạt sen luộc chín. Lấy nước luộc gà để nấu cơm đă chiên. Đến khi nước cạn, hạ lửa, để nồi cơm trên bếp độ 1/2 giờ, bới ra trên lá sen, trộn với hỗn hợp tôm, thịt rau, cà rốt, hạt sen, nêm muối tiêu, gói lá sen lại hấp khoảng 15 phút cho mùi lá sen thơm thấm vào cơm. Thế là xong. Loan thoăn thoắt làm theo, rất dễ thương, cái ǵ cũng hỏi cũng muốn học.

Hội và An nói chuyện cười gịn tan ở pḥng ngoài, tôi và Loan nói từ món ăn này đến món ăn khác. Sự khác biệt giũa các món ăn Huế và Quảng Nam và Sài g̣n. Sinh ra tại Nữu Ước, Loan không biết ǵ nhiều về các món ăn Việt Nam, chỉ biết qua loa khi đi ăn ở các nhà hàng, Ba Mẹ giải thích hoặc các bạn bày vẽ. Loan nói, chờ vài năm nữa khi các cháu lớn hơn, con sẽ đem các cháu về thăm quê Việt Nam vài tuần mới đủ. Tôi cũng rất lạ là Loan nói tiếng Việt lưu loát như vậy. chúng tôi hiểu nhau, khỏi cần múa tay nhiều. Đọc được sự ngạc nhiên của tôi Loan nói Ba Mẹ Loan không biết nói tiếng Anh giỏi. Dù sống ở Mỹ hơn 30 năm họ cũng chỉ nói được những chuyện căn bản mỗi ngày thôi. Cũng v́ thế các con cái trong nhà đều phải nói chuyện với Ba Mẹ bằng tiếng Việt, nếu không th́ không xin xỏ ǵ được. Với lại suốt 7 tuần qua anh Hội bắt con phải nói tiếng Việt với anh ấy, để cả con và anh đều có thể nói chuyện với Mẹ, với An và các bà con.

Sáng hôm sau chúng tôi rời Bến Ngự lúc tờ mờ sáng. Loan và Hội đang c̣n trật giờ, ngày lộn đêm. Sáu giờ sáng ở Huế là 6 giờ tối ở Nữu Ước, v́ vậy hai đứa bước ra xe vừa cười vừa nói: tụi con mơ hồ không biết đă ngủ hay chưa?. Xe chạy trong sương mù, trời tháng năm, buổi sáng vẫn c̣n mát. Cảnh vật hai bên đường mờ mờ như trong tranh. Huế vẫn c̣n nghèo so với các địa phương khác, nhưng cái nghèo của Huế âm thầm như con người Huế. Trong những căn nhà nho nhỏ, bên những tấm phên xiêu vẹo đó biết đâu có những tâm hồn rất lớn chưa bộc phát. Sau khi vượt đèo Hải Vân, trời đă sáng hơn, từng cụm mây trắng như sương bay chầm chậm qua, Loan nói với tôi:

- Người ta nói với con là Huế rất đẹp quả thật Huế thơ mộng quá phải không Mẹ.

- Đó là con chưa đi đâu hết, con chưa thấy Huế thật. Sau khi ở Hội An về, Mẹ sẽ đưa các con đi thăm lăng tẩm, thăm những nơi quen thuộc của Ba Mẹ. Quê Ba Mẹ ở Quảng Nam nhưng cả Hội và An đều sinh ở Huế. Huế chính là nơi mà Mẹ sống gần suốt cả một đời. Tôi nói tiếp:

- Con sắp được thấy Lăng Cô, Đà nẵng, Hội An, rồi Cửa Đại, tất tất đều đẹp con ạ. Mới nói đến đó th́ sau làn sương mỏng, Lăng Cô hiện ra trước mắt:

-Đẹp quá, đẹp quá, cho dừng đây chút được không?

Bờ biển cát trắng mịn màng, những ngôi nhà mái đỏ nằm bên hàng dừa nghiêng nghiêng. Bọt sóng trắng xóa trong màu nước xanh rờn. Hai anh em Hội và An chạy theo Loan đang bỏ giày ra giỡn sóng, trời biển thênh thang. Chính tôi cũng chưa hề có được những phút giây thư thả như lúc này, như đang nằm trong một giấc chiêm bao đầy ong bướm, có hoa là bầy con múa hát quanh ḿnh. Lần đầu tiên trong đời tôi hưởng được một giây phút sáng ngời không một lo âu vướng bận. Bỗng nhiên một mùi thơm vừa nhẹ vừa hăng, vừa như chứa đầy bọt sóng thoang thảng đến với tôi. Tôi nhớ lần cuối cùng cách đây mấy năm, chúng tôi đi qua đây. Tôi cũng ham chạy chơi nước như Loan hôm nay, anh đứng trên bờ chờ tôi với gói mực trong giấy nhật tŕnh, gói mực một nắng anh nói chỉ ở Lăng Cô mới thơm ngon như thế. Tôi hỏi mua cho các con ăn thử mực một nắng, khi người bán quán bắt đầu nướng mực tôi vào hàng giải lao mua vài chai nước. Từ xa thấy bóng các con vui chơi trong cát trắng mịn màng, mừng hết sức, tôi đă thấy hạnh phúc của tôi dù trong một mất mác rất lớn.

Xe đến Đà Nẵng, c̣n cách Hội An 30 km về phía Đông Nam. Tôi nói với Loan, từ thế kỷ thứ XVI Hội An đă là trung tâm mậu dịch quốc tế, các thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, đến Faifo để trao đổi hàng hóa. Mẹ sẽ đưa các con đến thăm khu phố cổ, được bảo tồn nguyên vẹn. Con sẽ thấy màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Khi có dịp đi Bắc kinh, viếng thăm khu Hutong con cũng sẽ thấy vương vất cảnh Hội An ở đó. Loan à, những cảnh này con chưa từng thấy ở Nữu Ước, đối với An th́ thường, có thể lạ với Hội nhưng Mẹ nghĩ là Loan sẽ rất thích v́ chưa từng thấy . Các công tŕnh kiến trúc c̣n lưu lại ở Hội An chứng tỏ các văn hoá Chàm, Trung Hoa, Nhật bản đă từng giao thoa ở đây. Các con có biết là tháng 12 năm 1999 Unesco đă công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới. Phố cổ Hội An có Chùa Cầu, c̣n gọi là chùa Nhật Bản, v́ đây là công tŕnh kiến trúc của các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An. Chùa Cầu có mái che, uốn cong, trên cửa chính có chạm 3 chữ Hán Lai Viễn Kiều, có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Ở hai đầu cầu có hai nhóm tượng khỉ và chó ngồi chầu. Có thuyết cho rằng v́ cầu xây từ năm con khỉ đến năm con chó mới xong. Một số đông tin là lai lịch của chùa Cầu gắn liền với con Cù- một loại thủy quái có đầu nằm ở Ấn Độ, ḿnh ở Việt Nam và đuôi ở tận Nhật Bản. Mỗi lần con Cù cựa quậy là sinh ra lũ lụt ở những nơi này, v́ vậy những người làm thương mại thời đó xây cầu để trấn yên loài thủy quái.

Lạ quá tôi thao thao như là người hướng dẫn du lịch. Tôi cũng không hiểu sao tôi lại say sưa giải thích cho các con mà không thấy mệt. Hay trong tiềm thức, tôi muốn níu kéo các con về với vùng quê hương mến yêu này, tôi không muốn các con tôi chỉ đi qua đây vội vàng, dửng dưng như đến một điểm du lịch nào khác. Tí nữa tôi sẽ đưa các con đi ăn trưa ở các quán, các tiệm mà tôi và Huân đă từng đến không biết bao nhiêu lần. Tôi đă bỏ bao nhiêu ngày sửa soạn cho chuyến đi này. Phải chăng đây là giai đoạn tâm thức tôi từ chối không chấp nhận sự ra đi vĩnh viễn của anh? Huân vẫn c̣n đâu đây, chỉ bận rộn ở một nơi nào xa xôi đó không về đi chơi với chúng tôi đó thôi.. như anh đă bỏ đi biệt tăm hơn bốn mươi năm về trước. Có điều là tôi không muốn nghĩ về quá khứ nữa, nhất là trong giây phút này. Với tôi, lúc này tôi chỉ muốn nh́n con đường trước mặt, giữ lại những h́nh ảnh tươi sáng như mới vừa rồi ba đứa con đùa chơi trong cát biển Lăng Cô.

Xe đậu trước cửa tiệm Ḿ Quăng, giờ cơm trưa, khách ra vào tấp nập. Tôi đă dặn anh tài xế đưa chúng tôi đến đây, tiệm Ḿ Quảng nổi tiếng của Phố Hội.

Tôi lại bắt đầu thao thao bất tuyệt với các con, làm như nếu không nói được lúc này tôi sợ không c̣n cơ hội để giải thích với các con những món ăn mà chúng tôi đă cùng chia xẻ với nhau bao nhiêu năm nay. Các con biết không? Ḿ Quăng, Cao lầu, bánh bao, bánh vạc là đặc sản của Hội An và cũng là những món Ba Mẹ thích nhất. Mỗi lần về đến Hội An mà không ăn được một trong ba món đó hoặc có khi phải ăn cho được cả ba món Ba mới chịu rời thành phố. Không ở đâu nấu những món ăn đó ngon bằng ở Hội An, phải chăng v́ nước ở đây khác, v́ không khí ở đây đậm đà hơn hay v́ ngay cả chất tro ở đây cũng không giống ở các nơi khác.

Ba con cho Ḿ Quảng là cái hồn của các món ăn vùng Quảng Nam. Ḿ được làm từ lá bánh tráng cắt thành sợi, nhân ḿ có thể là tôm, cua, heo, ḅ hoặc chỉ có rau cho người ăn chay, nhưng dù nhân ǵ đi nữa, tô ḿ Quảng phải có bánh tráng nướng đập nhỏ, trái ớt xanh, lát chanh, vài hột đậu phụng và dĩa rau sống đi cùng.

Con nh́n vào thực đơn đi, ngoài Ḿ Quảng c̣n có Cao lầu, người ta cho là cao lầu xuất xứ từ Nhật. Ở Nhật có món udon dùng sợi bún giống hệt như cao lầu nhưng màu trắng. Sợi Cao lầu Hội An màu vàng v́ được cán ra tự bột gạo ngâm với nước tro. Nhân cao lầu chính là thịt xá xíu, ăn với tép mở làm bằng sợi ḿ chiên gịn, rau sống, x́ dầu tương ớt.

-Ḿnh gọi ḿ Quảng, cao lầu và bánh bao bánh vạc để các con ăn thử nhé. Bánh nhỏ như hoa hồng, làm bằng bột gạo trắng đục, bánh bao nhân tôm và bánh vạc nhân thịt, hai bánh luôn đi kèm với nhau, dọn chung một dĩa, cùng một thứ nước chấm không quá mặn có hương vị của tôm.

Cửa tiệm thật ấm cúng, các cô hầu bàn giản dị, lễ phép. Sau khi gọi các món ăn, thức uống, tôi hỏi chuyện bâng quơ về hàng xóm Hội An, như những lần có Huân. Anh hỏi chuyện rất lâu có khi tôi phải dục anh là để cho họ đi làm việc chứ. Nhưng anh thích vậy, lâu ngày trở về quê, anh muốn có chút ǵ gắn liền với đời sống của người đồng hương. Anh trân quư sự đầm ấm vui tươi. Anh yêu thương nụ cười người hàng xóm. Anh vui với những câu chuyện chất phát vu vơ. Anh thường nói đó chính là căn bản của hạnh phúc, tự do mà người người chiến đấu, người người đổ mồ hôi nước mắt để đạt đến; lư thuyết vu vơ chỉ là cái bề ngoài giả tạo.

Hôm sau chúng tôi cũng lại đi thuyền qua bên kia sông, lần này thuyền nhỏ hơn chiếc thuyền chúng tôi đưa Huân 49 ngày trước, ḷng tôi cũng nhẹ nhàng hơn khi nh́n Hội, Loan và An ngay trước mặt rơ ràng, chứ không qua làn nước mắt.

Chúng tôi vào chùa, nh́n di ảnh của Huân trên bàn thờ linh. Tôi có cảm tưởng Huân đă đi vào một cơi xa mờ nào rồi. Theo Phật Giáo, sau khi mất, trong ṿng 49 ngày số phần người thất lộc đă được phân định, như phiên ṭa nhân gian đă được xử xong. Trong sáu đường phải đi, Huân đă được chọn theo con đường nào rồi, anh đă được thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực anh đă tạo. Theo kinh Địa Tạng sáu cơi đó là: trời, a tu la, người, súc sanh, ma quỷ, địa ngục. Tôi và gia đ́nh cùng các con đă hết ḷng cầu nguyện cho anh chóng được siêu thoát.

Qua làn hương khói, tiếng kinh kệ, ḷng thành kính của đại gia đ́nh, bà con và của ba đứa con bên cạnh tôi lúc này, tôi thấy anh đang mỉm cười nh́n chúng tôi măn nguyện.

Tôi thầm nói với anh:

Anh ơi,

Cuộc sống của các con, các cháu chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, đường sá rộng răi hơn, thành phố sáng láng hơn, biển cả cao rộng hơn, không khí trong lành hơn nhưng cũng c̣n cần một thời gian nữa, một cơn gió mát, một đổi mới, một ngọn đuốc chiếu sáng. Anh đă làm xong việc của anh, mong anh qua một đời mới với những hăng say mới, những hoài băo chóng thành.

Em bây giờ và em của anh gần 50 năm về trước không hoàn toàn giống nhau.

Ngày xưa em sống với t́nh yêu bên kia sông, ngày mai em sẽ về bên này sông sống một cuộc đời không mộng mị. Trong mộng th́ cái ǵ cũng giống thật, v́ mộng có người, có cảnh, có t́nh huống éo le, có những biến chuyển nan giải không lường nhưng khi tỉnh giấc chiêm bao th́ ḿnh không c̣n ǵ hết. Anh biết không? Em sẽ về căn nhà nhỏ của chúng ta bên cầu Bến Ngự. Em sẽ để th́ giờ quan sát giấc mộng của em, rồi em sẽ tỉnh dậy.

Chiếc thuyền nhỏ đưa chúng tôi về bên này sông, yên lặng, nhịp nhàng. Sóng nước, mái chèo, con sông rộng, bên kia bờ là phố xá tấp nập. Tôi đưa mắt nh́n về đằng xa, nơi ḍng sông đổ ra biển, ở đó trời nước mênh mông. Xa xa từng bầy vịt trắng đuổi nhau, lác đác những căn nhà mái đỏ. Khung cảnh hiền ḥa như chuyện thần tiên. Hội ngồi phía trước với Loan, tôi ngồi cạnh An, chúng tôi yên lặng như muốn hít vào buồng phổi, giữ lại trong ḷng cái êm ái thư thả, cái bao la của trời nước, cái quấn quưt bên nhau mà không biết đến bao giờ mới có lại. Tôi kê đầu vào vai An, nh́n qua bên kia sông, một vùng cây xanh rờn, cảm thấy như đang nghe tiếng gió vi vút thổi qua bụi cây... nhưng lại nghe tiếng An nói không nh́n tôi:

- Gần suốt cả cuộc đời, Mẹ đă một ḿnh nuôi nấng dạy dỗ các con. Mẹ từ một giáo sư c̣n mơ mộng thành một người đàn bà tất tả ngược xuôi. Mẹ từ một cô gái ngây thơ thành người cứng cỏi, đối chấp với cuộc sống, chống chỏi với bao cam go, từ Mậu Thân với Huế điêu tàn, đến ngày người người bỏ xứ ra đi năm 75. Mẹ phải bắt đầu tận hưởng những ǵ Mẹ đă cố gắng tạo ra. Mẹ về thu xếp ít lâu rồi vào Saig̣n sống với con. Con thấy trước mắt sự cô độc của Bác Hương, của Cô Loan của D́ Nga, của những người đàn bà đi ra đi vào một ḿnh.

Tiếng An như tiếng ru bên tai, như một cơn gió nhẹ thổi qua làn tóc. Tôi yên lặng, đầu vẫn c̣n kê trên vai con, miên man nghĩ:

Không có cái khổ nào bằng nỗi khổ của người đàn bà trong chiến tranh phải không anh? An đă nói rất đúng, Em là người đàn bà đă một ḿnh đi hết cơi sống, bây giờ là lúc em nên an hưởng.

Lê thị Hàn

(Trong tập truyện: Bên Kia Sông)